Đọc hiểu: Về hình tượng bà Tú trong bài Thương Vợ - Chu Văn Sơn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi mèo nhỏ lạc quan, 15 Tháng tám 2024.

  1. mèo nhỏ lạc quan

    Bài viết:
    20
    ĐỌC HIỂU VÀ PHÂN TÍCH VĂN BẢN 1: VỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI THƯƠNG VỢ - CHU VĂN SƠN (Bài viết dựa theo chủ đề GIÁ TRỊ CỦA VĂN CHƯƠNG - SGK 9 chương trình mới CHÂN TRỜI SÁNG TẠO )



    VĂN BẢN 1: VỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI THƯƠNG VỢ - CHU VĂN SƠN



    Chuẩn bị đọc



    THƯƠNG VỢ



    Quanh năm buôn bán ở mom sông,

    Nuôi đủ năm con với một chồng.

    Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

    Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

    Một duyên hai nợ âu đành phận,

    Năm tháng mười mưa dám quản công.

    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

    Có chồng hờ hững cũng như không.



    (In trong Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, 1984)





    Chia sẻ một vài suy nghĩ, cảm nhận của em về bài thơ Thương vợ (Trần Tế Xương)



    - Dưới ngòi bút của mình, nhà thơ Trần Tế Xương đã thành công khắc họa nỗi cơ cực, miệt mài quanh năm của vợ mình. Cũng từ đó bộc lộ sự khéo léo, đảm đang không một lời than trách, nhưng song với đó cũng cho người đọc thấy rõ sự thiệt thòi của bà Tú trong cuộc hôn nhân này. Tuy nhiên, sau tất cả bà vẫn nhẫn nhịn chịu đựng – đức hi sinh đầy cao cả, tấm lòng vị tha xuất phát từ nỗi thương chồng, thương con.



    Theo dõi

    1. Xác định một số từ ngữ, câu văn cho thấy cảm nhận, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn này.


    Nói đến người vợ là nói đến không gian gia đình, nói đến quan hệ với người chồng. Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng của Nho giáo . K hông coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh v ị, những gia đình như thế người chồng thường miệt mài đèn sách , còn người vợ nuôi sống gia đình với hi vọng một ngày kia chồng đỗ đạt làm quan cả họ được nhờ, đổi thay phận vị. Nhưng nền tảng của gia đình ấy đã đến hồi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này . Không còn đâu cảnh thơ mộng "Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ" nữa . Không còn được ở yên trong một mái nhà – dẫu vất vả mà êm đềm thanh thản , bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp . Khi mà đô thị hóa đã làm ra cái cảnh "phố nửa làng" ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt. Mà đó là cuộc sống bươn chải khống có kết thúc . Bươn chải đã thành số phận của bà "

    Suy luận

    2. Tác giả so sánh câu thơ" Lặn lội thân cò khi quãng vắng "với câu ca dao" Cái cò lặn lội bờ sông "nhằm mục đích gì?


    - Từ bao đời nay," con cò "là hình ảnh liên tưởng đến hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, sống suốt đời vì chồng con. Câu ca dao" Cái cò lặn lội bờ sông "là tấm gương phản chiếu sự vất vả của một người vợ, người mẹ với đức hi sinh cao cả, tấm lòng yêu thương tha thiết của một người phụ nữ yếu đuối, gầy gò như" cò ". Cũng từ đó mà câu thơ được so sánh với câu ca dao bộc lộ rõ, nhấn mạnh nỗi cơ cực, nhẫn nhục, chịu đựng cả một đời người của bà Tú.

    Suy ngẫmvà phản hồi



    1. Xác định cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn đầu tiên.


    - Trình bày vấn đề khách quan: Bài viết đã liệt kê ra hoàn cảnh sông, thông tin và gia đình của bà Tú trong xã hội thời bấy giờ.

    - Trình bày vấn đề chủ quan: Từ những thông tin đã liệt kê trên, tác giả đã đưa ra những nhận xét, cảm nhận, đánh giá chủ quan về sự đồng cảm, xót thương cho hoàn cảnh cảu bà Tú.


    2. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

    Luận đề: Hình tượng bà Tú trong bài thơ

    Luận điểm :(Có 3 luận điểm)

    - Luận điểm 1: Hoàn cảnh gia đình

    + Lí lẽ 1: Hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh thời buổi khiến bà Tú phải ra ngoài bươn chải

    + Dẫn chứng 1:" Quanh năm buôn bán ở nom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng "

    - Luận điểm 2: Bà Tú và mối quan hệ với cộng đồng, xã hội


    + Lí lẽ 2: Trải qua bao nỗi cơ cực của một người phụ nữ tháo vác, đảm đang hết mình vì gia đình

    + Dẫn chứng 2:" Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông "

    - Luận điểm 3: Bà Tú và gia đình


    + Lí lẽ 3: Nết ăn, nết ở, thuỷ chung, thảo hiền

    + Dẫn chứng 3: Chấp nhận mối nhân duyên" Một duyên hai nợ âu đành phận "

    + Dẫn chứng 4: Không than trách, chịu đựng vất vã, dãi dầu" Năm nắng mười mưa dám quản công. "


    3. Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng nào nhất? Lí lẽ và bằng chứng đó đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?

    - Em ấn tượng với lí lẽ: Sự thuỷ chung trong cuộc hôn nhân của bà Tú và dẫn chứng" Một duyên hai nợ âu đành phận "

    - Lí lẽ và bằng chứng này đã làm sáng tỏ luận đề về bà Tú trong quan hệ gia đình – sự chấp nhận mối duyên phận trớ trêu, mối duyên ngang trái với tám lòng vị tha, độ lượng của một người vợ trước hoàn cảnh gia đình.


    4. Tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ Thương vợ là" cặp câu hay nhất bài thơ ". Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

    " Quanh năm buôn bán ở mom sông

    Nuôi đủ năm con với một chồng. "

    - Em đồng ý với tác giả đây là cặp câu hay nhất bài thơ. Vì cặp câu này là lời nói trực tiếp của Trần Tế Xương khi nói về sự cơ cực, vất vả quẩn quanh trong cuộc đời bà Tú. Đồng thời hai câu thơ cũng gián tiếp ẩn chứa nỗi lòng của một người chồng khi là một gánh nặng của vợ, là sự hổ thẹn trước đức hi sinh và tấm long vị tha mà bà Tú đã dành cho gia đình. Với cương vị là một người chồng, ông Tú đã thấu hiểu, cảm nhận sự bươn chải của vợ trong cái vòng triền miên và mòn mỏi ở đất Vị Xuyên.


    5. Theo em" suốt đời hi sinh cho chồng con"có phải là bổn phận của người phụ nữ? Hãy tìm những ví dụ trong thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ ý kiến của mình.

    - Theo em suốt đời hi sinh cho chồng con không phải là bổn phận của người phụ nữ. Bởi lẽ tình yêu thương là nền tảng của một gia đình. Tình yêu của một người mẹ dành cho con là một điều thiêng liêng không gì sánh bằng, đồng ý rằng mẹ có thể hi sinh vì con mình nhưng không có nghĩa tình yêu ấy trở thành điều kiện sống bắt để trói buộc cuộc đời người mẹ. Bên cạnh đó, một người vợ hi sinh cho chồng có lẽ là một người vợ hiểu chuyện nhưng suy cho cùng cũng chỉ có thể lùi lại phía sau. Vợ chồng – từ bản chất hai chữ này luôn đi liền với nhau, là cùng nhau san sẻ, cố gắng phát triển hạnh phúc chứ không phải một người làm bệ đỡ đưa người kia lên cao. Mà sự hi sinh ấy là sự tự nguyện trao đi tình yêu cho những người mà họ trân trọng.

    - Ví dụ: Câu chuyện vợ chồng ca sĩ Khởi My –Kelvin Khánh: Ai cũng biết, một người mẹ sinh con là nửa bước chân vào quỷ môn quan. Được gia đình và chồng ủng hộ, Khởi My đã lựa chọn không trở thành một người mẹ, cô đã dành thêm thời gian vui chơi, chăm chút cho bản thân sau nhiều năm đứng trên sân khấu.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...