Đọc hiểu: Bảo kính cảnh giới bài 31 - Nguyễn Trãi Đọc bài thơ sau: Chân mềm ngại bước dặm mây xanh, Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh. Hương cách gác vân thu lạnh lạnh, Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh. Ân tây là ấy yêu dường chúa, Lỗi thác vì nơi luỵ bởi danh. Bui có một niềm trung hiếu cũ, Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh. (Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi, NXB Khoa học xã hội, 1976) Chú thích: dặm mây xanh (thanh vân lộ), ví với ngôi cao, hoạn lộ; hương: Mùi thơm; cách: Xa lìa; gác vân: Thư phòng, nơi chứa sách; ân (ơn) : Bổng lộc, tước vị vua chúa ban cho bề tôi; tây (tư) : Nỗi lòng sâu kín; lỗi thác: Sai, nhầm; lụy bởi danh: Bị trói vào, vướng vào danh lợi; bui: Duy chỉ. Trả lời câu hỏi: Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2: Hai câu thực sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng. Câu 3: Em hiểu nội dung hai câu đề như thế nào: Chân mềm ngại bước dặm mây xanh, Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh. Câu 4: Bức tranh cảnh vật được miêu tả qua những câu thơ nào? Đó là bức tranh như thế nào? Câu 6: Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Trãi qua 4 câu thơ cuối là gì? Câu 7: Em biết được câu thơ nào của Nguyễn Trãi có nhắc đến "niềm trung hiếu" như trong bài thơ trên? Câu 8: Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ trên. Gợi ý đọc hiểu Câu 1: Xác định thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật; Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm Câu 2: Hai câu thực sử dụng: Phép đối: Hương cách >< Thuyền kề; gác vân >< bãi tuyết; thu lạnh lạnh >< nguyệt chênh chênh. Tác dụng: - Miêu tả cuộc sống bình yên, ẩn dật của Nguyễn Trãi nơi quê nhà: Làm bạn với sách vở, vui thú với thiên nhiên; - Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ. Câu 3: Em hiểu nội dung hai câu đề như thế nào: Chân mềm ngại bước dặm mây xanh, Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh. Hai câu đề thể hiện sự lựa chọn của Nguyễn Trãi: Rời xa con đường làm quan, trở về với quê cũ, cảnh xưa. Đây là sự lựa chọn đúng đắn của một bậc hiền nhân, quyết tránh xa danh lợi, vui sống với thiên nhiên, giữ gìn nhân cách. Câu 4: Bức tranh cảnh vật được miêu tả qua hai câu thơ: Hương cách gác vân thu lạnh lạnh, Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh. Đó là bức tranh cảnh vật đẹp nhưng buồn: Cảnh đẹp vì có thuyền, có bãi, có tuyết có nguyệt, có cái lạnh lạnh của trời thu. Cảnh buồn bởi sự tĩnh lặng và khí thu lạnh lạnh bao trùm. Cảnh được nhìn qua tâm trạng có chút buồn của Nguyễn Trãi nên cũng nhuốm màu tâm trạng ấy. Câu 6: Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Trãi qua 4 câu thơ cuối: - Luôn suy tư về bổng lộc, tước vị vua chúa ban đã ban cho mình; luôn đau đáu nỗi niềm trung hiếu với vua, với đấng sinh thành; - Cảm thấy bị trói buộc bởi danh lợi là một lựa chọn sai lầm, vì thế, Nguyễn Trãi đã từ quan về ở ẩn, tránh xa lánh lợi danh. Song, từ quan rồi, Nguyễn Trãi vẫn không thôi day dứt vì "Ơn vua chưa báo lòng canh cánh.." Câu 7: Những câu thơ của Nguyễn Trãi có nhắc đến "niềm trung hiếu" : "Ơn vua chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời áo cha." "Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen." "Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Ðêm ngày cuồn cuộn nước triều đông." Câu 8: Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc nội dung ẩn nhé! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem