Đọc hiểu bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương, sách giáo khoa Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 1 Tháng sáu 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    TRONG LỜI MẸ HÁT - Trương Nam Hương

    Tuổi thơ chở đầy cổ tích

    Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

    Đưa con đi cùng đất nước

    Chòng chành nhịp võng ca dao.

    Con gặp trong lời mẹ hát

    Cánh cò trắng, dải đồng xanh

    Con yêu màu vàng hoa mướp

    "Con gà cục tác lá chanh".

    Khóm trúc, lùm tre huyền thoại,

    Lời ru vấn vít dây trầu

    Vầng trăng mẹ thời con gái,

    Vẫn còn thơm ngát hương cau.

    Con nghe thập thình tiếng cối

    Mẹ ngồi giã gạo ru con

    Lạy trời đừng giống đừng bão

    Cho nồi cơm mẹ đầy hơn..

    Con nghe dập dờn sóng lúa

    Lời ru hóa hạt gạo rồi

    Thương mẹ một đời khốn khó

    Vẫn giàu những tiếng ru nổi.

    Áo mẹ bạc phơ bạc phếch

    Vải nâu bục mối chỉ sờn

    Thương mẹ một đời cay đắng

    Sao lời mẹ vẫn thao thơm.

    Thời gian chạy qua tóc mẹ

    Một màu trắng đến nôn nao

    Lưng mẹ cứ công dân xuống

    Cho con ngày một thêm cao.

    Mẹ ơi trong lời mẹ hát

    Có cả cuộc đời hiện ra

    Lời ru chắp con đôi cánh

    Lớn rồi con sẽ bay xa.

    * Nhà thơ Trương Nam Hương:

    - Nhà thơ Trương Nam Hương sinh ngày 23-10-1963 tại Hải Phòng, lớn lên ở Hà Nội và vào TP Hồ Chí Minh từ năm 12 tuổi.

    - Ông là một nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Với những chùm thơ hay và giàu ý nghĩa đã giúp ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý của văn học nghệ thuật.

    Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ:

    Bài thơ thuộc thể thơ sáu chữ.

    Câu 2: Xác định bố cục của bài thơ. Nét độc đáo của bố cục ấy là gì?

    * Bố cục bài thơ:

    - Phần 1: 2 khổ đầu: Lời ru của mẹ chứa những kỷ niệm tuổi thơ

    - Phần 2: Khổ thứ 3, 4, 5, 6, 7: Sự hi sinh thầm lặng của mẹ

    - Phần 3: Khổ cuối: Lời ru của mẹ chắp cánh tương lai cho con

    * Nét độc đáo của bố cục ấy: Gợi tả sự lớn dần của nhân vật con, từ khi còn bé đến lúc trưởng thành song hành với dấu ấn thời gian trong cuộc đời người mẹ.

    Câu 3: Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh: Chòng chành nhịp võng ca dao Vầng trăng mẹ thời con gái/Vẫn còn thơm ngát hương cau.

    - Câu thơ: "Chòng chành nhịp võng ca dao"

    + Ẩn dụ: "Chòng chành" là chỉ những gian truân, khó nhọc của mẹ nuôi con khôn lớn

    + Đảo ngữ: Đưa tính từ "chòng chành lên đầu câu để nhấn mạnh lời ru của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với quê hương đất nước

    - Câu thơ: " Vầng trăng một thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau "

    + Ẩn dụ: Thời gian con gái chỉ tuổi thanh xuân, tuổi trẻ đã qua của mẹ

    + Tác dụng: Thấy được đất nước huyền thoại, nghĩa tình, chất chứa kỉ niệm tuổi thanh xuân tươi đẹp của mẹ.

    => Lời ru của mẹ gợi nhắc bao kỉ niệm thân thương, với những cảnh vật mộc mạc, giản dị mà chan chứa nghĩa tình: Dòng sông, nhịp võng, cánh cò, dải đồng, hoa mướp, con gà

    Câu 4: Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy? Các khắc họa hình ảnh người mẹ có gì độc đáo?

    - Chi tiết: Lời ru gắn với hành động giã gạo, cánh đồng lúa dập dờn, áo nâu bạc phếch, mái tóc bạc

    - Hình ảnh người mẹ hiện lên với bao lo toan trong cuộc sống trong đời thường, trong sự trôi chảy của thời gian.

    - Ý đối lập trong hai câu thơ:" Lưng mẹ cứ còng dần xuống /Cho con ngày một thêm cao "như muốn bộc lộ suy nghĩ về đức hy sinh cao cả, từ đó thể hiện tình yêu và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.

    - Nhận xét: Người mẹ tần tảo, vất vả làm lụng qua năm tháng để nuôi con trưởng thành, lớn khôn.

    Câu 5: Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy?

    - Vần trong bài thơ là vần cách:" Ngào – dao "," xanh – chanh ";" rồi -nôi "

    Câu 6: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.

    - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là: Cảm hứng về những hi sinh của đời mẹ và những giá trị tốt đẹp mà mẹ đã truyền dạy cho con qua lời ru.

    - Vần cách, cách ngắt nhịp chủ yếu là nhịp 2/4 đều đặn gợi cảm giác nhịp võng, nhịp nội đưa con.

    - Cách sử dụng những hình ảnh giàu tinh tạo hình: Vầng trăng mẹ thời con gái/ Áo mẹ bạc phơ bạc phếch/ Vải nâu bục mối chi sơn.. ; từ tượng thanh (thập thỉnh ), tượng hình (chòng chành, vấn vịt, dập dờn) ; và những từ ngữ thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả đối với mẹ (lạy trời dùng giống dùng bão, thương mẹ, nôn nao).

    Câu 7: Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?


    - Nhan đề Trong lời mẹ hát: Lời ru của mẹ, lời ru ấy mang nhiều ý nghĩa với người con.

    - Chủ đề của bài thơ: Qua hình ảnh lời ru con của mẹ, tác giả thể hiện tình yêu thương sâu sắc, lòng biết ơn đối với mẹ và tình yêu quê hương, đất nước mà mẹ đã dạy cho con.

    - > Nhan đề làm sáng tỏ, đã thể hiện được chủ đề của bài thơ.

    Câu 8: Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh của người mẹ trong bài thơ khác mà em biết?

    - Cách thể hiên hình ảnh trong bài thơ" Mẹ ": Tình yêu thương, lòng biết ơn, nỗi xót xa, bất lực trước thời gian in hằn trên hình dáng mẹ được thể hiện thông qua hình ảnh sóng đôi và và cây cau.

    - Cách thể hiện hình ảnh mẹ tròn bài" Trong lời mẹ hát": Tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ được lồng ghép và tái hiện thông qua hình ảnh rời ru con.

     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...