Đoạn văn NLVH: Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa - NV9

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cần ngừi nui, 26 Tháng một 2023.

  1. Cần ngừi nui

    Bài viết:
    201
    Đề bài: Viết đoạn văn 12 - 15 câu cảm nhận về hình ảnh người bà trong tác phẩm Bếp lửa (Bằng Việt) - NV9

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

    Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,

    Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

    Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

    Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

    Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

    Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

    Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

    Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

    Mẹ cùng cha công tác bận không về,

    Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

    Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

    Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

    Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

    Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

    Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

    "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

    Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

    Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

    Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

    Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..

    Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

    Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

    Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

    Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

    Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

    Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ..

    Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

    Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

    Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

    Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

    - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?

    Kiev, 1963

    [​IMG]

    Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, hình ảnh người bà là biểu tượng của những người mẹ Việt Nam vĩ đại với bao pc tốt đẹp. Ở khổ thơ thứ nhất, câu thơ "Một bếp lửa ấp iu nồng đượm" đã diễn tả bàn tay cần mẫn, kiên nhẫn của ng nhóm bếp. Phép ẩn dụ "nắng mưa" khái quát cuộc đời người nhóm bếp - người bà với bao gian khó khổ cực, cay đắng ngọt bùi. Động từ "thương" và tình thái từ "biết mấy" đã cho ta thấy tình yêu, sự trân trọng của cháu dành cho bà. Qua các khổ thơ sau, người bà được khắc họa rõ hơn bằng những nét vẽ tâm hồn. Tiếng tu hú điệp 4 lần đầy khắc khoải, thê lương ở khổ thơ thứ 3 đã gợi ra nỗi niềm đau đáu nhớ con của bà. Bằng phép điệp ngữ và liệt kê việc bà "bảo", "dạy", "chăm" khi "cháu ở cùng bà", ta thấy 1 mình bà gánh trọn các vai, là cha, là me, là thầy, là tất cả với cháu trong những ngày "mẹ cùng cha công tác bận không về". Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, ca ngợi người bà tần tảo, giàu đức hy sinh. Chính sự gắn bó, chăm bẵm và dạy dỗ của bà, cháu mới vâng lời, hiếu thuận, biết ơn và biết ghi nhớ, trân quý những lời bà dạy. Trong khổ thơ thứ 4, qua cụm từ "vẫn vững lòng" và từ láy "đinh ninh", bà hiện lên cứng cỏi, mạnh mẽ và gan góc vô cùng giữa cảnh hoang tàn tang thương "giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi". Chỉ với cách xưng hô "mày" rất thật rất đời, bạn đọc chợt nhớ đến người bà trong Tiếng gà trưa của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh "Gà đẻ mà mày nhìn, rồi sau này lang mặt", gọi về bao cảm giác thân thuộc, gần gũi giữa bà và cháu. Bà còn là người rất chu đáo, tinh tế và nhạy cảm khi giả định tình huống "mày có viết thư" mà dặn dò cháu "chớ kể này kể nọ", để giấu đi và nhận trọn mọi thống khổ đau thương của 2 bà cháu ở nhà cho cha mẹ yên tâm công tác. Lời dặn mộc mạc và giản dị đó đã bộc lộ sự cao thượng, sự quan tâm và nỗi lo của bà dành cho con cháu. Bà chính là chỗ dựa cho gđ, là hậu phương vững chắc của dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam giữa thời chiến với bản lĩnh sống quật cường và ý chí mãnh liệt. "Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..", bà và bếp lửa đã nhòe lẫn trong nhau. Gần gũi và thiêng liêng, là biểu tượng soi sáng lòng Bằng Việt trong suốt cuộc đời, Hình ảnh bếp lửa đã hiện về hoàn chỉnh, bà từ người nhóm lửa thành người giữ lửa và truyền lửa. Đảo ngữ "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" đã lần nữa nhấn mạnh cuộc đời nhọc nhằn của bà. Hình ảnh "Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm" đã cho thấy bà là người chịu thương chịu khó, kỷ luật và gắn bó với công việc nhóm bếp thường nhật. Điệp ngữ "nhóm" kết hợp phép liệt kê đã cho thấy giữa lúc đói khổ và thiếu thốn "1 miếng khi đói bằng một gói khi no", bà không chỉ sưởi ấm cháu mà còn chăm chút cháu bằng những bữa cơm đầy đủ khoai sắn. Giúp cháu quý trọng láng giềng và dồi dào tinh thần sẻ chia, "nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui". Qua câu thơ "Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ..", ta thấy bà đã tạo dựng và vun đắp cho cháu một tâm hồn phong phú, đẹp đẽ và thiêng liêng. Quả thật, qua bài thơ Bếp lửa, ta càng thêm hiểu người bà đóng vai trò qt thế nào trong gia đình và luôn đáng kính bởi cách giáo dục truyền thống, bồi đắp những cảm xúc, kỉ niệm đẹp thời ấu thơ cho cháu con.

    [​IMG]
     
    Ưu Đàm Thanh TiLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng một 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...