Con mắt huyền bí thứ ba của loài người thực sự có tồn tại?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi thachkimthu, 20 Tháng ba 2022.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]

    Con mắt huyền bí thứ ba của loài người thực sự có tồn tại?

    * * *

    Chuyện câu trước tiên phải kể đến là một trải nghiệm ly kỳ, một câu chuyện hoàn toàn có thật được kể lại bởi một chàng sinh viên sống ở Trung Quốc tên là Bảo Lâm. Vào những năm 80 khi cậu sinh viên ấy còn đang học đại học thì tại Trung Quốc đại lục khi ấy cũng đang vô cùng thịnh hành tu luyện các môn khí công, ngay cả hai người bạn thân cùng phòng của cậu ấy cũng không ngoại lệ, đêm ngày không ngừng luyện tập.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Có một lần nhà trường tổ chức một chuyến đi du lịch đến vùng "Cửu Phong Sơn", đêm đó đám bạn cùng lên núi rồi xin tá túc trú ngụ lại một ngôi chùa cổ có tên "Thanh Lương Tự". Sau khi ăn uống cơm cháo thanh đạm xong liền rủ nhau ra đại điện xem hòa thượng làm pháp sự.

    Bảo Lâm chưa hề hiểu biết gì về phật Giáo, chỉ nghe tiếng niệm kinh đều đều của các vị hòa thượng, nhưng lại mang một cảm giác rất đặc biệt. Cho tới lúc này chuyện kỳ quái mới bắt đầu xảy ra, hai người bạn cùng phòng mới bắt đầu nhìn về phía cánh cửa ra vào đại điện bằng ánh mắt rất kỳ lạ, rồi lại dùng ánh mắt kỳ lạ quay qua nhìn Bảo Lâm.

    Bảo Lâm lúc này chỉ có cảm giác như bị cơn gió lạnh ập đến, còn thấy hai người bạn của mình ngồi bên cạnh cứ lấm lét thì thầm nói chuyện qua lại liên hồi.

    Một người nói:

    - Ai da! Anh có nhìn thấy gì chưa?

    Người bạn kia cũng đáp lại:

    - Ừ, thấy rồi! Nó ra chỗ mấy lão hòa thượng kia rồi.

    Rồi người kia lại thốt:

    - Ồ! Tốt quá rồi! Đã khuyên nhủ được rồi.

    Hai người này cứ câu qua câu lại khiến cho Bảo Lâm nghe mà ù hết cả tai, cảm thấy hai người này chắc bệnh mất rồi.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Cuối buổi làm pháp sự, cả đám trở lại phòng khách của chùa. Lúc này hai người bạn của Bảo Lâm mới nói với mọi người, họ đã nhìn thấy một người con gái bước từ bên ngoài đi vào đại điện, đương nhiên những người khác chẳng ai nhìn thấy. Cô gái ấy cứ lặng lẽ đi thẳng tới trước mặt Bảo Lâm rồi dừng lại, phát hiện người này không quen mới đi đến chỗ hòa thượng trụ trì, không lâu sau thì liền tự rời đi. Bảo Lâm nghe vậy thì tóc gáy đều dựng hết lên, cả tối chằn chọc không sao ngủ được do bị câu chuyện ma này dọa cho sợ hết cả hồn.

    Sáng hôm sau cậu ta bèn lén lút tới chỗ tiểu hòa thượng, hỏi xem tối qua rốt cuộc là có chuyện gì, rồi làm pháp sự đó cho ai?

    Tiểu hòa thượng nói:

    - Tối qua trong chùa có làm pháp sự vì có nữ chủ nhà nọ mới qua đời, nhưng có oán khí rất mạnh mãi không chịu đầu thai chuyển thế, khiến trong nhà cứ rối tung cả lên người sống cũng không được yên. Do đó người nhà cô gái trẻ ấy mới mời hòa thượng trụ trì làm pháp sự lập đàn cầu siêu cho cô ấy.

    Mấy năm sau, trong cuộc đoàn tự gia đình nhiều năm xa cách, Bảo Lâm đã từng kể lại trải nghiệm ly kỳ này, mà bản thân vẫn còn thấy rùng mình, trong lòng vẫn còn mang theo bao mối nghi ngờ không thể tin nổi. Chẳng lẽ thực sự có người nhìn thấy được những thứ mà người khác không nhìn thấy được hay sao?

    Đây cũng là chủ đề chính mà hôm nay chúng ta muốn nói đến, con mắt thứ ba huyền bí của con người, "thể tùng quả".


    [​IMG]

    [​IMG]

    Đây là bức tượng đồng khổng lồ Fontana della Pigna, là bức tượng nằm trên đài phun nước trên sân Vatican, một quả cầu khổng lồ tác phẩm thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Chẳng nhẽ người châu âu cổ đại và Trung Hoa cổ đều giống nhau, đều ca ngợi cây tùng không sợ sương gió.

    Thực sự là không phải như vậy, ký hiệu quả tùng trong văn hóa cổ đại để mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Các dạng lý luận chủ nghĩa thần bí khác nhau cho rằng, nó đại diện cho một cơ quan nằm sâu bên trong đại não gọi là "thể tùng quả", tạo hình này đều có thể thấy không ít trong các nền văn minh cổ xưa.

    Đây là tượng thần Sumer, cho dù là vị thần đầu chim hay vị thần có cánh thì trên tay họ đều cầm quả tùng này.

    Đỉnh vương trượng của thần Osiris Ai Cập cổ đại cũng là một quả tùng hiện hữu trên đó. Ngoài văn hóa phương tây và phương đông thì hình dạng quả tùng cũng được tìm thấy ở nhiều nơi.

    Ví như kiểu tóc hình dạng hạt trên đầu các vị phật đà, thực ra đó không phải là tóc mà là thể tùng quả dạng nhỏ, là biểu tượng của việc có được "trí huệ". Còn nữa, điểm đỏ ở giữa hai lông mày của Phật, cũng đối ứng với vị trí của thể tùng quả.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ở Châu Âu, khái niệm về thể tùng quả được đưa ra sớm nhất bởi một người là y học, triết học gia Hy Lạp cổ Galen, ông là nhân vật vào khoảng năm 200 sau công nguyên. Có thể nói rằng, ông là người khai sinh ra nền y học phương tây, ông tổ nghành giải phẫu học. Ông từng đã giải phẫu khỉ, gia xúc nhưng chưa bao giờ giải phẩu cơ thể con người, vì luật pháp Hy Lạp khi đó nghiêm cấm rất chặt.

    [​IMG]

    Nhưng trong một tác phẩm giải phẫu học lừng danh của ông, luận về tác dụng các bộ phận trên cơ thể người, đã miêu tả rất chi tiết về thể tùng quả này.

    Ông viết hình dạng cơ quan này rất giống với một loại quả cứng trong thạch tùng của cây quả tùng, chính là thứ này. Hiện nay chúng ta vẫn gọi nó là hạt tùng, kích cỡ cũng tương đồng nhau, vì thế Galen liền gọi nó là "thể tùng quả".

    [​IMG]

    [​IMG]

    Vậy thì thể tùng quả này nằm ở đâu?

    Vâng, thể tùng quả nằm ở giữa hai bán cầu não, được bao bọc trong điểm giao nhau giữa hai "đồi thị". Galen cũng cho rằng, điểm nhô lên với kích thước chỉ mấy mi ly này là một bộ phận quan trọng của cơ thể người. Theo luận điểm khoa học thì thể tùng quả là một loại tuyến rất quan trọng cho việc tạo máu.

    Lý thuyết về thể tùng quả trong hàng nghìn năm lịch sử thì hầu hết con người đều không mấy chú ý, bởi vì y học lúc đó vốn không dựa vào giải phẫu để lý luận, sự hiểu biết về cơ thể người cũng rất giới hạn.

    [​IMG]

    Cho đến thế kỷ 17, nhà triết học vĩ đại Descartes xuất hiện, ông đã cật lực ủng hộ tính quan trọng của thể tùng quả. Bởi vì trong hệ thống triết học của Descartes, cơ thể và linh hồn là hai tổ chức khác nhau, cơ thể là cơ quan vận hành của linh hồn tại thế gian.

    Descartes cho rằng, thể tùng quả là sự tồn tại vô cùng quan trọng trong cơ thể người, nó mang tính trọng yếu đối với những thứ như sự nhận biết, trí tưởng tượng, trí nhớ của con người. Vậy thì nó chả khác chi một cái ngai vàng của linh hồn vậy.

    [​IMG]


    Descartes là nhân vật nổi tiếng trong cả hai nghành triết học và toán học. Một câu nói lừng danh của ông vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay, "tôi tư duy, nên tôi tồn tại". Nhưng phần phát biểu về thể tùng quả này lại khiến cho đại đa số con người lúc bấy giờ không đồng tình. Vì nó không nằm trong nhận thức của con người lúc ấy, thậm chí ông còn trở thành đối tượng bị giới khoa học gia âm thầm cười nhạo chế giễu.

    [​IMG]

    Thế rồi chớp mắt một cái đã tới thế kỷ 20, một vị giáo sư y học mang tên Lerner của đại học Yale đã tách ra được một loại hormone từ thể tùng quả (hay còn gọi là tuyến tùng) vô cùng nhỏ bé này gọi là Melatonin. Cho tới lúc này con người mới kịp phản xạ và nhìn nhận lại, ồ vậy hóa ra thể tùng quả đúng là một tuyến, lại có thể tiết ra hormone. Vậy hóa ra từ 2000 năm trước nhà y học cổ đại Galen người Hy Lạp đã không nói sai. Thể tùng quả không chỉ là một loại tuyến, hơn nữa còn có vòng tuần hoàn máu dồi dào.

    [​IMG]

    Tiếp tục nghiên cứu thêm nữa thì kết quả lại càng đáng kinh ngạc hơn, vì các khoa học gia phát hiện thể tùng quả có cơ sở cấu tạo của tổ chức cảm quang, có hệ thống truyền tín hiệu cảm quang hoàn chỉnh, tràn đầy dạng như tế bào võng mạc. Cũng tức là nói, nó thực sự rất giống một con mắt, chỉ cần có đường thông truyền ánh sáng là thể tùng quả có thể cảm quang trực tiếp.

    Vậy thì vấn đề đã đến rồi, cấu tạo của thể tùng quả cho thấy rằng, nó có mối quan hệ rất lớn với thị giác. Nhưng vị trí của nó lại bị kẹp giữa hai nửa bán cầu não, lại không có đường thông trực tiếp ra thế giới bên ngoài.

    Thế thì rốt cuộc nó dùng để làm gì?

    Vấn đề này thì đến nay vẫn không thể giải thích được, giới y học vẫn đêm ngày vất vả để khám phá.


    [​IMG]

    Thế nhưng nhận thức của người Trung Hoa cổ đối với thể tùng quả thì dường như lại dễ hiểu hơn nhiều. Đạo giáo gọi vị trí này là Nê Hoàn hay Nê Hoàn Cung.

    Trong "Tử Thanh Chỉ Huyền Tập" của đạo sĩ Bạch Ngọc Thiềm thời Tống có viết:

    "Đầu hữu cửu cung, Thượng ứng cửu thiên.

    Trung gian nhất cung, vị chi nê hoàn".


    [​IMG]

    [​IMG]

    Thể tùng quả nằm giữa vị trí điểm khoảng giữa hai tai, nếu từ điểm này mà kéo dài theo chiều ngang một đường thẳng thì vừa hay đối ứng với vị trí hai lông mày, mà theo chiều dọc thẳng đứng lên lại ứng với huyệt Bách Hội. Vì thế nó chính là vị trí Nê Hoàn cung mà trong Đan Kinh vẫn hay nói đến.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Trong kinh sách đạo giáo cũng gọi Nê Hoàn cung là Nê Hoàn Quân. Tức quân trong từ quân vương, tức chủ đạo chúng thần, thống trị hoạt động tinh thần của toàn cơ thể con người. Nó là bộ phận quan trọng, phụ trách hoạt động tâm linh trong cơ thể, vậy thì nó rất giống với điều mà triết học gia Descartes đã nói, Thể tùng quả chính là nơi cư trú của linh hồn.

    Chẳng có nhẽ Descartes đã từng đọc rồi am hiểu được kinh sách của đạo giáo Trung Hoa cổ hay sao?

    Khả năng này là rất nhỏ, vì Đạo Đức Kinh của Lão Tử sau thế kỷ 17 trước khi được phiên dịch sang tiếng La Tinh, giới thiệu đến Châu Âu rồi từ đó mới chuyển dịch sang ngôn ngữ khác.

    Còn như các tài liệu lịch sử về khí công và luyện đan thuật trong đạo giáo, người phương tây tiếp xúc và lý giải được cũng phải tới thế kỷ 20.

    Chỉ là nói đến những chủ đề như linh hồn, linh tính là không có phương pháp khoa học nào xác định chính xác được.


    [​IMG]

    Trong cách nói của Phật giáo có một loại công năng gọi là Thiên Nhãn Thông, tu hành phật giáo không nhấn mạnh thần thông cho nên cách nói này là đến từ lý luận khí mạch cơ thể người của yoga cổ xưa.

    Thiên nhãn thông cũng đối ứng với thể tùng quả, những người sở hữu được những loại công năng này có thể nhìn thấy thứ mà người bình thường không thể thấy được.

    Trong cao trào tu luyện khí công tại Trung Quốc vào thập niên những năm tám mươi chín mươi, đã có rất nhiều báo cáo về công năng đặc dị liên quan đến Thiên Nhãn Thông.


    [​IMG]

    Lại có một người phụ nữ Nhật Bản sinh sống ở cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 tên là Chizuko Mifune. Cho đến nay thì cô ấy là một trong những trường hợp có được công năng đặc dị Thiên Nhãn Thông được ghi chép lại đầy đủ nhất, cô đã cho thấy khả năng giao thị và dự báo trước tương lai.

    Trong năm 1904 thời kỳ chiến tranh Nga Nhật, trong trạng thái thôi miên Chizuko đã dùng khả năng thiên nhãn của mình đã nói ra được tình hình chiến tranh Hải Quân Nhật Bản, và cũng chỉ trong mấy ngày sau đã được kiểm nghiệm chứng thực.

    Ngoài ra cô ấy còn giúp tập đoàn Mitsui tìm thấy mỏ than nhận về phần thưởng 20 nghìn yên Nhật. Có lẽ đây đều là những tin tức đình đám chấn trọng một thời, cũng có những nhân chứng đáng tin có thể đứng ra làm chứng.


    [​IMG]

    Tiếp đến vào thời đại những năm 1970, cục tình báo quốc phòng Hoa Kỳ đã khởi động một dự án bí mật lấy tên là Star Gate Project. Động cơ ban đầu phát động dự án này chính là để đối chọi với nghiên cứu công năng đặc dị của Liên Xô cũ ứng dụng trên cơ thể con người. Không quan tâm xem vấn đề này có hoang đường hay không hoang đường, lỡ đâu nghiên cứu của Liên Xô có tiến triển thì chả hóa nước Mỹ sẽ lạc hậu lỗi thời hay sao?

    Mục đích là muốn thông qua công năng đặc dị của con người thực hiện các nhiệm vụ quân sự cho chính phủ. Rất nhiều trường đại học hàng đầu của Mỹ lúc đó đều tham gia, các nghành tham gia bao gồm vật lý học, nhiệt động lực học, cơ học lượng tử, sinh lý học thần kinh.


    [​IMG]

    Người phụ trách chính dự án Star Gate là Russell Targ, là một nhà vật lý học chuyên nghiên cứu về laser. Sau khi tham gia vào dự án thì bắt đầu nghiên cứu về công năng dao thị. Đối tượng nghiên cứu của ông là một người có tên Ingo Swann, ông ấy được cho là người có thiên nhãn thông, con mắt thứ ba. Bấy giờ giới khoa học đã đưa ra cho Swann một nhiệm vụ, chính là dao thị sao mộc.

    [​IMG]

    Vì Nasa đã phóng tầu thăm dò Pioneer 10 lên sao mộc, nên đội nghiên cứu muốn biết được tình hình trên sao mộc như thế nào?

    Thế là vào ngày 27 tháng tư năm 1973 lúc 6 giờ chiều dưới sự quan sát của đội nghiên cứu. Lúc ấy Swann nhắm mắt lại, chỉ khoảng 3 phút sau ông bắt đầu nói lại cảnh tượng mà mình nhìn thấy. Swan nói về một số hiện tượng thông thường diễn ra trong không gian thì không đáng tính là gì, nhưng những gì swann nói tiếp sau đấy mới khiến cho cả đội nghiên cứu cảm thấy hết sức hồ nghi.

    Swann đã nhìn thấy một vòng tròn xung quanh sao mộc. Mà trên thực tế khoa học lúc bấy giờ mới chỉ có thể sử dụng kính viễn vọng nhìn thấy được bên ngoài sao thổ mới có vòng sáng, còn sao Mộc thì không.

    Cho nên đội nhóm nghiên cứu bắt đầu nghi ngờ và cho rằng swann là một tên khoác lác, cuối cùng đã đưa ra kết luận thí nghiệm dao thị sao Mộc lần này coi như thất bại.


    [​IMG]

    Thế nhưng kết quả là 7 tháng sau thì tình thế đã xoay chuyển, tàu thăm dò gửi thông tin về thì thấy rằng xung quanh sao Mộc đích thực có vòng sáng tròn, chỉ là vòng sáng này rất mỏng. Cho tới năm 2011, một tàu thăm dò khác của Nasa là Juno, mới thực sự chụp được vòng sáng hoàn chỉnh xung quanh sao Mộc.

    Sự kiện vòng sáng sao Mộc biến chuyển khiến cho ông Targ tràn đầy niềm tin và hy vọng với nghiên cứu khoa học về công năng đặc dị dao thị.

    Năm sau đó nhóm nghiên cứu lại có một cuộc thực nghiệm khác, kiểm tra một người cũng được cho là có khả năng thiên lý nhãn, có công năng dao thị đặc biệt tên là Pat Price. Ông này cũng lại một lần nữa giúp các nhà khoa học thời đó thêm khẳng định, nhìn nhận lại khả năng đặc biệt tiềm ẩn bên trong mỗi con người chúng ta, để từ đó tìm cách khơi gợi mở ra tri thức nhân loại trong tương lai sắp tới.


    [​IMG]

    Nếu nói thể tùng quả chính là thiên nhãn được nhắc đến trong truyền thuyết, có công năng thần kỳ đến như vậy. Thế thì vấn đề lại được đặt ra là, tại sao người bình thường chúng ta không thể vận dụng được nó chứ?

    Theo lý thuyết về tu luyện Yoga thì cho rằng, cơ thể người từ dưới lên trên có 7 luân xa tương ứng, phân biệt là: Căn luân gốc rễ, phúc luân bụng, tề luân rốn, tâm luân tim, hầu luân họng, ngạch luân trán, đỉnh luân chính là đỉnh đầu.

    Ngạch luân ở đây chính là nói đến vị trí thể tùng quả nằm trong đó. Những vị trí luân xa này vốn không phải tồn tại ở dạng vật chất thời không của chúng ta, mà thuộc về một loại năng lượng. Bảy luân xa chính là bảy trung tâm năng lượng, muốn mở thông mỗi một trung tâm năng lượng đó thì cần phải tu luyện mới có thể đạt được mục tiêu.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Theo lý luận khí mạch của Yoga thì cho rằng, ngạch luân của một người bình thường là bị phong bế tắc nghẽn, nên không thể sử dụng thiên nhãn thông để nhìn được. Hơn nữa đường thông khí mạch này rất hẹp, khó để đả thông nó.

    Lý thuyết này cho rằng, hai điểm trái phải cắt nhau tại điểm dây thần kinh thị giác. Mạch phải gọi là mạch thái dương chuyên phụ trách lý trí, mạch trái là mạch thái âm mặt trăng thì phụ trách cảm xúc.

    Hễ là con người thì thất tình lục dục đầy mình, suy nghĩ và cảm xúc đều quá độ khiến hai mạch trái phải phồng lên như bóng bay vậy. Vì thế đã dồn ép lại khiến cho trung mạch bị tắc, khiến năng lượng trong cơ thể không thể lên đỉnh đầu.

    Muốn khiến cho đường trung mạch này thông suốt, tu luyện yoga yêu cầu con người phải bồi dưỡng được tính cách khoan dung hòa ái, cũng tức là từ bi hỷ xả, đối với người hay mình đều như vậy. Khiến lý trí và cảm xúc đều ở trạng thái bình hòa.

    Ngạch luân kết nối với thần kinh thị giác của con người, cho nên dùng con mắt như thế nào cũng rất quan trọng. Nếu như con người quen với việc xem những thứ kích thích cảm xúc và dục vọng, giống như câu nói của cổ nhân nói vậy. Ngũ sắc linh nhân mục manh, ý nghĩa đại để là: Sắc dục khiến cho con mắt mù lòa. Vậy thì ngạch luân, con mắt thứ ba cũng không thể hoạt động tốt được. Cho nên nói đi nói lại, làm tắc nghẽn con mắt thứ ba của con người vừa hay cũng chính bởi bản thân chúng ta mà thôi.

    [​IMG]

    [​IMG]


    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ!
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...