Cô mình từng nói "Nếu các em không thông minh thì phải thật chăm chỉ, sẽ có một ngày em nhận ra công sức mình bỏ ra được gặt hái". Bản thân mình cũng không phải dạng thông minh gì nhưng nếu bạn bỏ ngoài tai mọi lời nói đó, cố gắng mày mò và coi đó là động lực để mình phát triển thì bạn đã chiến thắng chính mình rồi. Khi họ dừng lại, hãy tiếp tục chạy trong im lặng, để khi bạn ngoảnh lại, họ đã bị bỏ lại phía sau! Never gave up! ~~
Theo góc độ ếch ngồi đáy giếng, mình quan sát được 1 chuyện. "Thông minh" chỉ là cách giải quyết tức thời, con đường bạn chọn đi nhanh nhất đối với những vấn đề mà bạn không muốn gặp nó hoặc bạn bắt buộc phải giải quyết nó. Nếu như bạn sẽ không chịu nổi mà thôi. Ví dụ: Nhìn vào tấm ảnh meme này Bạn sẽ nghĩ người mang danh "Kĩ Sư" thông minh và đẳng cấp hơn đúng không. Thực chất, hai người cũng ngang bằng nhau thôi. Nhưng đối với anh chàng "Kiến Trúc Sư", anh ta không có vấn đề gì với việc mình sẽ bỏ thời gian suy nghĩ ra từng Logic học để dựng nên 6 cây đinh cân bằng theo cách anh ta hình dung. Anh ta sẽ chịu bỏ thời gian để chơi trò thách não này. Còn đối với anh chàng "Kĩ Sư", anh ta quá chán để bỏ thời gian ra để chơi trò Logic. Vậy nên anh ta suy nghĩ lối đi nhanh nhất, đơn giản nhất để có thể tóm gọn 6 cây đinh cân bằng. Vậy nghĩa là gì? Định nghĩa "Thông minh" chỉ xuất hiện với một câu chuyện bạn đang có vấn đề với nó, bạn buộc phải làm nó, và bạn tìm cách nhanh nhất có thể để làm nó. Mọi người sẽ khen bạn "Thông Minh" khi bạn làm cho người ta thấy được lối đi tiện nhất, dù cách giải quyết vấn đề có lẽ sẽ cầu kỳ hoặc đơn giản. Nhưng nó hiệu quả và giúp ích những vấn đề khó khăn từ trước, người ngoài sẽ khen bạn là "Thông Minh" Còn sự "Chăm Chỉ" Đây là một cụm từ mà mọi người phải tưởng tượng ra là mình sẽ bỏ rất nhiều thời gian để thuần hóa nó. Và thường bị dị ứng. Vâng... Nhưng đừng nhầm lẫn sự "Chăm chỉ" là những hành động lặp đi lặp lại trong một khuôn khổ và không thể nào bứt phá được. Như cách người ta nói "Hãy làm việc thông minh đừng làm việc chăm chỉ" Đó hoàn toàn là một ý chỉ rất sai về sự chăm chỉ. Vì công việc lặp đi lặp lại chỉ là một thói quen trong công việc. Và nếu có một thứ gì bứt phá, thì phải tùy thuộc vào góc độ "Cam chịu" từ bản năng để nhìn nhận lại vấn đề, và giải quyết vấn đề vẫn còn là rắc rối, trở ngại trước mắt hoặc mai sau. Còn "Chăm chỉ" là sao? Bạn nghĩ tại sao con người lại muốn mình trở nên chăm chỉ? Vì họ muốn bản thân mình thuần phục những kỹ năng thạo nghề mà họ chưa làm được; họ muốn vươn lên phấn đấu vì họ đã lười, trì hoãn bản thân trong suốt thời gian dài; họ muốn được học thêm những gì họ chưa biết; họ muốn thêm kinh nghiệm để mài dũa bản thân; họ muốn tích góp vì họ muốn đạt được thứ mà họ đã vẽ ra trong đầu. Đó là những bước chạy vươn lên chứ không phải là những bước dậm chân. Rèn luyện để não nhanh hơn người khác, rèn luyện để não nhớ lâu. Đó cũng nhờ sự "Chăm Chỉ" Đừng quan trọng hóa vấn đề người khác học được gì. Vì ai cũng có trải nghiệm riêng và tài lẻ riêng. Quan sát người khác làm gì trong khi đôi chân chính mình đang dậm tại chỗ. Giống mình vậy, mình là người chậm hiểu mọi vấn đề, vì vậy đối với bạn bè cùng trang lứa, điểm số mình luôn thục lùi. Nhưng mà dù chậm hiểu, nhưng mình biết là mình sẽ học như thế nào, dù nó có phải đi từng bước một chứ không phải nhảy vọt như người khác. Lợi thế hơn của mình là hiểu sâu so với người khác dù tiến trình học của mình chậm hơn người khác. Tuy nhiên không sao, vì kết quả vẫn đền đáp, mình vẫn thi được vào Khoa Công Nghệ Thông Tin và đang học cùng mọi người với một niềm vui hăng hái - Cái khoa mà mọi người đồn rằng học sẽ khó, người chậm tiêu làm gì bắt kịp người khác, chuyển khoa ngay thôi, không thông minh thì đừng học khoa đó. Và giờ thì sao, mình vẫn là sinh viên trong khoa đó. Vì thế, đừng quá coi trọng "Thông Minh" mà quên mất thứ mà mọi người ít làm được, còn bạn thì làm được chính là chiến đấu cùng sự "Chăm Chỉ"