CHÍNH THẤT CỦA HAI VỊ HOÀNG ĐẾ ĐA TÌNH BẬC NHẤT SỬ VIỆT ĐÃ GHEN NHƯ THẾ NÀO? Thi sĩ Hồ Xuân Hương từng viết: "Chém cha cái kiếp chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng.." Số phận những người đàn bà chung chồng vốn đã rất thiệt thòi, tủi phận. Chưa kể đến những kẻ sống nơi cung vàng gác tía và chồng của họ là hoàng đế ngồi trên ngai vàng cao quý, xung quanh là muôn vàng mỹ nhân như hoa như ngọc, thì cuộc đời họ đã định sẵn là chẳng còn chút lòng riêng nào. Dẫu cho có là chính thất, chân tâm thiêng tử vẫn là thứ không thể với tới, họ vẫn bất đắc dĩ phải ghen. Ghen chứ, ghen khi những ngọt ngào từng là của riêng mình giờ phai mờ như hương sương buổi sớm, ghen khi phải chia sẻ chút tình cỏn con này với bao nữ nhân khác. Hai người vợ cả từng độc chiếm trái tim của hai ông hoàng đa tình nhất sử Việt, họ đã ghen như thế nào? Quý phi Nguyễn Thị Hẳng, vợ vua Lê Thánh Tông nên duyên tư khi vua còn là Hoàng tử qua hai câu đối bỏ dở bên sông, được cưới hỏi đàng hoàng, được rước vào Vĩnh Ninh cung để sớm hôm kề cận thánh thượng, lại sinh được con trai là Thái tử, vinh sủng tột cùng, cuộc đời của một cô gái không còn gì để mơ ước hơn nữa. Thế nhưng sủng hạnh cũng như ngọn đèn khuya trước gió, Quý phi sau đó đã thất sủng trước những đóa hoa mới chốn hậu cung. Ngoài chính Thánh Tông Hoàng đế, không ai tường tận được lí do Ngài ngoảnh mặt với người vợ mình từng yêu tha thiết. Có thể rằng khi đã quá quen thuộc với một đóa hoa thơm, người ta lại muốn tìm kiếm một mùi hương khác? Có thể Quý phi đã trở nên phai nhạt dần so với muôn hồng nghìn tía nơi hậu đình? Cũng có người cho rằng, Hoàng đế là lo sợ họa ngoại thích nên mới đề phòng cả chính thất của mình. Cho dù là lí do nào thì đến cùng, Quý phi vẫn gần như bị giam lỏng nơi Vĩnh Ninh cung, chồng đổ bệnh cũng không một lần được gặp mặt. Bà khóc lóc thảm thiết xin được gặp phu quân lần cuối. Tấm lòng của Quý phi đã lay động lòng người, cuối cùng thỉnh cầu cũng được chấp thuận. Một trong những nghi án chưa có lời giải của lịch sử chính là liệu Quý phi có giết chồng hay không. Khi ấy, ngời việc không còn được sủng ái, Quý phi cũng đã mất luôn sự tin tưởng của nhà vua nên không được phong hậu, lại thêm địa vị Thái tử của con trai bị lung lay khiến bà không khỏi bất mãn. Theo sử quan Vũ Quỳnh thời Lê Tương Dực ghi chép, Quý phi trong buổi hôm ấy đã ngầm bôi thuốc độc vào những chỗ lở loét của vua, khiến bệnh càng trở nặng mà qua đời. Sau khi vua băng hà, Thái tử Le Tranh lên kế vị, tôn mẹ làm Trường Lạc Thánh Từ Hoàng Hậu, kết thúc thời gan trị vì của một trong những người vua anh minh nhất nhưng cũng đa tình nhất sử Việt, cũng chôn theo cùng mối tình vốn thơ mộng mà hóa bi thương của ông. Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, con gái của một gia đình hào môn, sở hữu cả gia thế, học vấn, sắc đẹp lẫn cốt cách nứt tiếng một thời. Thời trẻ, bà từng được Bảo Đại si mê và bất chấp tất cả để rước được người đẹp về dinh, tấn phong làm Hoàng hậu ngay trong ngày cưới cũng như giải tán toàn bộ hậu cung năm thê bảy thiếp, điều chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Như vậy, Nam Phương Hoàng Hậu trở thành người vợ hợp pháp duy nhất của nhà vua. Tuy nhiên, sau đó Bảo Đại đã thất hứa, không còn chung thủy với chế độ một vợ một chồng mà chính ông từng thề thốt khi cưới Hoàng hậu. Ông công khai cặp kè với hàng loạt mĩ nhân, khiến bà Nam Phương vô cùng phiền lòng. Đặc biệt, trong thời gian chồng qua lại với vũ nữ Lý Lệ Hà, bà đã có màn "đánh ghen" khiến cho cô nhân tình phải nhớ mãi. Khác với Quý phi Nguyễn Thị Hằng, Hoàng hậu đã chọn cách ứng xử nhẹ nhàng hơn, bà gửi một bức thư đúng 66 chữ cho nàng vũ nữ, thư viết như sau: "Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!" Không một lời trách mắng, nhục mạ mà ngược lại, là một lời cảm ơn gửi đến "kẻ thứ ba", bà đã khiến nàng tình nhân phải suy nghĩ về vị trí thế dưới của mình. Bức thư thể hiện một sự khoan dung độ lượng cùng học thức tinh tế, xứng đáng với ngôi vị "Mẫu nghi thiên hạ" khiến cho người nhận càng đọc lại càng thấm, còn hậu thế được dịp trầm trồ về cốt cách tao nhã của vị Hoàng hậu cuối cùng của nước ta. LƯU Ý: Một số tình tiết trên chỉ là nghi án, không phải chính sử