Chính sách lãi suất của FED ảnh hưởng tới Nền kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hoàng Thương Ngạn, 6 Tháng bảy 2022.

  1. Hoàng Thương Ngạn Chiếc sinh viên bất ổn

    Bài viết:
    15
    MÔM LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

    I. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)


    1. Giới thiệu chung về FED

    Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed), hệ thống Dự trữ Liên bang (FRS), thường được gọi đơn giản là Fed, là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ và được cho là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới

    Nó được thành lập để cung cấp cho đất nước một hệ thống tài chính tiền tệ an toàn, linh hoạt và ổn định. Ngân hàng trung ương là một tổ chức tài chính được đặc quyền kiểm soát việc sản xuất và phân phối tiền và tín dụng cho một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia. Trong các nền kinh tế hiện đại, ngân hàng trung ương thường chịu trách nhiệm hoạch định chính sách tiền tệ và điều tiết các ngân hàng thành viên.

    2. Vai trò và nhiệm vụ của FED là gì?

    Thực thi các chính sách tiền tệ nhằm mục đích ổn định việc làm, bình ổn giá cả thị trường. Đồng thời tác động điều chỉnh lãi suất trong dài hạn.

    Tiến hành giám sát các tổ chức tín dụng, ngân hàng hoạt động nhằm đảm bảo hệ thống tài chính được an toàn và đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân, người đi vay.

    Phát hiện, ngăn chặn và đưa ra phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính của Hoa Kỳ.

    Cung cấp các dịch vụ tài chính phục vụ cho các tổ chức tài chính của chính phủ Hoa Kỳ, các tổ chức tài chính ở nước ngoài. Đồng thời, nắm vai trò chủ chốt trong việc vận hành hệ thống thanh toán chi trả của quốc gia.

    3. Nguyên nhân để FED đưa ra quyết định tăng lãi suất thường sẽ là:

    Một khi FED nhận thấy nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng quá nhanh thì FED sẽ có những quyết định tăng lãi suất. Đây là bước đi chuẩn bị để khi thị trường giảm nhiệt và dấu hiệu đi xuống sẽ quyết định hạ lãi suất để kích cầu kinh tế.

    Mức lãi suất hiện tại vẫn còn quá thấp nếu trừ đi tốc độ lạm phát. Nếu như ở Mỹ lãi suất công bố là 2, 5%/năm, tốc độ lạm phát là 1, 5%/năm thì lãi suất thực tế chỉ ở mức 1%/năm. Một con số khá khiêm tốn khiến cho FED quyết định tăng lãi suất.

    Việc tăng lãi suất sẽ làm giảm đi việc người tiêu dùng vay tiền để tiêu xài vào những tiêu sản. Điều này sẽ hạn chế tạo nên bong bóng nợ trên thị trường tài chính. Điều hướng người tiêu dùng vay tiền để đầu tư vào các tài sản khác để tạo ra sự vận động của dòng tiền.


    KINH TẾ CÓ THỂ SUY THOÁI, FED VẪN PHẢI THẮT CHẶT

    Trong một cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ vào đầu tháng này, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng Fed đã sẵn sàng cho một loạt đợt nâng lãi suất bắt đầu từ tháng 3, bất chấp xung đột Nga-Ukraine có những ảnh hưởng kinh tế lan rộng.

    Ở thời điểm hiện tại, thị trường tương lai ở Phố Wall dự báo khả năng gần như 100% Fed nâng lãi suất 0, 25 điểm phần trăm trong cuộc họp tuần này, và sẽ có thêm 5 lần nâng nữa trong 6 cuộc họp chính sách còn lại của năm 2022. Như vậy, đến tháng 12 năm nay, lãi suất cơ bản của Fed sẽ đạt mức 1, 5%.

    Giới đầu tư, và cả Fed, đều hy vọng rằng việc tăng lãi suất sẽ giúp chống lại đà leo thang của lạm phát. Trong tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 7, 9% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng mạnh nhất 40 năm. Nhưng dù có giảm bớt được một phần sức ép lạm phát, việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ không thể giải quyết được những yếu tố bên ngoài đẩy giá cả leo thang, điển hình là cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine.

    Kể từ khi Nga tấn công nước láng giềng, giá năng lượng và các hàng hóa cơ bản khác đã không ngừng leo thang. Nếu Fed thắt chặt quá tay, thì không những các rủi ro này vẫn không được giải quyết, mà lãi suất cao hơn còn đặt ra rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ, thậm chí đẩy Mỹ rơi vào suy thoái.

    "Ở thời điểm hiện tại, Fed sẽ thận trọng trong vấn đề tăng lãi suất, xét tới cuộc xung đột ở Ukraine", chiến lược gia Lindey Bell thuộc Ally nhận định. "Cuộc xung đột làm gia tăng mức độ phức tạp đối với công việc vốn dĩ đã khó khăn của Fed. Ngân hàng trung ương này vẫn sẽ phải dự vào các dữ liệu kinh tế khi đưa ra các quyết định lãi suất tiếp theo trong thời gian còn lại của năm nay".

    Thị trường đang nóng lòng chờ xem trong họp báo sau cuộc họp chính sách, Fed sẽ có đánh giá như thế nào về triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ.

    Trong một báo cáo vào tuần trước, ngân hàng Goldman Sachs dự báo khả năng Mỹ rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế trong năm tới là 35%. Các chiến lược gia của Goldman Sachs cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ hầu như không tăng trưởng hoặc chỉ tăng rất ít trong quý 1 này.

    "Giá hàng hóa cơ bản tăng cao có thể sẽ khiến tiêu dùng suy giảm vì các hộ gia đình, nhất là những hộ thu nhập thấp, buộc phải tiêu một tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập cho thực phẩm và nhiên liệu", báo cáo viết.

    Các dữ liệu kinh tế theo thời gian thực từ Morning Consult và Ipsos cũng cho thấy "sự suy giảm trong niềm tin của người tiêu dùng Mỹ kể từ khi Nga tấn công Ukraine. Ngoài ra, các điều kiện tài chính cũng thắt lại, khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn hơn. Chưa kể, nguy cơ kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái trong năm nay cũng ảnh hưởng nhiều đến các công ty Mỹ có chuỗi cung ứng và hoạt động toàn cầu.

    THẮT CHẶT LÀ BẮT BUỘC ?

    " Khi phải cân nhắc giữa lạm phát và suy thoái, người ta sẽ chẳng lo lạm phát tệ đến mức nào. Fed không muốn xảy ra suy thoái vì suy thoái sẽ phá hỏng tất cả những thành quả mà họ đã đạt được về tạo công ăn việc làm và phục hồi kinh tế ", ông Andy Brenner, trưởng bộ phận trái phiếu quốc tế thuộc NatAlliance Securities, nhận định trên tờ Wall Street Journal.

    " Tình hình lạm phát sẽ còn xấu đi trước khi được cải thiện. Nhưng Fed bị hạn chế trong tốc độ mà họ có thể tăng lãi suất ", ông Brenner nói thêm.

    Trong cuộc họp vào hôm thứ Năm tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) gây ngạc nhiên khi tuyên bố sẽ thắt chặt chính sách sớm hơn dự kiến, bất chấp chiến tranh ở Ukraine.

    " Kinh tế Mỹ có khả năng sẽ khoẻ hơn kinh tế châu Âu. Nền kinh tế châu Âu rất có thể sẽ rơi vào một cuộc suy thoái, trong khi kinh tế Mỹ hiện nay có sự vững vàng nội tại và linh hoạt tốt hơn, cho dù Fed không có được sự phản ứng kịp thời với lạm phát trong năm ngoái. Đó là một sai lầm chính sách lịch sử của Fed và sẽ làm suy giảm sự linh hoạt chính sách của Fed ", chuyên gia kinh tế Mohamed El-Erian nhận định.

    Ngoài cuộc họp của Fed, tuần này còn có cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Giới phân tích dự báo BoE sẽ có lần nâng lãi suất thứ ba kể từ khi đại dịch bắt đầu, mặc cho mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế từ khủng hoảng Nga-Ukraine.

    Tháng 1 vừa qua, lạm phát ở Anh là 5, 5%, mức cao nhất 30 năm. Đó là mức lạm phát trước khi giá hàng hóa cơ bản và năng lượng bước vào đợt leo thang chóng mặt do chiến tranh.

    Có thể nói rằng, thắt chặt chính sách tiền tệ là điều bắt buộc mà các ngân hàng trung ương như Fed, ECB và BoE phải thực hiện, xét tới bối cảnh lạm phát toàn cầu lớn như hiện nay. Vấn đề nằm ở chỗ các ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt với tiến độ như thế nào mà thôi.

    II) Tác động của FED tới chính sách lãi suất của Việt Nam

    1. Tác động tới nền kinh tế

    5 tác động đến nền kinh tế Việt Nam

    Việc Fed cũng như những ngân hàng trung ương (NHTW) lớn trên thế giới tăng lãi suất, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV - chỉ ra ít nhất là 5 tác động chính với mức độ khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước.

    Một là, đồng USD tăng giá với lý do chính là kinh tế Mỹ phục hồi khá tốt và lãi suất đồng USD chuẩn bị tăng. Điều này khiến đồng nội tệ của các nước (nhất là thị trường mới nổi) mất giá tương ứng, cộng với lạm phát nội tại đang ở mức cao, khiến nhiều NHTW các nước cũng sẽ tăng lãi suất. Một số NHTW như Hàn Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga.. đã hành động theo hướng này.

    Hai là, thị trường chứng khoán toàn cầu, nhất là Mỹ, EU và một số thị trường Châu Á (không loại trừ Việt Nam) tăng điểm, phản ánh kỳ vọng kinh tế thế giới đang phục hồi khá tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là xu hướng tạm thời vì thị trường sẽ có những điều chỉnh khi tâm lý nhà đầu tư ổn định hơn.

    Ba là, tỉ giá biến động nhẹ do đồng USD tăng. Xu hướng này có thể còn tiếp diễn trong nửa đầu năm tới. Với Việt Nam, tỉ giá có thể tăng nhẹ, nhưng không nhiều do kinh tế nước ta đang phục hồi (tăng trưởng khoảng 2% năm 2021 và sẽ phục hồi lên mức 6, 5% - 7% nếu Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và thực hiện thành công Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội). Bên cạnh đó, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp (CPI tăng khoảng 2% năm 2021), khả năng sẽ tăng lên mức 3, 4% - 3, 7% năm 2022. Cung - cầu ngoại tệ cơ bản ổn và cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư.

    Bốn là, lãi suất USD tăng đồng nghĩa với việc nghĩa vụ trả nợ bằng USD của nhiều quốc gia bị tăng lên, nhất là trong bối cảnh vay nợ của nhiều nước nóng dần trong thời gian qua. Nợ công toàn cầu tăng nhanh, từ mức 84% GDP năm 2019 lên 101, 6% GDP năm 2020 và 104, 8% GDP năm 2021. Nợ doanh nghiệp và hộ gia đình cũng tăng nhanh 3 năm qua. Đây là rủi ro nợ mà nhiều nước quan tâm. Với Việt Nam, tác động này không nhiều do nước ta đang giảm dần vay nợ nước ngoài. Theo đó, nợ nước ngoài hiện đang ở mức 38, 8% GDP đã điều chỉnh, giảm so với mức 42% GDP bình quân giai đoạn 2010 - 2019.

    Năm là, có thể xảy ra hiện tượng đảo chiều dòng vốn đầu tư gián tiếp như đã từng xảy ra trước đây. Dòng tiền có xu hướng rút ra từ thị trường mới nổi vì đồng tiền nước đó mất giá và quay về thị trường Mỹ, EU.. nơi lãi suất tăng lên và cũng là để" tạm thời trú ẩn "rủi ro.

    Theo công ty phân tích dữ liệu CEIC, dòng tiền đầu tư ròng đang tăng trở lại từ quý II năm 2021. Tuy nhiên, hiện tượng rút ra được dự báo sẽ không nhiều như năm 2013 vì chương trình thu hẹp nới lỏng định lượng của Fed đã được dự báo

    2. Tác động tới chính sách lãi suất của Việt Nam

    Việc Fed thông báo nâng lãi suất tham chiếu lên 0, 25 - 0, 5%; đồng thời phát tín hiệu có thể thêm 6 lần tăng lão suất đến cuối năm 2022


    Fed mỗi lần chỉ tăng 0.25% mức lãi suất

    Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC), hội đồng gồm các quan chức Fed chịu trách nhiệm thiết lập chính sách tiền tệ, đã tăng lãi suất liên bang thêm 0, 25 điểm phần trăm lên phạm vi 0, 25 - 0, 5%.

    Phạm vi này được thiết lập trong khoảng từ 0-0, 25% vào tháng 3/2020 để kích thích nền kinh tế với chi phí đi vay thấp. Hai năm sau, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi nhanh chóng song phải trả giá bằng tình trạng lạm phát tăng cao.

    Việc chia nhỏ mức lãi suất ở mức thấp nhất sẽ giúp cho FED dễ dàng kiểm soát thị trường cũng như mức lãi suất ổn định. Với quy định không tăng quá 4% 1 năm thì việc FED giữ lãi suất ở mức 0.25 điểm % là lựa chọn tốt nhất để thay đổi chiến lược lãi suất mang lại những ưu thế tối đa nhất cho FED trong quá trình kiểm soát thị trường tài chính.

    Ngày 18/3/2022

    Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa chính thức thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 0, 25 điểm %, lên quanh mức 0, 25 - 0, 5%; đồng thời phát tín hiệu có thể thêm 6 lần tăng lãi suất nữa từ đây đến cuối năm 2022. Đây là lần đầu tiên Fed nâng lãi suất kể từ năm 2018, do lo ngại lạm phát tăng cao kỷ lục.

    Giới phân tích nhận định, dù sự kiện này có thể khiến dòng vốn rút ra khỏi các thị trường mới nổi, nhưng mức độ ảnh hưởng tới Việt Nam là không lớn, ít tác động đến xu hướng lãi suất trong năm nay.

    Trong báo cáo dành cho nhà đầu tư mới đây, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết, tiếp tục giữ quan điểm việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2022 để không bị nhiều tác động lớn đối với việc Fed tăng lãi suất. Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ xu hướng tiếp tục mở rộng nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19.

    Tuy nhiên, điều kiện kèm theo là Fed sẽ chỉ tăng lãi suất với tổng mức tăng cao nhất là 2% và Fed chưa bắt đầu chương trình Thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening - tức là rút tiền ra khỏi hệ thống). Đồng thời, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam duy trì trong mức 4%, chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn có xu hướng tiếp tục được mở rộng để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế và xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế chính của đất nước.

    Theo các chuyên gia của ABCS, tác động lớn chính của việc Fed tăng lãi suất chủ yếu ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài. Trong ngắn hạn, với lịch sử của các đợt tăng lãi suất khác của Fed, dòng vốn vào các thị trường mới nổi sẽ luôn đảo chiều và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

    " Chúng tôi kỳ vọng dòng vốn ra khỏi thị trường Việt Nam sẽ chủ yếu đến từ thị trường tài chính. Việt Nam, với nền tảng kinh tế vĩ mô tốt và lạm phát được duy trì ở mức dưới 4% sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất ", báo cáo của ACBS nhận định.

    Về phía các ngân hàng thương mại, tại đại hội cổ đông mới đây, trả lời câu hỏi của cổ đông khi đánh giá tác động của việc Fed tăng lãi suất đến lợi nhuận ngân hàng, ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cho rằng, về cơ bản điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí vốn trên thị trường quốc tế. Hiện VIB là một trong số các ngân hàng đặt mục tiêu huy động vốn quốc tế, với mức lãi suất được cho là hấp dẫn hơn và ổn định hơn so với thị trường tiền gửi dân cư trong nước.

    Ở thời điểm hiện tại, áp lực về chi phí vốn cũng đang đè lên một số ngân hàng khi lãi suất huy động trên thị trường đang có dấu hiệu tăng.

    Thống kê của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy, lãi suất huy động dành cho doanh nghiệp đã nhích lên tại một số ngân hàng lớn với mức tăng 20 điểm cơ bản ở các kỳ hạn trên 6 tháng. Với áp lực lạm phát ngày càng hiện hữu, SSI cho rằng mặt bằng lãi suất đã chạm đáy và tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế và lạm phát.

    Tuy nhiên, với quan điểm điều hành chính sách tiền tệ theo hướng ổn định của Ngân hàng Nhà nước và chuẩn bị triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp thì nếu lãi suất cho vay tăng, việc hỗ trợ sẽ không còn nhiều ý nghĩa.

    Vẫn biết trong bối cảnh lạm phát có nguy cơ tăng do chi phí đầu vào tăng, đang gây nhiều áp lực đến việc điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Cộng thêm ảnh hưởng dây chuyền từ giá xăng dầu tăng, kéo theo hầu hết chi phí nguyên liệu sản xuất đầu vào của doanh nghiệp tăng cao đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

    Do đó, các chuyên gia cho rằng, bất kể ảnh hưởng dây chuyền của việc Fed tăng lãi suất thì chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay vẫn thực hiện theo hướng hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi. Họ có thể sẽ sử dụng các công cụ thông qua thị trường mở, như mua ngoại hối và bơm tiền đồng ra thị trường để hỗ trợ trợ thanh khoản hoặc nâng trần tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

    ACBS ước tính lãi suất tại Việt Nam có thể sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm 2022 và tối đa là 0, 5 điểm %. Đây cũng là mức tăng lãi suất tối đa trong năm nay được nhiều nhóm phân tích nhận định. Giới phân tích cho rằng, bất kỳ hành động thắt chặt tiền tệ (nếu có) sẽ chỉ diễn ra sớm nhất là từ quý 3/2022 và mức độ tăng lãi suất khi đó sẽ rất hạn chế, ở mức từ 0, 25 - 0, 5 điểm %.

    Thực tế, trong văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng phát đi thông điệp về việc duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ trong năm nay. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nược hiện đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, sẽ phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0, 5 – 1 điểm % trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

    Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất; tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp hơn với thực tiễn thị trường và tình hình mới, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống để hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

    III) Tác động tới thị trường chứng khoán

    Kể từ năm 2014 đến nay, FED đã có 10 lần thực hiện thu hẹp chính sách tiền tệ, bao gồm 1 lần dừng gói nới lỏng định lượng (QE) năm 2014 và 9 lần nâng lãi suất trong giai đoạn 2015-2018.

    Theo các chuyên gia, trong 10 lần thu hẹp chính sách tiền tệ, trung bình VN-Index điều chỉnh nhẹ 0, 12% trong vòng 1 tuần trước thềm cuộc họp của FED. Sau khi thông tin tiêu cực đã phản ánh vào giá, thị trường phục hồi trở lại.

    Lần điều chỉnh mạnh nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những đợt FED thắt chặt chính sách tiền tệ là đợt năm 2018, hay cụ thể nhất là tháng 06/2018.

    Trong thời gian đó, thị trường gặp phải các đợt điều chỉnh lớn do ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và 4 đợt tăng lãi suất liên tiếp của FED khiến dòng vốn nước ngoài rút mạnh khỏi Việt Nam là nguyên nhân chính khiến thị trường điều chỉnh giảm mạnh.

    Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc FED tăng lãi suất có thể không gây tác động quá tiêu cực tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Có ba luận điểm lý giải cho nhận định này:

    Thứ nhất, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam được thúc đẩy bởi tăng trưởng lợi nhuận từ các doanh nghiệp và sự gia nhập mạnh mẽ từ cộng đồng nhà đầu tư cá nhân. Việc FED tăng lãi suất sẽ tác động tới dòng vốn ngoại rút khỏi thị trường Việt Nam sẽ không đủ mạnh để tác động tiêu cực tới thị trường. Thay vào đó, nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện đang chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ giúp thị trường tăng trưởng tốt.

    Thứ hai, nhờ các chính sách kinh tế có hiệu quả, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp, cán cân thương mại thặng dư, mức dự trữ ngoại hối cao, nhờ đó không tạo ra áp lực để NHNN ra quyết định tăng lãi suất.

    Thứ ba, lãi suất USD tăng không tạo ra áp lực đối với nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam nhờ các biện pháp giảm tỷ lệ nợ vay nước ngoài của Chính phủ trong thời gian gần đây.

    Tuy nhiên, lịch sử lại ghi nhận, mỗi một lần Fed tăng lãi suất là một lần thị trường chứng khoán tăng theo. Thống kê từ Chứng khoán BVSC cho thấy, trong quá khứ, thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng điểm khi FED bắt đầu giảm và dừng chương trình QE cũng như ở những lần tăng lãi suất đầu tiên.

    Cụ thể, trong cả 3 đợt FED tăng lãi suất cơ bản giai đoạn 1998 – 2000, 2004 – 2007 và 2016 – 2018, chỉ số S&P 500 đều có xu hướng tăng và bắt tạo đỉnh, lao dốc khi Ngân hàng Trung ương Mỹ bắt đầu giảm lãi suất. Trong lần thu hẹp và tiến tới kết thúc gói QE năm 2013 – 2014, thì cả S&P 500 của Mỹ và Vn-Index của Việt Nam đều có xu hướng tăng.

    LỊch sử ghi nhận, mỗi một lần Fed tăng lãi suất là một lần thị trường chứng khoán tăng theo.

    " Nguyên do của điều này đến từ việc FED thường có những động thái thắt chặt khi nền kinh tế đã có sự hồi phục tốt, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có sự cải thiện. Những thông tin tích cực này sẽ thay thế vai trò dẫn dắt thị trường của yếu tố tiền rẻ ", BVSC nhấn mạnh và một lần nữa cho rằng, Ngân hàng Trung ương các nước bắt đầu tăng lãi suất, nhưng động thái này chưa đáng ngại với thị trường chứng khoán thế giới gồm Việt Nam.

    IV) Tỉ giá VND/USD

    Tỉ giá USD/VND dự kiến 2022

    Cuối năm 2021, tỷ giá vnd/usd ghi nhận đợt biến động với biên độ lớn, tăng tới 1% cả trên thị trường liên ngân hàng và niêm yết tại ngân hàng khi thị trường đón nhận thông tin cục dự trữ liên bang hoa kỳ (fed) có thể tăng lãi suất từ năm 2022. Điều này đã khiến nhnn phải giảm mạnh giá bán usd trên sở giao dịch hàng hóa ngân hàng nhà nước để giúp trấn an tâm lý thị trường. Bước sang năm 2022, ngay từ tháng đầu tiên, nhnn đã phải điều chỉnh giảm 100 vnd/usd ở chiều mua vào ngoại tệ trên sở giao dịch hàng hóa, đồng thời ban hành chính sách bán ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng có huỷ ngang với giá 23.050 vnd/usd.

    Những động thái điều chỉnh chính sách tỷ giá của nhnn từ cuối năm 2021 và ngay từ đầu năm 2022 dù đã giúp thị trường tỷ giá vnd/usd được ổn định trở lại ngay khi bước vào" sóng "tăng giá, nhưng cũng đã có sự biến động hơn so với một năm yên bình 2021 trước đó. Nên tính đến ngày 22/3, tỷ giá trung tâm và tỷ giá vnd/usd giao dịch thực tế tại ngân hàng thương mại vẫn có xu hướng tăng, lần lượt ở mức gần 0, 1% và 0, 3% so với phiên đầu năm 2022. Khảo sát trên thị trường cho thấy, tỷ giá bán ra tại các ngân hàng thương mại đã vượt lên 23.000 vnd/usd. Bên cạnh đó, tỷ giá trên thị trường tự do cũng có xu hướng tăng, hiện tỷ giá usd tự do mua vào đứng ở mức 23.430 vnd/usd, giá bán ra quanh mức 23.450 vnd/usd.

    Mới đây, fed đã nâng lãi suất 0, 25 điểm %, từ khoảng 0 - 0, 25% trước đó lên 0, 25 - 0, 5%. Đây là đợt nâng lãi suất đầu tiên của fed kể từ năm 2018. Ngoài ra, fomc (ủy ban thị trường mở liên bang) cũng đưa ra tín hiện về lộ trình 6 lần nâng lãi suất trong năm 2022 và mức tăng đồng thuận đến cuối năm nay sẽ là 1, 9%. Fomc còn dự kiến sẽ thực hiện 3 lần nâng lãi suất nữa vào năm 2023 và không tiếp tục vào năm sau đó. Điều này đã khiến chỉ số usd index tăng lên vùng cao nhất kể từ tháng 5/2020. Do vậy, các chuyên gia của công ty chứng khoán ssi cho rằng, áp lực đối với đồng vnd đã phần nào xuất hiện trong thời gian qua, khi đồng usd có xu hướng mạnh lên ở thị trường quốc tế và áp lực lạm phát cao hơn từ giá năng lượng tăng.

    Mặc dù lo ngại là có cơ sở, nhưng cơ sở để tỷ giá trong nước ổn định lại có phần nhiều hơn.

    Trên thực tế, biến động của tỷ giá hoàn toàn dựa trên cung - cầu ngoại tệ. Do đó, điểm đáng mừng nhất là tỷ giá trong nước được hỗ trợ bởi" bộ đệm"vững chắc là dự trữ ngoại hối. Hiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang đạt mức cao kỷ lục, khoảng 110 tỷ USD, tương ứng khoảng 17 tuần nhập khẩu, cao hơn rất nhiều mức 9 - 12 tuần những năm trước đây. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), quy mô dự trữ ngoại hối của một quốc gia sẽ bị coi là thấp nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 8 tuần nhập khẩu, từ 8 - 12 tuần nhập khẩu là mức tối thiểu, từ 16 - 24 tuần là mức cao. Dự trữ ngoại hối ở mức 12 tuần nhập khẩu của Việt Nam được đánh giá là đảm bảo theo thông lệ quốc tế, đủ sức chống đỡ các cú sốc ngắn hạn NHNN đã liên tục mua vào ngoại tệ để nâng cao quỹ dự trữ ngoại hối trong những năm gần đây. Hơn nữa, việc Hoa Kỳ loại Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ và quyết định gia tăng mối quan hệ thương mại song phương là tín hiệu tốt cho chính sách gia tăng dự trữ ngoại hối của NHNN. Đặc biệt, ngày 9/3, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã ký kết Quy chế mua bán ngoại tệ giữa Ngân sách Nhà nước và dự trữ ngoại hối nhà nước, trong đó chuẩn hóa quy trình mua, bán ngoại tệ giữa ngân sách nhà nước, dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức, rút ngắn thời gian thực hiện mua, bán ngoại tệ của ngân sách nhà nước.

    Ngoài ra, nguồn kiều hối ước tính có tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm ở mức 4, 4%/năm và đạt 18, 9 tỷ USD vào năm 2022; cùng với đó là việc giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Fed) đang tăng mạnh cũng sẽ hỗ trợ tỷ giá..

    V) Tác động đến thị trường vàng Việt Nam

    Sự tăng, giảm lãi suất của FED tới thị trường vàng của Việt Nam:

    Lộ trình tăng lãi suất USD của Fed đã được vạch ra và cộng hưởng vào giá vàng trong thời gian qua, nên dù Fed có tăng thêm 0, 5% lãi suất trong năm 2022 cũng không tác động nhiều đến giá vàng. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng thời gian qua và cả thời gian tới là tình hình dịch bệnh. Cho dù thế giới đã có vắc-xin Covid-19, nhưng sự lây lan của biến chủng Omicron vẫn tác động đến kinh tế thế giới. Do đó, một khi kinh tế suy thoái, thì vàng vẫn được hưởng lợi.

    Tại thị trường vàng Việt Nam, giá vàng miếng SJC liên tục tăng/giảm giật cục, khiến các nhà đầu tư chóng mặt, thậm chí lỗ nặng nếu đã trót ôm vàng ở mức đỉnh. Có thời điểm trong tuần này giá vàng miếng SJC đã tăng sốc lên 74, 4 triệu đồng/lượng, nhưng ngay sau đó lại giảm mạnh xuống 67, 6 triệu đồng/lượng. Điều đáng nói là giá vàng miếng SJC cao hơn gần 20 triệu đồng mỗi lượng so với giá vàng quốc tế quy đổi, đây là hiện tượng chưa từng thấy từ trước đến nay.

    VI) Giải pháp của Việt Nam khi FED tăng, giảm lãi suất:

    Mở cửa lại nền kinh tế một cách hợp lý nhất để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh

    Doanh sớm nhất có thể

    Các chủ thể tham gia nền kinh tế có thể sẵn sàng chấp nhận một mức lãi suất cao hơn

    Và NHNN cũng tùy nghi điều hành tiền tệ một cách linh hoạt, phù hợp nhất với diễn biến

    Thị trường tài chính quốc tế và điều kiện vĩ mô trong nước.

    Không chủ quan mà tiếp tục theo dõi, bám sát các diễn biến và NHNN sẵn sàng

    Thực biện pháp cần thiết nhằm ổn định tỉ giá và thị trường ngoại hối.

    Kiên định trước những biến động, phải linh hoạt hơn, tỉ giá liên ngân hàng

    Có thể phải công bố, cập nhật công khai hằng giờ, thay vì hằng ngày
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng bảy 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Hoàng Thương Ngạn Chiếc sinh viên bất ổn

    Bài viết:
    15
    inbox hoặc để lại cmt nếu các bạn muốn lấy số liệu và slide chi tiết của đề tài này
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...