Chất liệu văn hoá dân tộc trong thơ Nguyễn Du

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Anhquaann, 17 Tháng sáu 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    Khi tái tạo nhân vật Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng chất liệu văn hóa dân tộc như thể loại, ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử của con người Việt để xây dựng Kiều thành nhân vật trung tâm trong kiệt tác Đoạn trường tân thanh.

    Trước hết, Nguyễn Du đã sử dụng thể loại truyện Nôm - thể loại mà đến thi nhân họ Nguyễn đã được đưa đến đỉnh cao chói sáng. Theo Giáo sư Đặng Thanh Lê thì "Sự ra đời của truyện Nôm bắt nguồn từ một yêu cầu phản ánh xã hội với những nội dung thời đại cũng như với những điều kiện thực tiễn của bản thân thời đại ấy.. Và" thể loại này sử dụng ngôn ngữ văn học dân tộc. Chữ Nôm.. đại bộ phận các tác phẩm đều sử dụng một thể loại thơ dân tộc - thể lục bát.. thế kỷ XVII, XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX mới là thời kỳ hình thành chính thức và thời kỳ phát triển của truyện Nôm

    Từ Lâm Tuyền vãn (Phùng Khắc Khoan) ; Tư Dung vãn, Long Cương vãn (Đào Duy Từ) ; Song Tình Bất Da (Nguyễn Hữu Hào) ; Sứ trình tân truyện (Nguyễn Tông Quai) ; Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tư), cho đến Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, thể loại văn học Nôm, đặc biệt là truyện Nôm đã phát triển dần lên và trở thành thể loại thượng thặng của văn học dân tộc.

    Nguyễn Du đã tiếp thu tối đa ngôn ngữ bình dân, Việt hóa ngôn ngữ nước ngoài với khả năng biểu đạt không ai vượt qua nổi. Bởi vậy, ngôn ngữ trong Đoạn trường tân thanh không chỉ Việt - mà là Việt "tuyệt xướng". Nguyễn Lộc đã rất có lý khi cho rằng "Truyện Kiều đã đem lại lòng tin cho mọi người về khả năng phong phú của tiếng Việt và Truyện Kiều đã có công khai sáng cho nhiều nhà văn, nhà thơ đời sau về phương diện sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn chương.

    Mặc dù xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhưng Nguyễn Du lại rất chú ý đến ca dao, dân ca, đến ngôn ngữ của quần chúng. Có phải vì tuổi ấu thơ, thị nhân đã được đắm mình trong lời ru ngọt ngào của mẹ - những khúc hát dân ca quan họ. Lớn thêm chút nữa lại say mê với hát phường vải, cho đến khi trưởng thành, lại có cả quãng đời lăn lộn trong cuộc sống. Cho nên, những câu thơ trữ tình lục bát của Nguyễn Du có âm hưởng, ý vị ca dao rất rõ rệt. Có những câu thơ như trực tiếp rút ra từ ca dao - mặc dù đã có sự sáng tạo đặc sắc, chẳng hạn:

    Vầng trăng ai xẻ làm đôi

    Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

    Có phải được khơi nguồn từ những câu ca dao:

    Tiễn đưa một chén rượu nồng

    Vầng trăng xẻ nửa tơ lòng đứt đôi

    Hay:

    Sầu đong càng lắc càng đầy

    Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

    Có phải rút từ câu ca dao:

    Ai làm cho bướm lìa hoa

    Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

    Nguyễn Du còn sử dụng thành thạo và điêu luyện rất nhiều tục ngữ, thành ngữ như:" Con ong cái kiến "," Kẻ cắp bà già gặp nhau "," Đáy biển mò kim "," Mèo mả gà đồng "," Tại vách mạch rừng ".. và bao nhiêu câu nói thông thường, những khẩu ngữ trên cửa miệng của nhân gian, qua bàn tay" chế tác "của thiên tài Nguyễn Du bỗng trở nên mà, chan hòa, tan biến vào thơ:

    Nàng rằng:

    Thôi thế thì thôi

    Rằng không thì cũng vâng lời rằng không

    Hay:

    Đem người đẩy xuống giếng khơi

    Nói rồi rồi lại ăn lời được ngay

    Đặc biệt, trong Đoạn trường tân thanh, những từ Hán Việt đã được Nguyễn Du Việt hóa và sử dung một cách linh hoạt, nghệ thuật" Theo thống kê của tổ tư liệu Viện Ngôn ngữ thì trong số 3.412 từ của Truyện Kiều, có 1.310 từ Hán Việt, tức là từ Hán Việt chiếm tỷ lệ 35% trong tổng số từ của tác phẩm ". Nguyễn Du đã Việt hóa những từ Hán Việt bằng nhiều cách. Có khi" dựa vào từ Hán để tạo ra từ mới cho tiếng Việt. Căn cứ vào đặc điểm về âm thanh và ngữ điệu tiếng Việt, ông dịch những từ ghép và thành ngữ Hán ra những từ ghép và thành ngữ Việt.. Chẳng hạn: Bạch nhật dịch là ngày bạc: Hoàng tuyền: Suối vàng, thiên nhai hải giác chân trời góc bể; minh tâm khắc cốt- khắc xương ghi dạ..

    Có khi Nguyễn Du lại rất điêu luyện trong việc dùng những điển cố lấy từ văn học cổ Trung Quốc. Để không xa lạ với độc giả Việt Nam, thi nhân đã sắp đặt, bố trí những điển cố đó vào những văn cảnh cụ thể, để người đọc - dù không biết điển cố ấy - cũng có thể hiểu được câu thơ. Chẳng hạn:

    Khen tài nhả ngọc phun châu

    Nàng Ban ả Tụ cũng đâu thế này.

    Hay:

    Dập dìu lá gió cành chim

    Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh.

    Nguyễn Du còn làm phong phú cho vốn từ vựng của mình bằng cách dùng song song những từ thuần Việt với những từ Hán Việt có cùng một ý nghĩa.

    Chẳng hạn, cùng một khái niệm "mặt trăng", Nguyễn Du dùng. Mặt trăng, vành trăng, tấm trăng, chị Hằng, gương nga, bóng nga, cung Quảng.. Hay cùng một khái niệm "bố mẹ" thì trong Truyện Kiều có những từ Song thân, hai thân, xuân già, huyện già.. "Với một khối lượng phong phú những từ đồng nghĩa bao gồm những từ thuần Việt, từ Hán Việt và từ Hán Việt được Việt hóa bằng cách dịch như vậy, nhà thơ có thể tránh được bệnh trùng lặp, đơn điệu, có thể gieo vẫn một cách uyển chuyển, có thể làm cho âm hưởng của câu thơ được dồi dào sinh động" ".

    Cách sử dụng từ Hán Việt và thuần Việt của Nguyễn Du cũng hết sức linh hoạt, hợp lý và đầy sáng tạo để câu thơ khi trang trọng, khi nôm na dân dã, tạo nên sự đối lập đầy ý nghĩa. Chẳng hạn:

    Quá niên trạc tứ tuần

    Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.

    Những từ Hán Việt" quá niên "và" ngoại tứ tuần "Nguyễn Du" có thể thay thế bằng những từ thuần Việt, nhưng câu thơ của ông sẽ kém hay đi rất Từ nhiều.. Nói Mã Giám Sinh "ngoại tứ tuần" khác I the hoàn toàn với nói Mã Giám Sinh "ngoài bốn mươi". Ghìn Ngoài bốn mươi, chỉ là nói bình thường, không có hàm ý gì cả. Còn "ngoại tứ tuần" thì không phải chỉ nói ngoài bốn mươi tuổi mà còn có ý chê già, còn một hàm ý đánh giá.. Mã Giám Sinh đã già mà lại muốn chơi trống bỏi, lại "Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao" mới trở thành lố lăng, kệch cỡm. Sự đối lập ấy còn thể hiện ở một phương diện hoàn toàn thuộc về hình thức của câu thơ, ấy là câu sáu hầu hết gồm các từ Việt trang trọng, còn câu tám trái lại, hoàn toàn là những từ thuần Việt hết sức nôm na..

    Có thể nói, cho đến nay, cách dùng từ Hán Việt, từ thuần Việt của Nguyễn Du vẫn luôn là bài học sinh động và sáng tạo và cách sử dụng từ ngữ. Với Đoạn trường tân thanh, Nguyễn Du đã trở thành bậc thầy của ngôn ngữ dân tộc Cho nên, ngay từ khi ra đời, mọi tầng lớp trong xã hội đã dồn thận Truyện Kiểu với tất cả sự đam mê không phải ngẫu nhiên mà cô thôn nữ tự nhận "Em dậy chính thật Thuỷ Kiểu". Còn các nhà nho yêu nước đồng cảm đến mức *Gục đầu rơi lệ xuống hàng văn ". Cho đến thời đại chúng ta, Chế Lan Viên đã từng" gửi Kiều cho em những năm đánh Mỹ "rồi nhà thơ trầm tư chiếm nghiệm:" Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoa thành văn ". Và có biết bao" lớp cha trước, lớp con sau "trên mọi nẻo đường của Tổ quốc hối hả hành quân ra trận, giữa chiến trường khốc liệt vẫn" Ngâm Kiểu sau mỗi trận giao tranh ". Còn các bà, các mẹ vẫn thường hát ru cháu, ru con bằng những câu Kiều lay động tâm tư. Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng nghẹn ngào:

    Tiếng thơ ai động đất trời

    Nghe như non nước vọng lời nghìn thu.

    Tất cả là vì" nhân vật của Nguyễn Du đã mang trong mình nước mắt cay cực xưa kia và trái tìm trung hậu Việt Nam" ".

    Khi tái tạo nhân vật Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng chất liệu văn hóa dân tộc không chỉ ở thể loại, ngôn ngữ mà còn ở phong tục tập quán, lối cảm, lối nghĩ, lối ứng xử, những phẩm hạnh, tính cách Việt.. tất cả đã được Nguyễn Du sử dụng và biến hóa tài tình trong Đoạn trường tân thanh, z Chẳng hạn, cảnh Kiều bán mình, Thanh Tâm

    Tài Nhân để nàng Kiều có những suy nghĩ bắt chước các liệt nữ Trung Quốc thuở xưa và nói theo các điển tích, điển cổ Trung Quốc" Con then mình không làm được như Đề Oanh dâng thư cứu cha, há lại không làm được như Lý Ký bán mình để bảo vệ cha mẹ hay sao "Hoặc Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân đã bộc lộ lòng ham muốn khao khát cái biển" tiết hạnh khả phong "để" lưu lại cho đời sau truyền tụng "

    Còn nàng Kiều của Nguyễn Du bán mình vì lòng hiếu thảo, vì tình cảm yêu thương chân thành đối với cha và em. Mang trong mình trái tim nhân hậu Việt Nam, Kiều hy sinh hạnh phúc cá nhân" Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha "không phải vì tình yêu với Kim Trọng đã với cạn mà ngược lại, tình yêu càng sôi nổi, mãnh liệt thì tấm lòng hiếu thảo càng được tôn vinh. Bởi tình cảm ông bà, cha con, chị em, vợ chồng. Vốn là truyền thống từ nghìn xưa của người lao động Việt Nam. Lòng vị tha trung hậu truyền thống đã đưa Kiều đến chỗ hy sinh hạnh phúc cá nhân. Và chữ Hiếu ở đây" Mang nội dung nhân dân đằng sau hình thức khái niệm phong kiến" "

    Kiều bán mình không phải" Để theo kịp "nàng Oanh ả Lý" ở phương diện danh tiếng ", cũng không phải để" lưu lại cho đời sau truyền tụng ", mặc dù Nguyễn Du vẫn mô phỏng ý của Thanh Tâm Tài Nhân

    Dâng thư đã thẹn nàng Oanh

    Lại thua ủ Lý bản mình hay sao?

    Nhưng Kiều hành động vì lòng kính yêu chân thành với cha, vì tình cảm tự nhiên nhuốm màu sắc vị tha nhân hậu truyền thống của dân tộc Nguyễn Du đã sáng tạo, đã đưa vào cách diễn đạt, cách cảm, cách nghĩ rất Việt Nam:

    Thà rằng liều một thân con

    Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây

    Nghĩa là Kiểu bán mình, cuộc đời sẽ tan tác như hoa rã cánh, nhưng cha nàng vẫn được an toàn như cây còn xanh lá. Cách nói ấy, sự so sánh ấy, hình ảnh ấy là lối cảm, lối nghĩ của người Việt Nam được đúc kết từ nghìn xưa, chỉ người Việt Nam mới có cách diễn đạt như thế.

    Hoặc trong cảnh đoàn viên, Thanh Tâm Tài Nhân để Kim Trọng nói với vãi Giác Duyên:" Nàng là vợ tôi ", Vương nói" Thuý Kiều là chị tôi ", Vương ông nói" Thuý Kiều là con gái tôi ". Đến khi gặp mặt thì" Kiểu chạy ngay ra, thấy cha mẹ, em gái, em trai, em dâu và cả Kim Trọng đều đứng ở trong am, bèn vội vã bước tới, lăn vào lòng Vương bà khóc ầm lên ".

    Nguyễn Du vẫn mô phỏng lại đúng cảnh gia đình gặp vài Giác Duyên:

    Này chồng, này mẹ, này cha

    Này là em ruột, này là em dâu

    Lúc này, Kim Trọng xuất hiện trước là hoàn toàn hợp lý. Bởi chàng là người chủ động tổ chức cuộc tìm kiếm Thuý Kiều, rồi cùng gia đình Kiều lập bàn thờ bài vị tế viếng Thuý Kiều bên bờ sông Tiền Đường, khi nghe tin nàng đã tự vẫn.

    Nhưng Nguyễn Du đã sáng tạo, đã sắp đặt bố trí cho cả gia đình gặp Kiều theo thứ tự người trước kẻ sau rất hợp với phong tục, tập quán người Việt Nam. Đặc biệt, ông đã tinh tế bỏ đi một nhân vật đó là người em dâu (vợ Vương Quan) :

    Giác Duyên lên tiếng gọi nàng,

    Buồng trong vội dạo sen vàng bước ra

    Nhìn xem đủ mặt một nhà

    Xuân gia còn khoẻ, huyện già còn tươi

    Hai em phương trưởng hòa hai

    Chàng Kim đó là người ngày xưa

    Sau 15 năm lưu lạc, những giây phút đầu tiên bất ngờ được gặp lại gia đình, người con đã hy sinh hạnh phúc cá nhân vì chữ hiếu tất sẽ quan tâm đến cha me đầu tiên, rồi đến hai em, cuối cùng là Kim Trọng. Nguyễn Du đã dành cho song thân của Kiều trọn vẹn một dòng thơ" Xuân già còn khoẻ, huyện già còn tươi "và hai em của nàng Kiều cũng trọn vẹn một dòng thơ" Hai em phương trưởng hòa hai ". Nhưng riêng Kim Trọng - chàng xuất hiện sau cùng trong đoàn người ấy - nhà thơ dành trọn cho riêng chàng một dòng thơ" chàng Kim đó là người ngày xưa", nặng những cảm xúc, những yêu thương. Tất cả những nhớ mong, đau khổ, dày vò, não nề, tuyệt vọng và khao khát như một lớp trầm tích lâu ngày đọng lại, lặng lẽ, sâu lắng. Nay dâng trào như dòng dung nham của núi lửa, ngùn ngụt nhưng cũng lặng lẽ, lắng sâu.

    Còn cô em dâu - người xa lạ với Kiều - có lẽ theo Nguyễn Du thì không cần thiết xuất hiện mà nếu có xuất hiện trong đoàn người ấy thì Kiểu cũng không còn tâm trí đâu mà để ý tới nữa. Bởi điều quan tâm đầu tiên của nàng là những người thân yêu đã xa cách tới 15 năm trời, mọi tình cảm dồn nén bấy lâu dâng trào trong mừng mừng, tủi tủi.

    Rõ ràng, thi nhân họ Nguyễn đã cảm nhận một cách sâu sắc lối cảm, lối nghĩ, cách ứng xử, phong tục tập quán.. của dân tộc mình để nâng lên thành một phương thức tái tạo nhân vật trung tâm mà ông nâng niu, yêu quý, trân trọng trong Đoạn trường tân thanh.

    Có thể nói, bậc thầy nghệ sĩ vĩ đại Nguyễn Du đã sử dụng những cách thức, những phương pháp mô phỏng, sáng tạo để tái tạo Kiểu thành nhân vật của muôn đời. Từ lược bỏ những tình tiết, những mưu mô rườm ra, dông dài, thô tục, lược bỏ những chi tiết bên ngoài, sắp xếp lại các tình tiết, đến phát huy phương thức trữ tình, dùng chất liệu văn hóa dân tộc.

    Ngoài ra, Nguyễn Du còn sử dụng nguyên tắc soi sáng nhân vật trung tâm từ lập trường cảm thụ của nhiều cá nhân, có khi trái ngược nhau song vẫn đa dạng, thống nhất, hoặc coi trọng những phẩm chất bẩm sinh của nhân vật..
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...