Cây bông lau khi chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ sông Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 23 Tháng một 2022.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    Cây bông lau khi chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ sông Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ ba hoặc ngôi kể thứ nhất. (có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận)

    Tôi là một cây lau sắp đến tuổi trở về cát bụi. Thế nên có nhiều chuyện tôi muốn kể lại cho con cháu đời sau của mình vì sợ một lúc nào đó tôi sẽ chẳng thể nhớ nỗi mình là ai. Sống từng ấy thời gian trên cõi trần, chuyện vui buồn gì cũng từng chứng kiến nhưng câu chuyện về cái chết của Vũ Nương là câu chuyện khiến tôi ghi khắc trong lòng.

    Bến sông Hoàng Giang từ bao đời nay vẫn yên bình và thơ mộng. Dưới sông có tôm cá vẫy đuôi, trên cạnh có hàng lao xanh rì rào trong gió và ven bờ sông là họ nhà lau, cỏ, lục bình. Chúng tôi vẫn sống yên vui trước cảnh mưa thuận gió hòa. Người dân vùng này tôi đều nhớ mặt cả bởi vì ai mà lại chưa từng qua con sông này để sang bên kia chợ hoặc chày lưới, câu cá trên sông. Tôi từng chứng kiến cảnh chia ly buồn thảm của những người lính đi đánh giặc và những người vợ của họ ngay tại bến sông này. Nhưng sự đời mãi đến 3 năm sau mới hiểu rõ lòng người. Cái anh chàng tên Trương Sinh gia đình giàu có nhất vùng ai lại không biết đến. Sau 3 năm chinh chiến, anh ấy đã quay về với vợ con. Tôi vẫn nghe mấy chị thuyền chài nói với nhau chẳng ai tốt số như chàng Trương, có vợ vừa đẹp người, đẹp nết lại thủy chung, hiếu thảo. Ngày anh ta đi biền biệt, chỉ mình vợ quán xuyến mọi việc, lo lắng cho bà cụ và nuôi dạy con thơ. Khi biết tin Trương Sinh về, ai cũng mừng thầm cho long phụng sum vầy, vợ chồng đoàn viên. Vậy mà chỉ mới hôm sau tôi đã thấy Vũ Nương ra bờ sông than thở. Đêm ấy chắc cũng tầm canh hai, tôi thấy bóng người phụ nữ mặc áo dài trắng và xõa tóc đến ngồi cạnh bờ sông. Ánh trăng sáng soi gương mặt chẳng chút phấn son nhưng vẫn xinh đạp lạ thường. Duy chỉ có đôi mắt là buồn rười rượi. Tôi chẳng lạ gì người phụ nữ nổi tiếng nhất làng này, mặc dù chẳng gặp gỡ nhiều nhưng trong lòng tôi luôn có cảm tình và quý mến Vũ Nương. Vũ Nương ngước vẫn nghe mấy chị thuyền chài nói với nhau chẳng ai tốt số như chàng Trương, có vợ vừa đẹp người, đẹp nết lại thủy chung, hiếu thảo. Ngày anh ta đi biền biệt, chỉ mình vợ quán xuyến mọi việc, lo lắng cho bà cụ và nuôi dạy con thơ. Khi biết tin Trương Sinh về, ai cũng mừng thầm cho long phụng sum vầy, vợ chồng đoàn viên. Vậy mà chỉ mới hôm sau tôi đã thấy Vũ Nương ra bờ sông than thở. Đêm ấy chắc cũng tầm canh hai, tôi thấy bóng người phụ nữ mặc áo dài trắng và xõa tóc đến ngồi cạnh bờ sông. Ánh trăng sáng soi gương mặt chẳng chút phấn son nhưng vẫn xinh đạp lạ thường. Duy chỉ có đôi mắt là buồn rười rượi. Tôi chẳng lạ gì người phụ nữ nổi tiếng nhất làng này, mặc dù chẳng gặp gỡ nhiều nhưng trong lòng tôi luôn có cảm tình và quý mến Vũ Nương. Vũ Nương ngước mặt lên trời mà rằng:

    "Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, đều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngày chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch nhìn lòng vào nước sinh làm Ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Ngược bằng lồng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ". Tôi nín lặng lắng nghe lời tâm sự của nàng mà lòng cũng quặn thắt, những sợi bông trên người tôi co rúm lại, hiu hắt phấp phơi ngày một yếu đi. Tôi đoán được câu chuyện nhưng chẳng thể lên tiếng sẻ chia cùng nàng ấy. Nhìn nàng oan ức tự vẫn, tôi thương lắm! Lời nàng vừa dứt, nàng đã lặng lẽ tự trầm mình xuống dòng sông. Tôi muốn hét thật to để níu bước chân người phụ nữ vô tội nhưng thượng đế chẳng bao giờ cho phép chúng tôi điều đó. Bóng nàng khuất dười mấy tầng đáy nước. Tôi chỉ biết cúi đầu cầu nguyện thần sông linh thiên cứu vớt linh hồn nàng. Nhờ sự cứu giúp của Linh Phi dưới thủy cung, không lâu sau Trương Sinh lập đàng giải oan. Tôi thấy Vũ Nương trở về ngồi trong một chiếc kiệu hoa rực rỡ giữa dòng nước thoát ẩn, thoát hiện nói vọng vào:

    "Thiếp cảm ơn đức của Linh đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

    Trong chốc lác bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất. Qua sự việc ấy mọi người trong làng đều thầm hiểu nỗi hàm oan của Vũ Nương nhưng nàng đã không về được nữa. Đúng như thế, trong xã hội phong kiến ấy, luôn tồn tại sự bất bình đẳng vốn thân phận đã được sắp đặt như vậy. Có những người sinh ra đã có chức quyền còn có những sinh ra lại chịu sự bất công của xã hội phong kiến nam quyền. Kể xong câu chuyện, lòng tôi bỗng thấy nhẹ nhõm lạ thường như vừa trút khỏi nỗi u uất bấy lâu nay. Nghĩ mà thương cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến chúng tôi, họ có được gì đâu ngoài những định kiến khắt khe và bao nhiêu gánh nặng trên vai. Nếu có một điều ước, tôi ước gì sẽ chẳng còn một người phụ nữ nào trên đời này phải khổ sở vì thói gia trưởng, ích kỷ của đàn ông nữa.

    Mọi người có thể đi bất cứ nơi đâu và đến nơi nào cần đến, nhưng chỉ có một gia đình để tìm về, là những lúc mà cuộc sống quay lưng với bạn, là nơi tình yêu luôn đông đầy và chờ ta chở về. Gia đình chính là nơi ta tìm về khi mệt nhoài trên con đường đời đầy rẫy chông gai. Nhưng tiếc thương thay Vũ nương lại phải chịu những bi kịch ấy.

    Tác giả: DNNY
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...