Câu Hỏi Ôn Tập Kiểm Tra Học Kì I - Môn Địa Lí 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Dương2301, 28 Tháng một 2022.

  1. Dương2301

    Bài viết:
    250
    Câu Hỏi Ôn Tập Kiểm Tra HKI - Môn Địa Lí 12

    Câu 1. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi nào sau đây không có hướng Tây Bắc - Đông Nam?

    A. Bạch Mã.

    B. Pu Đen Đinh.

    C. Trường Sơn Bắc.

    D Hoàng Liên Sơn

    Câu 2. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Mơ Nông?

    A. Vọng Phu.

    B. Lang Bian.

    C. Nam Decbri.

    D. Braian.

    Câu 3. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, cho biết Dãy núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

    A. Đông Triều.

    B. Ngân sơn.

    C. Cai Kinh.

    D. Hành Sơn

    Câu 4. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, 14, hãy cho biết các cao nguyên sau, cao nguyên nào không phải là cao nguyên badan?

    A. Kon Tum.

    B. Đăk Lăk.

    C. Mộc Châu.

    D. Mơ Nông.

    Câu 5. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

    A. Pu Tha Ca.

    B. Kiều Liêu Ti.

    C. Tây Côn Lĩnh.

    D. Mẫu Sơn.

    Câu 6. Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở vùng:

    A. Tây Bắc.

    B. Đông Bắc.

    C. Bắc Trung Bộ.

    D. Tây Nguyên.

    Câu 7. Khu bảo tồn thiên nhiên cần giờ thuộc tỉnh thành phố nào sau đây?

    A. Hải Phòng.

    B. Tp. Hồ Chí Minh.

    C. Cần Thơ.

    D. Cà Mau.

    Câu 8. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Phơn Tây Nam là:

    A. Tây Bắc.

    B. Đông Bắc.

    C. Đồng bằng Sông Hồng.

    D. Bắc Trung Bộ.

    Câu 9. Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu là do:

    A. Tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.

    B. Độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển.

    C. Ảnh hưởng của biển và lớp phủ thực vật.

    D. Độ cao địa hình và hướng các dãy núi.

    Câu 10. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng tần suất bão cao nhất nước ta?

    A. Bắc Trung Bộ.

    B. Nam Trung Bộ.

    C. Nam Bộ.

    D. Đông Bắc Bộ.

    Câu 11. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, thời kỳ tần suất các cơn bão di chuyển từ biển Đông vào nước ta nhiều nhất là:

    A. Tháng IX.

    B. Tháng X.

    C. Tháng VIII.

    D. Tháng XI.

    Câu 12. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét nào dưới đây không đúng về sự ảnh hưởng của bão đến nước ta?

    A. Bão ảnh hưởng chủ yếu ở khu vực Bắc Trung Bộ.

    B. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

    C. Tần suất ảnh hưởng của bão chủ yếu từ tháng VIII đến tháng X.

    D. Đầu mùa bão chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp vào miền khí hậu phía Bắc.

    Câu 13. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 9, thời kì tần suất các cơn di chuyển từ biển Đông vào miền khí hậu phía Bắc ít nhất là:

    A. Tháng XI và tháng XII.

    B. Tháng VI và tháng VII.

    C. Tháng VIII và tháng IX.

    D. Tháng IX và tháng X.

    Câu 14. Mùa bão ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào sau đây?

    A. Từ tháng V đến tháng X.

    B. Từ tháng VI đến tháng IX.

    C. Từ tháng VI đến tháng XII.

    D. Từ tháng VIII đến tháng VII.

    Câu 15. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng nào sau đây?

    A. VIII.

    B. IX.

    C. X.

    D. XI.

    Câu 16. Có 70% cơn bão toàn mùa tập trung vào 3 tháng đó là:

    A. Tháng VI, VII, VIII.

    B. Tháng VII, VIII, IX.

    C. Tháng VIII, IX, X.

    D. Tháng IX, X, XI.

    Câu 17. Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là:

    A. Miền Bắc muộn hơn miền hơn.

    B. Miền Trung sớm hơn ở miền Bắc.

    C. Chậm dần từ Bắc vào Nam.

    Chậm dần từ Nam ra Bắc.

    Câu 18. Vùng nào sau đây chịu ngập úng nghiêm trọng nhất nước ta?

    A. Đồng bằng sông Hồng.

    B. Bắc Trung Bộ.

    C. Duyên Hải Nam Trung Bộ.

    D. Đồng bằng sông Cửu Long.

    Câu 19. Vùng thường xảy ra lũ quét nhất nước ta là:

    A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

    B. Đồng bằng sông Hồng.

    C. Tây Nguyên.

    D. Đông Nam Bộ.

    Câu 20. Mùa khô thường kéo dài 6-7 tháng ở vùng nào sau đây?

    A. Đồng bằng Nam Bộ.

    B. Tây Nguyên.

    C. Cực Nam Trung Bộ.

    D. Bắc Trung Bộ.

    Câu 21. Thời gian khô hạn kéo dài nhất ở các tỉnh nào sau đây?

    A. Ninh Thuận và Bình Thuận.

    B. Sơn La và Nghệ An.

    C. Quảng Bình và Quảng Trị.

    D. Sơn La và Lai Châu.

    Câu 22. Nguyên nhân chính làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm nhanh là do:

    A. Cháy rừng.

    B. Trồng rừng chưa hiệu quả.

    C. Khai thác quá mức.

    D. Chiến tranh.

    Câu 23. Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật canh tác nào sau đây?

    A. Ngăn chặn du canh, du cư.

    B. Áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp.

    C. Bảo vệ rừng và đất rừng.

    D. Làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá.

    Câu 24. Theo mục đích sử dụng rừng được chia thành:

    A. Rừng phòng hộ, rừng rậm, rừng thưa.

    B. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng rậm.

    C. Rừng sản xuất, rừng tre nứa, rừng cây gỗ.

    D. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

    Câu 25. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước, nhất là ở vùng cửa sông ven biển là:

    A. Biến đổi khí hậu.

    B. Mưa axit.

    C. Cạn kiệt dòng chảy.

    D. Hải sản giảm sút.

    Câu 26. Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng núi nước ta?

    A. Trồng cây gây rừng và làm ruộng bậc thang.

    B. Trồng cây theo băng và làm ruộng bậc thang.

    C. Đào hố vảy cá, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

    D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác.

    Câu 27. Hạn chế lớn nhất về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là:

    A. Ngập lụt và triều cường ngày càng tăng.

    B. Tài nguyên rừng đang giảm.

    C. Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.

    D. Tài nguyên khoáng sản hạn chế.

    Câu 28. Hoạt động nông nghiệp nào sau đây có nguy cơ dẫn tới ô nhiễm đất?

    A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.

    B. Trồng lúa nước làm đất bị glây.

    C. Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học.

    D. Canh tác không hợp lý trên đất dốc.

    Câu 29. Biện pháp chủ yếu trong sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là:

    A. Đắp đê ngăn lũ, ngập lụt.

    B. Chống cát bay, cát chảy.

    C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp lý.

    D. Khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản.

    Câu 30. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng đến vấn đề chủ yếu nào sau đây?

    A. Việc phát triển giáo dục, y tế.

    B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.

    C. Vấn đề giải quyết việc làm.

    D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

    Câu 31. Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là:

    A. In - đô - nê - xi -a và Thái Lan.

    B. In - đô - nê - xi -a và Ma - lai - xi -a.

    C. In - đô - nê -a và Phi - lip -pin.

    D. In - đô - nê - xi -a và Mi - an -ma.

    Câu 32. Dân số nước ta tăng nhanh gây hệ quả nào sau đây?

    A. Đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

    B. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

    C. Nguồn lao động đông, tăng nhanh.

    D. Gây sức ép đến kinh tế, xã hội và môi trường.

    Câu 33. Dân số đông tạo ra thuận lợi chủ yếu nào sau đây?

    A. Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    B. Lao động dồi dào, chất lượng lao động tăng lên.

    C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn, lợi thế về thu hút đầu tư nước ngoài.

    D. Lao động trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.

    Câu 34. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là đô thị đặc biệt của nước ta?

    A. Hà Nội, Hải Phòng.

    B. Hà Nội, thành phố Hồ CHí Minh.

    C. Hà Nội, Đà Nẵng.

    D. Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh.

    Câu 35. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật độ dân số cao nhất nước ta?

    A. Đồng bằng sông Cửu Long.

    B. Trung du miền núi Bắc Bộ.

    C. Đồng bằng Sông Hồng.

    D. Tây Nguyên.

    Câu 36. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương?

    A. Đà Nẵng.

    B. Cần Thơ.

    C. Hải Phòng.

    D. Huế.

    Câu 37. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào ở vùng Đông Nam Bộ có số dân dưới 100.000 người?

    A. Bà Rịa.

    B. Thủ Dầu Một.

    C. Tây Ninh.

    D. Biên Hòa

    Câu 38. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế công nghiệp từ năm 1995 - 2007 có sự chuyển dịch theo hướng nào?

    A. Giảm liên tục.

    B. Tăng liên tục.

    C. Không ổn định.

    D. Biến động.

    Câu 39. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào có quy mô lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ?

    A. Thủ Dầu Một.

    B. Biên Hòa.

    C. Thành phố Hồ Chí Minh.

    D. Bà Rịa Vũng Tàu.

    Câu 40. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết các trung tâm kinh tế tập trung cao ở vùng nào?

    A. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

    B. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

    C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

    D. Tây Nguyên và trung du miền núi Bắc Bộ.

    Câu 41. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết Tây Nguyên tiếp giáp với các vùng nông nghiệp nào sau đây?

    A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

    B. Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng.

    C. Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.

    D. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

    Câu 42. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây trồng nhiều cà phê nhất nước ta?

    A. Đông Nam Bộ.

    B. Tây Nguyên.

    C. Bắc Trung Bộ.

    D. Trung du miền núi Bắc Bộ.

    Câu 43. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây có diện tích mặt đất nuôi trồng thủy sản nhiều nhất?

    A. Bắc Trung Bộ.

    B. Đồng bằng sông Cửu Long.

    C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

    D. Đồng bằng sông Hồng.

    Câu 44. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây nông nghiệp nào dưới đây không thuộc Đông Nam Bộ?

    A. Cao su.

    B. Chè.

    C. Cà phê.

    D. Điều.

    Câu 45. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nông nghiệp nào sau đây tiếp giáp với Lào và Campuchia?

    A. Bắc Trung Bộ.

    B. Đông Nam Bộ.

    C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

    D. Tây Nguyên.

    Câu 46. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90%?

    A. Thái Bình.

    B. Thanh Hóa.

    C. Hòa Bình.

    D. Nghệ An.

    Câu 47. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có sản lượng lúa cao nhất?

    A. Cần Thơ.

    B. Sóc Trăng.

    C. An Giang.

    D. Trà Vinh.

    Câu 48. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng trên 60% so với diện tích toàn tỉnh?

    A. Nghệ An.

    B. Hà Tĩnh.

    C. Đắk Lắk.

    D. Lâm Đồng.

    Câu 49. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn sản lượng nuôi trồng?

    A. Cà Mau.

    B. Kiên Giang.

    C. Bà Rịa Vũng Tàu.

    D. Bạc Liêu.

    Câu 50. Quá trình đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1954 - 1975 có đặc điểm nào sau đây?

    A. Miền Nam nhanh hơn miền Bắc.

    B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

    C. Quá trình đô thị hóa bị chững lại do chiến tranh.

    D. Phát triển rất mạnh ở cả hai miền.

    Câu 51. Quá trình đô thị hóa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

    A. Diễn ra chậm chạp với trình độ thấp.

    B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

    C. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn so với nhiều nước.

    D. Phân loại đô thị dựa vào chức năng quản lý.

    Câu 52. Tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do:

    A. Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển.

    B. Quá trình công nghiệp hóa.

    C. Gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao.

    D. Di dân từ nông thôn ra thành thị.

    Câu 53. Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa nước ta cần:

    A. Giảm bớt tốc độ đô thị hóa.

    B. Hạn chế di dân ra thành thị.

    C. Mở rộng lối sống nông thôn.

    D. Gắn đô thị hóa với công nghiệp hóa.

    Câu 54. Tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do?

    A. Kết quả của việc di dân từ nông thôn ra thành thị.

    B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn.

    C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và, quy hoạch, mở rộng đô thị.

    D. Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển cao so với khu vực và thế giới.

    Câu 55. Việt Nam không tham gia vào tổ chức nào sau đây?

    A. ASEAN.

    B. WTO.

    C. OPEC.

    D. APEC.

    Câu 56. Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta được manh nha từ năm nào sau đây?

    A. 1987.

    B. 1979.

    C. 1986.

    D. 1976.

    Câu 57. Sau khi thống nhất đất nước, nước ta tiến hành xây dựng nền kinh tế từ xuất phát điểm là nền sản xuất chủ yếu là:

    A. Công nghiệp.

    B. Công - nông nghiệp.

    C. Nông - công nghiệp.

    D. Nông nghiệp lạc hậu.

    Câu 58. Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

    A. Hội nhập kinh tế toàn cầu.

    B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    C. Phát triển nền kinh tế thị trường.

    D. Phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

    Câu 59. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở:

    A. Nhiệt độ tăng trưởng cao và ổn định.

    B. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý.

    C. Nhiệt độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lý.

    D. Tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ được môi trường.

    Hết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng mười 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...