Các phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi kieurabit.2, 12 Tháng mười hai 2021.

  1. kieurabit.2

    Bài viết:
    4
    CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA ẨN DỤHOÁN DỤ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    BÀI LÀM:

    1, Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ:

    - Định nghĩa: Ẩn dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính.. giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.

    Sự vật 1 Nghĩa 1

    Từ

    Sự vật 2 Nghĩa 2 (Nghĩa chuyển của nghĩa 1)

    Tức là: Giả sử có một từ là tên gọi của SV1, khi đó từ mang nghĩa 1. Nếu cần gọi tên cho SV2, mà SV1 tương đồng với SV2 thì có thể dùng từ đó để gọi tên luôn cho SV2. Khi đó nghĩa 2 tương ứng của từ sẽ được bộc lộ và nghĩa 2 chính là nghĩa chuyển của nghĩa 1.

    VD.

    • Trong tiếng Việt, từ "chân" có một nghĩa là: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng. Trên cơ sở so sánh nhiều sự vật khác có vị trí tương tự, người ta đã chuyển "chân" sang gọi tên cho phần dưới cùng của một số vật: Chân giường, chân bàn, chân núi..

    • Từ cùng ý nghĩa biểu vật với từ "chân" như "foot" trong tiếng Anh cũng có nghĩa phụ trên

    - Khái niệm ẩn dụ thương được tiếp cận từ những hướng chính:

    + Quan điểm truyền thống: Coi ẩn dụ là một biện pháp tu từ mang lại vẻ đẹp, độ sâu sắc cho câu văn, lời nói.

    + Quan điểm của từ vựng ngữ nghĩa: Coi ẩn dụ là một phương thức tạo nghĩa mới.

    + Quan điểm hiện đại: Coi ẩn dụ là một hiện tượng phản ánh sự tri nhận thế giới của con người.

    - Trong cuốn "Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt", tác giả Đỗ Hữu Châu đã quy ẩn dụ về những phạm trù nhất định như:

    +Ẩn dụ hình thức: Ẩn dụ hình thức có thể được hiểu như sau: Người hành văn dựa vào các điểm tương đồng hoặc các điểm giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Và khi dùng ẩn dụ hình thức cũng là cách người nói dấu đi một phần nghĩa.

    Ví dụ: Về thăm nhà Bác Làng Sen

    Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

    => Thắp: Ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

    => Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.

    + Ẩn dụ cách thức: Thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

    Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    => Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.

    +Ẩn dụ phẩm chất: Có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

    Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc

    Đốt lửa cho anh nằm

    => Người cha: Ẩn dụ nói đến Bác Hồ

    => Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất.

    + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.

    Ví dụ: Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật. Là loại ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang vị giác.

    - Trong cuốn "Từ vựng học tiếng Việt", tác giả Nguyễn Thiện Giáp lại chia ẩn dụ thành 8 kiểu dựa vào sự giống nhau về một số tiêu chí như:

    1. Sự giống nhau về hình thức.

    VD: "Lòng" là bộ phận bên trong của con vật (lòng lợn, lòng gà) nên được dùng để gọi tên cho phần ở giữa hay ở trong một số sự vật (lòng đất, lòng chảo)

    2. Sự giống nhau về màu sắc.

    VD: Ví dụ: Màu rêu, màu cỏ úa, màu trứng sáo, màu xanh da trời, màu vàng chanh..

    3. Sự giống nhau về chức năng.

    VD: Đèn vốn là từ chỉ loại đèn đĩa thắp bằng dầu lạc ngày xưa, nay tất cả các sự vật có chức năng thắp sáng đều gọi là đèn như đèn Hoa Kỳ, đèn điện, đèn pin..

    4. Sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó

    VD: Xuân là một mùa có tiết trời mát mẻ, cây cối xanh tươi tràn đầy sức sống -> xuân (tuổi trẻ cũng căng tràn nhựa sống).

    5. Sự giống nhau về một đặc điểm, vẻ ngoài nào đó

    VD: Đẹp như Kiều, xấu như Thị Nở, lừa như Sở Khanh, buôn người là Tú Bà..

    6. Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng.

    VD: Từ "nắm" vốn biểu thị một động tác cầm chặt của bàn tay, nhưng người ta có thể nói: Nắm kiến thức, nắm tình hình..

    7. Chuyển tên con vật thành tên người.

    VD: Cún con của mẹ, đồ rắn độc, đồ thỏ đế..

    8. Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác (hiện tượng nhân cách hóa)

    VD: Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (ví Bác Hồ như mặt trời -> ca ngợi sự vĩ đại của Bác)

    Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ:

    - Định nghĩa: Hoán dụ là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy.

    - Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, căn cứ vào tính chất của các quan hệ có thể chia hoán dụ thành các loại sau:

    1. Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận: Gồm 2 kiểu

    A. Lấy bộ phận thay cho toàn thể.

    VD: Bàn tay ta làm nên tất cả (sức lao động của con người)

    B. Lấy toàn thể thay cho bộ phận.

    Ví dụ: cả thế giới đồng tình, cả nước ôm Huế vào lòng

    2. Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó.

    Ví dụ: Nhà tôi=> chỉ vợ/ chồng tôi.

    "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông" : "Thôn Đoài" và "thôn Đông" chỉ những người sống ở hai thôn đó.

    3. Lấy cái chứa đựng thay cái được chứa đựng.

    Ví dụ: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (tượng trưng cho con người của quê hương)

    4. Lấy quần áo, trang phục nói chung thay cho con người.

    Ví dụ: Áo xanh tình nguyện, áo bluse..

    5. Lấy bộ phận con người thay cho quần áo.

    Ví dụ: Vai áo, cổ áo, tay áo, lưng quần..

    6. Lấy địa điểm, nơi sản xuất thay cho sản phẩm được sản xuất ở đó.

    Ví dụ: Đọc Nam Cao, uống Halida, hút ba số..

    7. Lấy địa điểm thay sự kiện xảy ra ở đó.

    Ví dụ: trận Điện Biên Phủ, Hội nghị Paris..

    8. Lấy tên tác giả thay tác phẩm.

    Ví dụ: giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh..

    9. Lấy tên chất liệu thay tên sản phẩm

    Ví dụ: quần jean, quần kaki..

    10. Lấy âm thanh thay tên đối tượng.

    Ví dụ: Tiếng sáo vi vu..

    Thực chất, mối quan hệ giữa các sự vật rất đa dạng nên cũng có thể phân chia hoán dụ thành các loại khác nữa.

    Trong một từ có thể vừa có nghĩa chuyển ẩn dụ, vừa có nghĩa chuyển hoán dụ. Tức là, phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ có thể ở trong cùng một từ.

    VD. Từ "chân" có các nghĩa:

    1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng.

    2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ các bộ phận khác: Chân đèn, chân giường..

    3) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: Chân núi, chân tường, chân răng..

    4) Chân con người, coi là biểu tượng của cương vị, tư cách hay phận sự nòa đó trong một tổ chức: Chân tổ tôm, chân sút.. ⇨ Các nghĩa phụ 2, 3 là nghĩa chuyển ẩn dụ, nghĩa 4 là nghĩa chuyển hoán dụ từ nghĩa 1

    2) Xác định các ẩn dụ, hoán dụ:

    Một tay quần vợt xuất sắc

    => Sử dụng phương thức chuyển nghĩa hoán dụ: Lấy bộ phận thay cho toàn thể.

    => Một tay-bộ phận cơ thể người, được lấy làm hoán dụ thay con người. Từ đó, làm tăng sức biểu hình biểu cảm.

    Một chân trong hội đồng quản trị

    => Sử dụng phương thức chuyển nghĩa hoán dụ: Lấy bộ phận thay cho toàn thể.

    => Một chân-bộ phận cơ thể người, được lấy làm hoán dụ thay con người. Từ đó, làm tăng sức biểu hình biểu cảm.

    tương lai mờ mịt

    => Sử dụng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ: Hình thức

    => "tương lai" ẩn dụ nói đến con người: Ám chỉ đến số phận của con người trong tương lai.

    giọng chua chát

    => Sử dụng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ: Chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang vị giác.

    vở kịch nhạt

    => Sử dụng phương thức chuyển nghĩa hoán dụ: Lấy cái chứa đựng thay cái được chứa đựng.

    => Vở kịch tượng trưng cho nhân vật, nội dung câu chuyện..

    bài hát ngọt ngào

    => Sử dụng phương thức chuyển nghĩa hoán dụ: Lấy cái chứa đựng thay cái được chứa đựng.

    => Bài hát chứa đựng gồm lời bài hát, ca sĩ trình bày, giai điệu âm thanh..

    cuộc đời đắng cay;

    => Sử dụng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ: Hình thức

    => Cuộc đời"ẩn dụ nói đến con người: Ám chỉ đến cuộc sống của con người.

    cả làng đứng dậy

    => Sử dụng phương thức chuyển nghĩa hoán dụ: Lấy cái chứa đựng thay cái được chứa đựng.

    => Cả làng tượng trưng cho con người ở trong làng.

    nhà có năm miệng ăn

    => Sử dụng phương thức chuyển nghĩa hoán dụ: Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó.

    => Nhà chỉ chỉ người sống ở trong đó.
     
    annryhouse thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...