Các Nguyên Tắc Dạy Học Trong Dạy Học Môn Ngữ Văn

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 3 Tháng năm 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    1. Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, cốt lõi, hiện đại

    Rèn luyện năng lực đòi hỏi phải có đủ thời gian. HS phải sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại mới có thể tăng cường lực năng lực cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nếu nội dung dạy học, giáo dục tập trung rèn luyện năng lực thì cũng có nghĩa chỉ nên tập trung vào số lượng năng lực chọn lọc với lượng kiến thức. Tương ứng để HS có đủ thời gian rèn luyện, kiến tạo và phát triển những năng lực đó.

    Nội dung dạy học, giáo dục ôm đồm sẽ dẫn đến không thực tế hoặc nặng nề. Hay quá tải, từ đó người học sẽ không phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực tự học. Xã hội ngày càng phát triển, biến đổi với một tốc độ nhanh chóng. Không có chương trình giáo dục nào theo kịp sự gia tăng tri thức của nhân loại. Chỉ có con đường tự học và sáng tạo mới nhận thức được phát triển, biến đổi của xã hội hiện đại. Do vậy, kiến thức trong nội dung chương trình giáo dục chỉ chọn nội dung cơ bản. Cốt lõi làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực.

    Trong kế hoạch giáo dục cần dành cho việc thực hành. Hoạt động của HS qua đó hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu sáng tạo.. giúp cho người học biết cách phát triển những kiến thức cơ bản, cốt lõi từ hoạt động thực tiễn. Nói cách khác, nội dung dạy học, giáo dục cần đảm bảo tính cơ bản, cốt lõi và hiện đại sao cho phù hợp với người học.

    [​IMG]

    2. Đảm bảo sự tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập

    Kiến thức, kĩ năng là cần thiết để hình thành phẩm chất. Năng lực trong một lĩnh vực nào đó. Chẳng hạn, không có năng lực toán học nếu không có kiến thức về toán học. Không có năng lực sáng tác văn học nếu không có kiến thức về văn học..

    Như vậy, kiến thức, kĩ năng, mới là điều kiện cần để hình thành năng lực, nhưng chưa đủ. Năng lực chỉ hình thành khi kiến thức, kĩ năng được chuyển hóa thành hoạt động của một chủ thể nhất định. Do đó, trong dạy học, người dạy cần tổ chức, hướng dẫn HS tích cực, chủ động huy động kiến thức, kĩ năng vào hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc để giải quyết những tình huống trong thực tiễn.

    Như vậy, với cùng kiến thức, kĩ năng thì năng lực sẽ khác nhau. Tùy theo cá nhân huy động chúng vào các hoạt động ở mức độ nào. Chính điều này phản ánh rằng cùng một môi trường học tập những cá nhân khác nhau sẽ có năng lực khác nhau.

    Biểu hiện: Hứng thú, sự tự giác, khát vọng học tập, nỗ lực chiếm lĩnh nội dung.

    3. Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS

    Để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS. Hình thức tổ chức lớp học chỉ giới hạn ở trong nhà trường sẽ chưa đủ các điều kiện để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. Phẩm chất, năng lực chỉ hình thành một cách tích cực qua hành động, qua trải nghiệm thực tế.

    Do vậy, HS cần được dấn thân vào những bối cảnh thực. Gắn liền thực tiễn cuộc sống. Ở đó, HS có cơ hội để huy động kiến thức, kĩ năng đã được học nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, giáo dục hoặc ứng phó từng bối cảnh của cuộc sống. Nghĩa là, người học phải biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng được học để giải quyết những tình huống thực trong cuộc sống, qua đó người học sẽ được hình thành và phát triển những năng lực cần thiết để tồn tại khi phải đối mặt với cuộc sống.

    Dạy học theo hình thành và phát triển năng lực người học không chỉ chú trọng phát triển các năng lực chung, cốt lõi. Mà còn chú trọng phát triển cả năng đặc thù (môn học và hoạt động giáo dục). Do đó, cần tăng cường gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, ứng dụng trong thực tiễn. Tăng cường việc học tập theo nhóm, cộng tác, chia sẻ nhằm phát triển nhóm năng lực xã hội.

    4. Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp

    Thế giới hiện đại có đặc trưng là sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng trong tất cả các lĩnh vực khoa học và đời sống. Do vậy, mức độ năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế đó cũng ngày càng tăng. Và dĩ nhiên là những kiến thức đơn lẻ được truyền đạt từ GV không còn phù hợp nữa.

    Phải học tích hợp, học phương pháp luận, học cách kiến tạo kiến thức để rèn luyện khả năng kết hợp các nguồn kiến thức khác nhau, HS mới có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống lao động sau này. Có thể thấy, để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, không thể chỉ huy động những kiến thức, kĩ năng đơn lẻ thường gắn với một môn học cụ thể, mà cần phải có năng lực hành động mà ở đó cần phải vận dụng tri thức của nhiều môn học mớ i có thể giải quyết được. Xuất phát từ lí do đó,

    GV cần tổ chức dạy học tích hợp nhằm cung cấp cho HS những kiến thức khoa học gần gũi và có ý nghĩa để vận dụng trong đời sống, sản xuất. Dạy học, giáo dục tích hợp góp phần giảm nhẹ chương trình, giảm sự trùng lặp giữa các môn học, đồng thời bổ sung tri thức giữa các môn học theo phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

    5. Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa

    Dạy học, giáo dục phân hóa là quá trình dạy học nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân người phát triển tối đa năng lực, sở trường, phù hợp với các yếu tố cá nhân, đồng thời cũng đảm bảo các điều kiện để người học có thể học được điều gì, theo mức độ nào, theo hình thức nào, nhịp độ học tập, theo nhu cầu, sở thích cá nhân theo từng người. Cơ sở của dạy học phân hóa là sự công nhận những khác biệt giữ các cá nhân người học: Sự khác biệt về đặc điểm tư duy; phong cách cá nhân; phương pháp học tập; nhu cầu học tập; điều kiện học tập; đặc điểm tâm sinh lý. Thực tế ở nhiều nước cho thấy rằng dạy học phân hóa sẽ giúp HS phát triển tối đa năng lực của từng HS, đặc biệt là năng lực đặc thù.

    Vì thế, nguyên tắc dạy học phân hóa là phân hóa sâu dần qua các cấp học để đảm bảo phù hợp với các biểu hiện hay mức độ biểu hiện của phẩm chất, năng lực hiện có của người học và phát triển ở tầm cao mới sao cho phù hợp.

    6. Kiểm tra, đánh giá theo năng lực là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực

    Để thực thi chương trình giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực, mục tiêu lớn nhất của đánh giá là đánh giá mức độ hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học qua hoạt động.

    Trong quá trình dạy học với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực, HS tham gia một cách tích cực vào các hoạt động nhằm tìm tòi, khám phá, vận dụng kiến thức, kĩ năng để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Do đó, người dạy cần đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học để xác định mức độ tiến bộ so với chính bản thân HS về năng lực. Qua đó phát triển khả năng chịu trách nhiệm với học tập và giám sát sự tiến bộ của bản thân. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học, người dạy có được nhiều dạng thông tin về người học, điểm kiểm tra, động lực, nguyện vọng, sở thích, chiến lược học tập, các hành vi năng lực trong bối cảnh thực tiễn.

    Các thông tin về năng lực người học. Được thu thập trong suốt quá trình học tập. Được thực hiện thông qua một loạt các phương pháp khác nhau. Như: Đặt câu hỏi; đối thoại trên lớp; phản hồi thường xuyên; tự đánh giá và đánh giá giữa các HS với nhau. Giám sát sự phát triển qua sử dụng năng lực. Sử dụng bảng danh sách các hành vi cụ thể của từng thành tố năng lực; đánh giá tình huống; đánh giá qua dự án, hồ sơ học tập (tập hợp các bài tập, bài kiểm tra, bài thực hành, sản phẩm công việc, bằng video, ảnh.. đã hoàn thành một cách tốt nhất).
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng năm 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...