10 người đàn bà làm chấn động thế giới - Bốc Tùng Lâm

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Gương Nga, 26 Tháng chín 2021.

  1. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Võ Tắc Thiên - Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc

    Hai vua lâm triều và ba lần phế Thái tử

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đường Cao Tông tính cách nhu nhược, thiếu chủ kiến. Khi lâm triều, không biết phán đoán tấu sự của hạ thần, phải dựa vào ý kiến của Tể tướng mới nắm được chủ ý. Trước khi Võ Chiếu làm Hoàng hậu, thao túng thực quyền triều đình trong tay bọn lão thần biếm quan, trước tiên là Trưởng tôn Vô Kỵ. Sau khi Võ Chiếu làm Hoàng hậu, rất nhiều việc lớn đều phải bàn bạc với Võ Hoàng hậu mới có thể xác định. Tình trạng nhu nhược này của Cao Tông, thành điều kiện khách quan tốt hơn để Võ thị thực hiện ý đồ chính trị của bà.

    Cuối tháng 6 năm Hiển Khánh thứ 5, sức khỏe Cao Tông không được tốt. Tháng 10, Võ hậu bắt đầu chính thức buông rèm nghe chính sự. Vốn Võ hậu là một bậc nữ lưu, các đại thần dễ bị lôi kéo, rất nhanh chóng thưởng thức sự lợi hại của Võ hậu. Bà xử lý chính sự đều có lý, quả đoán rạch ròi, âm thanh rõ ràng, biểu hiện kiên nghị hơn so với Cao Tông nhu nhược, quả thật là khác nhau một trời một vực. Cao Tông bắt đầu cùng bà bàn bạc chính sự, bà còn có thể gánh gồng những khó khăn, chỉ ra nguyên lý để xử lý. Thoạt đầu bà với Cao Tông chung quyền quyết định, rất nhiều sự việc Cao Tông còn chưa bày tỏ thái độ, thì bà đã quyết định xử trí, thậm chí còn ân uy tự tiện, thái độ kiêu ngạo khởi lên, dần dần Cao Tông không còn trong mắt bà. Cao Tông cảm thấy mất mặt, vì để hiển thị uy nghiêm "Thiên tử" của mình, Cao Tông chưa khỏi bệnh vẫn đề xuất phải thân chinh tiến công Cao Lệ, mặc dù Võ hậu và quần thần khuyên ngăn. Võ hậu đành phái Đại tướng quân Tô Phương Định thống lĩnh quân Đường xuất chinh, nhưng đại bại, lão tướng bị giết ở sa trường, Đường Thái Tông Hoàng thượng thân xuất chinh Cao Lệ kết quả cũng bằng không.

    Bất lực trên chính sự, khiến Cao Tông lười biếng quản lý sự việc, mà chuyển hướng về hậu cung tìm kiếm lạc thú. Và lúc này, Võ hậu lại mang thai. Từ sau khi Vương Hoàng hậu, Tiêu Thục phi bị phế, những phi tần khác của ông đều vì sợ Võ hậu mà không dám thân cận cùng Hoàng đế, khiến ý muốn tìm kiếm lạc thú ở hậu cung của Cao Tông khó thực hiện. Chính lúc này, Hàn Quốc phu nhân - chị của Võ hậu, đã một lần đến ở trong cung. Hàn Quốc phu nhân cùng Hoàng thượng chia cách 8 năm, không hổ là chị của Võ hậu, tuy tuổi quá tứ tuần, vẫn cứ mơn mởn làm động lòng người. Cao Tông ngay lập tức cùng Hàn Quốc phu nhân phục hồi lại quan hệ thân mật 8 năm trước. Sau khi Võ hậu biết được tình trạng này, trên mặt tỏ ra không nghe không hỏi, âm thầm suy nghĩ biện pháp. Không lâu, Hàn Quốc phu nhân chết một cách thần bí, theo truyền thuyết là Võ hậu hại. Để đạt được mục đích, ngay cả chị mình Võ hậu cũng ra tay trừ đi.

    Vì ngăn ngừa Cao Tông và các phi tần quá thân mật, Võ hậu quyết định thay đổi tên gọi toàn bộ phi tần ở hậu cung, đem toàn bộ phi tần hữu danh vô thực đổi làm nữ quan hầu Hoàng đế và Hoàng hậu. Đối với việc này Cao Tông cắn răng nghiến lợi, nhưng lại không có gan dạ phản kháng. Từ đó, ông rất ngại Võ hậu, và bắt đầu có tình cảm vui vẻ với Ngụy Quốc phu nhân cháu kêu Võ hậu bằng dì, con gái của Hàn Quốc phu nhân, đẹp trẻ hơn Võ hậu. Ngụy Quốc phu nhân tin mẹ của mình là do dì hại chết, lòng muốn báo thù, cố ý dùng sắc đẹp chiêu dụ Cao Tông, để được Hoàng thượng quan tâm. Đối với việc này, Võ hậu tỏ ra không có việc gì ngoài mặt, nhưng trong lòng không vui. Thêm vào đó việc chính sự bận rộn, tinh thần không thoải mái, đôi lúc tinh thần hốt hoảng, dường như thường xuyên thấy âm hồn của Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi trở về ám ảnh. Vì thế, bà liền ra lệnh cho đạo sĩ Quách Hành Chân lập đàn tế ở phòng bí mật trong cung, để trục đuổi những hồn ma ấy. Cao Tông biết được sự việc này, đặc biệt là khi Võ hậu và đạo sĩ ở chung trong phòng liên tiếp mấy ngày liền, người ngoài không được vào bên trong, không cầm được tức giận. Cao Tông giận quá không thể nhẫn nhịn, nên cùng Thượng quan nghi lễ Thị lang Tây đài vừa mới nhậm chức Tể tướng bí mật âm mưu phế bỏ Võ hậu. Không ngờ Võ hậu nhanh chóng biết được việc này, nổi giận đùng đùng, xông đến chỗ ở của Cao Tông, trợn tròn đôi mắt, lớn tiếng lên án Hoàng đế, lấy chiếu thư phế hậu chưa khô nét mực xé nát, vứt xuống đất dung chân chà đạp. Cao Tông kinh sợ cứng ngắt như gà gỗ, vừa lo sợ vừa xấu hổ, đổ tất cả cho Thượng quan nghi lễ. Trung thần Thượng quan nghi lễ mới nhậm chức Tể tướng không lâu, bị Võ hậu đày vào ngục uất ức mà chết, hai người con trai cũng bị chém đầu, Trịnh thị mẫu thân già cả và đứa cháu gái của Thượng quan còn nhỏ bị đưa vào cung làm tỳ nữ. Trung Thái tử được Thượng quan nghi lễ tiến cử ngày xưa, trước đã phế, lúc này đang bị giam cầm ở Quý Châu được tặng cho cái chết; các trọng thần có quan hệ thân thiết với Thượng quan nghi lễ, đều bị lưu đày.

    Trước việc xử phạt hàng loạt đại thần như thế, Cao Tông Hoàng đế hoàn toàn đầu hàng. Từ đó, trong triều không ai dám nhắc lại việc này. Hoàng đế thần sắc lơ mơ hốt hoảng lại bị trúng gió lần thứ hai, Võ hậu được đường hoàng danh nghĩa "phò tá Thiên tử long thể không được tốt". Quần thần sợ Võ hậu, phàm khi có triều tấu đều xưng "nhị Thánh". Võ hậu không những nắm thực quyền trong triều, mà trên danh nghĩa cũng được ngang hàng với Cao Tông. Mỗi lần lâm triều, Võ hậu cùng Cao Tông ngồi trên điện, quyết định tất cả việc chính trị, và ngược lại Cao Tông giống như bù nhìn, ngồi trên ngự tòa hoàn toàn không phát biểu ý kiến. Đây chính là điều mà mọi người lúc bấy giờ gọi là "hai Thánh lâm triều".

    Để củng cố quyền thế của mình, không chấp nhận câu nam tôn nữ ti, Võ hậu 2 năm ở Lân Đức đích thân thống lĩnh các quan nữ, cùng Cao Tông đến Tần Sơn, chủ trì đế quốc Đường xây dựng phong thần đại điển lần thứ nhất, đạt đến đỉnh "hai Thánh lâm triều". Sau phong thần đại điển, quan hệ giữa Hoàng đế và Hoàng hậu đã được phục hồi, nhưng Cao Tông vì mất đi quyền lực mà rất đau buồn, chỉ càng thêm yêu thương Ngụy Quốc phu nhân. Ngụy Quốc phu nhân dáng vẻ trẻ đẹp, hoàn toàn không thỏa mãn với tình yêu lén lút như thế, bà đưa ra yêu cầu muốn Cao Tông chính thức phong bà làm quí phi. Võ hậu ngoài mặt tỏ vẻ không ngăn cản, nhưng nhanh chóng mời Ngụy Quốc phu nhân dự buổi tiệc tại nhà Võ thị, đích thân Võ hậu tham gia và Ngụy Quốc phu nhân bị trúng độc mà chết. Võ hậu sử dụng trò bịp giá họa cho người, nói là Võ Thùy Lang thân thuộc đầu độc muốn giết hại mình, mà giết nhầm Ngụy Quốc phu nhân. Như thế, anh họ Võ Thùy Lang ngay lập tức bị giết. Sau đó, ngày 15 tháng 8 năm Hàm Hưởng thứ 5, Võ hậu ra thánh chỉ, gọi Cao Tông là Thiên hoàng, gọi Võ hậu là Thiên hậu. Thánh chỉ "Thiên hoàng Thiên hậu", khiến hiện thực "hai Thánh lâm triều" càng thêm danh chính ngôn thuận.

    "Hai Thánh lâm triều" hoàn toàn không phải là mục tiêu cuối cùng của Võ hậu; mục tiêu cuối cùng của bà là riêng nắm đại quyền, được gọi là vua. Tuy bà chế phục Cao Tông, đồng gọi Thiên hoàng Thiên hậu, cuối cùng không thể lấy thời đại Cao Tông. Và Cao Tông thể chất rất kém, thời gian sống không còn lâu, sau Cao Tông, Thái tử đăng cơ, quá nhỏ tuổi làm sao có thể nắm đại quyền chứ? Vì thế, Võ hậu liền chĩa mũi nhọn đấu tranh đến Thái tử và các Hoàng tử, kỳ vọng cũng có thể chế ngự chúng.

    Võ hậu và Cao Tông trước sau sinh 4 người con: Lý Cường, Lý Hiền, Lý Hiển, Lý Đán. Thái tử Lý Cường chính là đứa con thứ nhất Võ hậu sinh ra ở am ni chùa Cảm Nghiệp. Sau khi ông hiểu việc đảm nhiệm Thái tử, đối với mẫu hậu chuyên quyền, khi dễ phụ thân, lôi kéo kết bè kết đảng. Ông là một thanh niên ảnh hưởng tư tưởng nhà Nho rất nặng, đồng tình và bảo vệ phụ hoàng. Vì để giúp phụ hoàng thoát khỏi nghịch cảnh, chính ông đoàn kết thế lực bảo thủ trong quí tộc phản đối mẫu hậu, từ đó mà trở thành lãnh tụ chính trị phản Võ hậu. Tình cảm của Võ hậu đối với đứa con lớn rất sâu nặng, thấy con trai phản đối mình rất đau lòng, trăm phương ngàn kế hy vọng hàn gắn vết nứt giữa hai mẹ con. Bà tự mình chọn phi cho Thái tử, chọn con gái của Ti vệ Thiếu khanh Dương Tư Kiệm. Nhưng trước ngày thành hôn, cô ta tư thông với Vũ Mẫn, người con trai đẹp nhất Trường An, anh em với Ngụy Quốc phu nhân. Kết quả, hôn ước của Thái tử bị hủy bỏ, Vũ Mẫn bị đày đi, Võ hậu phái người đi áp giải giết chết giữa đường, bỏ thây ở đồng hoang. Thời xưa, Võ hậu bức bách Cao Tông phế bỏ Tiêu Thục phi, Nghĩa Dương công chúa và Tuyên Thành công chúa – hai người con gái của Tiêu phi cũng bị ở trong cung cấm suốt 19 năm sau khi mẫu thân chết. Thái tử Lý Cường biết được em cùng cha khác mẹ của mình bị bức bách như thế, lớn giọng tấu lên Võ hậu, đề xuất yêu cầu ngay lập tức thả hai công chúa ra.

    Võ hậu vì muốn giữ quan hệ giữa bà với Lý Cường, không muốn vì việc này mà tranh chấp cùng Thái tử, nên phá lệ đồng ý, cho hai công chúa ra khỏi cung. Hai công chúa cảm kích Thái tử Lý Cường không hết. Ngày 13 tháng 4 năm Hàm Hưởng thứ 6, khi Thái tử Lý Cường cùng phụ hoàng và mẫu hậu vào ăn cơm trưa, bỗng nhiên thân thể không khỏe. Sau khi ăn cơm không lâu, toàn thân liền bị co rút, chết ở cung Điện Vân. Đối với cái chết của Thái tử, có rất nhiều truyền thuyết. Có thuyết nói vì Thái tử phản đối mẫu hậu, mà bị Võ hậu độc sát. Cách nói của thuyết này không đáng tin lắm. Theo sử sách ghi lại thì Thái tử Lý Cường bị mắc bệnh lao phổi, ngày càng thêm nặng, cuối cùng dẫn đến cái chết năm 24 tuổi. Lại nói, khi Thái tử Lý Cường chết, Thiên hoàng Thiên hậu đều rất đau buồn. Ngày thứ hai sau cái chết của Lý Cường, Cao Tông đề xuất thoái vị, các tể tướng phản đối dữ dội; Thiên hậu cũng bỏ triều 3 ngày, trà cơm khó nuốt, cái chết của Thái tử, khiến lòng bà vạn phần đau khổ.

    Sau cái chết của Lý Cường, Lý Hiền được lập làm Thái tử, năm 22 tuổi. Lý Hiền khỏe mạnh đẹp trai, văn võ song toàn, rất được Thiên hoàng Thiên hậu yêu thích. Nhưng, Lý Hiền lại không thích mẫu hậu, trong các truyền thuyết có một lý do. Phần trước nói, khi xưa Võ hậu hãm hại Vương Hoàng hậu, đã từng giết chết cô công chúa. Sau cái chết của cô công chúa 11 tháng, Võ hậu sinh ra một Hoàng tử, chính là Lý Hiền. Người trong cung nói: Khi Võ Chiêu Nghi mang thai, Cao Tông từng sủng ái Hàn Quốc phu nhân chị của bà. Trong một năm liền sinh hai thai dường như quá dày, mọi người không tin tưởng lắm. Cho nên trong cung lúc bấy giờ bàn tán xôn xao mẹ của Lý Hiền không phải là Võ Chiêu Nghi mà là Hàn Quốc phu nhân, và Hàn Quốc phu nhân lại bị Võ hậu giết chết. Lời truyền như thế, tạo thành bi kịch bất hòa giữa mẹ con Võ hậu và Lý Hiền ngày sau. Ngày nay, Lý Hiền tuy được lập làm Thái tử, nhưng ông ta vẫn cứ cho rằng, Thiên hậu ngay cả con gái do mình sinh ra còn có thể giết hại, làm sao có thể để con trai của chị bà tiếp thừa ngôi vị Hoàng đế? Võ hậu phát hiện con trai và mình có khoảng cách, muốn dùng biện pháp cứu vãn, nhiều lần gọi Thái tử vào cung, Lý Hiền đều mượn cớ thoái thác. Lý Hiền thông minh học giỏi, đồng tình với cảnh ngộ của phụ hoàng. Sau khi Lý Hiền được lập làm Thái tử, thì triệu tập học giả chú thích "Hậu Hán thư" của Phạm Diệp, dùng Lữ hậu chuyên quyền, Lữ thị loạn chính, mượn xưa chê cười nay, phản đối việc làm và ngoại tuế (Võ thị) chấp chính của mẫu hậu. Đối với việc này Võ hậu đã đau lòng lại ghi hận. Khi Thiên hoàng Thiên hậu ở Đông Đô, ở Trường An Thái tử Lý Hiền trị nước, xử lý chính vụ ngăn nắp gọn gàng. Và thái độ của Lý Hiền đối với Võ hậu cũng ngày càng lạnh nhạt. Thiên hậu làm nỗ lực cuối cùng, muốn cùng Thái tử Lý Hiền nói chuyện vui vẻ với nhau, nhưng Lý Hiền ngay cả gặp mặt bà cũng không bằng lòng, lại phái người ngầm giết Minh Sùng Nghiễm, thuật sĩ được sủng ái bên cạnh Thiên hậu. Sự việc bại lộ, Võ hậu không nhẫn nại được, phạt Lý Hiền làm thứ dân, và đuổi đến Ba Châu. Sau đó bức bách khiến Lý Hiền tự sát.

    Cao Tông Hoàng đế vốn muốn những người con trai có tài năng bảo vệ Vương triều nhà Lý, không ngờ Lý Cường, Lý Hiền liên tiếp bị hại, hiện tại chỉ có thể lập Lý Hiển làm Thái tử. Ở trong buồn phẫn mất hy vọng, tinh thần Cao Tông sụp đổ. Năm 683, sau khi Lý Hiển được lập làm Thái tử không lâu, Cao Tông uất ức mà chết. Lý Hiển tiếp vị, lấy hiệu là Trung Tông. Trung Tông là người không học võ chẳng học văn, ngu xuẩn không tài năng. Trung Tông muốn phong Vi Huyền Trinh – cha của Vi thị Hoàng hậu làm Tể tướng, bị sự phản đối kiên quyết của các Đại thần Bùi Viêm v. V.. Trung Tông lại tỏ rõ: "Thiên hạ là của trẫm, chỉ cần trẫm muốn, thì thiên hạ đều giao cho trẫm, lại có gì mà không thể được?" Võ hậu nghe được giận dữ. Trung Tông chỉ ngồi trên bảo tòa Hoàng đế được 44 ngày, thì bị Võ hậu giáng xuống làm Lư Lăng vương. Võ hậu đổi lập Lý Đán, đứa con trai nhỏ nhất của mình làm Hoàng đế, lấy hiệu là Duệ Tông. Lý Đán thì giống như Cao Tông tính tình nhu nhược. Thấy gương của ba người anh, Lý Đán không muốn làm Hoàng đế. Dưới sự quán thúc và uy quyền của Võ hậu, Lý Đán làm Hoàng đế, thực ra là một bù nhìn hoàn toàn.

    --Còn nữa--
     
    Anh Đào Xứ thích bài này.
  2. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Võ Tắc Thiên - Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc

    Đổi niên hiệu lên ngôi và hăng hái muốn giúp nước

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Võ hậu biết Duệ Tông vô đức vô tài, không có nhiều triển vọng, nên cũng không hy vọng gì đối với ông ta. Vả lại chỉ là Hoàng đế trên danh nghĩa, tất cả đại sự quốc gia, đều do Thái hậu nhiếp chính. Võ hậu trọng dụng người trong gia tộc Võ thị, toàn bộ phong làm Chúa công, và xây dựng Từ đường ngũ đại Võ thị ở Văn Thủy quê hương. Hàng loạt biện pháp này là để bà chính thức lên bảo tòa Hoàng đế danh chính ngôn thuận. Tuy bà đã chấp chính gần 20 năm, là chủ một nước trên thực tế, nhưng vì bản thân là nữ mà lên ngôi vị Hoàng đế, nên còn nhiều trở lực.

    Trước tiên là Đại thần Từ Kính Nghiệp, ngày 29 tháng 9 năm 684, giúp Lư Lăng vương, viết "hịch tấn công Võ thị", ở Dương Châu khởi binh phản Võ. Võ hậu lập tức dùng Lý Hiếu Dật làm Đại tướng quân, thống lĩnh 30 vạn binh đi tấn công Từ Kính Nghiệp. Tể tướng Bùi Viêm phản đối dùng binh, chủ trương hoãn chinh, đã tấu trình với Võ hậu: "Hoàng đế lớn tuổi, không nên tham chính nữa. Nếu Hoàng đế giao trả triều chính cho Duệ Tông, quân phiến loạn ắt sẽ không gây chiến nữa". Đối với việc này Võ thị rất nổi giận. Lúc bấy giờ có người mật báo cháu của Bùi Viêm tham gia phản loạn, tố cáo Bùi Viêm có ý phản; vì thế Võ hậu bỏ ông ta vào ngục, sau đó chém đầu ở Đô Đình. Võ hậu đem quân tấn công Từ Kính Nghiệp chỉ trong 44 ngày. Toàn quân bị tan rã và Từ Kính Nghiệp bị giết chết.

    Năm Thời Cách thứ 4, Việt vương Lý Trinh, quan chép sử Dự Châu và Lang nha Vương Lý, quan chép sử Bác Châu, con trai của ông ta lại tiếp tục khởi binh phản Võ. Võ hậu ngay lập tức phái binh trấn áp, nhanh chóng dập tắt. Tiếp đó, Lý Đường tôn thất và hàng loạt cựu thần quí tộc bị tiêu diệt, địa vị Võ hậu càng thêm vững mạnh.

    Để phụ nữ làm Hoàng đế một cách danh chính ngôn thuận, Võ hậu tiến hành một loạt sửa đổi. Bà trước tiên đổi Đông Đô Lạc Dương làm Thần Đô, tiếp theo đổi tên Đường bách quan, sau đó sửa đổi lễ nghi phong kiến. Theo truyền thống qui định tế lễ trời đất đều là việc của người nam chủ trì, bà lại thống lĩnh tiên chủ nắm việc tế lễ. Truyền thống qui định cha mất, con để tang ba năm, mẹ mất, con để tang một năm; Võ hậu qui định mẹ mất, con phải để tang ba năm giống như cha mất. Biện pháp này đề cao địa vị lễ chế của người phụ nữ, trên thực tế chính là đề cao địa vị của bà trong tâm trí chúng thần triều đình, từng bước tạo ra một hình tượng nữ Hoàng đế. Vì để khiến bà đăng cơ làm nữ Hoàng có cơ sở đạo đức, lý luận nhất định, Vũ Thừa Tự, cháu họ của bà, cho người dâng lên bia đá có khắc "Thánh mẫu lâm nhân, vĩnh xương đế nghiệp" (Thánh mẫu gần người, nghiệp vua mãi mãi hưng thịnh), nói nhận được ở Lạc Thủy, thực chất là biểu dương Võ hậu đăng cơ. Phần phụ trong "Đại Vân kinh" của Phật giáo có đoạn sấm văn, Thích Ca Mâu Ni Phật nói với Tịnh Quang Thiên Nữ: "Ngươi sẽ giáng sinh ở nhân gian, trở thành Nữ hoàng, mọi người trong thiên hạ đều sùng bái qui thuận". Võ hậu như nhận được ngọc quí, vì thế ra sức hoằng dương Phật giáo, áp chế Đạo giáo bị ảnh hưởng sâu nặng tư tưởng Nho giáo. Lợi dụng lúc bấy giờ Phật giáo mở rộng Đông truyền, trong xã hội thịnh hành tín ngưỡng Phật Di Lặc. Các thuộc hạ của Võ hậu đi khắp nơi rao truyền Võ hậu chính là Di Lặc tái thế.


    [​IMG]

    Vì thế, truyền nói "Thái hậu là Bồ Tát Di Lặc xuống trần", nhanh chóng truyền khắp thiên hạ. Cứ như thế, Võ hậu đăng cơ có thể có căn cứ. Để tránh tiếng xấu soán ngôi nhà Đường, Võ hậu cho đi khắp nơi truyền nói Tổ tiên của mình chính là Châu Võ vương, nếu như bà làm Hoàng đế chính là "phục hưng Châu Võ", Thị ngự sử dẫn 900 người Du Nghệ, dâng biểu lên, thỉnh Võ hậu tự làm Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Châu. Võ hậu giả vờ không hứa, lại nhanh chóng đề bạt người Du Nghệ. Tiếp đó, bách quan tôn tuế, bá tánh xa gần, Sa môn Đạo sĩ, hợp diễn ra hơn 6 vạn người liên danh dâng biểu xin Võ hậu làm Hoàng đế đổi quốc hiệu là Châu. Trước tình huống này, Đường Duệ Tông cũng đành chấp nhận và dâng biểu xin thoái vị. Vì thế, ngày 9 tháng 9 năm 690, Võ hậu phế bỏ Duệ Tông, đổi quốc hiệu là Châu, đổi niên hiệu Thiên Thọ, thêm tôn hiệu là Thần thánh Hoàng đế. Như thế, Võ hậu trải qua mưu kế tinh xảo 36 năm, cuối cùng leo lên bảo tòa Vương triều phong kiến, chính thức trở thành nữ Hoàng đế thứ nhất trong lịch sử Trung Quốc.

    Từ khi lên làm Hoàng đế trong hơn 30 năm về sau, bà không dùng thủ đoạn với những kẻ đả kích mình, hoặc trấn áp những thần thuộc diện phản đối mình. Một khi đạt đến mục đích, bà liền hăng hái giúp nước, đổi mới sự tệ hại nhà Đường, tạo một quốc gia cường thịnh, thành tựu củng cố trên khách quan và phát triển "chính trị Trinh Quán". Làm cơ sở tốt đẹp để xây đắp "khai nguyên thịnh thế" (mở đầu đời hưng thịnh) của Đường Huyền Tông, mở mang con đường phồn vinh và phát triển kinh tế của xã hội phong kiến Trung Quốc.

    Trước khi Võ hậu đăng cơ xưng đế, đối mặt khiêu chiến với Lý thị tôn thất, quí tộc và Đại thần phân tướng, bà sử dụng hai biện pháp: Một là nghiêm khắc trấn áp phái phản đối, hai là đề bạt số lớn thứ tộc địa chủ làm quan, bồi dưỡng hàng loạt quan lại trung với mình. Để thay đổi quan niệm danh gia cũ, bà thủ tiêu "Thị tộc chí" viết thời Thái Tông, đặt khác thời đại "họ Thị lục". Lấy gia tộc Hoàng hậu làm đệ nhất đẳng, ngoài ra luật lấy sự cao thấp quan chức làm tiêu chuẩn, phân thành 9 đẳng. Xuất thân từ binh sĩ mà lập quân công, cũng có thể cùng với hàng gia thế đại tộc ở trong cùng một đẳng cấp.

    Như thế, lấy công trạng đặt quan chức, lấy quan chức phân cao thấp, quan chức tốt đẹp so với môn đệ. Việc làm này ở thời điểm ấy có tác dụng tiến bộ nhất định. Võ hậu ngoài việc dùng Tể tướng ba tỉnh ở Nam Nha xử lý việc nước, còn triệu tập hàng loạt "trí thức văn học" trong cửa Bắc thành, tham gia bàn bạc việc nước, tập hợp trí tuệ, biên soạn sách vở. Lúc bấy giờ mọi người gọi là "học sĩ cửa Bắc", trên thực tế chính là Đoàn quân sư của Hoàng đế, tương đương với Đoàn cố vấn nguyên thủ, Tổng thống quốc gia phương Tây hiện đại. Thời kỳ Võ hậu làm chính trị, còn phát minh "hộp đồng".

    Đây là một cái rương (hòm) đồng được chế tạo đặc biệt, 4 mặt của rương có 4 lề sách bỏ vào, phân biệt là "kiến nghị", "tự tiến", "minh oan", "bí mật", có điểm rất giống hộp thư ý kiến, hộp thư báo hiện nay. Không kể là quan lại hay bá tánh, đều có thể nhét thư từ vào trong đó. Điều này mở đầu chế độ báo cáo của quần chúng trong lịch sử, các triều đại sau như Lý Đường, Triệu Tống v. V.. đều dùng theo chế độ như thế, mãi đến chính phủ địa phương Tây Tạng triều Thanh, cũng còn sử dụng hộp đồng.

    Bắt đầu triều Tùy, sáng lập chế độ khoa cử trong lịch sử Trung Quốc. Triều Đường kế thừa và tăng thêm khoa mục thi cử, chọn được rất nhiều nhân sĩ. Hình thức lúc bấy giờ là mỗi địa phương cử người đến kinh thành dự thi, do quan chủ khảo đánh giá quyết định cuối cùng chọn lấy danh sách. Năm thứ nhất Võ hậu lên ngôi vị Hoàng đế (Thiên Thọ nguyên niên, tức năm 690), vì nguyện vọng có đầy đủ thứ tộc địa chủ làm quan, bà phát triển thêm chế độ khoa cử, triệu tập thí sinh đạt yêu cầu đến trước điện, do Hoàng đế đích thân xét hỏi lại một lần, sáng tạo ra nền nếp "điện thí" (kỳ thi trước điện).

    Hoàng thượng đích thân chủ trì điện thí, nói rõ việc xem trọng khoa cử, tăng thêm tính cách nghiêm trang của kỳ thi, lại tăng thêm sự cảm nhận vinh quang đối với thí sinh, cảm thấy mình là "môn sinh Thiên tử" (học trò của vua), sẽ thêm trung quân ái quốc. Hai năm Trường An, Võ Hoàng đế tuổi già (năm 702), ngoài kỳ điện thí khoa văn, bà lại tạo ra khoa võ, không riêng tuyển chọn quan quân, đặc biệt trong đó tuyển chọn nhân tài tướng soái, để tăng mạnh lực lượng quốc phòng, đích thực bảo vệ an toàn quốc gia. Bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh, đều tiếp thừa chế độ khoa võ mà bà khai sáng. Có thể thấy nhãn quang của Võ Hoàng đế nhìn rất xa, khó có triều đại đế vương nào có thể theo kịp.

    Võ thị làm Hoàng đế không lâu, đầu xuân mỗi năm ra ngoài cung cử hành nghi thức nghề dâu tằm – Hoàng đế cày ruộng, Hoàng hậu lễ Thần tằm. Vì năm 20 tuổi, bà đưa ra 12 việc lập thệ, việc thứ nhất là "khuyên trồng dâu, xem nhẹ lao dịch văn phú", phát triển sản xuất, bảo vệ chế độ quân điền (chia ruộng đồng đều), ức chế thôn tính, bảo vệ tài sản bá tánh. Bà đích thân chủ biên bộ "Triệu nhân bổn nghiệp ký" (Điềm được mùa của nghề nông) về nghề nông, trở thành sách nông nghiệp được xem trọng trong các thời đại nhà Đường. Bà còn đích thân soạn bộ sách "Thần quỹ" (Phép tắc của bề tôi), tổng cộng 10 chương, trong đó hai chương "Liêm khiết", "Lợi nhân", nhấn mạnh "cái gốc của việc dựng nước, tất ở nông dân. Tư tưởng của trung thần là người lợi nhân, việc ở khuyến nông".

    Võ Hoàng đế còn xem trọng đồn điền biên phòng nơi quan trọng, không chỉ phát triển sản xuất nông nghiệp, mà còn củng cố quốc phòng. Thành tích đồn điền của Lâu Sư Đức ở Hà Thao, Quách Nguyên Chấn ở Cam Túc, Hắc Xỉ Thường ở Hà Nguyên đều rất nổi bật. Ngoài ra, Võ thị còn đốc thúc quan dân địa phương xây dựng thủy lợi, giữ gìn ngăn ngừa tai họa. Kinh tế xã hội thời kỳ Võ Hoàng đế rất phát triển, trật tự xã hội cũng an toàn ở mức độ nhất định. Nhân khẩu toàn quốc ba năm sau khi Thái Tông chết (năm 652) là 380 vạn nhà, đến Thần Long nguyên niên (năm 705) đã tang đến 615 vạn nhà, so với nhân khẩu đầu nhà Đường tăng thêm gần gấp đôi.

    Võ Hoàng đế tuy là nữ, nhưng lại rất quan tâm đối với quân sự quốc gia, biên phòng đế quốc. Từ khi bà làm Hoàng hậu chấp chính xâm chiếm trăm sông, thời kỳ bà thống trị bài trừ sự quấy nhiễu của dân tộc du mục đối với trung nguyên, quan hệ tốt với dân tộc thiểu số chung quanh nước Đường. Có một thời gian, quan hệ của Đường và các dân tộc thiểu số như Thổ Phiên, Đột Quyết, Khế Đan căng thẳng, Võ Hoàng đế sử dụng biện pháp giải quyết nguồn lính như mộ lính, phát nô, đoàn kết tổ chức binh lính, thông qua đồn điền giải quyết vấn đề vận chuyển nguồn lương thực. Trường Thọ nguyên niên (năm 692), Võ Hoàng đế lợi dụng cơ hội nội loạn Thổ Phiên, ra lệnh Vương Hiếu Kiệt – Tổng quản quân võ uy tiến đánh Thổ Phiên, thắng lợi lớn, hồi phục và xây dựng lại 4 thành Quy Tư, Vu Điền, Sơ Lặc, Toái Diệp, củng cố biên phòng phía Tây đế quốc Đường, xác lập đế quốc Đại Đường thống trị Nam Bắc Tây Sơn, trùng tân khai thông con đường mua bán một đoạn giữa theo hướng Trung Á Tây Á, xúc tiến giao lưu kinh tế, văn hóa trong ngoài.

    Thời kỳ Võ Hoàng đế chấp chính, đối với việc xây dựng văn hóa cũng được xem trọng hơn, đích thân khởi xướng biên soạn văn quan trọng. Bà triệu tập các nhà Nho như Châu Tư Mậu, Phạm Lũ Băng, Vệ Kính Nghiệp ở nội cấm điện biên soạn "Huyền Lãm", "Cổ kim nội phạm", mỗi loại 100 quyển, "Thanh cung kỷ yếu", "Thiếu dương chánh phạm", mỗi thứ 30 quyển, "Đuy thành điển huấn", "Phụng lâu tân giới", "Hiếu tử truyện", "Liệt nữ truyện", mỗi thứ 20 quyển. Bà triệu tập rất nhiều văn sĩ biên tập bộ Đại bách khoa toàn thư thứ nhất trên thế giới, tức "Văn quán từ lâm" 1000 quyển, "Tam giáo (Nho Giáo, Phật giáo, và Đạo giáo) châu anh" 1300 quyển. Chính Võ Hoàng đế cũng là một nhân vật đa tài đa nghệ, bà tự mình trước tác "Thùy cung tập" 100 quyển và "Kim luân tập" 10 quyển, đáng tiếc đã thất truyền. Bà tự chế "Đại nhạc", đã từng dùng 900 người vũ công diễn tấu. Bà tự làm thơ "Như ý nương", tình cảm mềm mỏng uyển chuyển, rất đáng ngâm vịnh. Thơ rằng:

    Khán chu thành bích tư phân phân,

    Tiều tụy chi li vi ức quân.

    Bất tín tỉ lai trường hạ lệ,

    Khai tương nghiệm thủ thạch lựu quần.

    Tạm dịch:

    Thấy đỏ thành xanh nghĩ xôn xao,

    Tiều tụy tan tác làm nhớ vua.

    Bất tín trông nay lệ chảy dài,

    Mở hòm (rương) xét thấy váy phụ nữ.

    Do Võ Hoàng đế rất yêu thích thi từ khúc điệu, vì thế thời kỳ bà thống trị, thơ, văn, tiểu thuyết, sử học triều Đường, xuất hiện nhiều nhất, có thể nói là thời kỳ đại phát triển văn hóa Trung Quốc.

    --Còn nữa--
     
    Anh Đào Xứ thích bài này.
  3. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Võ Tắc Thiên - Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc

    Giao chức vụ cho hiền thân

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sau hơn 30 năm củng cố địa vị, Võ Chiếu không từ một thủ đoạn độc ác nào, cuối cùng lên ngôi Hoàng đế, thống trị Đại Đường 50 năm, rất có mưu lược và mưu mô thủ đoạn, có bản lĩnh chế ngự quần thần, biết người dùng người. Chính do điểm này mà nhận được sự ca tụng và công kích của sử gia các thời đại và bá tánh bình dân, khen chê không thống nhất. Đối với thần quan ân uy đều trọng, thực thi cả cứng lẫn mềm. Một lần, bà triệu tập quần thần, nói với họ: "Trẫm theo Cao Tông hơn 20 năm, quan tước các khanh giàu có đều là trẫm cho. Thiên hạ an lạc, trẫm trưởng dưỡng. Và tiên đế bỏ quần thần, đem thiên hạ giao cho trẫm. Trẫm không lo cho thân, hết lòng thương yêu bá tánh, trách nhiệm của trẫm đối với bá tánh quá nặng nề. Thế mà những người vì quyền lợi riêng tư rắp tâm làm phản như Bùi Viêm, Từ Kính Nghiệp, Vu Đỉnh. Buộc lòng trẫm phải đem quân tiêu diệt, các khanh lấy đó làm gương, phải hết lòng phụng dưỡng trẫm, không làm thiên hạ cười!". Lời huấn thị này, phân nửa là hăm dọa, phân nửa là khuyên bảo, quần thần cúi đầu, không dám nhìn lên, đều nói: "Chỉ bệ hạ sai khiến!"

    Võ Hoàng đế rất mẫn cảm đối với cử động của quần thần. Để phòng ngừa mưu phản, bà đặt hộp đồng ở trên Đường triều, những người mật báo nhét văn thư vào trong đó. Và qui định người có báo cáo mật, "sẽ được vào đến chỗ vua chúa, dù là nông phu tiều nhân đều được triệu kiến", bất kỳ quan viên nào không được tra hỏi, vả lại phải dùng ngựa trạm đưa đến kinh thành, dọc đường còn phải căn cứ tiêu chuẩn phần ăn của quan ngũ phẩm mà cung cấp cơm ăn. Xem xét cáo mật thật, phong quan tặng lộc; cáo mật không thật, hoàn toàn không phản lại. Như thế, có ích cho việc nêu báo người hư, cũng có khả năng báo thù tư riêng, hãm hại người tốt. Vì thế, ngọn gió cáo mật khởi lên hưng thịnh, trên dưới triều đình, ai cũng phập phồng lo sợ. Hàng loạt quan viên triều đình vô tội bị liên lụy, có một thời gian, triều thần mỗi lần lên trước triều, đều phải chia biệt cùng người nhà.

    Để trấn áp phái phản đối, trong thời kỳ Võ Hoàng đế chấp chính, Tiên hậu trọng dụng hàng loạt quan lại tàn ác nổi tiếng như Võ Tam Tư, Võ Thừa Từ, Châu Hưng, Lai Tuấn Thần, Sách Nguyên Lễ, Binh Thần Tích.. để pháp luật nghiêm ngặt, thực hiện khủng bố thống trị. Châu Hưng, Lai Tuấn Thần, Sách Nguyên Lễ là những quan lại tàn ác khét tiếng, có người hoàn toàn vô tội, tìm kiếm gom góp thành tội. Hình phạt tàn khốc họ sử dụng danh mục rườm rà, người bị phạt chỉ cần xem hình cụ, thì muốn thừa nhận ngay bất kỳ tội danh nào, để cầu tránh dùng hình phạt. Lai Tuấn Thần và bộ hạ của ông còn chuyên môn viết quyển "La tích kinh" (Con đường tìm kiếm tích góp), giới thiệu các hình thức tra tấn kết tội. Nổi tiếng là Địch Nhân Kiệt, Ngụy Nguyên Trung, đều đã từng lấy tội mưu phản bỏ ngục, giết hại. Võ hậu trọng dụng 23 quan lại tàn ác nổi tiếng, trong đó Lai Tuấn Thần, Châu Hưng, Sách Nguyên Lễ mỗi người đã từng giết vài ngàn người. Đường thất tôn quí bị họ giết hại khoảng vài tram người, quyền thần bị diệt tộc cũng có vài trăm nhà. Tướng nổi tiếng bách tế nhân (giúp 100 người) Hắc Xỉ Thường, người Cao Lệ lo việc quân sự không can thiệp vào chính sự, cũng bị Châu Hưng tìm kiếm tích góp tội danh mà giết oan. Các quan lại tàn ác càng giết càng hăng, thậm chí dòm ngó chú ý đến đám quyền quý thân tộc của Võ thị, vì thế trở thành đối tượng bị công kích.

    Võ Hoàng đế thấy được "hình phạt tàn bạo như thế" đã đạt được mục đích, dập tắt sự bất mãn đối với một số quan lại, bèn chuyển tay xử tội giết các quan lại tàn ác Châu Hưng, Lai Tuấn Thần, "xóa sạch sự căm phẫn của dân chúng". Phương pháp Võ thị sử dụng là lấy quan lại tàn ác trị quan lại tàn ác.

    Năm Thiên Thọ thứ 2 (năm 691), có người báo mật Châu Hưng và Binh Thần Tích thông mưu làm phản, Võ thị tuy không tin, nhưng vẫn cứ ra lệnh cho Lai Tuấn Thần thẩm tra. Lai Tuấn Thần bèn làm thẩm, nói với Châu Hưng: "Tù nhân không thừa nhận, thì sử dụng biện pháp nào?" Châu Hưng nói: "Việc này rất dễ! Lấy chum lớn, cho tù nhân vào trong đó, để lửa than chung quanh nướng, việc gì không thừa nhận!" Vì thế Lai Tuấn Thần tìm một cái chum lớn, căn cứ theo phương pháp của Châu Hưng nói, dùng lửa than đỏ để chung quanh, sau đó bảo Châu Hưng: "Có cáo trạng bên trong tố cáo ông, mời ông vào trong đây". Châu Hưng hoảng sợ, cúi đầu chịu tội. Lai Tuấn Thần dùng phương pháp "đạo trị người trị mình" nghiêm trị giết Châu Hưng. Người sau có câu thành ngữ "Mời anh vào chum". Lại lập một hộp thiếc cáo mật, thông qua hộp thiếc cáo mật mà cáo lên. Tố cáo những quan lại tàn ác lúc bấy giờ để trị tội. Theo truyền thuyết, khi tên quan lại tàn ác Lai Tuấn Thần chết, gia đình những người thù hận kéo đến, tranh giành thi thể ông ta để rửa hận, trong nháy mắt móc con ngươi, bóc da mặt, mổ bụng lấy tim, đạp nát như bùn. Võ Hoàng hậu thấy tình hình thuận nước xuôi buồm, liền ra lệnh ghi chép tội trạng của những quan lại tàn ác và xử tội diệt tộc.

    Võ Hoàng đế tuy đã xử chết các quan lại tàn ác Châu Hưng, Lai Tuấn Thần và bắt đầu thực hiện chính sách khoan hồng, nhưng ngọn gió cáo mật lúc bấy giờ chưa hoàn toàn ngưng hẳn. Nguyên đán năm Trường Thọ thứ 2, Thái tử Lý Đán trong nghi thức Hoàng đế tế trời bị lạnh nhạt, nguyên nhân do Á Hiến người nối ngôi Hoàng đế bị Ngụy vương Võ Thừa Từ chiếm đoạt. Sáng sớm ngày hôm sau, Lưu thị và Đậu thị phi của Thái tử vào cung chúc Tết Võ Hoàng đế, không hiểu vì sao mất tích, Thái tử tra tìm tung tích của hai phi, Hoàng đế ra lệnh không cần phải tiếp tục tra hỏi việc này. Nguyên vì sự mất tích bí mật của hai phi, là một tì nữ theo hầu được Hoàng đế tin tưởng mật báo hai phi nguyền rủa chỗ tinh vi của Hoàng đế. Năm người con của Thái tử cũng bị bỏ vào trong cung cấm. Triều thần thấy được Hoàng đế có ý muốn lập con cháu Võ thị làm người nối ngôi, cố ý vu cáo Thái tử mưu phản.

    Khi quan lại tàn ác đến Đông cung thẩm vấn người thân cận Thái tử, các gia bộc và hoạn quan đều thấy đây là việc ma vương giết người nên sợ hết hồn vía, ngay lập tức đồng thanh thừa nhận cùng Thái tử mưu phản, để mong tránh được hình phạt tàn khốc, chỉ có một thợ thủ công tên là An Kim Tàng, không tiếc thân mình để chứng minh sự trong sạch của Thái tử. Cuối cùng Hoàng đế cảm động, không cho tiếp tục tra tìm, và dặn Thái tử phải đối xử thật tốt với An Kim Tàng. Sau đó Duệ Tông được phục hồi, An Kim Tàng được phong làm Đại quốc công, lưu danh sử xanh. Tất cả những việc này nói rõ, Võ Hoàng đế mãi tin tưởng người cáo mật, cũng phản ánh sự thống trị của các quan lại tàn ác lúc bấy giờ rất là đáng sợ. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến Võ thị bị người đời sau mắng chửi.


    [​IMG]

    Võ Hoàng đế tuy sử dụng sự thống trị của quan lại tàn ác, giết bừa bãi nhiều quan viên, nhưng cũng lựa chọn và sử dụng hàng loạt quan hiền tướng tốt. Bà có thể nghe theo can gián, khéo phát hiện tri thức có tài, đối với quan viên một mực chính trực, chỉ cần không có ý mưu phản, bị quan lại tàn ác và thân tín hãm hại, bà cũng có thể bảo vệ và sử dụng. Cho nên, trong triều đình có hàng loạt quan lại hết lòng vì bà. Trước sau bà sử dụng 75 vị Tể tướng, 29 người xuất thân sĩ tộc, 35 người xuất thân thứ tộc, 3 người thông qua người thân che chở, và 27 người thông qua khoa cử mà vào. Tể tướng nổi tiếng trong đó có Lý Chiêu Đức, Ngụy Nguyên Trung, Đỗ Cảnh Kiệm, Địch Nhân Kiệt, Diêu Tông, Trương Đông Chi.. Tướng bên cạnh nổi tiếng có Đường Hưu Cảnh, Lâu Sư Đức, Quách Nguyên Chấn.. Võ Hoàng đế sáng suốt biết người và khéo dùng người. Lạc Tân Vương một trong "tứ kiệt sơ Đường", khi tham gia phản loạn với Từ Kính Nghiệp ở Dương Châu, đã từng đích thân soạn viết "Hịch tấn công Võ thị", chỉ trích Võ thị: "Tính chẳng hòa thuận, địa vị thấp hèn.. giết chị giết anh, giết vua, thuốc độc mẹ, thần dân đều ghét, trời đất không dung". Bà vừa xem vừa khen "nét bút đẹp", "kỳ tài kỳ tài", và hỏi quan quân hai bên: "Hịch văn này là của ai làm?" Khi báo cáo là "bút tích của Lạc Tân Vương", Võ thị tiếc nói: "Có tài văn như thế này, mà không sử dụng được, đây chẳng lẽ không phải là lỗi của Tể tướng sao?" Sử quan Vương Cập Thiện trưởng phủ Đại đô đốc Ích Châu, vì già bệnh cho hưu. Võ Hoàng đế thấy ông có tài cho rằng để Vương Cập thiện giữ chức thứ sử là đại tài tiểu dụng, bèn giữ lại trong triều, cho làm Tể tướng.

    Võ thị là người trọng dụng rất nhiều người trong gia tộc, nhưng nếu như không có tài năng hoặc làm hỏng việc, bà chiếu theo đó mà trừng trị. Tôn Tần Khách là con trai của người chị theo Võ Hoàng đế, khuyên Võ hậu đổi Đường làm Châu, được nâng lên làm nội sử. Sau đó vì cố tham vật trộm, chiếu theo đó bị đày mà chết. Võ Thừa Tự cháu trai của Võ Hoàng đế làm Tả tướng văn xương, bình thường đả kích khác biệt, có tâm không kỷ cương. Lý Chiêu Đức mật tấu: "Thừa Tự cháu của Bệ hạ, lại là vua mới, càng không nên ở quyền cơ, để mê hoặc quần chúng nhân dân. Vả lại đế vương từ xưa, giữa cha con, còn tranh đoạt lẫn nhau, huống ở cô cháu, chẳng lẽ được ủy quyền đó ư? Nếu như tiện thể, ngôi vị có giữ yên được chăng?" Hoàng đế rõ sợ nói: "Trẫm chưa suy nghĩ vậy". Thừa Tự cũng nói lời nói dối của Lý Chiêu Đức, Hoàng đế nói: "Tự trẫm cử Chiêu Đức, mỗi lần giành được chỗ nằm cao, là lao khổ thay ta, chẳng phải ngươi có thể làm được vậy". Võ Thừa Tự liền chuyển làm Thái tử thiếu bảo, được cử làm Tể tướng. Việc này không chỉ nói rõ Võ Hoàng đế biết người khéo cử, mà còn làm được việc dùng mà không nghi, không luận thân sơ, dùng người có tài.

    Trong thời kỳ Võ Hoàng đế chấp chính, còn tiếp nhận sự can gián của Đường Thái Tông. Bà rất biết việc quan trọng của sự giúp đỡ can gián, cổ vũ Đại thần dâng thư can gián. Vì thế mà không thiếu Tể tướng Đại thần như Chu Kính Tắc, Ngụy Nguyên Trung, Địch Nhân Kiệt, Đỗ Cảnh Kiệm.. đều có thể giáp mặt dẫn đấu tranh triều đình, không xu phụ kẻ có quyền thế. Có một mùa thu nọ Hoàng đế cầm ra cành hoa lê cho các Tể tướng xem, vẻ mặt các Tể tướng đều nịnh bợ, nói đây là điềm lành. Chỉ riêng Đỗ Cảnh Kiệm nói: "Nay cỏ cây hỏng rụng, mà đây lại thêm tươi tốt, bất kỳ âm dương, lỗi ở các thần". Sau khi Hoàng đế nghe xong rất khen thưởng, nói: "Khanh, chân Tể tướng vậy!" Võ Hoàng đế tôn sùng Phật giáo, muốn tạo tượng Phật lớn, khiến thiên hạ Tăng ni ngày ra tiền để giúp công của họ.

    Địch Nhân Kiệt thượng sách can gián. Võ Hoàng đế hỏi: "Công giáo trẫm làm thiện, lẽ nào lại trái ư?" Lập tức ngừng công việc kia thôi. Càng thêm quí trọng Địch Nhân Kiệt, "thường gọi quốc lão mà không gọi tên". Chu Kính Tắc thấy việc tập hợp con trai đẹp trong dân gian cho Võ Hoàng đế làm người tình, quyết tâm can gián dù phải chết, vả lại lời can gián kịch liệt chua cay, nói "dân gian có người cho rằng con trai của mình sắc trắng, hoặc có người tự xưng dương vật lớn, chính là tuyệt phẩm thiên hạ, và hy vọng tiến cử vào phụng sự phủ của vua", hy vọng Hoàng đế tự ngăn ngừa ham muốn của mình. Đối với mũi nhọn như thế, khiến lời nói của người phẫn nộ, Võ Hoàng đế sau khi nghe không những không giận, ngược lại còn tặng 100 tấm lụa là gấm vóc cho Chu Kính Tắc, và nói: "Nếu chẳng phải khanh nói thẳng, trẫm còn không biết có việc như thế. May thay khanh can gián thẳng không kiêng tránh". Độ lượng như thế, khiến Chu Kính Tắc khen ngợi "Không sợ vì Thiên tử anh minh".

    Võ Hoàng đế bảo vệ, khen thưởng khích lệ đối với những quan lại can gián thẳng thắn, chân chính không tư riêng, và đối với những hạng a dua phụng thừa lại không dòm đến, thậm chí có ý đuổi đi.

    Năm 692, Hoàng đế đại xá thiên hạ, và ngăn cấm thiên hạ làm thịt, bắt cá tôm. Trương Đức hữu xả di gần 50 tuổi, không con cái. Mùa xuân năm ấy, phu nhân lại sinh cho ông ấy một đứa con trai trắng mập, khiến Trương đại nhân vui nừng như cuồng. Chuẩn bị ngày tam triêu (ngày thứ 3 sau khi sinh) đãi tiệc chúc mừng, nhưng giết bò mổ dê lại trái với Thánh chỉ. Chính trong buổi lễ buồn này, Đỗ Túc đến thăm bổ khuyết rất tốt quan hệ xưa nay vốn thiếu, Trương Đức lấy tấm lòng của mình nói với các bạn đồng liêu, và mời Đỗ đại nhân nhất định phải đến. Đến ngày tam triêu, Trương Đức lén lén giết 1 con dê, làm chả băm, và những món ăn ngon khác, Đỗ Túc dự tiệc uống rượu, ăn thịt băm, còn khoe thịt dê vị ngon. Ngày hôm sau Hoàng đế lâm triều, bỗng hỏi Trương Đức: "Biết tội không?" Vốn phạm vi buổi tiệc nhỏ rất bí mật, lại bị Hoàng đế biết, đặc biệt là trái với Thánh chỉ cấm mổ thịt, Trương Đức vội vàng quỳ xuống cúi đầu nói: "Thần biết tội, tội đáng chết vạn lần". Các Đại thần đều cho là Trương Đức phải chết. Hoàng đế mỉm cười nói: "Trẫm cấm giết mổ, nhưng việc cưới xin ma chay không ở trong giới hạn đó. Trương khanh, Trẫm ban cho ngươi vô tội!" Trương Đức tạ ân, đang muốn thoái lui, Hoàng đế lại hỏi: "Trương khanh, có biết vì sao Trẫm biết không?" Trương Đức đáp: "Thần không biết". Hoàng đế bèn ra lệnh cho nội thị lấy tấu chương và miếng thịt dê băm của Trương Đức cầm ra, sau đó nói: "Đây chính là Đỗ Túc tri giao của ngươi mật báo, sau này khanh mời khách, hãy lựa chọn người nhé!" Nói xong, phất tay áo thoái triều. Qua việc này, như sách "Tư trị thông giám" luận: Võ thị "bắt chẹt việc thưởng phạt để điều khiển thiên hạ, chính trị do mình ra, xét rõ đoán khéo, cho nên lúc bấy giờ anh hiền lại được dùng, nhưng không gọi chức, tìm cũng cách chức, hoặc thêm hình phạt giết". Lời đánh giá này thật là công chính.

    --Còn nữa--
     
    Anh Đào Xứ thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng mười 2021
  4. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Võ Tắc Thiên - Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc

    Nữ đế sủng nam

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Võ Chiếu sau khi lên ngôi Hoàng đế, mặc trang phục của nam Hoàng đế, giả nam Hoàng đế thiết lập phi tần. Người bà thiết lập là phi tần nam, lựa chọn những thiếu niên nam dáng vẻ khôi ngô, và để cho những tần nam này mặc y phục nữ ở trong cung cung phụng. Việc này bị đời sau gọi là chuyện hoang đường. Bà chọn vài người con trai đẹp nổi tiếng xung thực vào hậu cung, trở thành nam sủng, cùng Hoàng đế làm trò vui phục vụ "xem hạc treo ngược" xây dựng thêm "phụng thần phủ". Vì vậy người đời sau mắng bà dâm ô ở hậu cung, hoang dâm vô độ.

    Hoàng đế Cao Tông mất đi không lâu, thời kỳ Võ hậu bận chính sự, bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Công chúa Thiên Kim con gái thứ 18 của Cao Tổ quan hệ rất tốt với Võ hậu, khéo nghênh tiếp, từ Thị Tỉnh Trung tìm đến một người con trai đẹp làm "linh dược" điều hòa âm dương dâng cho Thái hậu, người này vốn chính là Phùng Tiểu Bảo có quan hệ tình xưa với Võ hậu. Tiểu Bảo đương nhiên theo lời gọi, hai người lại thưởng thức vị tình năm xưa. Khi Thái hậu 60 tuổi, lần thứ nhất nếm được niềm vui chốn phòng khuê, người đời sau căn cứ vào việc này mà mắng Võ hậu dâm loạn. Kỳ thực, bà mải bận việc chính trị, hoàn toàn không xem trọng tình yêu. Ngay cả khi được Cao Tông sủng ái, thì tình yêu đối với

    bà cũng chỉ là biện pháp để tranh đoạt quyền lực, mà không có tình cảm và lạc thú chân chính. Nay, tuy tuổi đã về già, nhưng bình thường bảo dưỡng có chất, riêng nắm đại quyền tinh thần thoải mái, Thiên Kim công chúa đưa đến người bạn cũ khiến Thái hậu dường như hoa mẫu đơn tàn lụi, lần thứ nhất tưới nhuần nếm được vị ngọt. Để Phùng Tiểu Bảo có thể vào cung thường xuyên, Thái hậu cho ông ta làm trụ trì chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, tặng tên Tiết Hoài Nghi, mượn cớ siêu độ cho danh sách Tổ tông, đi lại trong cung hành lạc, nhằm che giấu tội lỗi. Vị tăng Tiết Hoài Nghi này, dựa vào sự sủng ái của Thái hậu, mới đầu còn có sự kiêng dè, dần dần quên đi, ra vào lại cưỡi ngựa vua, do số người thần quan ủng hộ, gọi loa dẹp đường nhấc hàm thiếc ngựa lên, hống hách không ai bằng. Sĩ dân đến không kịp tránh, liền bị móng sắt đâm đầu, máu chảy đầy đất; gặp Đạo sĩ, liền khiến người cắt tóc họ đi; tình cờ gặp triều thần quí tộc, cũng khiến họ quỳ xuống; ngay cả Võ Thừa Tự, Võ Tam Tư.. là người thân của Hoàng đế, cũng đều tranh làm người đánh ngựa mở đường cho ông ta, thi lễ kính chào, những triều thần khác thì chỉ dám giận mà không dám nói. Phùng Tư Húc, Ngự sử tả đài, chấp pháp nghiêm chỉnh, ngẫu nhiên gặp Hoài Nghi giữa đường, bị Hoài Nghi quát khiến thị dịch dường như đánh chết. Tô Lang Tự Ôn Quốc công tiếp theo Liễu Nhân Quỹ, nhận lệnh Hoàng hậu đóng giữ Tây kinh, Võ hậu đặc biệt triệu làm Tể tướng, nhận chức vào triều, giữa đường gặp Hoài Nghi, để tránh bạo lực ông ta thi lễ, Tiết Hoài Nghi lại không đáp lễ, ngẩng cao đầu như không người. Tô Lang Tự giận dữ: "Kẻ trọc đầu từ đâu đến, lại dám ngạo mạn với ta?" Tiết Hoài Nghi đã mê muội ngạo nghễ ngang tang, làm sao nhẫn nại, liền cùng Quốc công đấu miệng. Tô Lang Tự ra lệnh tả hữu kéo ngã Hoài Nghi, và nhéo má ông ta vài chục cái. Nổi nóng Tiết Hoài Nghi mặt đỏ như gấc, vội vàng báo cáo Võ thị. Võ thị nhìn Hoài Nghi mỉm cười: "A sư chỉ nên ra cửa Bắc, dãy cửa Nam Tể tướng ra vào, làm sao có thể phạm chứ?" Việc này nói rõ, Võ thị chỉ dùng Tiết Hoài Nghi là người tình, không để cho ông ta xúc phạm Tể tướng.

    Võ hậu lo sợ Tiết Hoài Nghi tiếp tục tác oai tác quái, bèn mượn cớ nói ông ta khéo suy nghĩ, biết quản lý, để cho ông ta vào cung quản lý việc tạo dinh, chịu trách nhiệm xây dựng Minh đường, Thiên đường, và đại Phật. Minh đường cao 294 thước, vuông 300 thước, có 3 tầng. Tầng dưới tượng trưng cho 4 mùa; tầng giữa tượng trưng cho 12 con giáp, mặt trên làm cột tròn, ôm vào 9 con rồng; tầng trên tượng trưng cho 24 giờ, cũng làm cột tròn, trên đắp phụng sắt, cao 1 trượng, dùng hoàng kim trang sức, hiệu là Vạn Tượng thần cung. Phía Bắc Minh đường, lại kiến trúc Thiên đường 5 cấp, bên trong dành để chứa tượng Phật lớn. Tượng cao 900 thước, mũi tượng như chiếc thuyền lớn 10 hộc (1 hộc bằng 10 đấu hoặc 5 đấu tùy theo từng thời hỳ), ngón tay út có thể chứa vài chục người ngồi trên đó, bên trong quét sơn, tuyệt vời khác thường. Hoài Nghi sử dụng phí bình thường, tùy ý vào trong cung chi lấy, không bị hạn chế. Ông ta nghĩ ra một kế khéo léo, mỗi tháng mở đại hội, triệu tập thiện nam tín nữ, đại hội trong chùa, thấy có thiếu nữ nhan sắc, liền giữ lại thiền phòng, tùy ý mua vui, làm hư hại không biết bao nhiêu con gái nhà lành. Cứ như thế, dần dần bỏ Võ Hoàng đế qua một bên. Minh đường, Thiên đường và đại Phật xây dựng trong 6 năm mới xong, Hoàng đế mỗi tháng gọi Tiết Hoài Nghi vào 6, 7 lần, dần dần ít nhất 2, 3 lần, vì có thiếu nữ hành lạc, cuối cùng lại cự tuyệt Võ Hoàng đế gọi vào. Như thế, Hoàng đế bèn lại sủng ái Ngự y Thẩm Nam Trân. Nam Trân khéo vào phòng không để cho mọi người hoài nghi, Võ thị thích hợp cũng vui lòng. Việc này bị Tiết Hoài Nghi biết được, lửa ghen phừng phừng, phẫn nộ nổi lửa đốt Thiên đường và tượng đại Phật xây dựng trong 6 năm. Võ Hoàng đế không nhẫn được, bèn bàn với Thái Bình công chúa, ngầm phái cung nữ khỏe mạnh mai phục, dụ dỗ Tiết Hoài Nghi vào cung, trong Dao Quang điện giết chết ông ta. Bọn tay chân của Tiết Hoài Nghi, cũng bị giết hại tất cả.

    Sau khi Tiết Hoài Nghi bị giết, Võ Hoàng đế tự xưng Thiên Sách Kim Luân Đại thánh Hoàng đế, đổi niên hiệu "Thiên Sách vạn tuế", lễ mừng kéo dài 9 ngày. Tháng 12 năm thứ 2 Thiên Sách vạn tuế, Hoàng đế lấy danh nghĩa Hoàng đế đế quốc Đại Châu, từ Thần đô Lạc Dương đi về Thần nhạc Tung Sơn, tổ chức nghi thức phong thần rất lớn. Lúc này bà đã gần 70 tuổi, đỉnh núi cao khoảng 1600m, đạp lên tuyết trắng xóa, đối mặt với gió lạnh thấu xương, chonngười theo hầu thối lui, một mình trang nghiêm lên đàn tế lễ, trong Thiên vương Thần Phong Sơn là bảo vệ Thần đô Lạc Dương. Cảnh hùng tráng này, lịch sử chưa từng có trong phong thần đại điển của đế vương cổ đại Trung Quốc. Sau 1 tháng làm lễ phong thần ở Tung Sơn, bệnh ngoài buồn trong nối nhau mà đến. Thổ Phiên, Khiết Đan, Đột Quyết nhiều lần vi phạm biên giới, văn thư báo gấp liên tiếp đưa lên. Khi Lưu Tư Lễ - thích sử Cơ Châu tấn công Khiết Đan, lại âm mưu phản đối nữ đế lâm triều. Mùa thu nhiều việc, khiến sức lực Hoàng đế không đủ, vấn đề khó khăn là lập con của Lý thị làm Thái tử hay cháu của Võ thị tiếp thừa, cũng khiến Hoàng đế quá mệt mỏi về tinh thần và thể chất. Lúc này, Thẩm Nam Trân ngự y một thời theo hầu Hoàng đế, vì đến trung niên, thân thể suy yếu mà mất đi sự sủng ái. Vì thế, công chúa Thái Bình con gái yêu vì mẫu hoàng tìm đến anh em Trương Dị, Trương Xương Tông thiếu niên, dáng dấp xinh đẹp, am hiểu âm luật. Xương Tông tuổi chỉ 20, mày mắt thanh tú, thân thể cường tráng. Thái Bình công chúa giới thiệu với mẫu hoàng, và gọi Xương Tông vào cung. Xương Tông xuất hiện trước mặt Võ Hoàng đế, khiến tình cảm trào dâng, ngay cả các cung nữ lớn tuổi trong cung cũng không tự chủ được phải phát ra lời khen. Xương Tông, hầu hạ suốt đêm, khiến Hoàng đế yêu thích vô cùng, Tiết Hoài Nghi, Thẩm Nam Trân trong quá khứ đều không bằng người mới. Trương Xương Tông tuy tuổi nhỏ nhưng dục vọng mạnh, trải qua đêm vui, lo lắng chống đỡ không nổi, bèn xin cho người anh Trương Dị được tiến cử vào. Hoàng đế đồng ý, ngày thứ hai bèn gọi Trương Dị. Công phu qua đêm của Trương Dị quả nhiên đặc biệt hơn so với Xương Tông, nhưng tình cảm dịu hiền khúm núm, còn kém một nước so với người em. Võ Hoàng đế nhận biết sở trường của mỗi người, cách đêm đổi người, giao hoan triệt để. Sau đó bèn phong Trương Xương Tông làm Vân Huy Tướng quân, phong Trương Dị làm Tư Vệ Thiếu khanh, đặc biệt tặng cho anh em họ nhà cửa khang trang, nô tỳ, tài sản trâu ngựa rất nhiều, ngoài ra còn thêm 500 tấm lụa đẹp. Từ đó hai Trương thay phiên nhau vào ngự triều, sủng ái không ai bằng. Ngay cả cha của hai Trương cũng được truy tặng làm Thích sử Tương Châu, mẹ cũng được phong làm Thái phu nhân. Không lâu, Hoàng đế lại tiến giao cho Xương Tông làm Ngân thanh quang lục đại phu, quyền lực của hai Trương không đầy 1 tuần (10 ngày), đã là uy chấn kinh đô. Các anh em Võ và khách Tổ tiên, đều tranh nhau cùng lên cửa yết kiến, rất hâm mộ, thậm chí đích thân vì hai Trương dắt ngựa cầm roi, tôn Trương Dị làm ngũ lang, Xương Tông làm lục lang.

    Trong cuộc sống riêng tư, Võ Hoàng đế hết sức nuông chiều hai Trương, xem anh em Trương thị là Bảo Chương, Lâm Phàm trong thần thoại. Nhưng trên chính trị, bà lại công tư phân minh, hoàn toàn tin tưởng vào danh tướng Địch Nhân Kiệt, tất cả chính sự đều giao cho ông ta xử lý. Đặc biệt trong vấn đề sắc lập Hoàng Thái tử, nhiều lần nghe theo ý kiến Địch Nhân Kiệt. Địch Nhân Kiệt ung dung nói với Hoàng đế: "Hoàng đế dãi gió dầm mưa, thân liều gươm đao, để yên thiên hạ, truyền cho con cháu.

    Đại đế đem hai con ủy thác cho bệ hạ, nay bệ hạ muốn thay đổi tộc của chúng, chẳng phải là ý trời ư! Vả lại cháu và con ai thân hơn? Bệ hạ lập con, thì thiên thu vạn tuế sau này, thay cơm Thái miếu, tiếp thừa vô cùng; lập cháu, thì chưa nghe cháu là Thiên tử mà lễ miếu cô vậy." Ra sức khuyên bảo Hoàng đế triệu hoàn Lư Lăng Vương. Các trọng thần khác, như Lý Chiêu Đức, Vương Phương Khánh, Vương Cập Thiện v. V, cũng khuyên Hoàng đế lập con mà không nên lập cháu. Nhưng Hoàng đế ý đã định.

    Như thế, Võ Hoàng đế sau khi suy nghĩ trăm lần, lặng im và đau khổ đưa ra quyết sách chính thức, tiếp nhận kiến nghị của Địch Nhân Kiệt, làm tiêu tan nỗi băn khoăn đổi lập Ngụy Hoàng Tự cháu của Võ thị, quyết định tiếp theo phục hồi lại Lư Lăng Vương Thái tử trước kia đã bị phế bỏ, lập lại Ngụy Thái tử. Sau khi địa vị Thái tử Lý Hiển được xác lập, Hoàng đế lại lo lắng cháu của Võ thị sẽ gặp tai nạn bị tiêu diệt khi không có bà. Vì thế, Hoàng đế lại gọi Thái tử Lý Hiển, tướng Vương Đán, Thái Bình Công chúa cùng với các vương Võ thị đến, ra lệnh họ thệ ước "Sau khi Hoàng đế mất đi, giữa Thái tử Lý Hiển và tộc Võ thị tuyệt đối không sinh ra tranh chấp gì". Như thế còn chưa đủ, bà lại ra lệnh cho Thái tử Lý Hiển tuyên đọc văn thệ giữa mọi người tại cung Thông Thiên, hướng đến trời đất triều thần phát thệ, và văn thệ được khắc trên phiếu sắt, cất giữ trong sử quán. Đương nhiên, đây chỉ là một nỗ lực, một hy vọng của Hoàng đế. Trong lòng Hoàng đế cũng rõ, sau khi bà trăm tuổi, con cháu Lý Đường lại nắm quyền, lời thệ ước này cũng có thể không được tuân thủ, bà cũng không thể quản lý được.

    Khi Võ Hoàng đế nhận thức, về sau "Đế quốc Đại Châu chỉ có một đời ta", thì cũng dần dần chán nản đối với chính trị, ít quản lý chính sự, mà chuyển hướng đi tìm những niềm vui tuổi già. Bà ra lệnh cho Tăng nhân Hồ Siêu nghiên cứu bào chế thuốc trường thọ, trải qua 3 năm, hao rất nhiều tiền, cuối cùng thành công. Đây là một loại thuốc tính thanh xuân, sau khi dùng, tính dục tăng mạnh. Bà tuy đã hơn 70 tuổi, nhưng sau khi cùng anh em hai Trương hành lạc, cảm nhận được sự sảng khoái chưa từng có.

    Hoàng đế đại Ngụy cao hứng, hậu tặng Hồ Siêu, đổi niên hiệu Cửu thị, đại xá thiên hạ. Hoàng đế quả thật giống như tuổi trẻ, tự mình cũng cảm thấy hồi phục sức sống. Vì thế, ở Lạc Dương hầu như mỗi ngày đều phải tổ chức yến tiệc để hai Trương trong lòng Ngụy, Hoàng đế nhiều lần đích thân tham gia.

    Một lần trong yến tiệc, Võ Tam Tư khoe khoang Trương Xương Tông không thuộc về người đẹp nhân gian, có thể là Hoàng tử Tiên nhân giả chuyển thế. Sau khi Hoàng đế nghe được rất cao hứng, đặc biệt nảy sinh suy nghĩ kỳ lạ, ra lệnh căn cứ theo câu chuyện truyền thuyết, chế tạo ra hạc gỗ có bánh xe và áo sợi mẫu hoa văn có hình hạc, để Trương Xương Tông giả cưỡi hạc thổi sáo làm Hoàng tử "Thái tử lên Tiên", và gọi Tống Chi Vấn, Thẩm Toàn Kỳ thi nhân đến theo dõi thi phú. Đồng thời, Hoàng đế ra lệnh lựa chọn càng nhiều thiếu niên anh tuấn, đưa vào Phụng thần phủ để dễ cung phụng. Như thế, trong cung ngoài cung truyền nói rất dữ dội "Nữ đế hoang dâm", nhanh chóng truyền khắp trong dân gian.

    Cuối cùng Hoàng đế tuổi già sắc suy, đối với hai thiếu niên đẹp Xương Tông, Trương Dị mà nói, đương nhiên không thể thỏa mãn. Bên cạnh Hoàng đế có một nữ Thượng quan Nhu Mì (cháu gái của Thượng quan nghi lễ), thi phú hội họa đều rất khéo, tuy đã ngoài 30, chỉ vì vẫn cứ là xử nữ, dáng vẻ đẹp không kém thiếu nữ. Rõ ràng, Thượng quan Nhu Mì có ma lực rất lớn trong mắt Trương Xương Tông. Một hôm, hai Trương và Thượng quan Nhu Mì cùng hầu Hoàng đế dùng cơm, Xương Tông và Nhu Mì lại chăm chú nhìn nhau say đắm. Một đôi tình nhân còn chưa tự biết, mà tuổi già Hoàng đế đã xét thấy. Chỉ thấy Hoàng đế duỗi tay ôm vào, bỗng nhiên một luồng ánh sáng hướng lên đầu Nhu Mì bay đi. May thay Nhu Mì nhanh mắt nghiêng đầu qua một bên, Hoàng đế trợn mắt nhìn họ, sau đó phất tay áo mà đi. Sau sự việc, Nhu Mì bị giam cầm ở lao nữ, hai Trương cũng bị đối xử nhạt nhẽo nhiều giờ. Do hai Trương khóc lóc cầu hòa, dâng hiến nịnh nọt, mới lại được Hoàng đế sủng ái, Nhu Mì cũng chỉ bị xử cắt tóc, tiếp tục giữ lại trong cung. Từ câu chuyện này có thể thấy được, Hoàng thượng tuy già, nhưng sự ghen tuông chưa giảm.

    Sau khi danh tướng Địch Nhân Kiệt qua đời, Hoàng đế than thở "Triều đình không còn ai vậy". Hai Trương bắt đầu can dự triều chính, gặp phải ác cảm của Thái tử, Đại thần và các vương Võ thị. Trên dưới triều đình cùng suy nghĩ "Hoàng đế tuổi đã cao, không bằng sớm nhường ngôi cho Thái tử". Nội quan Tô An Hằng hai lần dâng sớ, khuyên Hoàng đế "nhường ngôi cho Đông cung, để dưỡng Thánh thể", Hoàng đế đích thân triệu kiến và tặng thưởng, nhưng lại không xử lý thêm. Khi Quận vương Trọng Nhuận trưởng tử, Quận chúa Vĩnh Thái con gái và Vũ Đình Cơ (trưởng tử của Vũ Thừa Tự) rể của Thái tử Lý Hiển cùng uống rượu, nói đến quan hệ của Tổ mẫu tuổi già và hai Trương, vì bất mãn hai Trương chuyên ngang ngược, ngữ khí rất dữ dội. Lời nói truyền đến tai hai Trương, họ liền thêm dầu thêm mỡ vào và báo đến Hoàng đế. Sau khi Hoàng đế nghe được rất nổi giận, liền ra lệnh cho Thái tử Lý Hiển thẩm vấn xử trí. Thái tử vì bảo toàn địa vị của mình và bảo vệ mạng sống của những người khác trong cả nhà, đành chịu đau ra lệnh trưởng tử, con gái và rể tự sát. Việc này, điểm sai là bức bách phi Hàn thị của Thái tử không sinh đẻ, Hàn thị quyết tâm "quân tử báo thù, 10 năm không muộn". Đợi Trọng Nhuận chết được 3 năm, khiến Thái tử Lý Hiển, tướng Vương Đán và Thái Bình Công chúa không yên, lo sợ hai Trương còn sẽ báo thù. Vì thế, sau khi 3 anh em bí mật bàn bạc, dâng tấu thỉnh Hoàng đế phong Trương Xương Tông làm vương. Lúc này, hai Trương đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống tuổi già của Hoàng đế, đã có các người của Thái tử khẩn cầu, Hoàng đế liền phong Trương Xương Tông làm Nghiệp Quốc công. Sự việc này làm chấn động thiên hạ, phản đối hai Trương càng thêm dữ dội.

    Tháng 11 năm Trường An thứ 4, thành Lạc Dương mưa tuyết nhiều, gió lạnh dữ dội, bệnh tình của Võ Hoàng đế nghiêm trọng, không thấy Tể tướng, cũng không thấy lâm triều, bên cạnh chỉ có hai Trương hầu hạ. Các quan viên văn võ lo lắng Hoàng đế trong bệnh sẽ mê mờ đem quyền lực giao cho hai Trương, quyết định lập kế cách ly hai Trương, giết chết họ. Vì thế, một người tên Dương Nguyên Tự liền ra báo cáo hai Trương âm mưu tạo phản. Hoàng đế biết rõ hai Trương không quay lưng phản mình, nhưng vì thân mình đang bệnh, chỉ có thể giữ hai Trương lại bên thân, mới có thể bảo đảm sự an toàn cho hai thanh niên trẻ này.

    Trương Đông Chi Tể tướng tuổi đã 80 và Thôi Huyền Vĩ là Lãnh tụ "Quang phục Đường thất", quyết định ủng hộ Thái tử Lý Hiển đem binh bức bách Võ Hoàng đế thoái vị. Vì thế, ngày 22 tháng giêng năm Thần Long nguyên niên, Trương Đông Chi, Thôi Huyền Vĩ thống lĩnh 500 quân Vũ Lâm, bước vào Đông cung, ôm Thái tử Lý Hiển lên ngựa, lãnh đạo binh tiến công vào cung Nghênh Tiên nơi Hoàng đế cư ngụ. Hai Trương nghe được bên ngoài có tiếng động, bèn nhanh chóng chạy đến cửa cung nhìn, bị giết chết. Khi Thái tử Lý Hiển đứng trước giường bệnh của Hoàng đế, Hoàng đế giận dữ trách hỏi: "Vốn việc con làm là tốt phải không?" Như vậy ngày 24 tháng 1 năm 705, kết thúc sự thống trị của nữ Hoàng đế trước sau chưa từng có trong lịch sử. Thái tử Lý Hiển lên ngôi lần thứ hai, hiệu là Trung Tông. Võ Hoàng đế được đưa đến cung Thượng Dương tĩnh dưỡng, được tôn phụng là "Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng đế". Từ đó trở đi, mới bắt đầu xuất hiện hiệu gọi "Tắc Thiên".

    Ngày 26 tháng 11 năm 705, nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên quy tiên, hưởng thọ 82 tuổi. Trước khi lâm chung bà di chiếu "bỏ đế hiệu, gọi Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng hậu", và dặn chôn chung với Cao Tông Hoàng đế, trước lăng dựng bia không chữ.

    Một đời nữ Hoàng đế đổi triều thay thời đại, công tội muôn đời người sau đánh giá. Tuy lịch triều lịch đại công tội của Võ Tắc Thiên đúng sai sánh giá không thống nhất, nhưng bà là nữ Hoàng đế duy nhất ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc. Từ năm 1988, thành phố Quảng Nguyên tỉnh Tứ Xuyên, mỗi năm vào ngày 1 tháng 9 định làm ngày lễ phụ nữ, để kỷ niệm nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên. Điều này cho thấy, quần chúng nhân dân Trung Quốc không quên bà.

    --Còn nữa--
     
    Anh Đào Xứ thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng mười 2021
  5. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Isabella I - Người đặt nền móng cường quốc trên biển

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Barcelona triệu tập mở thế vận hội Olympic Quốc tế năm 1992 ở Tây Ban Nha, dĩ nhiên Samarin là Chủ tịch Hội ủy viên Olympic quốc tế có quan hệ với Tây Ban Nha, nhưng điều quan trọng hơn: Năm 1992, là tròn 500 năm Christopher Columbus nhà hàng hải vĩ đại phát hiện ra Đại lục mới, Barcelone kỷ niệm Columbus thắng lợi trở về Tây Ban Nha nhận được sự hoan nghênh rất lớn của Nữ hoàng Isabella.

    [​IMG]

    Columbus (Kha Luân Bố) ở trên toàn thế giới có thể nói là đỉnh cao danh vọng, sự tích sinh thời của ông, theo TIến sĩ Morrion E Samuel giáo sư Đại học Half viết trog quyển "Thượng tướng Hải quân" (đã từng nhận được giải thưởng văn học Pulitzer) lưu truyền, được mọi người tìn hiểu ngày càng nhiều. Tuy thân thế sự nghiệp của Isabelle I – Nữ hoàng Tây Ban Nha đới với sự giúp đỡ tích cực cho Columbus thám hiểm hàng hải thì không gì có thể so sánh được. Nữ hoàng Isabella I là Quốc vương vĩ đại nhất trong lịch sử Tây Ban Nha, bà làm ra hàng loạt quyết sách then chốt và hoàn chỉnh, trong vài năm đã ảnh hưởng rộng lớn đến sản xuất của Tây Ban Nha và châu Mỹ La tinh. Cho đến nay, người chịu ảnh hưởng gián tiếp đến rất nhiều.

    [​IMG]

    Sự tích Nữ hoàng Isabelle I và ảnh hưởng của bà đối với lịch sử, so sánh với Columbus, không thua kém chút nào. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày để cho chúng ta nhận thức và hiểu được vị nữ hoàng kiệt xuất này.

    --Còn nữa--
     
    Anh Đào Xứ thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng mười 2021
  6. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Isabella I - Người đặt nền móng cường quốc trên biển

    Người kế thừa Vương vị chạy trốn

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tây Ban Nha cổ đại, vốn là một tỉnh của La Mã. Khoảng đầu thế kỷ 8, người Ả Rập tôn thờ đạo Islam mở rộng đến eo biển Broto, trên bán đảo Pyrenees xây dựng mười mấy "quốc gia Halifax" cát cứ phong kiến. Đến cuối thế kỷ 8, người Frank bắt đầu tiến hành quân sự chinh phục bán đảo Pyrenees, cũng xây dựng tiểu quốc phong kiến. Từ đó, trên bán đảo Pyrenees, tiểu quốc người Ả Rập và người Frank tiến hành chiến tranh và thôn tín liên tiếp. Trải qua chiến tranh thời gian dài, đến thế kỷ 12 về sau, trên bán đảo Pyrenees (tức hiện nay trong phạm vi đất nước Tây Ban Nha trừ Bồ Đào Nha ra) chỉ còn bốn quốc gia: Castile, Aragan, Granada và Navarre. Trong đó, Castile là vương quốc có diện tích lớn nhất, ở Trung bộ bán đảo, Aragan ở phía Đông Bắc bán đảo (gần nước Pháp), Navarre là một vương quốc nhỏ hơn ở phía Bắc, Granada quốc gia người Ả Rập ở về phía Nam.

    Isabelle là Công chúa lớn nhất của Quốc vương Castile. Năm 1451 sinh ra trong một thôn trấn nhỏ gọi là "Gotarrianga" trên cao nguyên Castile rộng khoảng 140km về phía Tây Bắc Madrid, ở vị trí ngay giữa bán đảo Pyrenees. Thôn trấn nhỏ này, lúc bấy giờ chính là cung đình của vương quốc Castile. Juan II – phụ thân của Isabelle là một Quốc vương tính cách nhu nhược, chẳng làm nên trò trống gì.

    Ông ta trong vài mươi năm cầm quyền, quí tộc vương quốc ngang ngược hỗn xược, bất chấp pháp luật đạo lý, quốc gia bị phá hoại hoang sơ. Đặc biệt là 20 năm cuối tại vị của ông ta, toàn bộ đại quyền quốc gia ở trong tay của Thủ tướng Alvaro de Luna Vị Thủ tướng này độc đoán chuyên quyền, tha hồ làm càn làm bậy, không xem Quốc vương ra gì. Hoàng hậu nguyên phối của Quốc vương Juan II, sau khi sinh Hoàng tử Henry đã qua đời, Quốc vương liền cưới Vương phi thứ hai, bà chính là mẹ của Isabella.

    Mẹ của Isabella (cũng gọi là Isabelle), đến từ Vương thất Bồ Đào Nha, tuổi trẻ chí khí mạnh, rất căm giận Thủ tướng chuyên quyền của Quốc vương Castile, bèn liên kết với Hoàng tử Henry phản đối Thủ tướng Alvaro de Luna và đưa ông ta vào chỗ chết. Quốc vương Juan II mềm yếu tin yêu Thủ tướng, vì bị chấn động mạnh này mà lâm bệnh nặng, nhanh chóng qua đời. Lúc này, Công chúa Isabelle vừa mới hơn hai tuổi, và em trai Affonso còn chưa đầy một tuổi. Vì thế, Hoàng Thái tử anh trai cùng cha khác mẹ với Isabelle liền trở thành Henry thứ IV.

    Để củng cố quyền vị của mình, Henry IV lên ngôi không lâu thì đuổi mẹ kế và hai đứa em cùng cha khác mẹ ra khỏi cung đình, đưa đến Arévalo, một thành phố nhỏ, sống cuộc sống bình dân nghèo khó. Biến cố từ "Thiên đường" đến "Địa ngục" này, khiến cho tinh thần của người mẹ Isabelle sốc nặng.

    Isabelle một mặt phải bơ vơ nơi thành phố nhỏ để chăm sóc đứa em trai còn nhỏ, một mặt còn phải chăm lo cho người mẹ vì bị ô nhục và nghèo khó, mà mắc bệnh tâm thần. Chính trong cuộc sống khó khăn thời gian dài này, bà bắt đầu tin vào Thượng đế, trở thành Tìn đồ Thiên Chúa giáo.

    Trong thời gian mẹ con Isabelle trải qua mười năm dài, cơ cực trong cung đình Quốc vương Castile sinh ra một việc khiến người chú ý. Quốc vương Henry IV yếu đuối bất lực như cha của ông, cầm quyền mười năm cũng không làm nên trò trống gì. Điều đáng buồn có thể là do yếu sinh lý, mãi không có con cái, Hoàng hậu đầu tiên vì "không thể cùng chăn gối" với ông nên đã ly hôn. Dân gian đặt cho Henry biệt hiệu là "Quốc vương bất lực" (Quốc vương bị chứng liệt dương). Hoàng hậu thừ hai trẻ tuổi, dung nhan tuyệt vời, đến từ Bồ Đào Nha, sau khi đưa vào cung đình, Quốc vương hoàn toàn không cảm thấy hứng thú. Sau vài năm, Hoàng hậu bỗng nhiên sinh ra Công chúa. "Sự việc" này là cái cớ để cho các quí tộc mở rộng thế lực, có ý đồ phản đối Quốc vương, họ cho rằng Công chúa vừa mới sinh ra hoàn toàn chẳng phải là con gái của Quốc vương – người kế thừa Vương vị, mà là Hoàng hậu có quan hệ mờ ám với con trai của Huân tước Bellantran kỵ sĩ. Vì thế, Quốc vương đưa ra phương án nào họ cũng không tin, quyết định đề cử Affonso em trai của Isabelle mới mười một tuổi lên làm Quốc vương mới.

    Vương quốc Castile cùng lúc xuất hiện hai Quốc vương và sinh ra chia rẽ, tạo thành nội chiến bi thảm, dân chúng lầm than. Chị em Isabelle mãi bị bức bách sinh sống ở thành phố nông thôn, bỗng nhiên được đưa lên vũ đài lịch sử và Isabelle trờ thành người điều đình duy nhất giữa hai em. Bà không muốn thấy anh em tương tàn, để cho các quí tộc được lợi. Khi bà đến cung đình Quốc vương Henry – anh trai của bà để hòa giải, bà bị anh trai dùng biện pháp mạnh giữ lại trong cung (trên thực tế trở thành con tin), nhưng lòng bà lại luôn hướng về người em. Sau ba năm, ba dũng cảm trốn khỏi cung đình của anh trai, trở về bên người em. Ở giữa cuộc chiến tranh huynh đệ, em trai lại bị bệnh cấp tín mà chết đi, Isabelle đau buồn muốn tuyệt mệnh (lúc này mẹ của bà đã qua đời), bèn vào Nhà dòng.

    Các quí tộc phản đối vì lợi ich thiết thân, thuyết phục Isabelle tiếp tục để em bà lên ngôi. Nhưng Isabelle trả lời cương quyết với các quí tộc: "Ở trong thời kỳ tại thế của Quốc vương Henry – anh trưởng của tôi, không ai có quyền đoạt lấy quyền lợi mũ miện. Các người đem đến hai Quốc vương, tôi thấy đáng thương cho Tổ quốc Castile gặp nhiều tai nạn. Cái chết của em trai tôi, chính là do Thượng đế không thừa nhận một nước hai chủ mà giáng sự trừng phát xuống. Vì thế, tôi lấy việc xây dựng lại Tổ quốc của tôi làm mục tiêu duy nhất, đem hết sức giúp đỡ anh trai tôi." Nhưng cùng lúc bà cũng tỏ ý ngầm với Quốc vương Henry, bà tuyệt đối không thừa nhận quyền kế thừa của Công chúa sinh ra đáng nghi ấy. Thái độ của Isabelle, khiến Quốc vương Henry lo rầu khốn đốn, khôi phục thái độ thân thiện đối với em gái, thông qua hiệp thương các đại biểu của Hội nghị quốc dân, đồng thừa nhận Công chúa Isabelle làm người kế thừa Vương vị.

    Khi vấn đề Vương vị của anh em Isabelle được xử lý chính xác, quan hệ dịu đi, vấn đề hôn nhân của bà lại khiến quan hệ anh em căng thẳng trở lại. Lúc Isabelle còn nhỏ tuổi, mẹ bà đã nói chuyện muốn gả con gái cho Fardinand – Hoàng tử Aragan. Nhưng Quốc vương Henry u mê bất tài, lại muốn thông qua hôn nhân của Isabelle làm thông gia Vương thất, để tăng thêm sự thống trị của mình. Ông thay đổi bất thường, lúc nói muốn đem em gái gả cho Cuông tước nước Pháp, lúc lại muốn gả cho Quốc Vương Bồ Đào Nha, lúc muốn thông gia với Vương thất nước Anh, lúc lại muốn làm thân với Aragan.

    Isabelle tuy biết hôn nhân của mình cần phải được sự ân chuẩn của Quốc vương, nhưng bà lại không muốn nghe ý kiến nào của người anh mê muội. Vì thế, năm 1467, Isabelle 16 tuổi, phái một giáo sĩ thân tín của mình, trước đến nước Pháp, sau đó đến Aragan, tìm hiểu tình hình của Công tước Guyena – em trai của Louis XI – Quốc vương nước Pháp và Ferdinand – Hoàng Thái tử của Aragan, để tự mình lựa chọn. Tin tức giáo sĩ mang về là: Công tước nước Pháp là một người "yếu đuối bất tài", "gánh vác không nổi sự nghiệp vĩ đại"; và Hoàng tử Aragan là "một người tuổi dường như còn rất trẻ.

    Ông ta đẹp trai, thân thể cường trán, tinh thần gan dạ, hiểu biết nhanh nhen, ông ta muốn làm việc gì đó có thể làm được nhanh chóng". Nghe giáo sĩ giới thiệu như thế, Isabelle thấy yêu ngay Ferdinand – Hoàng Thái tử Aragan.

    Quốc vương Henry – người anh trai mê muội không đồng ý sự lựa chọn của Isabelle. Ông quyết định đem em gái gả cho Alfonso V – Quốc vương Bồ Đào Nha, đã trung niên, có quan hệ huyết thống với Vương thất Castile. Bồ Đào Nha đã phái sứ giả mang lễ đến cầu thân. Dưới áp lực của anh trai, Isabelle chỉ còn cách phải gặp mặt sứ giả mang lễ của Bồ quốc, để Giáo hội giải bày thêm vào qui định không cho hôn phối gần gũi. Quốc vương Henry nói có thể phái sứ giả đi La Mã, cầu xin Giáo hoàng đặc biệt cho phép. Công chúa Isabelle lợi dụng Quốc vương sai sứ mang lễ đi La Mã đề nghị thời gian này dài hơn, bên trong âm thầm phái hai sứ giả đi Aragan, bày tỏ tình cảm của minh với Hoàng tử Ferdinand, nói muốn cùng Hoàng tử thành thân ngay lập tức.

    Hoàng tử Ferdinand đã nghe vẻ đẹp, nhân phẩm và tài năng của Công chúa Isabelle từ lâu, sau khi nhận được tin của Công chúa, ký văn kiện hôn ước và ủy thác sứ giả mang đến cho Công chúa sợi dây chuyền vàng trị giá bốn vạn. Nhưng do lúc bấy giờ phụ vương không còn sáng suốt, không thể ngay lập tức đi thành thân cùng Công chúa.

    Quốc vương Henry – anh trai của Isabelle sau khi biết được em gái tự mình quyết định hôn nhân, nổi giận đùng đùng, ra lệnh bắt Công chúa. Isabelle liền chạy trốn khỏi chỗ ở của mình, nhờ sự giúp đỡ vũ trang của Đại giáo chủ. Nhân dân các địa phương biết Công chúa muốn kết hôn cùng Hoàng tử Ferdinand đều kiên quyết giúp đỡ Công chúa chống lại Quốc vương. Công chúa Isabelle lo sợ sự trấn áp của quân đội Quốc vương, ngay lập tức phái người bí mật báo cho Hoàng tử Ferdinand biết được tình hình khẩn trương, xin ông phải nhanh chóng hóa trang đến chổ ẩn trống của bà, ngay lập tức cử hành hôn lễ hợp pháp đi về Aragan, khiến anh trai của mình không thể làm gì được.

    Nhận được thông báo khẩn cấp của Công chúa, Ferdinand – Hoàng tử Aragan ngay lập tức hóa trang thành một phu la (người phụ lừa), lẫn trong đội ngũ thương nhân trốn vào Castile, bí mật đến chỗ Công chúa Isabelle. Lúc này, Hoàng tử chỉ mới 17 tuổi, nhỏ hơn Công chúa Isabelle 1 tuổi. Do ông ta giúp phụ vương chấp chính trong nước, gánh vác trách nhiệm nặng nề, già dặn vững vàng, nên Công chúa Isabelle sau khi thấy mặt thì rất thích, quyết định cử hành hôn lễ ngay lập tức. Tháng 10 năm 1469, Isabelle – Công chúa của Quốc vương Castile kết hôn cùng Ferdinand – Hoàng tử của Aragan tại nơi chạy trốn của mình. Đây là một đôi vợ chồng tương thân tương ái, cùng chí hướng, trong đời sống sau đó, họ trước sau hanh phúc như thuở ban đầu, mãi đến cuối đời.

    --Còn nữa--
     
    Anh Đào Xứ thích bài này.
  7. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Isabella I - Người đặt nền móng cường quốc trên biển

    Thống nhất Tây Ban Nha

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hành vi phản nghịch tự mình quyết định kết hôn của Công chúa Isabelle và Hoàng tử Ferdinand, khiến Quốc vương Henry nổi giận. Ông tuyên bố tước mất quyền thừa kế Vương vị của Isabelle và chỉ định Juana – con gái của ông (tức con gái sinh riêng theo truyền thuyết) làm người kế thừa. Đây chính là mầm mống nội chiến trong chính cục sau đó ở vương quốc Castile. Isabelle lại một lần nữa giải thích và vẫn biểu thị ý muốn tiếp tục trung thành với Quốc vương, nhưng Quốc vương Henry không xét tới, lại phao tiếng muốn dấy binh tấn công. Công chúa Isabelle tiếp tục ở trong lãnh địa của bà, vả lại với sự bảo vệ của bộ phận đại quí tộc, Quốc vương củng không có biện pháp nắm bà. Cứ như thế, kép dài mãi đến ngày 12 tháng 12 năm 1474, Quốc vương Henry qua đời, cục diện Quốc vương mãi tồn tại hai người kế thừa song song.

    Khi Quốc vương Henry qua đời, Công chúa Isabelle đang ở Segevia. Thành phố Segevia cách Tây Bắc Madrid khoảng 90km, là một pháo đài giữa núi, bốn bên là tướng thành kiên cố, bảo tồn tài sản Vương thất Castile. Điều này, quả thật là một sự việc rất may đối với Isabelle. Bà sốt sắng tiếp nhận sự thỉnh cầu của cư dân Segevia yêu cầu bà làm lễ đội vương miện làm Nữ hoàng. Ngày hôm sau, Nữ hoàng Isabelle mặc tang phục trắng, xuất hiện trước nhân dân thành phố Segevia đang mong đợi nhiệt tình. Qua ghi chép Vương thất Castile miêu tả việc này như sau: "Rất nhanh, Nữ hoàng cưỡi ngựa xuất hiện. Bà có vẻ mặt tuyệt đẹp, uy nghi đế vương, thân thể trung bình, mình ngọc tóc vàng, con ngươi màu xanh trong chuyển động linh hoạt, mày thanh mắt đẹp, sống mũi cao lớn; Bà dịu hiền như thế, lại có tướng đế vương đường đường. Lúc bấy giờ bà chỉ mới 23 tuổi 7 tháng 20 ngày". Tin tức lễ đội vương miện nhanh chóng truyền khắp vương quốc Castile, rất nhiều thành phố và thôn trang đều bắt chước Segevia, suy tôn Nữ hoàng trẻ tuổi. Tin tức toàn quốc ủng hộ Nữ hoàng kế vị, cũng nhanh chóng được sự hưởng ứng của Hội nghị quốc dân, Hội nghị cũng tuyên bố thừa nhận địa vị Nữ hoàng Isabelle.

    Khi Isabelle làm lễ đội vương miện, Ferdinand – trượng phu bà không có ở Castile, mà đã trở về giúp phụ vương dẹp yên phản loạn ở Aragan. Khi ông nghe được tin vợ mình đã làm lễ đội vương miện làm Nữ hoàng, rất kích động. Kích động là vợ mình qua bao khó khăn cuối cùng đã lên Vương vị. Lúc Isabelle kết hôn cùng Ferdinand có nói trước: Muốn Ferdinand tôn trọng pháp luật và phong tục của Castile, ngày sau nếu như Công chúa kế thừa Vương vị, thì bà phải là vua Castile trên thực tế, Ferdinand tuy cũng là Quốc vương trên danh nghĩa, nhưng chưa qua sự đồng ý của Isabelle, ông không được tự tiện bổ nhiệm sử quan và nhân viên thần chức giáo khu; tất cả công văn đều phải hai vợ chồng liên hợp ký. Ước định trước hôn nhân này, qua sự đồng ý của Ferdinand, hai người mới kết làm vợ chồng. Nay lời dự đoán của Isabelle đã trở thành hiện thực, Ferdinand làm sao không kích động? Điều khó khăn là trên lịch sử 2 nước Castile và Aragan, chưa từng có phụ nữ nắm quyền binh đất nước, nếu như vợ và mình cùng ngồi trên Vương vị, thì khó coi biết chừng nào? Lúc bấy giờ, triều đình và Giáo hội cũng phân thành hai phái, mở ra sự tranh luận quyết liệt. Nữ hoàng Isabelle nhanh trí, nhường bước cho trượng phu nói: "Chúng ta không nên phân biệt. Anh đã là chồng của em, đương nhiên cũng là Quốc vương của Castile. Phàm anh có ra lệnh, con dân đương nhiên phải theo. Chúng ta còn hy vọng Thiên Chúa bảo vệ chúng ta đến 100 năm sau, khiến đất nước này cũng có thể bảo lưu trong tay con cháu của hai chúng ta". Lúc bấy giờ, Nữ hoàng và Hoàng tử Ferdinand đã kết hôn được hai năm (năm 1471), sinh được một cô Công chúa (cũng lấy tên là Isabelle), nhưng vẫn chưa sinh Hoàng tử.

    Nữ hoàng Isabelle thân tình nói: "Tương lai của chúng ta có đời sau thế nào còn rất khó nói, nếu như đến khi có người bài xích Công chúa Isabelle của chúng ta, lập người của họ làm người thừa kế Vương vị của chúng ta, thì ngày đó sẽ không vui phải không? Nói không chừng ngày nào có người quan hệ huyết thống Vương thất Castile tự xưng họ là con cháu thân thích, quốc gia phải giao về cho họ, mà không phải giao về cho con gái của anh, bởi vì con gái anh là con gái. Chính anh đã mở ra trường hợp này, thì sẽ mang đến cho cháu chúng ta nhiều phiền não" Sự phân tích vừa tình vừa lý này của Nữ hoàng, khiến Ferdinand tâm phục khẩu phục. Vì thế ông ra lệnh gọi các thần quan của ông và Giáo hội không được nghị luận chuyện Nữ hoàng và hoàn toàn ủng hộ Nữ hoàng đăng cơ, hết lòng giúp đỡ Nữ hoàng nhanh chóng cũng cố Vương vị.

    Khi Isabelle tự mình cử hành lể đội vương miện tuyên bố làm Nử hoàng, phái đại quí tộc đã ủng hộ Juana 12 tuổi, con gái của Henry cố Quốc vương, bắt đầu cầu cứu Alfonso V – Quốc vương Bồ Đào Nha, cậu của Juana và tuyên bố Juana là Nữ hoàng Castile. Alfonso V – Quốc vương Bồ Đào Nha vừa mới thắng lợi trong chiến tranh Morocco, đang đắc chí. Nhưng vì can thiệp có căn cứ, có cớ cho quân đi đánh, tuy đã ngoài 40 tuổi, ý muốn thông qua con đường thông gia tiến hành cứu viện, để mình lên ngôi vị Quốc vương Castile. Vì thế, ông chính thức cầu hôn cháu gái của mình 12 tuổi, sau khi được đồng ý, liền tự xưng là Quốc vương Castile. Tháng 5 năm 1475, thống lĩnh đội quân Tây Ban Nha tiến vào vương quốc Castile, bắt đầu chiến tranh đoạt Vương vị.

    Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand dốc toàn lực, ráng sức bảo vệ Vương vị Castile của họ, phản kích sự khiêu chiến của Quốc vương Bồ Đào Nha. Khi bắt đầu chiến tranh, thế lực hai bên ngang nhau, chiến cục cứ giằng co mãi đến năm thứ hai. Alfonso V – Quốc vương Bồ Đào Nha, tuy đã già, mưu kế sâu xa, giàu kinh nghiệm chiến đấu, nhưng đến Castile tranh đoạt Vương vị, sĩ khí quân đội trước tiên không đủ. Còn Ferdinand trẻ tuổi, túc trí đa mưu, giàu tài năng chỉ huy, quân đội Castile tác chiến tại nước mình, để bảo vệ Nữ hoàng và Quốc vương của mình, sĩ khí cao ngất, quyết tâm đánh bại kẻ xâm lược. Như thế, tháng 3 năm 1476, quân Bồ Đào Nha do Alfonso thống lĩnh trong chiến tranh gần Thorou, bị quân đội Castile của Thống soái Ferdinand tieu diệt hết. Geoor – Hoàng tử Bồ Đào Nha thống lĩnh chủ lực Bồ Đào Nha đến tăng viện, chiến đấu một trận với quân đội Castile, vẫn không phân thắng bại. Juana và cánh Đảng của bà nhìn thấy không hy vọng thắng lợi, bèn cầu hòa với Isabelle. Alfonso V lại vẫn cứ không cam tâm, phái Geoor – con trai trở về lo liệu việc nước, mình ở lại Castile phất cờ gióng trống, tiếp tục chiến đầu với quân đội của Isabelle. Isabelle phát huy tài năng ngoại giao tuyệt vời, quyết định sách lược tác chiến ở hậu phương, khéo đều binh khiển tướng, và đích thân thống lĩnh quân đội chiến đấu hăng hái, xông vào trận địa. Cuối cùng, vào cuối năm 1479, đánh bại người Bồ Đào Nha, thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Vương vị. Alfonso V chỉ còn cách đưa Công chúa Juana trở về Bồ Đào Nha.

    Chính lúc Nữ hoàng Isabelle thắng lợi trong chiến tranh kế thừa Vương vị, do phụ vương qua đời, Thái tử Ferdinand kế vị, trở thành Quốc vương của vương quốc Aragan. Như thế, từ năm 1479 trở đi, Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand, cùng quản hai nước, được Giáo hoàng Alexander VI trao cho hiệu gọi "Hai vua Thiên Chúa giáo". Từ đó, hai nước Castile và Aragan hợp lại làm một, hình thức đầu tiên thống nhất Tây Ban Nha. Thời kỳ đầu hai nước hợp lại, kết cấu, truyền thống xã hội, thậm chí ngôn ngữ có sự sai khác rất lớn, bộ phận chư hầu phong kiến không chịu bỏ thế lực cát cứ, phản đối thống nhất quốc gia. Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand dưới sự bảo vệ của Liên minh thành thị, dựa vào thế lực của Giáo hội và tiểu quí tộc, nhân dân thành phố phản đối lại chư hầu phong kiến. Họ thống lĩnh quân đội Liên minh nhân dân thành thị hợp lại tàn phá pháo đài của chúa đại phong kiến, không những lấy đất đai Vương thất, tước đoạt đặc quyền đúc tiền, thu thuế của họ, còn đả kích và đánh bại hoạt động làm phản của chúa đại phong kiến, từ đó tăng cường tập quyền trung ương. Nữ hoàng Isabelle còn mạnh hòa thế lực cảnh sát, giảm bớt tội pham, đễ nhanh chóng phục hồi trật tự trong nước. Ferdinand rất có tài, là nhân vật nguyên hình trong "Luận quân chủ" của Machiavello – nhà tư tưởng chính trị và nhà sử học của Italia. Isabelle khiêm tốn nghe nhận ý kiến của chồng và sự giúp đỡ chính trị của ông ta, học tập kinh nghiệm trị nước của chồng. Bà thường xuyên du tuần khắp nơi trong nước, trên đường đi tùy theo chỗ mà sắp xếp ở Giáo hội hay tu viện, nhiệt tình giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Khi vừa mang thai, cũng không nghỉ ngơi, tiếp tục tuần du khắp nơi. Tổng cộng bà sinh ra năm chỗ khác nhau trong nước. Trong sách sử đã ghi lại: "Trong phòng làm việc của Nữ hoàng, luôn luôn sáng đèn đến gần sáng". Nữ hoàng Isabelle lấy việc cải cách chính trị đất nước, cải thiện đời sống nhân dân làm thiên chức của mình, làm việc quên ăn quên ngủ, cuối cùng quốc gia bị phá hoại sau bao nhiêm năm được phục hồi rất nhanh, và từng bước phát triển.

    Khi Isabelle và Ferdinand kết hôn, muốn tiếp tục tiến hành chiến tranh Granada quốc gia người Ả Rập chống lại tín ngưỡng Islam. Hiện tại, Tây Ban Nha sau khi thống nhất qua nhiều năm xử lý và phục hồi, sức nước tăng mạnh, quân đội tại ngũ đạt đến 4 vạn người. Năm 1491, Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand đích thân thống lĩnh đại quân, hướng thẳng đến cứ điểm cuối cùng của người Ả Rập ở chính Nam bán đảo Pyrenees Tây Ban Nha – Granada phát động tiến công. Khi chiến đấu dữ dội nhất, Nữ hoàng đã từng đích thân xông vào tiền tuyến chỉ huy. Năm 1942, quân đội Tây Ban Nha thắng lợi, thu phục thành Granada, khiến Tây Ban Nha kết thúc thắng lợi phong trào thu hồi đất đai kéo dài hơn 700 năm, từ đó mà hoàn thành đại nghiệp thống nhất Tây Ban Nha (năm 1512, Navarre tiểu vương quốc nhỏ nhất ở phía Bắc do Quốc vương Ferdinand sáp nhập).

    --Còn nữa--
     
    Anh Đào Xứ thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng mười 2021
  8. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Isabella I - Người đặt nền móng cường quốc trên biển

    Tán thành và giúp đỡ Christopher Columbus

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong thời kỳ Nữ hoàng Isabelle thống trị, việc nổi tiếng nhất là phát hiện đại lục mới của Christopher – Columbus. Columbus là nhà hàng hải Italia. Ông quan hệ hàng hải đối với Nữ hoàng Isabelle như thế nào? Trong đây lại có một nguyên do.

    Năm 1451 Columbus sinh ra ở Genoa thành phố ven bờ biển Italia, là con trai thợ chải lông và quản lý cửa hiệu. Lúc bấy giờ, Genoa là một thành phố hưng thịnh nghề hàng hải. Columbus học được không ít tri thức nghề hàng hải từ nhỏ, học biết vẽ bản đồ biển. Trước năm 25 tuổi, ông đã từng trải qua nhiều lần đi tàu tuần ra biển, đã từng đến Island. Vận may nhất là ông đã một lần đến Bồ Đào Nha. Ông ở trên thuyền làm thủy thủ, thuyền bị hạm đội di chuyển đặc biệt của nước Pháp tấn công chìm, Columbus bị thương, trôi mãi đến bờ trên cảng Lagasca, sau đó đến Lisbon. Lisbon lúc bấy giờ là một địa phương ủng hộ kế hoạch thám hiểm cuồng nhiệt nhất. Lúc đó, Columbus nhận được sự ảnh hưởng cách nói "trái đất hình tròn" rất hấp dẫn, nghĩ ra kế hoạch rất mạnh dạn là đi thuyền về phía Tây, không nhất định phải vòng qua phía Đông châu Phi, cũng có thể đến thẳng châu Á, nhận được tơ lụa, hương liệu và hoàn kim của Trung Quốc, Ấn Độ.

    Quốc vương Bồ Đào Nha đã từng mong muốn mở con đường mậu dịch hàng hải về hướng Đông, nên rất hứng thú đối với kế hoạch của Columbus, và lấy kế hoạch đề ra giao cho Hội ủy viên học thuật thẩm nghị, nhưng không được chấp thuận. Vì thế, ông bèn đến Tây Ban Nha, hy vong tìm được người trợ giúp vàng bạc, vật chất trong quí tộc và Vương hầu, nhưng hoàn toàn không thu được kết quả. Khi Nữ hoàng Isabelle biết được kế hoạch gan dạ của Columbus, là ông đã đến Tây Ban Nha được một năm. Lúc bấy giờ Tây Ban Nha đang chiến đấu với người Ả Rập ở phía Nam, hao tổn lượng lớn tiền tài. Isabelle và Ferdinand gặp Columbus ở tiền tuyến, nghe nhận suy nghĩ mạnh dạn của ông ta. Quốc vương Ferdinand và các quí tộc Tây Ban Nha xem Columbus là một "quân lừa đảo", cử chỉ và sắc mặt đáng nghi. Nữ hoàng Isabelle không cự tuyệt ông ta trực tiếp, và giữ ông lại bên mình. Nữ hoàng từ tình hình thế giới xem xét mở ra con đường mới trong việc phát triển sự nghiệp thám hiểm Bồ Đào Nha, đồng thời muốn quan sát thật rõ Columbus, duy nghĩ cẩn thận phương án hành trình đường dài của ông ta. Chính như thế, Columbus ở bên Nữ hoàng sáu năm. Và trong sáu năm này, chiến tranh Tây Ban Nha thu hồi đất đai của người Ả Rập còn chưa kết thúc, việc này khiến Columbus mất lòng tin.

    Năm 1491, Columbus quyết định đi đến nước Pháp để gặp vận may. Trên đường đi gặp được Viện trưởng tu viện có lòng tốt, vì Columbus sắp xếp lại tài liệu báo cáo lên ngự tiền. Tuy Hội ủy viên học thuật Vương thất đã kiến nghị không chấp nhận cho ông ta, nhưng Nữ hoàng Isabelle chu đáo nghe kế hoạch của Columbus một lần, và tỏ ý khen ngợi. Chẳng qua, cho rằng yêu cầu của Columbus tự bổ nhiệm mình làm Thượng tướng hải quân, phát hiện ra các đảo sở hữu và đại lục, đồng thời chiếm hữu giá trị quá cao, phải 1/10 tài sản tổng số lượng qui định mậu dịch các địa phương này trong thời gian ông ta làm Tổng đốc. Sau đó, Columbus bỏ phần yêu cầu. Lúc này, nhằm đúng sự lo lắng việc tán thành và giúp đỡ tiền vốn đối với Nữ hoàng không đủ, Skulouis Vương thất Tây Ban Nha tiến hành thuyết phục Nữ hoàng từ quan điểm thực lợi. Ông ta nói: "Bà thiếu bao nhiêu tiền do tôi cung cấp, bà không phải mất đi đồ vật gì, và lại còn được nhiều – nó có thể khiến trên ngàn vạn người hướng về bà, có thể mang đến vinh dự và hoàng kim cho Tây Ban Nha". Vì vậy, Nữ hoàng Isabelle quyết định khen thưởng và giúp đỡ quyết tâm của Columbus. Theo truyền thuyết, Nữ hoàng vì để cung cấp tiền vốn cho cuộc thám hiểm, còn đem phần châu báu của minh đi cầm, thêm vào sự sắp xếp trước của Skulouis, tổng cộng được 12000 đô la Mỹ tiền vốn, Columbus cũng mượn được 2000 đô la Mỹ làm một phần đầu tư trong đó. Rồi Columbus bắt đầu cuộc thám hiểm đi thuyền về hướng Tây.

    Ngày 3 tháng 8 năm 1492, ba chiếc thuyền nhỏ làm bằng gổ đi theo cuộc thám hiểm của Columbus hiệu "Pinta", "Niaga", "Saint-Maria" xuất phát từ cửa cảng Tây Ban Nha. Trên 3 chiếc thuyền có tổng cộng 87 người, gồm ba bác sĩ, một trợ lý thuyền trưởng, một thông dịch viên và một người thuộc phái của Nữ hoàng đến quan Giám đốc áp tải kim hoàn và đá quí lên thuyền. Columbus nhờ vào kỹ thuật hàng hải thành thạo, trước tiên từ Địa Trung Hải tiến vào Đại Tây dương, sau đó gió đông đi hướng Tây chạy từ Bắc sang Nam, trải qua 33 ngày thuyền đi rất xa, cuối cùng vượt qua Đại Tây dương. Khi chưa vượt qua lục địa, trong thời gian dài như thế, các thủy thủ ngày càng không chịu quản thúc và muốn nổi loạn. Ngày 10 tháng 10 Columbus tập hợp mọi người lại, nói với họ: "Trong ba ngày không thấy lục địa, thì tôi sẽ quay thuyền lại!" Sở dĩ ông ta khẳng định như thế, vì ông ta đã thấy được một con chim quần hầu và cành cây của loại quả có nhiều nước (như nho, khế, cà chua) nổi trên mặt biển. Ngày 12 tháng 10, cuối cùng họ đã đến đảo San Salvador của quần đảo Bahamas ngày nay. Ông quỳ trên đất cảm tạ Thượng đế, lấy danh nghĩa Isabelle và Ferdinand vua Thiên Chúa giáo tiếp nhận hồng ân của Thượng đế. Tiếp theo đó, họ đi dọc xuống phía Nam đảo San Salvador, lại phát hiện các đảo khác của nó ở bên trong bao gồm Cuba. Người trong đó húy xì-gà, là để khói vào lỗ mũi, sau đó dùng sức mạnh hít vào. Cuối cùng, Columbus leo lên các đảo ở trên đất biển và Dominica cùng với nước sở tại. Do vì chiếc thuyện hiệu "Saint-Maria" bị mắc cạn ở đây, lại cũng không quay ra biển lớn để đi được, Columbus quyết định để lại 40 người, dựng lên một thôn ở bờ phía Bắc đảo (về sau những người này vì tàn hại người Indian nên bị người Indian giết chết toàn bộ). Sau đó, Columbus giương buồm đi, từ hướng Nam và Bắc đi về phía Tây, cuối cùng đến được Tây Ban Nha.

    Tháng 3 năm 1493, thuyền thám hiểm của Columbus trở về đến cảng Carcelone của Tây Ban Nha. Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand đón tiếp Columbus long trọng. Kẻ vô danh tiểu tốt ngày xưa một bước trở thành người anh hùng lưu danh muôn thưở. Columbus báo cáo hành trình của họ với Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand, tuyên bố ông ta phát hiện được con đường hàng hải về hướng Đông xuyên qua Đại Tây dương. Báo cáo của Columbus liên quan đến hành trình biển lần này và việc phát hiện ra đại lục mới, khiến mọi người xôn xao hẳn lên. Khi họ mang những hoàn kim trang sức, chim anh vũ và vài người Indian bị bức bách đến từ đại lục mới ở trong thành huênh hoang qua thành phố, dân chúng thành phố hướng đến họ lớn tiếng hoan hô. Khi họ quỳ xuống trước mặt Nữ hoàng và Quốc vương, Nữ hoàng và Quốc vương để cho họ ngồi qua mộ bên, và cho người đem rượu rót đầy ly của họ. Nữ hoàng và Quốc vương vốn trước ân chuẩn đồ đạc của họ làm tốt việc chuẩn bị ra biển lần thứ hai. Từ năm 1493 đến năm 1502, Columbus lại tiến hành ba cuộc hành trình, đến Trung Nam châu Mỹ. Năm 1506, Columbus qua đời vào năm 55 tuổi. Mãi đến lúc ông chết, ông vẫn không biết được mình là người đầu tiên phát hiện ra đại lục mới của châu Mỹ. Do ông xem trái đất chỉ có mức độ ¼ lớn nhỏ trên thực tế, nên nhằm lục địa phát hiện được ở bờ bên kia Đại Tây dương trở thành Ấn Độ của châu Á. Dù thế nào, việc phát hiện ra địa lý mới này, đã sinh ra sự xung kích như thế nào đối với châu Âu là điều dễ hiểu. Chính là do sự nhìn xa biết rộng và sự trợ giúp tiền vốn rất lớn của Nữ hoàng Isabelle, khiến kế hoạch gan dạ của Colunbus thực hiện được. Sự thành công trong việc thám hiểm và phát hiện ra đại lục mới của Columbus, đã mở rộng tầm nhìn cùa mọi người, hình thành khái niệm mới về địa lý, đem đại lục châu Âu vào đại lục châu Mỹ và khởi lên toàn bộ thế giới đều liên hệ; khiến cho phần lớn khu vực Trung Nam bộ châu Mỹ sau đó trở thành vùng thực dân bán cầu phía Tây của Tây Ban Nha. Ý nghĩa ở việc xây dựng lên rất nhiều quốc gia hình thức thể chế của Tây Ban Nha trên khu vực rộng lớn nửa bán cầu phía Tây, khiến chính trị, tư tưởng và văn hóa của Tây Ban Nha sinh ra ảnh hưởng sâu xa đến khu vực Trung Nam Mỹ vài thế kỷ. Từ đó, các cường quốc phương Tây cướp đoạt châu Mỹ, cũng từ đó kích thích phát triển ngành thương nghiệp, công nghiệp, hàng hải, hình thành thị trường thế giới, "cho giai cấp tư sản mới nổi lên mở ra sở trường hoạt động mới" (Lời của Max).

    --Còn nữa--
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng mười 2021
  9. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Isabella I - Người đặt nền móng cường quốc trên biển

    Sáng tạo ra Pháp đình Tôn giáo

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nữ hoàng Isabelle là vị vua nữ kiệt xuất, giải phóng tư tường, có tinh thần khai phá tiến thủ, thực hiện sự nghiệp lớn thống nhất Tây Ban Nha, giúp đõ Columbus phát hiện đại lục mới, lưu lại hình tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân Tây Ban Nha. Để sự thống trị chuyên chế của bà thêm mạnh, bà sáng lập nên cơ quan xét xử tôn giáo ở Tây Ban Nha, và lấy nơi đây làm công cụ "dị đoan" để bức hại tàn khốc, lại khiến hình tượng bà bị ảnh hưởng rất lớn.

    Trong khu vực Tây Ban Nha thời đại La Mã, rất nhiều dân tộc người Tây Ban Nha, người Franks, người Do Thái, người Pasque, người Caralonia cư trú, mỗi dân tộc tự tin tôn thờ Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo.. Khoảng trước sau năm 711, người Ả Rập bắt đầu xâm nhập Tây Ban Nha, tôn thờ đạo Islam, sau đó xây dựng nhiều quốc gia nhỏ người Ả Rập, và mở rộng ảnh hưởng đạo Islam. Vì thế, trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa thậm chí lĩnh vực chính trị, sinh hoạt trong khu vực Tây Ban Nha, luôn luôn tồn tại ảnh hưởng và đấu tranh lẫn nhau giữa ba tôn giáo: Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và đạo Islam.

    Nữ hoàng Isabelle là một giáo đồ Thiên Chúa rất thành kính. Bà cho rằng, người Ả Rập trong đất nước Tây Ban Nha là do người Do Thái mang vào, đạo Do Thái và đạo Islam là tà thuyết dị đoan phản lại Thiên Chúa giáo, phải kiên quyết cấm tuyệt. Từ khi bà cầm quyền trở về sau, càng cho rằng đạo Do Thái và đạo Islam là không có lợi cho sự thống trị của bà. Do đó, bà bức bách người Do Thái bỏ đạo Do Thái, cưỡng bức người Ả Rập bị chinh phục ở phía Nam Tây Ban Nha bỏ đạo Islam, toàn bộ đổi theo Thiên Chúa. Tình thế bức bách lúc bấy giờ, người Do Thái và người Ả Rập trong đất nước Tây Ban Nha bề ngoài biểu hiện tôn thờ Thiên Chúa giáo, bên trông âm thầm vẫn cứ là giáo đồ đạo Do Thái hoặc đạo Islam. Vì thế, để đốn sạch giáo hội, thi hành rộng rãi một tôn giáo, Nữ hoàng Isabelle thiết lập cơ quan xét xử dị đoan tôn giáo (tức Pháp đình Tôn giáo), chuyên môn dùng để đối phó với những giáo đồ khác của đạo Do Thái và đạo Islam, từ đó ngày sau vẫn còn phong trào mở ra tiền lệ tội ác trên lịch sử các nước châu Âu.

    Cơ quan xét xử dị đoan tôn giáo này (tức Pháp đình Tôn giáo), gồm có cơ cấu quyền lực pháp quan, bồi thẩm đoàn, ngưởi khởi tố và cảnh sát điều tra địa phương. Trình tự thẩm lý sơ sài cẩu thả, không công bằng, phương thức hình phạt khiến người dân không thể chịu được, rất ác độc. Nếu một giáo đồ nào đó bị hoài nghi, dương như rất khó có cơ hội để bào chữa cho việc bị tố cáo của mình. Bởi vì người bị tình nghi ngay cả họ tên của nguyên cáo cũng còn không biết được, thì làm sao biết được tội danh và chứng cứ trong cáo trạng của mình, khi đưa ra cái gọi là chứng cứ, cũng chỉ là lời nói mà không có vật chứng. Nếu người bị tình nghi phủ nhận tội trạng của mình, sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

    Tóm lại, bất luận là người bị tình nghi có thái độ thế nào, chỉ cần họ bị liệt vào danh sách người bị tình nghi dị đoan tôn giáo, đếu phải đi vào con đường chết hoặc tàn tất suốt đời.

    Thời kỳ đầu sáng lập cơ quan xét xử tôn giáo Tây Ban Nha, Nữ hoàng bổ nhiệm cho Thomas – thần sám hối riêng của bà làm Tổng đầu tử. Ông là một Tăng lữ Thiên Chúa giáo vô cùng cực đoan, rất trung thành với Nữ hoàng. Pháp đình Tôn giáo được sự cho phép của Giáo hoàng La Mã, trên thực tế lại luôn luôn bị khống chế trong tay Quốc vương Tây Ban Nha. Xây dựng Pháp đình Tôn giáo, một mặt để thực hiện thống nhất tôn giáo Tây Ban Nha, Thiên Chúa giáo trở thành Quốc giáo; mặt khác có lợi cho Quốc vương thực hiện chính sách chế tài và trấn áp, quyền uy của Quốc vương được xác lập rõ ràng, Trên lịch sử các quốc gia khác của châu Âu, lãnh chúa phong kiến và Giáo hội quí tộc đều bảo lưu đầy đủ thực lực và cân nhắc quyền lực của Quốc vương. Các chúa phong kiến của Tây Ban Nha và Giáo hội không giống nhau cũng đã từng có thời kỳ phong quang có thế có quyền. Nhưng Quốc vương có thể dùng Pháp đình Tôn giáo làm vũ khí, để trấn áp thì Quốc vương công nhiên làm Giáo đồ và Chúa phong kiến. Quốc vương không những tăng cường tập quyền trung ương mà có thể thông qua sự khống chế Mục sư Tây Ban Nha đễ phục vụ củng cố sự thống trị của mình. Đương nhiên, đối tượng chế tài chủ yếu của Pháp đình Tôn giáo là những phần tử bị tình nghi có hành vi phản nghịch trên tôn giáo, đặc biệt là những kẻ tình nghi bề ngoài biểu hiện thay đổi tin Thiên Chúa giáo, nhưng trong lòng vẫn tiếp tục thực hiện theo tôn giáo của mình trước kia.

    Đầu tiên, Pháp đình Tôn giáo hoàn toàn không can thiệp đến Giáo đồ công khai tín ngưỡng đạo Do Thái. Sau đó, dưới chủ trương và yêu cầu cuồng nhiệt của Thomas, năm 1492, Isabelle và Ferdinand ban hành văn bản qui định, nếu như Giáo đồ Do Thái trong đất nước Tây Ban Nha không thay đổi tin theo Thiên Chúa giáo, thì phải rời khỏi Tây Ban Nha trong vòng bốn tháng, vả lại không được mang theo tài sản hiện có. Lúc bấy giờ, có hai mươi vạn Giáo đồ Do Thái trong nước Tây Ban Nha, phần lớn họ là nghệ nhân thủ công và thương nhân Tây Ban Nha cần mẫn nhất, tinh minh nhất và giàu có nhất, chiếm hữu địa vị quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội Tây Ban Nha. Mệnh lệnh của Nữ hoàng và Quốc vương là một tai nạn nặng nề đối với họ, họ phải xa cách quê hương, lưu lạc không nơi nương tựa, thậm chí rất nhiều người còn không kịp tìm chỗ tránh nạn an toàn, liền bị rơi đầu; đồng thời, cũng mang đến sự đả kích nặng nề đối với vấn đề phát triển kinh tế Tây Ban Nha.

    Vốn dĩ, vào năm 1942, khi quân đội của Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand thu được đất đã mất, người Ả Rập ở Granada tuyên bố đầu hàng, hai bên ký kết hiệp nghị hòa bình, trong đó qui định: Giáo đồ Islam định cư ở Tây Ban Nha, có thể tiếp tục phụng thờ tôn giáo của mình. Nhung sau khi thống nhất và củng cố được Tây Ban Nha trở về sau, chính phủ Tây Ban Nha nhanh chóng hủy bỏ hiệp nghị này. Do đó, người Ả Rập nổi lên phản kháng, cuối cùng gặp phải sự trấn áp mà thất bại. Năm 1502, Nữ hoàng và Quốc vương cùng ra lệnh, giáo đồ Islam ở Tây Ban Nha phải giống như giáo đồ Do Thái 10 năm trước, đưa ra sự lựa chọn đau khổ, phải tin Thiên Chúa giáo, hoặc phải lưu vong ở n


    Bấm để xem
    Đóng lại
    ước ngoài hoặc bị trừng phạt. Thật ra, những giáo đồ Islam này không có sự lựa chọn, đành phải thay đổi tín ngưỡng. Một số giáo đồ kiên trì giữ nguyên tín ngưỡng, giống như những giáo đồ Do Thái kiên trì mười năm trước, đều bị tuyên bố là "dị đoan", phải rời bỏ quê hương không được đem theo tài sản và hình phạt rất tàn khốc. Theo lịch sử ghi lại, chỉ trong vòng mười lăm năm (1483 – 1498), có 9000 người bị cơ quan xét xử tôn giáo xử hỏa hình, chín vạn người bị xử những hình phạt khác.

    Nữ hoàng Isabelle tuy là Giáo đồ Thiên Chúa thành kính, nhưng bà luôn luôn đặt lợi ích Vương thất và lợi ích dân tộc Tây Ban Nha ở hàng đầu. Bà và Ferdinand – chồng bà khi xử lý quan hệ Giáo đình La Mã tích cực kháng tranh, thu được nhiều thành công, khiến Thiên Chúa giáo Tây Ban Nha nằm trong sự khống chế của vua Tây Ban Nha, chứ không phải là dưới sự bảo vệ của Giáo hoàng. Các nước khác của châu Âum do Giáo hội trực tiếp nhận sự khống chế của Giáo hoang, trở thành lực lượng kháng lễ của Quốc vương và chính phủ phân đình, vì trong cải cách tôn giáo thế kỷ 16 ảnh hưởng đến chính cục của những quốc gia này. Ngược lại, cải cách tôn giáo ở Tây Ban Nha lại không thu được sự tiến triển nào.

    Pháp đình Tôn giáo của vợ chồng Isabelle sáng lập, hành vi trục xuất đối với đạo Do Thái và Giáo đồ Islam, sinh ra ảnh hưởng rất nặng nề trong lịch sử Tây Ban Nha sau đó. Nó không những chặn đứng tiến trình phát triển đối với văn hòa Tây Ban Nha, mà còn trở ngại nghiêm trọng đến sự phát triển kỹ thuật khoa học và kinh tế chính trị trong thời gian dài phục hưng văn nghệ châu Âu. Bởi vì trong toàn xã hội Tây Ban Nha, vừa phát biểu tư tưởng văn hóa lìa kinh phản đạo, vừa xuất phát phát minh, sáng tạo đều sẽ bị trở thành "dị đoan tá thuyết", gặp phải sự bắt bớ của Pháp đình Tôn giáo, không khí khủng bố này làm cho những phát minh, những khoa học kỹ thuật bị thụt lùi. Những quốc gia khác của châu Âu ở thời kỳ phục hưng văn hóa nghệ văn hóa phồn vinh, khoa học kỹ thuật phát triển, luận bàn không giống nhau và chính kiến đều có sự xung động nhẹ nhàng ở mức độ nào đó. Trong khi đó, ở Tây Ban Nha thời kỳ này, tư tưởng văn hóa như đầm nước chết, khoa học kỹ thuật cũng lạc hậu so với các quốc gia khác. Vả lại, theo sự phát hiện đại lục mới của Columbus, khiến khu vực lớn Trung Nam châu Mỹ sau đó trở thành vùng thực dân của Tây Ban Nha, không những xây dựng lên thể chế chính trị Tây Ban Nha trên khu vực rộng lớn này của Tây bán cầu, mà còn mang danh xấu của Pháp đình Tôn giáo rõ rệt. Như thế, không những kinh tế chính trị và tư tưởng văn hóa của đất nước Tây Ban Nha bảo t
    hủ lạc hậu, mà vùng thực dân rộng lớn của Tây bán cầu cũng vậy. Ở châu Âu, văn hóa tư tưởng, khoa học kỹ thuật của Tây Ban Nha lạc hậu hơn các quốc gia khác; cũng như, văn hóa tư tưởng và khoa học kỹ thuật của vùng thực dân Bắc Mỹ ở Anh Pháp. Cho đến này, Isabelle sáng lập Pháp đình Tôn giáo đã 500 năm, tiêu diệt Pháp đình Tôn giáo đã hơn 140 năm, nhưng Tây Ban Nha còn chưa thể giải thoát hoàn toàn ảnh hưởng của Isabelle và Ferdinand, rất nhiều quốc gia ở Trung Nam châu Mỹ đã từng là vùng thực dân của Tây Ban Nha, cũng còn ở trong không khí tư tưởng văn hóa bảo thủ lạc hậu.

    --Còn nữa--
     
  10. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Isabella I - Người đặt nền móng cường quốc trên biển

    Thông gia Vương thất ảnh hưởng sâu xa

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nữ hoàng Isabelle khen thưởng giúp đỡ Columbus thăm dò con đường hàng hải mới, phát hiện ra đại lục mới, sau đó, bà chủ trương mở rộng ngoài biển. Vì thế, bà tích cực phát triển đào tạo nghề thuyền, mạnh dạn phát triển hạm đội Hải quân và giúp đỡ Hải quân mở đến bao chiếm vùng thực dân châu Phi, Trung Nam châu Mỹ.. Cuối đời Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand, sức nước của Tây Ban Nha đã bắt đầu hưng thịnh lên, chỉ trong thời gian rất ngắn đã xây dựng lên đội Hải quan lớn mạnh. Sau đó không lâu, Tây Ban Nha chiếm lĩnh lãnh địa bên ngoài biển, cùng với vùng thực dân của Naples, Sicilian, Sardegna, Osterreich, Netherlands, Luxembourg, Flanders-Kantain và châu Mỹ, bắt đầu xưng bá châu Âu và thế giới, vì Tây Ban Nha là một cơ sở khổng lồ vững chắc xây đắp cường quốc trên biển.

    Nữ hoàng Isabelle sinh được bốn người con gái và một người con trai. Năm 1479, Juan – người con trai duy nhất không may chết yểu. Trong bốn người con gái của bà, nổi tiếng nhất là Công chúa Juana.

    Juana sinh ngày 6 tháng 11 năm 1479, năm 1496 nàng được 17 tuổi, Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand hứa gả cô cho Philip I. Ông ta là con trai của Hoàng đế Habsburg Osterreich, đồng thời cũng là người kế thừa vương vị vương quốc Brand. Năm 1500, Công chúa Juana không có anh em trai nên được lập làm người kế thừa Vương vị của Nữ hoàng Isabelle. Sau khi mẫu thân qua đời chính thức kế vị làm Nữ hoàng Custer, khi phụ thân qua đời lại chính thức trở thành Nữ hoàng Aragan trên danh nghĩa. Bà kết hôn được sáu năm, tinh thần bắt đầu suy sụp, năm 1506 bệnh tình càng thêm nặng, toàn bộ thực quyền quốc gia giao cho Philip I – chồng của bà quản lý, nhưng trên thực tế bà vẫn cứ thi hành Vương quyền, ký pháp lệnh. Bà không những kế thừa Tây Ban Nha thống nhất và lãnh địa ngoài biển do cha mẹ bà để lại, mà còn xâm chiếm, cướp đoạt vùng thực dân Mexican, Biru, Chilean, Colombia và Tunisia, Euran của Bắc Phi, khiến Tây Ban Nha trở thành đế quốc thực dân khổng lồ của ba châu lớn Âu, Mỹ, Phi. Thời gian thống trị, Juana thừa nhận Tây Ban Nha phát triển đến "thời đại hoàng kim", hoàn toàn dựa vào nền móng để lại của vợ chống Nữ hoàng Isabelle.

    Năm 1496, khi Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand quyết định hôn nhân Vương thất cho Juana và Philip I, là một hôn nhân ảnh hưởng sâu xa không giống như bình thường. Điều này họ không hề nghĩ đến lúc bấy giờ Juana và Philip sinh được hai trai bốn gái, ngày sau một người con trai trở thành Hoàng đế, bốn người con gái trở thành Hoàng hậu. Vì Hoàng đế này chính là cháu ngoại của Nữ hoàng Isabelle, tức là Hoàng đế Charles V sau đó. Ông trở thành người thống trị đế quốc thế lực lớn mạnh nhất, giàu có nhất trong lịch sử châu Âu, được chọn là Hoàng đế thần thánh La Mã. Lãnh thổ thống trị của ông trên danh nghĩa bao gồm phần lớn Tây Ban Nha, nước Đức, Hà Lan, Belgium, Osterreich, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Nam Tư, Italia và một phần nước Pháp, cùng với một bộ phận khu vực rất lớn Tây bán cầu. Hoàng đế Charles V cùng với Philip II đều là Giáo đồ Thiên Chúa điên cuồng, trong suốt thời gian dài thống trị, dựa vào phần lớn sự giàu có cướp đoạt đại lục và ngoài biển, để giúp đỡ chiến tranh quốc gia phản đối Bắc Âu tôn thờ Tân giáo (đạo mới). Có thể nói, sự sắp đặt hôn nhân Vương thất của Isabelle và Ferdinand vào năm 1496, đối với lịch sử châu Âu và lịch sử thế giới trong 100 năm sau khi hai người qua đời, đều sinh ra ảnh hưởng sâu sắc không thể đánh giá được.

    Tình cảm giữa Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương là trung thành kiên định, sự nghiệp là thành công. Ngày kỷ niệm tròn 12 năm Columbus leo lên "San Salvador" đại lục mới, tức ngày 12 tháng 10 năm 1504, Nữ hoàng đưa ra di chúc của mình. Trong đó viết: "Tôi thỉnh cầu chồng tôi, lấy toàn bộ đồ trang sức của tôi đặt vào bên cạnh tôi, hoặc lựa chọn một ít để lại bên mình. Như thế, khi anh ấy thấy đồ trang sức này, thì có thể liên tưởng đến tình yêu thuần khiết của tôi khi còn sống, đã thủy chung với anh ấy trọn đời; đồng thời cũng có thể nghĩ đến tôi đang ở thế giới tốt đẹp khác đợi chờ anh ấy". Nữ hoàng đặc biệt dặn dò: "Nếu như chồng tôi, ngày sau Quốc vương muốn an nghỉ ở một chỗ khác, thì hãy đem di hài của tôi dời đến chỗ ấy, chôn bên cạnh anh ấy. Như thế, chúng tôi ngoài việc ở trần thế là quan hệ vợ chồng ra, còn có thể hy vọng Thiên Chúa thương hại ban ân, để cho linh hồn chúng tôi trong Thiên đường có thể ở chung một chỗ vĩnh viễn". Đọc di chúc tình cảm chân thật này, khiến mọi người cảm động vô cùng. Ngày 26 tháng 11 năm 1504 Nữ hoàng Isabelle tạ thế, hưởng thọ 53 tuổi.

    Quốc vương Ferdinand – chồng của bà thương tiếc tình cảm của bà, làm theo đúng di chúc. Sau khi Quốc vương Ferdinand tạ thế, người kế thừa họ đem di hài của Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương chôn cùng một chỗ, thực hiện nguyện vọng của bà khi còn sống.

    Mãi đến ngày nay, trong phòng của Hội nghị nghị viện Thượng viện Quốc hội thành phố Madrid thủ đô Tây Ban Nha, còn treo một bức ảnh tranh sơn dầu loại lớn, mặt bức tranh miêu tả cảnh tượng hí kịch hai vua Isabelle và Ferdinand hoàn thành sự nghiệp lớn thống nhất Tây Ban Nha. Mặt trên viết nói rõ: "Từ trong tay Beaubhudier – Quốc vương cuối cùng của Granada tiếp quản hai vua Thiên Chúa giáo chìa khóa thành phố ấy". Đây là kỷ niệm của nhân dân Tây Ban Nha đối với vị vua quân chủ cổ đại kiệt xuất này.

    --Còn nữa--
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...