Bộ đề đọc hiểu bài thơ: Đi đường - Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 23 Tháng hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Đề số 1:

    Đề bài: Đọc bài thơ Đi đường - Hồ Chí Minh, trả lời các câu hỏi:


    Phiên âm:

    Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

    Trùng san chi ngoại hựu trùng san

    Trùng san đăng đáo cao phong hậu

    Vạn lý dư đồ cố miện gian.

    Dịch nghĩa:

    Có đi đường mới biết đường đi khó,

    Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;

    Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,

    Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.

    Dịch thơ:

    Đi đường mới biết gian lao,

    Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

    Núi cao lên đến tận cùng,

    Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.​

    Câu hỏi:

    Câu 1. Chỉ ra thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

    Câu 2. Khái quát nội dung chính của bài thơ

    Câu 3. Câu thơ nào trực tiếp nêu lên suy nghĩ của chủ thể trữ tình bài thơ?

    Câu 4. Tìm các từ đồng nghĩa với từ gian lao trong bài thơ

    Câu 5. Trong phần phiên âm, hai dòng thơ đầu, Bác sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra tác dụng?

    Câu 6. Bài thơ em có hai lớp nghĩa. Em hãy chỉ ra hai lớp nghĩa được tác giả sử dụng trong bài thơ.

    Câu 7. Từ bài thơ "Đi đường", em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống?

    Trả lời:

    (bộ đề đọc hiểu phần văn bản, môn ngữ văn)

    Câu 1: Chỉ ra thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

    - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Câu 2

    Khái quát nội dung chính của bài thơ

    Từ những gian khổ mà người tù gặp phải trong hành trình chuyển lao đường núi, bài thơ thể hiện thể hiện chân dung tinh thần lạc quan, ung dung của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, qua đó nói lên ý nghĩa triết lí cao cả: Vượt qua gian lao thử thách sẽ đi được tới thắng lợi vẻ vang.

    Câu 3: Câu thơ nào trực tiếp nêu lên suy nghĩ của chủ thể trữ tình bài thơ?

    - Câu thơ 1

    Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

    (Đi đường mới biết gian lao)

    Câu 4: Tìm các từ đồng nghĩa với từ gianlao trong bài thơ

    - Khó khăn, khó khăn, gian nguy, gian khó

    Câu 5: Trong phần phiên âm, hai dòng thơ đầu, Bác sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra tác dụng?

    - Điệp ngữ: trùng san, tẩu lộ

    - Ẩn dụ: Đi đường núi ẩn dụ cho đường đời, đường cách mạng, luôn gian lao, chông gai.

    => Tác dụng: Gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình gợi cảm; nhấn mạnh, làm nổi bật sự trải nghiệm nỗi gian lao, khổ sở chồng chất của việc đi đường núi; làm nổi bật sức mạnh tinh thần của chủ thể đi đường núi.

    Câu 6.

    Bài thơ em có hai lớp nghĩa. Em hãy chỉ ra hai lớp nghĩa được tác giả sử dụng trong bài thơ.

    + Nghĩa đen: Kể về hành trình leo núi hiểm trở, gian nan, thử thách, chông gai. Thành quả đó đạt được là chinh phục ngọn núi và thu mọi cảnh vật vào tầm mắt.

    + Nghĩa bóng: Con đường cách mạng là lâu dài và gian khổ, nhưng nếu kiên trì và bền bỉ, thì nhất định sẽ đạt tới thành công; cũng như con đường đời của mỗi người luôn đầy rẫy, chồng chất giao lao, thử thách nhưng vượt qua được gian lao sẽ đạt được thành công, qua gian lao là hạnh phúc, vinh quang, thắng lợi.

    Câu 7. Từ bài thơ "Đi đường", em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống?

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 2:

    Câu 1. Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh

    Định hướng:

    - Khái quát vấn đề: Bài thơ khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả: Từ việc đi đường núi mà hiểu được đường đời: Vượt qua gian lao thử thách sẽ đi được tới thắng lợi vẻ vang

    - Cảm nhận về nội dung bài thơ:

    +Hai câu đầu: Kể về hành trình trải nghiệm leo núi cùng với đó là những gian nan, khó khăn, thử thách, gian nguy, khổ sở chồng chất của hành trình leo núi mà người đi phải vượt qua; qua đó làm nổi bật sức mạnh tinh thần của chủ thể - Bác – người tù trong hành trình chuyển lao đường núi.

    Từ hành trình chuyển lao đường núi của người tù cách mạng đầy hiểm trở, nguy nan, thử thách, chông gai, núi cao chồng chất, núi cao tiếp núi cao; lời thơ ngụ ý chỉ những gian lao của con đường đời, con đường cách mạng.

    +Hai câu cuối: Thành quả của bao nỗi gian lao đã trải qua là tư thế chinh phục ngọn núi, đứng trên đỉnh cao chót với, sánh ngang tầm vũ trụ, ung dung say đắm ngắm toàn cảnh rộng lớn, bao la, thu mọi cảnh vật vào tầm mắt. Câu thơ cuối diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc, phần thưởng quý giá của những người đã trèo qua bao dãy núi, chinh phục được ngọn núi cao nhất và thu cả muôn dặm nước non vào trong tầm mắt.

    Câu thơ thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh ung dung, lạc quan, tự tại, cùng niềm vui chiến thắng với tư thế làm chủ thế giới của người tù cách mạng.

    Lời thơ ngụ ý về con đường cách mạng tuy lâu dài và gian khổ, nhưng nếu kiên trì và bền bỉ, thì nhất định sẽ đạt tới thành công. Qua đó thể hiện triết lí về đường đời của mỗi người: Vượt qua được gian lao sẽ đi được tới thắng lợi vẻ vang.

    - Cảm nhận về nghệ thuật: Bài thơ sử dụng ấn tượng biện pháp điệp ngữ (núi cao), cùng phó từ lại, ẩn dụ (đi đường núi ẩn dụ cho đi đường đời, con đường cách mạng), tư thế người đứng trên đỉnh núi cao chót vót ẩn dụ cho thành quả, thắng lợi của con đường cách mạng và đường đời của mỗi người.

    - Khái quát vấn đề:

    Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, lời thơ giàu tính triết lí, cùng các biện pháp điệp ngữ, ẩn dụ, bài thơ thơ đã khái quát chân lý: Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.

    Câu 2. Từ bài thơ "Đi đường", hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về con đường học tập phía trước của bản thân.

    Gợi ý:


    - Bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh đã đưa ra một bài học triết lí sâu sắc: Có đi đường thì mới biết đường khó, vượt qua được gian lao sẽ đạt được thành công, qua gian lao là hạnh phúc, vinh quang, thắng lợi. Qua đó cho thấy nỗi gian khó của mỗi người gặp phải trong cuộc đời tuy chồng chất liên tiếp nhưng không phải là bất tận, bản thân chỉ cần kiên trì, quyết tâm thì hành trình ấy sẽ không phải là vô ích.

    - Con đường học tập cũng tương tự như hành trình của người đi đường, rất gian nan và thử thách; đòi hỏi người học cần say mê, nhiệt huyết, chịu khó, kiên trì, nỗ lực thì mới đạt thành tích cao.

    - Chỉ có học tập mới có tri thức, mới thành đạt, trưởng thành, sống có ích, được mọi người rất tôn trọng và quý mến.

    - Giải pháp:

    +Bản thân em học sinh luôn hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc học;

    + Chăm chỉ học hành, tự học, học mọi lúc mọi nơi;

    +Cố gắng suy nghĩ, động não để tìm ra đáp án của những bài toán khó, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè;

    + Phấn đấu vượt qua những khó khăn trở ngại, tìm ra cho mình một phương pháp học tập phù hợp và tuyệt đối không bao giờ được bỏ cuộc trước những khó khăn.

    - Khẳng định lại vấn đề.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...