Bộ đề Đọc hiểu bài thơ Ngắm trăng: Trong tù không rượu cũng không hoa - Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 16 Tháng hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 1:

    Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Phiên âm:

    "Ngục trung vô tửu, diệc vô hoa,

    Đối thử lương tiêu, nại nhược hà?

    Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

    Nguyệt tòng song khích khán thi gia."

    Dịch thơ:

    "Trong tù không rượu cũng không hoa

    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

    ( "Vọng nguyệt" -Hồ Chí Minh)​

    Câu hỏi:

    (Bộ đề kiểm tra phần Đọc hiểu văn bản văn học, môn ngữ văn - về bài thơ Ngắm trăng - Hồ Chí Minh)


    Câu 1

    Chỉ ra thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ

    Câu 2

    Khái quát nội dung chính của bài thơ

    Câu 3

    Tìm câu nghi vấn. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết và cho biết tác dụng của câu nghi vấn đó.

    Câu 4. Tìm từ thuần Việt đồng nghĩa với từ "vọng nguyệt"

    Câu 5. Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong bài thơ

    Câu 6. Đọc bài thơ, em học tập được gì ở Bác?

    Câu 7

    Viết đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài thơ

    Trả lời:

    Câu 1. Chỉ ra thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ

    Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

    Câu 2. Khái quát nội dung chính của bài thơ

    Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung, lạc quan của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm, cực khổ.

    Câu 3. Tìm câu nghi vấn. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết và cho biết tác dụng của câu nghi vấn đó.

    Câu nghi vấn: Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

    - Dấu hiệu nhận biết: Có từ nghi v ấn "nại nhược hà", kết thúc câu là dấu hỏi chấm.

    - >Câu nghi vấn trên dùng để bộc lộ cảm xúc xao xuyến, bối rối, xúc động, xốn xang trước cảnh đêm trăng đẹp.

    Câu 4. Tìm từ thuần Việt đồng nghĩa với từ "vọng nguyệt"

    Từ thuần Việt đồng nghĩa: Ngắm trăng

    Câu 5. Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong bài thơ

    - Điệp ngữ "vô" (không)

    - Nhân hóa: Qua từ "tòng" (từ, theo), "khán" (xem, nhìn)

    - Phép đối: Dòng 3 với dòng 4

    - Đối lập: Điều kiện vật chất (ngục tù tối tăm, không có rượu và hoa) với tinh thần con người (tình yêu thiên nhiên, say sưa ngắm trăng)

    - Ẩn dụ: Trăng ẩn dụ cho cuộc sống tự do

    => Tác dụng:

    + Làm cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh, gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn.

    + Làm nổi bật tình yêu thiên nhiên đến say mê, phong thái ung dung lạc quan, khát vọng tự do của Bác ngay trong cảnh ngục tù đọa đày, tối tăm.

    + Cho thấy trăng với Người đã trở thành tri âm, tri kỉ.

    Câu 6. Đọc bài thơ, em học tập được gì ở Bác?

    - Học tập ở Bác tình yêu thiên nhiên, yêu trăng, yêu cái đẹp của tự nhiên.

    - Học ở Bác phong thái ung dung, lạc quan.

    - Yêu Đảng, yêu Bác, Yêu cách mạng.

    Câu 7. Viết đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài thơ

    Đoạn văn cần đảm bảo các ý chính sau:

    - Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề

    Hai câu cuối của bài thơ là sự giao hòa của Bác với trăng, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê, phong thái ung dung lạc quan, khát vọng tự do của Bác ngay trong cảnh ngục tù đọa đày, tối tăm.

    - Thân đoạn:

    +Nội dung: Dù ttrong hoàn cảnh ngục tù tối tăm, thiếu thốn, đày đọa về thân xác, qua song sắt nhà tù, Bác vẫn say mê ngắm trăng qua, thả hồn theo ánh trăng sáng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng.

    Đáp lại, vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm Bác. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau. Vầng trăng lung linh bỗng chốc biến thành bạn tri âm, tri kỉ của Bác

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    (còn nữa)
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    ĐỀ 2

    Đọc bài thơ, trả lời câu hỏi:


    Trong tù không rượu cũng không hoa,

    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

    Người ngắm trăng soi ngoài của sổ,

    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

    (Ngắm trăng- Hồ Chí Minh)​

    Câu hỏi:

    Câu 1

    Trong bài thơ này, hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có gì đặc biệt?

    Câu 2

    Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Hãy kể tên một bài thơ khác của Bác có hình ảnh trăng.

    Câu 3

    Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ cuối của bài "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

    Câu 4

    Từ tình yêu thiên nhiên của Bác thể hiện trong bài thơ, em hãy viết đoạn nêu suy nghĩ về vai trò của thiên nhiên với cuộc sống con người

    Trả lời:

    Trong tù không rượu cũng không hoa,

    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

    Người ngắm trăng soi ngoài của sổ,

    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

    (Ngắm trăng- Hồ Chí Minh)

    Câu hỏi:

    Câu 1. Trong bài thơ này, hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có gì đặc biệt?

    - Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: Ở trong ngục tù tàn khốc, trật hẹp, tối tăm, thiếu thốn mọi thứ.

    Câu 2. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Hãy kể tên một bài thơ khác của Bác có hình ảnh trăng.

    - Tên bài thơ khác của Bác có hình ảnh trăng: Cảnh khuya hoặc Rằm tháng giêng, Tin thắng trận..

    Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ cuối của bài " Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

    - Biện pháp nghệ thuật nhân hóa :(trăng) đã được nhân hóa, có hành động, cảm xúc như người (qua từ nhòm, ngắm)

    - Ẩn dụ: Trăng (biểu tượng cho khát vọng tự do của Bác)

    - Tác dụng:

    + Làm cho câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn.

    + Làm cho hình ảnh vầng trăng trở nên gần gũi với người, coi Bác thành tri âm, tri kỉ.

    + Thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê, phong thái ung dung lạc quan của Bác ngay trong cảnh ngục tù tối tăm.

    Câu 4 từ tình yêu thiên nhiên của Bác, viết đoạn nêu suy nghĩ về vai trò của thiên nhiên với cuộc sống con người

    Định hướng:

    Mở đoạn: Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận

    - Thiên nhiên luôn tươi đẹp Nhờ thiên nhiên, con người mới có cuộc sống tươi đẹp.

    Thân đoạn

    - Giải thích: Khái niệm thiên nhiên

    Thiên nhiên là thuật ngữ chỉ tất cả những gì sẵn có trong tự nhiên, tồn tại xung quanh chúng ta, như mặt trăng, mặt trời, đất, nước, sông, suối, rừng cây, đồi núi, biển cả..

    - Vai trò của thiên nhiên:

    Thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng nuôi dưỡng sự sống của con người, giúp con người có cuộc sống tốt đẹp Như đất đai cho con người ở, sinh hoạt, sản xuất..

    - Giúp con người có môi trường sống trong lành, giúp con người có sức khỏe tốt.

    - Giúp cân bằng hệ sinh thái. Như rừng tạo ra nơi trú ẩn tuyệt vời cho các loài động vật quý hiếm, hoang dã, cho thảm thực vật phong phú tạo nên đa dạng sinh học.

    - Thiên nhiên còn cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, tạo ra giá trị kinh tế, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí, nhu cầu khám phá của con người làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho con người.

    - Giúp tâm hồn con người cũng trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, thư thái hơn, thơi thả tâm hồn sau những công việc đầy khó nhọc, giúp ta cảm giác bình yên và hạnh phúc.

    - Mở rộng vấn đề

    Phê phán những hành động thờ ơ, tắc trách phá hủy thiên nhiên: Ví dụ chặt cây, đốt phá rừng đầu nguồn, đánh bắt khai thác kiệt quệ tài nguyên khoáng sản, đánh bắt giết các động vật hoang dã..

    - Bài học nhận thức hành động:

    Cần ý thức về vai trò của thiên nhiên với đời sống con người.

    Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng các hoạt động thiết thực như: Tích cực tham gia các hoạt động phong trào như: Mùa hè xanh, ; trồng cây để lọc không khí, bảo vệ và tiết kiệm nước.. giảm thiểu rác thải

    Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp..

    Kết đoạn: Khẳng định vấn đề cần nghị luận

    - Thiên nhiên là nguồn cội sự sống của con người. Chính vì thế, mỗi người có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...