Những lần dời đô trong lịch sử. Ý nghĩa của việc dời đô

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Rich Xăng, 24 Tháng bảy 2021.

  1. Rich Xăng

    Bài viết:
    10
    Như đã biết kinh đô là nơi ở và làm việc của vua chúa cũng như hoàng tộc và các vị quan. Kinh đô còn là nơi tiếp đón các đoàn sứ ngoại giao. Kinh đô (cùng với một vài yếu tố khác) làm nên bộ mặt của đất nước, cho ta biết đất nước phát triển, thịnh suy thế nào.

    Vì vậy việc chọn nơi đóng đô có tầm rất quan trọng với vận mệnh đất nước, qua đó ta cũng có thể đánh giá phần nào tầm nhìn xa rộng, đức độ, tài năng của các bậc minh vương. Nếu đóng đô ở đó bất tiện, không giúp đất nước phát triển (phong thủy không tốt) thì đương nhiên phải dời đô

    Dưới đây là những lần dời đô tiêu biểu và lí do chọn những nơi đó làm kinh đô

    1- Đinh Bộ Lĩnh: Chọn Hoa Lư làm kinh đô

    ~Hoa lư là nơi núi non trùng điệp, núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa hơn nữa là biển cả.. Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa. Hơn nữa, Hoa Lư là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh.

    2- Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La sau đổi thành Thăng Long

    ~Với tầm nhìn của ông, sau khi ổn định triều chính, ông đã đưa ra 1 quyết định táo bạo đó là ban "Chiếu dời đô" ra Đại La sau đổi thành Thăng Long.

    ~Bằng cái nhìn sáng suốt của mình, ông nhận ra rằng: Đất Hoa Lư trong mấy mươi năm, với địa thế núi non hiểm trở, đã giúp nhà Đinh, Tiền Lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược nhưng nay nhận thấy rằng đất nước đã thái bình, vùng đất này không còn phù hợp. Sau đó bày tỏ ý kiến của mình về việc dời đô đầy thuyết phục bằng các lí lẽ khác nhau: Đại La là vùng đất "ở vào nơi trung tâm của khu vực đất trời, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Mảnh đất này rộng và bằng phẳng, cao mà thoáng, người dân khỏi phải chịu cảnh lụt lội, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi."

    ~Nhà vua không tự ý chuyển dời, mà còn hỏi lại ý kiến các đại thần: "Các khanh nghĩ thế nào" Qua 1 câu nói Lý Công Uẩn không chỉ có cách nhìn xa trông rộng, đầy sự sáng suốt mà còn là 1 người vừa có tài vừa có đức không ỷ mình là vua mà bắt quyền thần tuân chỉ, ông còn muốn tôn trọng quyền dân chủ của tất cả mọi người. Đúng thế vậy sau khi trên dưới đều cho là thuận, Lý Công Uẩn liền dời đô ra Đại La sau đổi thành Thăng Long, mở ra kỷ nguyên hưng vượng cho đất nước và triều đại nhà Lý tồn tại tới 219 năm).

    3- Vua Gia Long chọn đóng đô ở Huế

    (Đôi nét về vua Gia Long: Như mọi người đã biết sau khi vua Quang Trung mất, nhà Tây Sơn dần dần bị sụp đổ do người kế vị còn nhỏ không đủ khả năng lãnh đạo, dẫn đến thất bại khi Nguyễn Ánh giành lại chính quyền.

    Nhà Nguyễn được thành lập sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là vua Gia Long vào năm 1802.

    Sau khi lên ngôi, ông bắt tay vào việc chọn nơi để làm kinh đô cho sau này).

    # Kinh thành Huế - dưới góc nhìn thường:

    Sau khi lên ngôi, vua Gia Long chọn Huế làm kinh đô, tuy thế đơn giản không phải tìm về chốn cũ mà còn là cuộc đấu trí giữa địa lý - chính trị, quân sự, kinh tế, vô cùng phức tạp, nó không chỉ mang theo ý nghĩa vận mệnh của vương triều mà còn là triển vọng hay gọi dễ hiểu đó là sự lâu dài của lãnh thổ Việt Nam vừa mới được thống nhất.

    Vào ngày 9/5/1804, vua Gia Long cho xây dựng vòng trong thành (vòng trong của Đại Nội) với tổng chu vi 4 cạnh là 307 trượng, 3 thước 4 tấc (1.229m), thành bằng gạch cao 9 thược 2 tấc (3m68) và 1 thước 2 tấc (Om72) (theo Võ Liêm), sau đó công việc được tiếp tục qua nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng nếu để ý thì ta thấy rằng toàn cục kinh thành Huế quay mặt về hướng Đông Nam, thay vì hướng chính là Nam như các vị vua chúa thường chọn theo hướng thuật phong thủy để xây cung điện.

    # Nhà Nguyễn vẫn chọn Huế làm kinh đô cho triều đại mới vì nhiều lý do:

    - Về mặt lịch sử khi trước đó 9 đời chúa Nguyễn đã chọn đất Phú Xuân làm kinh đô, về địa thế Huế nằm ở trung tâm lãnh thổ Việt Nam thống nhất khi ấy, cũng như về chính trị khi ông lo ngại dân chúng phía Bắc còn thương tiếc triều Lê.

    Khi chọn Huế làm kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng dạng kinh đô có tính phòng thủ: Xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. Các công trình trên được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, kết hợp với kiểu mẫu bố trí từ Trung Quốc và kỹ thuật quân sự, xây tường thành theo lối Vauban từ các nước phương Tây đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc địa lý phong thủy phương Đông. Việc xây dựng này kéo dài suốt từ triều Gia Long tới triều vua Minh Mạng (kéo dài suốt từ 1802 tới tận 1917) với một loạt các công trình phục vụ cho công việc triều đình, sinh hoạt, tín ngưỡng giải trí của vua quan.

    Ngoài kinh thành còn có các công trình phục vụ giáo dục như Văn Miếu, Võ Miếu, Quốc Tử Giám, Trường Thi.. ; ngoại giao như Thượng Bạc Viện và giải trí như Hổ Quyền.

    - Cũng trong khoảng thời gian này, Huế đã tự hình thành cho mình một phong cách xây dựng lăng tẩm riêng theo phong cách triết học có sự chi phối của phong thủy địa lý, kết hợp phong cách nhà vườn Huế với phong cách cung đình Huế như ở các khu lăng tẩm tiêu biểu của vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức và Đồng Khánh. Ngoài các công trình trên, giai đoạn này cũng là giai đoạn nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng trùng tu với bốn ngôi quốc tự Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên và quốc quán Linh Hựu cùng với nhiều chùa chiền đền miếu nhỏ khác. Việc này đã hình thành thiền kinh của Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ 19, giai đoạn này hàng loạt các công trình phủ đệ được xây dựng mà lúc đỉnh cao có đến 85 phủ.

    Vòng thành có chu vi gần 10 km, cao 6, 6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).

    Thành có 10 cửa chính gồm:

    ~Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).

    ~Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).

    ~Cửa Chính Tây

    ~Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).

    ~Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).

    ~Cửa Quảng Đức.

    ~Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).

    ~Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).

    ~Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).

    ~Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)

    # "Sân khấu" chính trị

    Sau chiến thắng, việc chọn đóng đô ở Huế được coi là 1 cách nhìn "tối ưu" của nhà Nguyễn, tuy nhiên Huế chỉ thích hợp làm thủ phủ của 1 vùng hơn là làm kinh đô của 1 đất nước.

    # Vì sao lại nói Huế thích hợp làm thủ phủ hơn là làm kinh đô?

    ~Huế là kinh đô cũ của dòng họ, nơi Nguyễn Ánh có chỗ dựa cũng như cơ sở hành chính. Tuy nhiên khi lãnh thổ kéo dài ra hơn 2000 km về phía Bắc, Nam thì kinh đô này lộ ra 2 yếu điểm quan trọng:

    - 1 Huế có khung cảnh đẹp tự nhiên nhưng vị trí lại chật hẹp, cô lập. Vùng đất này nằm ở trung tâm của 1 dải đồng bằng nhỏ hẹp rất khó để huy động 1 nguồn lực lớn khi rơi vào tình trạng nguy cấp. Việc Nguyễn Hoàng các chúa Nguyễn loay hoay trong nhiều thập kỉ mới tìm được đất đặt sự cai trị lâu dài là ở Phú Xuân, đó chính là 1 phép thử địa lý phức tạp. Nếu Huế không may rơi vào tình trạng nguy cấp thì cửa Thuận An sẽ bị cô lập và chuyện này đã từng xảy ra như vậy vào các năm: 1883, 1885, 1968, và 1975.

    - Dù rằng trên thế giới có các trung tâm chính trị quy mô nhỏ và vẫn điều hành được đất nước. Nhưng điều này không dành cho Huế, vì triều đình không chỉ làm chức năng hành chính đơn thuần mà còn gắn liền với khả năng điều hành trược tiếp hệ thống kinh tế, quân sự tại hạ lưu sông Mekong và châu thổ Sông Hồng nên nếu xảy ra bất cứ biến động nào thì đều sẽ để lại hậu quả.

    Thêm nữa, Huế và các vùng lân cận không không tự sản xuất đủ lương thực, không đủ nguồn lính dự trữ.. Nên từ thời đó các chúa Nguyễn và kinh đô Huế gần như bị lệ thuộc về lương thực, thuế khóa vào Thuận Quảng, Gia Định, tiếp theo đó trở ngại lớn nhất khi dịch chuyển các nguồn lực lúa gạo, quân lính, tiền đúc, kim loại, đá xây dựng, gỗ lớn.. Giữa Gia Định, Huế và Hà Nội. Việc cung cấp và dịch chuyển trong nửa đầu thế kỉ XIX, là không đơn giản chút nào, vì phần lớn được vận chuyển bằng thuyền từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ, chỉ riêng việc vận chuyển và tiền đồng đảm bảo nguồn dự trữ, lương cho binh lính, quan lại, cứu đói và phục vụ các chiến dịch quân sự dưới thời nhà Nguyễn đã là gánh nặng đối với xã hội và nền chính trị bấy giờ, tạo ra sự kìm hãm sự phát triển thương mại tự do.

    Trong lúc này, nhà Nguyễn chỉ có thể lựa chọn bằng cách dung hòa và cố gắng tạo thế cân bằng.

    * * *

    (Một số vua Nguyễn ý thức về phần nào về tác động của vị trí địa lý Huế, tuy nhiên rõ ràng là họ không có lựa chọn nào khác tối ưu.

    Giống như Quang Trung, Nguyễn Ánh từng có ý tưởng đóng đô tại Nghệ An. Tuy nhiên, lựa chọn này dường như đơn thuần mang ý nghĩa khoảng cách địa lý nhiều hơn là các tính toán kỹ lưỡng về địa chính trị và quyền lực vùng. Con trai ông, vua Minh Mạng sau đó đã cảnh báo con cháu một cách nghiêm khắc rằng không bao giờ được phép dời đô về Nghệ An hay ra Bắc.

    Một trong những ảnh hưởng dễ nhận thấy từ vị trí địa lý của Huế chính là sự lúng túng trong việc điều quân, tổ chức lực lượng tiến hành các chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Việt Nam và sau đó là cuộc chiến tranh chống Pháp xâm lược.

    Trong đó ít nhiều gì cũng có lỗi của vua chúa Nguyễn trong sự thất bại, dẫn đến vào ngày 6/6/1884: Sau khi kí hòa ước Giáp Thân, Đại Nam thành thuộc địa)

    (Bài viết được sưu tầm từ facebook, có chỉnh sửa bổ sung nhưng có thể vẫn còn nhiều thiếu sót nên mong mọi người bỏ qua)
     
    Ánh Trăng Sáng, Aishaphuonghaibican thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...