Đừng Kết Hôn Trước Tuổi 30 - Trần Du

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Chin Ú, 27 Tháng sáu 2021.

  1. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    [​IMG]

    Tên sách: Đừng kết hôn trước tuổi 30

    Tác giả: Trần Du

    Thể loại: Kỹ năng

    Nguồn: Sưu tầm​

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem

    Link thảo luận - góp ý: [Thảo luận - Góp ý] - Các Bài Viết Của Chin Ú
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    Lời giới thiệu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ba mươi năm qua, tôi đã sinh sống và làm việc tại Trung Quốc, được tận mắt chứng kiến mọi mặt của cuộc sống đang trên đà phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc ở nơi đây. Sự thay đổi này không chỉ diễn ra ở phương diện kinh tế, mà ở cả phương diện xã hội. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, khi tôi mới đặt chân đến, Trung Quốc khi đó vẫn là một quốc gia mang trong mình những nét phong kiến lạc hậu thuần túy, vậy mà chỉ sau một thập kỷ chuyển mình ngắn ngủi, năm 1992, một chuyên gia tư vấn của hãng mỹ phẩm Vũ Tây tại Trung Quốc tâm sự với tôi rằng, cô đang công khai chung sống với bạn trai ngay trong nhà bố mẹ đẻ. Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác bất ngờ choáng váng của mình lúc đó!

    Năm 1996, hai vợ chồng tôi ly hôn, đó thực sự là một chuyện động trời khi đó, mọi người xung quanh ai cũng lấy làm ái ngại và xấu hổ thay cho tôi. Bất cứ ai khi muốn hỏi về chuyện đó cũng đều phải có sự chấp thuận của tôi trước. Còn bây giờ ư, đừng nói là ly hôn, ngay đến vấn đề tình dục, chị em phụ nữ hiện tại cũng có thể tự do bàn luận một cách tự nhiên trên truyền hình.

    Xã hội đã đổi thay mạnh mẽ như vậy, đương nhiên bạn cho rằng, sẽ có rất nhiều sách báo giúp cho phái đẹp hiểu hơn về những vấn đề hệ trọng này. Nhưng trên thực tế, những cuốn sách như vậy lại hầu như chưa từng xuất bản! Một mặt, do quan điểm truyền thống kết hôn càng sớm càng tốt vẫn còn phổ biến trong tư duy của rất nhiều người; mặt khác là do phụ nữ ngày nay đang đứng trước ngày càng nhiều sự lựa chọn hơn. Đừng kết hôn trước 30 tuổi (một cái tên mà theo tôi nghĩ là tuyệt vời) chính là một cuốn sách giúp bạn có được một suy nghĩ đúng đắn và một sự lựa chọn sáng suốt.

    Cuộc đời tôi đã làm rất nhiều việc được xem là "cừ khôi". Mười sáu tuổi, tôi rời khỏi vòng tay của gia đình ở Hồng Kông để đi học đại học, 19 tuổi tham gia một cuộc thi sắc đẹp; tôi sáng lập ra một chương trình truyền hình, và nó được đánh giá là nền móng cơ bản cho các chương trình truyền hình cùng thể loại sau này. Chương trình của tôi được truyền hình trực tiếp ở nhiều nơi trên thế giới, thời đó còn chưa có ai làm được như vậy; một thời gian sau, khi mà phong trào chị em phụ nữ làm kinh tế bắt đầu sôi động trên toàn quốc, tôi đã trở thành một doanh nhân trong lĩnh vực mỹ phẩm; rồi tiếp sau đó, tại thời điểm mà rất hiếm người có thể chuyển nhượng doanh nghiệp thành công thì tôi đã rao bán công ty của mình một cách thuận lợi; tôi là tác giả của bảy cuốn sách best-seller, nội dung và đề tài đều là những vấn đề mà ít ai đề cập đến. Sở dĩ ở tất cả các lĩnh vực tôi đều có được những thành tựu đáng tự hào, nguyên nhân chính đó là – tôi dám chiến đấu với những quy tắc.

    Trần Du – tác giả của cuốn sách này, Joy của chúng ta cũng là một phụ nữ dám chiến đấu với những quy tắc như vậy. Ba mươi tám tuổi mới kết hôn (còn tôi thì kết hôn lúc 39 tuổi), giờ cô đang là bà mẹ của hai đứa con, từ một cô nhóc gốc Hoa nhút nhát rụt rè sống giữa nước Mỹ rộng lớn phồn hoa, cô đã dấn thân phấn đấu không ngừng để trở thành Phó thị trưởng của thành phố Los Angeles; bằng việc ưu tiên đẩy mạnh vấn đề giáo dục tại địa phương, cô đã giúp đỡ cho cả một thế hệ thị dân Los Angeles, mang đến cho tất cả những người dân Mỹ đang mang trong mình những ước mơ và khát vọng một sự học hỏi và gợi mở lớn lao.

    Khi Joy viết cuốn sách này, tôi cảm thấy tự hào vô cùng. Dù bạn là một phụ nữ còn độc thân, có gia đình hay đã ly hôn thì cuốn sách này đều thuộc về bạn. Nó chỉ cho bạn cần suy nghĩ như thế nào, hướng cho bạn những cách thức để xác định được khát vọng của mình, làm thế nào để cụ thể hóa những khát vọng đó; thậm chí, nó còn giúp bạn làm thế nào để quyến rũ được một nửa lý tưởng của mình, làm thế nào để đạt được tất cả những thứ mà bạn đáng được có trong cuộc đời. Và điều mấu chốt, nó dạy bạn làm thế nào để vừa tận hưởng những lạc thú của cuộc sống, lại vừa làm tất cả những việc đó một cách thoải mái và thích thú nhất.

    Tôi tin rằng, những sự việc được viết trong cuốn sách này sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn với cuộc sống của bản thân trong hiện tại. Joy viết về những kiểu yêu cầu khiếm nhã của xã hội này đối với phụ nữ, rằng phụ nữ sinh ra phải hy sinh bản thân mình, tuyệt đối phục tùng chăm sóc chồng con; cô còn chỉ cho tất cả chúng ta biết thế nào mới là "có tất cả", đến cách làm thế nào để cười khẩy vào những quan niệm tầm thường của thế tục, để tự do sải cánh bay lên. Tất cả những điều này là những vấn đề mà phụ nữ chúng ta luôn nỗ lực chống chọi, nhưng thực tế lại rất ít đem ra thảo luận một cách công khai.

    Đây là cuốn sách khắc họa thời đại của chúng ta. Tôi càng tin rằng, cuốn sách này sẽ góp phần giúp các chị em xây đắp nên thời đại này, thúc đẩy hơn nữa sự tiến bộ của xã hội, khiến cho tất cả phụ nữ trên thế giới, vì nhận được sự tự do bình đẳng trong xã hội mới mà ngày càng trở nên xinh đẹp và khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, có thể tự do theo đuổi sự viên mãn của mình, và cuộc đời của mỗi người phụ nữ cũng chính vì tự do mà trở nên hoàn chỉnh.

    Hãy đọc cuốn sách này đi! Sau đó hãy mua cho mẹ mình một cuốn. Còn nếu bạn là một nàng dâu, hãy mua cho mẹ chồng mình một cuốn!

    Tháng 5 năm 2012

    Cận Vũ Tây

    "Người phụ nữ nổi tiếng nhất Trung Quốc" theo cách gọi của Tạp chí People (Mỹ)​
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2021
  4. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    Lời nói đầu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Gái ế: Chỉ những phụ nữ thành thị hiện đại, đại đa số đều có học thức cao, thu nhập tốt, ngoại hình khá, nhưng do tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời tương đối cao, dẫn đến việc họ sống độc thân hoặc hôn nhân chưa được như ý muốn.

    - Bộ Giáo dục Trung Quốc – 2007 -​

    Trong cuộc sống, vạn vật đều có thì có lứa. Tôi có được sự nghiệp đáng ngưỡng mộ, tìm được ý trung nhân lý tưởng, rồi có được những đứa con kháu khỉnh. Tôi kết hôn ở tuổi 38. Sở dĩ tôi có được tất cả những thứ đó, đa phần là nhờ vào việc kết hôn muộn.

    Suốt một dạo, "gái ế" là tôi trở thành mối lo canh cánh trong lòng phụ huynh thân yêu của mình. Họ không tài nào hiểu nổi, một đứa con gái đã có hai bằng thạc sĩ rồi, vì sao vẫn không chịu tìm cách mà nắm lấy cái chữ "Mrs" – cấp vị mà họ mong mỏi nhất cho bản thân tôi. Dù có đạt được nhiều thành công đến mấy, câu chuyện muôn thuở mà bố mẹ ngày ngày than vãn với tôi khi đó, vẫn mãi chỉ xoay quanh chuyện hôn nhân đại sự.

    Mẹ: Joy à, bạn của mẹ ở California vừa gửi cho mẹ một số tin tức về con.

    Tôi: Tốt quá!

    Mẹ: Nhưng mẹ đang nói chuyện với bố con, giờ con không còn sống cùng với chúng ta nữa đâu đấy.

    Tôi: Thì đã 15 năm rồi con có còn sống chung với bố mẹ nữa đâu ạ.

    Mẹ: . Nhưng con cũng chẳng sống với chồng.

    Con: Thì đó là vì con vẫn chưa kết hôn mà mẹ!

    Mẹ: Vậy con có thể nói lại với mẹ một lần nữa, rốt cuộc thì con bận bịu tối ngày những việc gì ở cái đất California ấy được không?

    Con: Mẹ à! Chẳng phải mẹ đã xem những mẩu tin đó rồi sao? Con đang giúp hàng triệu người ở đây cải thiện cuộc sống mà mẹ!

    Mẹ: Nhưng lẽ nào con không biết, công việc của một người phụ nữ là làm một người vợ, người mẹ tốt hay sao?

    Con: Không, mẹ ơi, đó là trước đây thôi ạ.

    Quá khứ là quá khứ, hiện tại là hiện tại.

    Ở Trung Quốc nhiều thế kỷ nay, vai trò của nam giới và nữ giới được xác định rất rõ ràng. Đàn ông là trụ cột của gia đình, phụ nữ chịu trách nhiệm chăm sóc cho mọi người trong gia đình. Mục tiêu nuôi dạy con cái cũng tuân thủ theo truyền thống ấy: Con trai phải nuôi dưỡng làm sao cho thật khỏe mạnh và độc lập, con gái phải ngoan ngoãn và chu toàn. Phụ nữ chúng ta sống là để lấy lòng người khác, và chúng ta phục vụ người khác là để nhận lại sự đảm bảo về một cuộc sống yên ổn. Dù có không bằng lòng với cuộc sống hôn nhân đi chăng nữa, cũng phải cố hết sức mà che giấu trong lòng.

    Thế nhưng quá khứ là quá khứ, hiện tại là hiện tại. Ngày nay chúng ta sống trong một thời đại có những thay đổi lớn, mà những nhân tố thúc đẩy sự thay đổi lớn ấy là ba xu thế mới sau:

    Thứ nhất, tỉ lệ ly hôn ở Trung Quốc đang tăng lên một cách toàn diện. Theo thống kê của Ủy ban Dân chính trung ương Trung Quốc, tỉ lệ ly hôn của năm 1979 là 4%, năm 1999 là 14%; Đến năm 2005, tỉ lệ ly hôn của thế hệ 8x đã lên tới 57%, hãy nhớ rằng thế hệ 8x khi đó, người lớn tuổi nhất cũng mới 25 tuổi. Đối với rất nhiều người, hôn nhân ngày nay đã trở thành một mối bất an to lớn.

    Thứ hai, xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật khiến cho không gian sống của chúng ta đổi mới từng ngày, cuộc sống nghề nghiệp của chúng ta bây giờ đã có những khác biệt căn bản so với thế hệ trước. Cái thế giới phân biệt cấp bậc trên dưới rõ ràng trước kia, nay đã và đang ngày một trở nên "phẳng" hẳn, trong thế giới mới này, mỗi cá nhân đều có cơ hội chứng tỏ tài năng và bản lĩnh của mình. Xu thế thay đổi vẫn đang diễn ra từng ngày từng giờ: Nếu chúng ta vẽ nó thành một biểu đồ, thì đường cong biểu thị tốc độ sẽ dốc đứng lên cao theo tọa độ phải, hơn nữa độ nghiêng của nó sẽ không ngừng tăng thêm. Bạn sẽ phát triển như thế nào ở thế kỷ 21? Điều đó được quyết định bởi việc bạn sẽ chèo lái đường cong với tốc độ kinh hoàng này như thế nào.

    Thứ ba, giữa hai thế hệ cũng tồn tại những điểm bất đồng. Đối với thời của bà và mẹ chúng ta, hôn nhân là điều kiện tất yếu sống còn (dù không phải là tất yếu trên ý nghĩa kinh tế thì cũng là tất yếu trên ý nghĩa xã hội). Còn ngày nay, chúng ta đã sống một cách độc lập, thứ mà chúng ta theo đuổi chính là thứ chúng ta cần kiếm tìm sau khi đã giải quyết xong vấn đề sinh tồn căn bản của con người, đó là:

    Tình yêu, khát vọng và ý nghĩa cuộc đời.

    Với bà và mẹ của chúng ta, một người chồng tốt là một người đàn ông có công việc, không rượu chè và không đánh vợ. Nhưng với chúng ta, chỉ như vậy là không bao giờ đủ. Chúng ta không thể cứ tìm bừa lấy một người đàn ông, chúng ta muốn anh ta phải là một người đàn ông tốt. Điều chúng ta cần không phải là một cuộc hôn nhân xuất phát từ trách nhiệm, mà phải là một cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu thực sự. Theo cách nói của Charlotte về chủ nghĩa lý tưởng trong bộ phim "Thành phố dục vọng", đó là chúng ta cần phải "mơ giấc mơ xuân của đời mình".

    Điều nói đến ở đây vẫn chỉ là chuyện hôn nhân đại sự. Trong sự nghiệp, chúng ta cũng chí khí ngút trời. Để được hưởng môi trường giáo dục tốt, chúng ta đã phải học tập vô cùng vất vả, ngày nay chúng ta phải học để vận dụng, để tỏ rõ tài năng bản lĩnh của mình. Chúng ta không bằng lòng dừng ở chỗ chỉ tham gia vào xã hội này, điều chúng ta cần làm là dẫn dắt xã hội này.

    Thế nhưng, chúng ta bỗng phát hiện rằng mình đang ở vào giai đoạn trung gian kỳ lạ nhất trong lịch sử; mọi người xung quanh nói rằng, những thứ chúng ta đang theo đuổi là không thực tế, họ thúc giục chúng ta phải tranh thủ thời gian, sớm vào khuôn khổ, lấy chồng sinh con. Nhưng chúng ta không thể cam chịu như vậy được. Ngày nay phụ nữ có nhiều thứ cần theo đuổi hơn, quyết không thể thụt lùi. Phụ nữ chúng ta cũng không thể sống mãi theo mong muốn của người khác được.

    Chúng ta có hoài bão, chính những hoài bão này đã tạo nên sự khác biệt to lớn giữa chúng ta với phụ nữ Trung Quốc của những thế kỷ trước. Khoảng cách này tồn tại ở tất cả các khía cạnh văn hóa, xã hội, tình cảm, triết học, tinh thần.. Chúng ta là thế hệ phụ nữ đầu tiên tạo ra sự khác biệt này – chúng ta phải có được tất cả.

    Những phụ nữ thực sự có được tất cả

    Nhiều năm trước, khi đang học thạc sỹ, tôi có cơ hội được nghe bài phát biểu trong một hội nghị hội phụ nữ của Prager, Viện trưởng đương nhiệm của Viện Đại học UCLA (trường Los Angeles trực thuộc Đại học California).

    Viện trưởng Prager: "Tôi có may mắn quen biết với một số quý cô ưu tú, họ đã leo lên đến đỉnh cao của sự nghiệp. Họ thật khiến cho người khác khó có thể tin nổi.'

    " Thật khâm phục! "Chúng tôi vỗ tay.

    Viện trưởng Prager:" Tôi còn biết rất nhiều người đàn ông. Ôi, họ rất bình thường, nhưng họ cũng leo được lên đến đỉnh cao của sự nghiệp.'

    Mọi người đều im lặng. "Có lẽ nào lại như vậy!" tôi nghĩ thầm, "Tôi cũng biết rất nhiều người như thế."

    Viện trưởng Prager: "Một ngày nào đó, khi những người phụ nữ bình thường cũng có thể trở thành những nhân vật đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp, khi đó xã hội chúng ta mới thực sự thành công." '

    Khoảnh khắc ấy, tôi rất muốn biết rằng: Đã là phụ nữ thì thường phải đối mặt với sự bất công này, nhưng vì sao họ vẫn thành công? Liệu bản thân tôi có thể trở nên nổi bật giống như họ được không?

    Sau ngày đó, cuộc sống của các bạn cùng trường tôi bắt đầu phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Năm nay tôi đã 42 tuổi. Điều may mắn là, tôi và những bạn bè thân thiết của tôi đều có được thành tựu cho riêng mình. Chúng tôi gọi cái tuổi này là "tuổi U40 tuyệt diệu". Sự bồng bột và nóng vội thời trẻ đã biến mất, thay vào đó là sự tự tin và lạc quan chưa từng có trước đây. Chính điều này đã khiến cho chúng tôi trở nên quyến rũ trong mắt của những người đàn ông ưu tú. Tôi rất thích một đoạn miêu tả của tác gia thần bí Caroline Hellbrunn về vị nữ chủ nhân của ông:

    "Cô ấy đã chín chắn hơn, cũng dũng cảm hơn, những người cô ấy không quan tâm cũng không thể làm ảnh hưởng đến tâm trí của cô ấy nữa. Cuối cùng thì cô ấy đã hiểu, cô ấy không hề bị tổn thất gì; ở tuổi này, dù bạn có con hay không thì người khác cũng không thể làm gì cho bạn; bạn không phải sợ hãi điều gì, không có gì đáng phải che giấu cả, những việc quan trọng cuối cùng đã có thể mạnh dạn thực hiện."

    Nhưng vì sao nhiều người cùng tuổi như vậy mà vẫn còn do dự, rằng liệu chúng ta có thể may mắn như vậy hay không? Điều tôi thấy được là: Những người phụ nữ thành công ngày nay hoàn toàn không có quá nhiều điểm khác biệt so với những phụ nữ khác. Họ hoàn toàn không thông minh, xinh đẹp hơn người khác nhưng họ có tính cách cá biệt, lựa chọn của họ đối với cuộc sống khác với người thường, lĩnh vực nghề nghiệp cũng hoàn toàn khác biệt.

    Điều phân biệt giữa họ và những phụ nữ khác không phải là thân phận của họ mà là cái cách mà họ cư xử với cuộc sống. Những phụ nữ có thể "cân bằng" được cuộc sống và sự nghiệp là những phụ nữ không chỉ nỗ lực cố gắng, mà còn vô cùng khéo léo.

    Tôi nói điều này có thể rất nhiều người cảm thấy khó tin. Tôi và những người bạn thân của tôi thực sự chỉ là vừa may đưa ra được sự lựa chọn khéo léo. Khi đưa ra lựa chọn của mình, chúng tôi hoàn toàn không hiểu một cách thấu đáo đối với lựa chọn ấy, thậm chí còn không biết mình đang lựa chọn. Nó chỉ giống như chúng tôi đang phản ứng một cách vô thức đối với những sự việc xảy ra trong cuộc sống mà thôi. Theo cách nói của Andre Gide, tiểu thuyết gia người Pháp: "Những hành động mang ý nghĩa quyết định nhất trong cuộc sống thường là những hành động ngay tức khắc." Dù cho cuộc sống sau này của chúng ta vẫn rất tốt, thì sự thực là – cuộc sống vốn hoàn toàn có thể mang một diện mạo khác.

    Đối với các thế hệ phụ nữ trước kia, cuộc sống của họ là do người khác sắp sẵn. Vậy mà đột nhiên, cuộc sống của chúng ta không còn có người sắp đặt thay nữa. Điều này có thể khiến người ta vui mừng, nhưng đồng thời cũng làm người ta vô cùng bối rối. Nó giống như chúng ta có thể làm được tất cả, nhưng đâu mới là việc nên làm?

    Ngày nay, chúng ta phải đối mặt với vô vàn lựa chọn khác nhau: Kết hôn với ai? Kết hôn khi nào? Làm thế nào để sắp xếp thời gian? Nên tin vào điều gì?

    Dù là lựa chọn nào, độ hiển thị trong tương lai của nó đối với chúng ta chỉ là chuyện nhỏ, nhưng suốt quãng đời còn lại chúng ta sẽ phải sống chung với những hậu quả mà lựa chọn ấy mang lại.

    Tuổi thọ của chúng ta giờ đây cao hơn rất nhiều so với thời của bà nội chúng ta. Ở Trung Quốc, hàng ngàn năm nay, thậm chí là sau khi bước sang thế kỷ 20, tuổi thọ của người dân vẫn rất thấp. Thập niên 30 của thế kỷ 20, tuổi thọ mong muốn của mọi người chỉ là 35. Vậy mà đến năm 2000, tuổi thọ mong muốn đã lên đến 71 tuổi. Ngày nay, trong bối cảnh khoa học dinh dưỡng và điều kiện chữa bệnh được cải thiện, tất cả chúng ta đều có thể sống đến tám chín mươi tuổi; tuổi thọ mong muốn của con người có sự thay đổi rõ rệt như vậy, cho nên theo nhận xét trong hạng mục "Sự lão hóa xã hội" của công ty Ankaneiji: "Ở thế kỷ 20, con người hầu như đã trở thành một loài hoàn toàn khác.'Nói cách khác, lựa chọn đưa ra khi chúng ta còn trẻ sẽ thực sự đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ sống thêm" một đời "nữa khi về già. Thế nhưng, rất nhiều người trong chúng ta ngay đến năm năm sau bản thân mình muốn gì còn không biết, nói gì đến 50 năm sau.

    Là phụ nữ, chúng ta bận bịu suốt cuộc đời, nhưng tôi cho rằng, việc chúng ta cần làm ngay tức khắc đó là hãy dừng chân lại, suy xét kỹ lưỡng. Bởi vì hành động hiện tại sẽ quyết định tương lai chúng ta có thành công hay không, và thành công như thế nào.

    Chúng ta là thế hệ phụ nữ chưa từng có trong lịch sử. Chính vì là thế hệ đầu tiên nên không ai có thể chỉ dẫn cho chúng ta. Bởi thế, tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa và có thành tựu, đó chính là nhiệm vụ đặt lên vai mỗi phụ nữ chúng ta, và ngay cả tấm gương cũng do chính bản thân chúng ta tạo ra.

    Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn một số giải pháp – tôi không có câu trả lời cho toàn bộ các câu hỏi, bởi vì ngay bản thân tôi cũng chưa học xong bài học của cuộc sống, đường đời dài rộng, sau này còn phải học trong rất nhiều năm nữa.

    Việc viết nên cuốn sách này cũng khiến cho tôi ý thức được rằng, mỗi người trong số chúng ta còn có rất nhiều kinh nghiệm chưa từng được bày tỏ và chia sẻ với mọi người. Vì thế, chấp bút nên cuốn sách này hoàn toàn không hề dễ dàng. Làm thế nào mới có thể viết ra được những suy nghĩ mới chỉ đang tồn tại trong tiềm thức, chưa từng nói ra đây?

    Điều tôi muốn nói có thể bạn sẽ đồng ý hoặc không đồng ý, và mục đích của tôi cũng không phải muốn thuyết phục bạn tin vào điều gì đó, tôi chỉ muốn dẫn dắt một cuộc đối thoại rằng: Đây là cách nhìn nhận của tôi. Còn bạn, bạn nhìn nhận như thế nào?

    Sách này viết về quá trình của bản thân tôi, từ một cô bé gốc Hoa nhút nhát rụt rè sống giữa nước Mỹ phồn hoa rộng lớn, trở thành một công dân quốc tế như thế nào; một phụ nữ trưởng thành dám chiến đấu với những quy tắc, biết nói" không "ra sao; viết về cách tôi làm thế nào để trở thành Phó thị trưởng thành phố Los Angeles khi mới 31 tuổi, và sau này trở thành một" chuyên gia săn đầu người' trong công cuộc toàn cầu hóa của các doanh nghiệp; cuốn sách này viết về tình yêu, về cách tôi tìm được Dave của đời mình, tôi sẽ chỉ cho bạn cách thức vận dụng những kỹ năng của một chuyên gia săn đầu người để "lọt vào mắt xanh" của người đàn ông trong mộng.

    Cuốn sách này viết vì các bạn, những độc giả trung thành với blog Global Rencai (www. Globalrencai.com ) của tôi, và những bạn bè mới biết tôi qua cuốn sách này. Có thể mọi người sẽ cảm thấy, có một số tiêu đề chương và mục được làm nổi bật hơn, nhưng tôi vẫn kiến nghị mọi người hãy đọc từ đầu đến cuối sách, bởi vì mỗi chương được viết nên đều dựa vào những gì đã viết trước đó.

    Tôi mong rằng cuốn sách này sẽ thúc giục bạn tiến lên phía trước, tìm kiếm lời giải chính xác cho các vấn đề trong cuộc sống của mình. Tôi càng hy vọng, cuốn sách này sẽ khích lệ bạn dũng cảm chiến đấu với các quy tắc thủ cựu, để tìm tòi và nắm bắt tất cả những thứ mà bạn biết rằng mình đáng được có trong thế giới này.

    Đối với tôi

    Tôi đã từng là một bé gái, sau đó trở thành một phụ nữ, một người vợ, và nay là mẹ của hai đứa con. Tôi sống ở Mỹ nhưng mang trong mình huyết thống Trung Quốc. Bố và mẹ tôi lần lượt sinh ra và lớn lên tại Ninh Ba và Nam Xương, họ di cư đến Đài Loan và đều đến Mỹ du học. Họ gặp nhau và kết hôn tại Boston. Rồi sau đó, tôi sinh ra tại một vùng thuộc bờ Đông nước Mỹ, cách Washington không xa.

    Bối cảnh trưởng thành của tôi tuy là "nửa Trung nửa Mỹ", nhưng gia đình tôi lại thuần chất Trung Quốc. Bố mẹ luôn lo sợ tôi và em trai bị tiêm nhiễm mặt trái của nền văn hóa Mỹ, họ luôn tỏ ra giữ gìn sát sao đối với chị em tôi. Bố mẹ không để tivi trong nhà, không cho chúng tôi chơi cùng trẻ con Mỹ, chỉ cần rời khỏi trường là nhất định phải quanh quẩn đợi bố mẹ ở nhà. Bố mẹ chỉ cho chúng tôi qua lại trong khu di dân người Hoa mà thôi.

    Bố mẹ không kiếm được nhiều tiền, để có thể cho chúng tôi được học ở một trường tốt, hai người phải hy sinh rất nhiều, phải chi tiêu tằn tiện để mua một căn nhà gần đó. Điều này có nghĩa là, tôi và em trai tôi trở thành những học sinh nghèo lạc lõng trong một ngôi trường hầu như toàn người da trắng.

    Lúc nhỏ, tôi là một đứa trẻ nhút nhát. Ở trường hầu như tôi không nói gì, vì tiếng Anh của tôi rất tệ. Đó là những năm 70 của thế kỷ 20, trong mắt của bạn bè thế giới, Trung Quốc là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, nhàm chán và đơn điệu, mà hình tượng ấy được phản ánh ngay trên người tôi: Một cô bé Trung Quốc lặng lẽ ít nói, áo xống tuềnh toàng, đeo cặp kính dày cộp như đít chai, dáng dấp kỳ quặc trông chẳng giống ai.

    Thầy cô giáo của tôi đều là người da trắng, không ai biết tiếng Trung, cho nên cũng không ai biết tôi biết nói tiếng Trung. Trong suy nghĩ của họ, tôi không biết nói tiếng Anh đồng nghĩa với: Đứa bé này không biết nói – chỉ đơn giản vậy thôi. Vậy là, tôi bị chuyển đến lớp "Nhu cầu đặc biệt" cùng với những đứa trẻ mắc hội chứng Down. Sau này khi trình độ tiếng Anh được cải thiện, tôi mới được đưa trở lại lớp bình thường. Nhưng trong giao tiếp thường ngày, tôi vẫn không thể nói một cách trôi chảy được.

    Những đứa trẻ khác luôn ném vào tôi những câu nói đầy tính kỳ thị chủng tộc: "Con Trung Quốc kia, cút về Trung Quốc của chúng mày đi!", "Ê, cái đồ ti hí mắt lươn", "Ching ching ling long" (tiếng Trung mà chúng nghe thấy là những âm thanh kỳ quái như vậy). Do không xem ti vi, không nghe nhạc thịnh hành, về căn bản, tôi không thể hiểu được những đứa trẻ khác quan tâm đến điều gì, cho nên dù cho tiếng Anh của tôi đã đạt đến trình độ nghe đâu hiểu đấy, thì tôi vẫn không thể nào bắt kịp được với nhịp độ xã hội bình thường. Khốn khổ nhất là khi tôi thành đối tượng chọc ghẹo của những đứa trẻ khác. Khi tôi nghĩ ra cách đáp trả như thế nào là chính xác, thì tôi vẫn luôn chậm mất một phút.

    Những năm đen tối đó, khát khao muốn trở thành một người da trắng trong tôi mãnh liệt hơn bất cứ thứ gì khác. Đương nhiên, đây không chỉ là vấn đề màu da, đối với tôi làm một người da trắng thật thích biết bao. Lúc đó tôi nghĩ rằng, chỉ cần là một người da trắng, tôi sẽ xinh đẹp, giàu có, hoặc chí ít cũng là một người bình thường, những đứa trẻ khác có thể sẽ thích tôi. Lúc đó nếu có blog, nhất định mỗi ngày tôi đều sẽ viết một câu comment trên blog của từng đứa trẻ trong trường tôi đó là: "Hâm mộ, ghen tị, thù ghét."

    Cha tôi thực sự là một người tốt bụng. Trong những năm tháng tôi trưởng thành, ông đã dành thời gian rảnh rỗi để giúp những người Trung Quốc di cư ổn định cuộc sống tại Mỹ. Chúng tôi luôn dùng thời gian cuối tuần để giúp bạn bè thân thiết của cha tìm chỗ ở, học lái xe.

    Trong nghề nghiệp mưu sinh, suốt 30 năm, cha tôi trước sau vẫn chỉ là một kỹ sư cấp một làm việc cho nhà nước, mặc dù ông nắm trong tay tấm bằng thạc sỹ Học viện Công nghệ Massachusetts, hơn nữa còn là người làm việc chăm chỉ nhất trong phòng. Hằng ngày, sáng sớm ông đến phòng làm việc, đến tối và cuối tuần còn mang việc về nhà làm. Khi đi công tác, để tiết kiệm chi phí cho nhà nước, ông không bao giờ nghỉ cùng với đồng nghiệp ở khách sạn ba sao, mà chỉ ở khách sạn một sao hoặc hai sao ở ngay gần chỗ làm.

    Vào một buổi tối năm tôi 12, 13 tuổi, cha nói: "Tối nay là bữa tiệc giáng sinh hàng năm của công ty." Tôi rất lấy làm lạ, hỏi cha vì sao không tham dự. Giọng cha bỗng trầm hơn: "Vì ở những nơi như thế này, cha chẳng biết mình nên nói chuyện gì với người ta nữa."

    Khoảnh khắc đó thực sự khiến tôi như tỉnh cơn mê. Tôi bỗng ý thức được rằng, trong nghề nghiệp, cha tôi sẽ mãi mãi không bao giờ gặt hái được thành công mà ông xứng đáng nhận được, và điều này có liên quan trực tiếp đến việc cha không biết cách giao thiệp với người da trắng. Tôi bắt đầu hạ quyết tâm phải học nhiều hơn, tìm hiểu kỹ hơn sự vận hành của xã hội này, vạch rõ mình phải làm như thế nào mới có thể trở nên nổi bật.

    Quá trình học tập này sẽ cho tôi một con đường đi sâu hơn vào xã hội Mỹ, thậm chí là bước vào chính giới. Ngày nay, với công việc săn đầu người cho các công ty, tôi thấy những sinh viên đầu tiên của Trung Quốc đã bước vào doanh nghiệp toàn cầu, nhưng họ vẫn chỉ dừng lại ở một chức vị thấp, sau khi biến từ "mọt sách" thành "ong thợ" thì không thấy họ tiếp tục quá trình lột xác nữa. Nhìn thấy họ nỗ lực nhưng lại không được nhìn nhận, điều đó luôn khiến tôi nhớ đến cha tôi và cả sự nghiệp của ông.

    Nắm chắc cuộc sống trong bàn tay mình

    Trong suốt quá trình trưởng thành, tôi là một đứa trẻ hoàn toàn "Trung Quốc hóa", tôi đã không còn cho rằng, chỉ cần sinh ra là người da trắng thì có thể ngồi mà hưởng thụ tất cả. Cũng từ lúc đó, tôi bắt đầu đam mê tiếng Hán và văn hóa Trung Quốc. Hiện tại, khi con gái lớn của tôi nói ra được một câu tiếng Trung hoàn chỉnh, tôi cảm thấy vui sướng vô cùng.

    Quay trở về những năm đó, tôi cũng thấy được những ưu thế đặc biệt mà ông trời đã phú cho cái đứa trẻ không hợp thời là tôi đây. Tôi luôn cảm thấy mình vừa ngốc, vừa nghèo lại vừa xấu xí, chẳng có điểm gì tốt, nhưng điều đó cũng có nghĩa là tôi không còn đường lùi, chỉ có thể gắng hết sức mà tiến lên, mong ngày mai có thể tốt hơn một chút; sự cô độc đã thúc đẩy tôi học, tôi say sưa tìm hiểu khoảng trời bao la bên ngoài cái thế giới nhỏ hẹp của mình. Là người ngoài cuộc, tôi còn có một thứ thị giác đặc biệt để quan sát và lý giải các quy tắc của xã hội, bởi khi bạn đã bị gạt ra lề, ngoài lắng nghe và quan sát mọi thứ ra, thì bạn chẳng thể làm gì khác được.

    Nước Mỹ không thân thiện với người ngoài cuộc. Nếu không đấu tranh nhiều như vậy, thì tôi đã không thể liều mạng mà viết nên trang sử của bản thân mình, cũng không thể từ hai bàn tay trắng có được sự nghiệp thành công và cuộc sống hạnh phúc sau này. Nghĩ lại những ngày tháng ấy, tôi thậm chí có thể nói rằng: Trưởng thành trong một hoàn cảnh khác thường, và bằng một cách rất "Trung Quốc", đó chính là một điều may mắn nhất xảy ra với tôi.

    Dù không thể lựa chọn được nguồn gốc xuất thân của mình, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có khả năng chèo lái cuộc sống vượt xa những gì bản thân chúng ta có thể tưởng tượng. Từ cuộc đời của Oprah, chúng ta có thể thấy được một sự gợi mở rất có giá trị: Một người có xuất thân nghèo khổ và chịu đủ tổn thương có thể nắm chắc vận mệnh của mình ra sao. Theo cách nói của chính bà đó là: "Tôi không biết tương lai sẽ nắm giữ cái gì, nhưng tôi biết ai đang nắm giữ tương lai."

    Hiện tại, bạn đã có tất cả – bạn thực hiện được ước mơ, có được tình yêu đẹp, cuộc sống của bạn đã có tất cả những thứ cần thiết cho sự lý tưởng. Và kể từ ngày bạn chào đời, xã hội này đã sắp sẵn một âm mưu lớn, nó sẽ trấn áp tinh thần bạn, biến bạn thành con rối trong cuộc sống.

    Sức mạnh không bao giờ là thứ do người khác mang đến, bạn chỉ có thể tạo ra nó từ chính đôi tay của mình. Giờ là lúc để phá vỡ những quy tắc cũ, và xây dựng nên một trật tự mới. Nhà thơ Mary Oliver đã hỏi chúng ta rằng: "Hãy nói cho tôi biết, bạn định sẽ đối xử thế nào với cuộc đời tự do và quý giá mà bạn chỉ được sống một lần này?"

    Đây cũng là câu hỏi mà tôi đặt ra cho bạn, khi tôi bắt đầu viết cuốn sách này – bạn định sẽ đối xử thế nào với cuộc đời tự do và quý giá mà bạn chỉ được sống một lần này? Hãy đi đi, đi để khiến cho ước mơ của mình trở thành hiện thực. Sau đó, hãy dùng câu chuyện tuyệt vời của bạn để làm gương cho chúng tôi, hãy nói với thế giới, với tất cả mọi người, cũng như nói với tôi, thế nào gọi là "không uổng phí cuộc đời này".
     
  5. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    Chương 1. Vì sao phụ nữ trẻ thiếu cảm giác an toàn?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Phụ nữ cần phải dùng ước mơ để thắp sáng bản thân mình."

    Tưởng Văn Lệ​

    Phụ nữ Trung Quốc ngày nay được hưởng nền giáo dục tốt, chăm chỉ làm việc và cũng là một tập thể có tiền đồ bậc nhất trên thế giới. Theo Tuần báo thương mại của Mỹ, năm 2011, số lượng chiêu sinh của trường thương mại tại Mỹ không ngừng tăng cao do sự tăng nhanh của nữ sinh đến từ Trung Quốc. Thế nhưng, đúng vào thời khắc cần phát huy ưu thế giáo dục của mình để sải cánh bay lên vùng trời cao nhất, họ lại đang phải trải qua một nỗi bất an rất lớn.

    Điều gì đã cướp mất sự tự tin của phụ nữ trẻ Trung Quốc? Đây là câu hỏi mà tất cả mọi người đều phải nhìn thẳng vào. Bởi trong nền kinh tế toàn cầu "lấy người làm gốc" như ngày nay, khi một nhóm người có tiềm năng nhất bỗng nhiên ngập ngừng do dự, thì tất cả mọi người đều phải chịu tổn thất.

    Là một cô gái, tôi vốn mạnh mẽ

    Nữ nhà văn trẻ nổi tiếng Hàn Hàn đã nhận định một cách vô cùng sắc bén trong bài báo Con đường tiên phong và sự hoang đường của tôi:

    Tình hình đặc thù của Trung Quốc đó là: Rất nhiều phụ huynh không cho phép con em mình yêu đương, thậm chí học đến đại học vẫn có nhiều phụ huynh phản đối chuyện yêu đương, nhưng ngay sau khi tốt nghiệp đại học, tất cả phụ huynh lại đều muốn ngay lập tức có một chàng trai từ trên trời rơi xuống, ưu tú về mọi mặt, tốt nhất là có nhà cửa xe cộ đàng hoàng, yêu thương con gái mình, hơn nữa phải đi đến hôn nhân càng sớm càng tốt. Ước muốn này quả là đẹp quá đi!

    Hiện tượng mà Hàn Hàn thấy rất phổ biến ở tất cả các học sinh, nhưng nó lại càng chính xác hơn đối với nữ sinh. Tôi cũng là mẹ của một bé gái, nên tôi cũng là một thành viên trong cái "cộng đồng phụ nữ mang đặc thù toàn cầu" này. Chúng tôi biết, những đứa con thân yêu của mình sẽ phải đối mặt với sự phân biệt giới tính, vì thế cần phải cho chúng sự giúp đỡ và tình yêu thương đặc biệt. Đến tuổi đi học, chúng ta sẽ đưa chúng lên chiếc tàu tốc hành hướng đến thành công và cổ vũ: "Điều gì con cũng có thể làm được, dù cho người khác có nói gì đi nữa!" Để rồi khi chúng thực sự đã chiến thắng, lần lượt vượt qua hàng tá các cậu chàng khác, ta có thể cười ngạo nghễ: "Hãy nhìn xem! Con gái còn mạnh mẽ hơn cả con trai đấy thôi!"

    Cho đến đây thì tất cả vẫn tuyệt vời.

    Nhưng khi các con tốt nghiệp, lên lớp mà vẫn chưa thấy bất kỳ động tĩnh gì, chúng ta bỗng bắt chúng phải phanh ngay lại: "Con à, đừng quá lấn át! Chớ làm cho các chàng trai phải sợ hãi!"

    Sau những lần phanh gấp kiểu như vậy, ai chẳng không cảm thấy hoa mắt chóng mặt? Chẳng trách những phụ nữ trẻ như chúng ta luôn phải do dự, băn khoăn.

    Trong hàng ngàn hàng vạn vị trí cao đang đợi tuyển người mà tôi phỏng vấn, tôi phát hiện ra rằng các cô gái trẻ Trung Quốc luôn luôn chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, nhưng lại thiếu tự tin nhất; hơn nữa sự thiếu tự tin này còn ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp của họ: Số lượng những cô gái Trung Quốc ở độ tuổi trên hai mươi, ba mươi bị gạt ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo ngày càng nhiều, và cơ hội cho họ cũng ngày càng mù mịt hơn.

    Một người vốn luôn luôn xuất sắc, tại sao ở thời khắc cần phải bay cao thì lại chần chừ, do dự? Chúng ta có thể tìm được câu trả lời từ trong cơ chế hình thành khát vọng của họ.

    Có thể bạn cho rằng, cùng với sự trưởng thành, tính cách của chúng ta cũng dần ổn định lại, từ đó mà hình thành nhận thức đối với cuộc sống. Nhưng các nhà khoa học lại nói rằng, mấu chốt căn bản của sự việc không nằm ở đó. Con người là sản phẩm của xã hội, xung quanh chúng ta sẽ luôn có người khoa tay múa chân và phán xét chúng ta. Chúng ta sẽ có xu hướng dựa vào sự nhìn nhận và đánh giá của người khác để phán đoán mình làm có tốt hay dở, đúng hay sai.

    Hơn nữa, động lực thúc đẩy mỗi người phải đạt được sự nhìn nhận lại mãnh mẽ vô cùng. Những người luôn dựa vào cách nhìn nhận của xã hội để khẳng định mình là rất nhiều, còn những người đi ngược lại lẽ đó sẽ bị bài xích. Kết quả là, chúng ta sẽ đều có khuynh hướng tìm kiếm mục tiêu là được xã hội nhìn nhận. Sự nhìn nhận từ người khác khiến chúng ta cảm thấy được khích lệ cổ vũ, vui vẻ phấn chấn, thậm chí chúng ta còn liên tục được nhận biết về bản thân thông qua cách nhìn của người khác. "Sếp nghĩ về tôi thế nào?", "Có phải mặc chiếc váy này khiến phần mông của tôi quá to không?"

    Đây là một quá trình vô tận và không ngừng nghỉ của cuộc đời. Mong muốn và khát vọng của chúng ta luôn luôn thay đổi. Suốt cuộc đời này, chúng ta không ngừng điều chỉnh ước muốn, vun đắp cuộc sống của mình thông qua những phản hồi mà người khác mang lại. Một chuyên gia tâm thần học của Đại học Harvard đã viết trong tác phẩm Giấc mơ cần thiết: Phụ nữ phải giữ vững chí hướng trong cuộc sống đầy biến thiên (Neces – sary Dreams: Ambition in Women's Changing lives) của mình rằng: "Để có được sự nhìn nhận của xã hội ở mức độ lớn nhất, chúng ta liên tục định vị lại mục tiêu của mình, nhằm đảm bảo sự đồng nhất với những quy phạm xã hội đang không ngừng thay đổi; việc điều chỉnh này thật sự không hề đơn giản."

    Chuyên gia tâm thần học đã giải thích quá trình này thông qua cơ chế hóa học của não người. Khi được xã hội nhìn nhận, đại não của chúng ta sẽ phóng thích ra một chất trung gian hóa học Serotonin, nó khiến chúng ta cảm thấy an toàn, dũng cảm, điềm tĩnh, linh hoạt và tự tin hơn.

    Cho nên, trong nền kinh tế "xã hội nhìn nhận" này, người giàu càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo hơn. Nếu ngay từ đầu bạn đã có được thành công, được nhìn nhận, nó sẽ khích lệ bạn giành được thành công hơn nữa. Điều này sẽ hình thành một vòng tuần hoàn, cứ như vậy "quả cầu tuyết" mang tới thành công sẽ càng lăn càng lớn.

    Khi tìm kiếm nguồn nhân lực, chúng ta mới càng biết rõ hơn sức mạnh của sự nhìn nhận, vì thế chúng ta đặt ra một hệ thống phức tạp để chế định hóa sự nhìn nhận, lấy mục tiêu của doanh nghiệp làm quy chuẩn tham chiếu để điều chỉnh hành vi của công nhân viên. Mức độ nhìn nhận là một loại thước đo giá trị, chúng ta dựa vào nó để cho người khác thăng quan tấn chức, hoặc tống người khác vào lãnh cung; chúng ta dùng nó làm thẻ ra vào bãi đỗ xe đặc biệt, hoặc xác định "mục tiêu bồi dưỡng nhân tài trẻ"; trong báo cáo vắn tắt ở công ty, nó cũng là đối tượng để các nhân viên say mê bàn luận.

    Nhưng, nếu chẳng ai chú ý đến công việc của chúng ta, hoặc tệ hơn là công việc của chúng ta bị phủ nhận thì sẽ ra sao? Chúng ta sẽ không biết phải xử trí như thế nào. Chuyên gia tâm thần học đã chứng minh, khi trong một trạng thái mơ hồ, mức serotonin trong não sẽ bị hạ thấp.

    Nỗi tủi nhục của gái ế

    Nhận biết về bản thân của chúng ta luôn luôn thay đổi, vì thế mà những tổn hại từ "nỗi tủi nhục của gái ế" là không khó lý giải.

    Khi cha mẹ, bạn bè bắt đầu tỏ thái độ đối với việc theo đuổi sự nghiệp của chúng ta, một mực thúc giục chúng ta phải kết hôn, khát vọng của chúng ta cũng dần dần tàn lụi, thay vào đó là một mong ước mới: Trở thành vợ hiền của một người đàn ông nào đó.

    Trong mắt mọi người, hôn nhân mang đến cho chúng ta một thân phận hợp pháp. Kết hôn rồi, đối với xã hội, chúng ta sẽ biến từ một con nhóc vắt mũi chưa sạch thành một người vợ trưởng thành, chín chắn. Có những lúc đối diện với áp lực nặng nề, chúng ta có thể bức xúc mà phản đối mẹ mình: "Người đó chỉ thích hợp với những tiểu thư cành vàng lá ngọc thôi, mà con lại không phải là tiểu thư thưa mẹ!" Càng có nhiều khi, cảm giác tủi nhục của một phụ nữ độc thân, nó giống như một sự phá hoại khủng khiếp đối với cái thế giới tinh thần và tư duy của chúng ta, mà chúng ta không ý thức được.

    Gần đây, tôi quen với một cô gái trẻ Trung Quốc đang nỗ lực theo đuổi học vị tiến sỹ tại Phân hiệu Los Angeles thuộc Đại học California, cả dòng họ đã cùng góp tiền tài trợ để cô sang Mỹ du học. Cô ấy đã vượt qua những khó khăn gấp nhiều lần so với các bạn cùng học tiến sỹ tại Mỹ để có được ngày hôm nay. Có lẽ cô cũng thông minh hơn, học giỏi hơn họ. Tiếng Anh của cô rất cừ. Tôi cho rằng tiền đồ của cô ấy sẽ vô cùng sáng láng.

    Thế nhưng, khi tôi hỏi có dự định gì sau khi tốt nghiệp, cô ấy nói không biết. Tôi hỏi rằng muốn về nước hay ở lại, cô ấy cũng do dự. Cuối cùng, cô ấy nói nhỏ với tôi rằng, cô rất hoang mang về tương lai, lý do là cô vẫn chưa có bạn trai. Cô ấy muốn đợi sau khi kết hôn rồi sẽ hỏi xem chồng muốn sống ở đâu. Cô ấy muốn tìm một công việc tại phòng thí nghiệm chuyên nghiệp, như vậy thì sau này sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi để chăm sóc con cái. Nguyên văn lời cô ấy nói là: "Em thực sự muốn kết hôn ngay lập tức, như thế mới được xem là cuộc sống chân chính. Em cảm thấy bản thân mình hiện tại mới chỉ sống có một nửa thôi."

    Chính vì đang toàn tâm toàn ý muốn kết hôn, cho nên cô ấy hoàn toàn không dành thời gian để làm luận văn, liên hệ người hướng dẫn và cũng không cân nhắc đến việc lập kế hoạch phát triển sự nghiệp của mình. Đối với cô ấy, sự nghiệp đã trở nên không mấy quan trọng.

    Là một chuyên gia săn đầu người, cũng là một phụ nữ, tôi cảm thấy vô cùng bất an khi nói chuyện với cô gái này. Trong cái thời khắc mấu chốt của cuộc đời, khi áp lực hôn nhân và nuôi dưỡng con cái vẫn chưa thực sự xuất hiện, cô ấy đã tự khiến cho sự nghiệp của mình chậm lại, đó thực sự là một lựa chọn quá đáng tiếc. Lựa chọn trước mắt của cô ấy chắc chắn sẽ khiến cho những cơ hội thú vị trong sự nghiệp sau này trở nên xa vời hơn rất nhiều. Cô ấy đang vùi chôn đi mơ ước của chính mình.

    Những người giống như cô nữ sinh này hoàn toàn không phải là thiểu số. Dù bạn đi đến đâu cũng sẽ gặp những cô gái Trung Quốc trẻ năng động và xuất sắc, nhưng vì cuộc sống làm vợ và làm mẹ, họ lại chấp nhận kìm hãm sự nghiệp của mình sau nhiều năm nữa.

    Chúng ta không nên như vậy. Ngày nay bạn nên dốc toàn lực cho sự nghiệp của mình, không nên vì sự trưởng thành của con cái mà phải đi chậm lại. Hơn nữa khi thực sự đã làm mẹ, có lẽ bạn sẽ phát hiện ra mình vốn không nhất thiết phải đi chậm lại như vậy, bởi vì có rất nhiều dịch vụ chăm sóc giáo dục trẻ nhỏ có thể giúp đỡ bạn. Hoặc đến một lúc nào đó, bạn sẽ lựa chọn cách đi chậm lại, nhưng do bạn đã có năng lực và một danh tiếng tương xứng, dù có chọn cách đi chậm lại, bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội thành công. Tâm lý luôn thấy mình chưa hoàn thiện như cô gái trên rất phổ biến ở phụ nữ trẻ Trung Quốc. Chúng ta thực sự nên lên án xã hội này – nó khiến cho cuộc sống của những phụ nữ độc thân bị tổn hại nặng nề.

    Sao cơ, bạn vẫn còn độc thân à? Lại kén cá chọn canh rồi. Bạn luôn tự coi mình là trung tâm, thật chẳng chín chắn chút nào; bạn cô đơn tuyệt vọng, thật đáng thương làm sao. Công việc của bạn rất tốt ư? Nhưng công việc dù tốt mấy chăng nữa nó cũng không biết yêu bạn đâu. Bạn vẫn có cuộc sống tình dục? Thật là loại gái lẳng lơ! Không có cuộc sống tình dục? Bạn đã quá già rồi đấy! Bạn rất tập trung cho công việc ư? Đó chỉ là cách để bạn giết thời gian mà thôi. Bạn vui vẻ sao? Bạn chỉ đang tự cho là vui đấy thôi! Không có chồng, làm sao bạn có thể biết được đâu là niềm vui thực sự! Sau này khi từ giã cõi đời sẽ chẳng có ai bên cạnh bạn đâu!

    Dù cho cuộc sống của bạn có thừa những thành tựu huy hoàng, có thừa tình yêu và niềm đam mê, thì những thứ đó cũng không cứu được bạn. Định nghĩa của xã hội về bạn là xem bạn sẽ "thuộc về ai". Nếu bạn đã thành công thật thì bạn sẽ trở thành đối tượng bị dò xét và soi mói. Cho nên, đừng bao giờ cho rằng đây chỉ là vấn đề của cá nhân bạn.

    Có thể xem Barbara Walter là tiên phong mở đường cho chúng ta, cô là nữ phóng viên của một chương trình truyền hình chính sự đầu tiên trên thế giới. Năm 1976, cô trở thành người đầu tiên có mức lương trên một triệu đô trong giới phóng viên (cả nam lẫn nữ). Cô đã từng phỏng vấn các nhân vật quan trọng trong chính giới cả trong và ngoài nước, như Giang Trạch Dân, Yeltsin, Putin và tất cả các Tổng thống Mỹ kể từ thời Richard Nixon đến nay.

    Năm 2004, cô nhận lời mời phỏng vấn của Ted Koppel, một nhân vật nặng ký khác trong giới phóng viên truyền hình về 40 năm sự nghiệp của cô. Nhìn lại những thành tựu của cô, nam phóng viên Ted Koppel đã đưa ra một câu hỏi mà anh quan tâm nhất:

    "Cô thử nghĩ xem," anh ta nói, "nếu có người bàn tán sau lưng cô rằng: 'lẽ nào 40 năm sự nghiệp kia là toàn bộ cuộc đời của cô ta?'Vậy xin hỏi, cô cảm thấy như vậy có đáng không?"

    Barbara Walter trả lời rất nhanh: "Ồ vậy sao, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có cuộc sống như vậy."

    Anh ta tiếp tục dẫn dắt và cố tình nhắc đến hai lần cô kết hôn, cũng là hai lần ly hôn. "Đó là do công việc phải không?" anh ta hỏi, "Nếu không phải do công việc thì có phải cô vẫn có thể duy trì được cuộc hôn nhân của mình không?"

    Barbara Walter trả lời là cô không biết. Nhưng cô nói mình có một đứa con gái, và "điều đó thực sự đã quá tốt rồi". Đó không phải là câu trả lời mà anh ta mong muốn. Thế nên Ted Koppel lại tiếp tục hỏi: "Vậy liệu có một đêm nào đó, cô nằm trên giường và nghĩ rằng: 'Ôi, nếu ngày đó mình vứt bỏ công việc để chuyên chú vào gia đình thì tốt biết bao' hay không?"

    Không, cô ấy chưa bao giờ nghĩ như vậy.

    Ted Koppel là một tay săn tin lão luyện trong nghề, nhưng ông ta không thể khiến Barbara Walter bị chi phối, ví dụ như cô rơi những giọt nước mắt hối hận nói rằng mình đã không chăm sóc tốt cho chồng, hoặc thừa nhận không nên một mực theo đuổi vị trí cao nhất trong giới phóng viên.

    Và chúng ta không thể tưởng tượng được, một nam phóng viên sẽ vướng phải câu hỏi của người phỏng vấn, rằng: "Tất cả những việc anh làm có đáng không? Nếu anh chuyên tâm làm một người chồng thì có phải tốt hơn không?"

    Câu hỏi này tôi phát hiện ra khi bắt tay vào nghiên cứu để viết cuốn sách này. Khi đọc đến đó, trong lòng tôi cảm thấy rất chao đảo. Một thời gian rất dài sau khi trở thành thiếu nữ và luôn sống trong thế giới độc thân, khi đối mặt với những câu hỏi tương tự của giới săn tin, tôi cũng liên tục phải né tránh. Tôi cho rằng chỉ có tôi là như vậy. Nếu lúc đó tôi biết nghĩ rằng: Mình thuộc cùng một chiến tuyến vinh quang với Barbara Walter, có lẽ tôi sẽ có dũng khí để đọ sức với họ một phen.

    Nhưng, nếu bạn cho rằng, sau khi kết hôn mình sẽ lập tức có "thân phận hợp pháp", có thể yên tâm gia nhập vào "câu lạc bộ những phụ nữ thành công", vậy thì đáng tiếc thay, hỡi các quý cô, tôi lại phải phản đối các bạn rồi. Sau khi kết hôn, công chúng sẽ lại bắt đầu một công cuộc điều tra chi tiết, rằng bạn có quan tâm chăm sóc tốt cho chồng hay không.

    Còn có một Barbara nữa là Barbara Liskov, một Thượng nghị sĩ đến từ Maryland quê tôi. Năm 1987, cũng chính là năm tôi tốt nghiệp trung học cơ sở, lần đầu tiên bà được bầu vào Thượng nghị viện. Hiện nay bà đã là nữ chính trị gia đương chức trong thời gian dài nhất ở cái chốn uy phong lẫm liệt ấy, nơi được mệnh danh là "Câu lạc bộ nam giới chiếm độc tôn toàn cầu". Barbara nói rằng:

    "Là một phụ nữ, nếu bạn đã kết hôn mà vẫn tham gia tranh cử, người ta sẽ cho rằng bạn không chăm sóc tốt cho chồng; còn nếu bạn đã ly hôn, người ta lại nói bạn không giữ được người đàn ông của mình; và nếu bạn còn độc thân, người ta sẽ lập tức nói rằng vốn dĩ chẳng có người đàn ông nào thèm yêu bạn cả."

    Nhắc đến thái độ cư xử vô lý của xã hội này đối với phụ nữ, quả thật không tốn nhiều công sức để tìm một ví dụ. Trong câu chuyện Cuộc khủng hoảng thân phận của người theo chủ nghĩa nữ quyền đăng trên trang bìa của "Tuần san tin tức" kỳ 1, trong bài báo có hai hình minh họa, trong hình là một cô gái đang tỏ ra mệt mỏi với việc thành công trong nghề nghiệp. Hình thứ nhất chụp cô trong phòng làm việc, mặc bộ đồ công sở, tóc ngắn muối tiêu, cùng vẻ rầu rĩ, đang nhìn chằm chằm vào một khung ảnh gia đình trống không; hình thứ hai chụp cô ở nhà, ôm một chiếc đồng hồ báo thức, kim giờ chỉ 12 giờ kém 5 phút (đêm).

    Các diễn viên nữ cũng luôn phải than phiền về điều này. Trong phim, các nam nhân vật chính luôn chìm đắm trong những câu chuyện phức tạp đa chiều, còn các nữ diễn viên không cùng họ lên giường thì cũng là yêu đương tình tự. Diễn viên nữ sau 40 tuổi về cơ bản không còn vai nào có thể diễn được nữa.

    Đối với phụ nữ độc thân, áp lực kết hôn luôn luôn tồn tại, hơn nữa áp lực này không chỉ đến từ các phương tiện truyền thông, cũng không chỉ đến từ các bậc phụ huynh. Trước đây, mỗi lần đi dự tiệc, khi nói chuyện với tôi, mọi người luôn tìm cách lái đến chuyện mà họ cho là "ưu tiên hàng đầu" của tôi. Dù tôi đạt được thành tựu lớn tới mức nào, hiện tôi đang bận chuyện đại sự gì, tất cả các câu chuyện cuối cùng cũng nhằm đến vấn đề này: "Cậu rất có sức hấp dẫn đấy, nhưng vì sao đến tuổi này vẫn còn chưa lấy chồng? Có vấn đề gì sao?"

    Điều này giống như khi bạn nghe nếu có một cô gái mới 22 tuổi đã lấy chồng, bạn trợn tròn mắt mà thốt lên rằng: "Trẻ thế mà đã kết hôn rồi sao? Đừng lo, bạn thân mến, không lâu nữa bạn sẽ ly hôn thôi!"

    Còn tôi, trong những trường hợp như vậy, chỉ biết nhìn chằm chằm xuống đầu ngón chân mình, nói một cách ngại ngùng: "Tôi cũng chẳng biết vì sao mình vẫn chưa kết hôn. Hiện tại tôi thấy mình sống như vậy là quá tốt rồi!"

    Nếu cuộc sống có một nút "Back', thì tôi rất muốn có thể trở về cái thời điểm trong buổi party đó, khi bị hỏi" Sao cậu vẫn chưa lấy chồng? ", tôi sẽ nhìn thẳng vào mắt của đối phương, mỉm cười thật tươi mà nói rằng:" Nói thật nhé, vì sao ư! Vì hiện tại tôi đang tận hưởng cuộc sống chỉ thuộc về mình đấy. "

    Tôi từng rất ác cảm với biệt danh" gái ế "; nhưng khi bắt đầu viết cuốn sách này, tôi mới ý thức được rằng, xã hội đã dựa vào cống hiến của nam giới với xã hội, nữ giới đối với gia đình để phán xét những thiên kiến của con người, nó như một tư tưởng thâm căn cố đế và áp đảo tất cả.

    Thậm chí khi phụ nữ đã tiếp nhận giáo dục, những quan niệm này vẫn tiếp tục dẫn dắt họ thực hiện lại vai diễn cũ. Những phụ nữ đạt được thành công trong sự nghiệp rất ít khi được xã hội đánh giá tích cực, hơn nữa trong sự đánh giá của họ cũng thường sẽ mang những bình phẩm ám chỉ, như chúng ta có xinh đẹp hay không, có làm vợ và làm mẹ tốt hay không..

    Phụ nữ vốn không phải là giới có đặc trưng cá tính đơn giản. Lấy việc làm hài lòng người khác làm mục tiêu duy nhất sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến việc nắm bắt cuộc sống của bản thân chúng ta. Khi già đi, chúng ta không thể ngăn nhan sắc phai tàn, càng không thể kiểm soát được những người đã từng gắn bó mật thiết nhất với mình – chồng sẽ đứng núi này trông núi nọ, con sẽ lớn lên rời xa gia đình.

    Hiện tại, chúng ta có thể hiểu được, sự tự tin của phụ nữ trẻ bị bào mòn nghiêm trọng: Sau nhiều năm học hành, tạo dựng được rất nhiều khả năng, bỗng trong tích tắc, thân phận của mình không phải do mình nắm giữ nữa. Xã hội đã nghiền nát ước mơ của họ, điểm tựa tinh thần quan trọng nhất trong cuộc sống của họ bị đánh đổ.

    Không khó để lý giải, quyền tự chủ đối với cuộc sống và cảm giác thành công của mỗi người có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Dù là nam hay nữ, đối với mỗi người trong chúng ta, khả năng mà chúng ta có và sức kiểm soát đối với cuộc sống có thể chuyển hóa thành sức sống, niềm lạc quan và sự tự tin; thiếu sự kiểm soát sẽ khiến ta cảm thấy thất vọng và bất lực. Và nếu chúng ta cho rằng bản thân không thể kiểm soát được cuộc sống, thì sẽ không thể ngăn cản được lời tiên đoán này trở thành hiện thực.

    Các cô gái trẻ sau khi bước ra khỏi cổng trường đại học, đột nhiên sẽ thấy mình không được khen ngợi, cổ vũ vì những thành tựu mà mình đạt được nữa, chính điều này đã gây nên sự hoang mang cho bản thân họ. Ngày nay, xã hội chúng ta đã không còn tàn nhẫn trói buộc chị em phụ nữ chúng ta vào góc nhà nữa, thời gian hãy còn sớm, chúng ta hãy vì sự thư thái của tâm hồn mình, hãy bay ra thế giới ngoài kia, gây dựng thành tựu cho riêng mình.

    Tôi né tránh áp lực như thế nào?

    Mọi người luôn hỏi tôi:" Hả? Phó thị trưởng Los Angeles! Cậu làm thế nào mà leo được đến chức ấy? "Phụ nữ thích quy thành công là do may mắn, quy thất bại là do bất tài, còn đàn ông lại quy thành công là do tài giỏi, thất bại là do kém may mắn. Còn tôi ư, cách tư duy của tôi có thể không được nữ tính như vậy, cho nên tôi sẽ không nói với bạn rằng thành công của tôi có được hoàn toàn là do vận may. Tuy là nói như vậy, nhưng nếu tuyên bố 100% thành công đều dựa vào sự nỗ lực của bản thân, thì đó là không thành thật.

    Trong lý luận kinh tế đô thị, có một khái niệm rất tuyệt, gọi là" quyết định con đường ". Đại khái nói rằng, lịch sử vẫn luôn có một số sự kiện ngoài lề hoặc một số sự kiện ngoài ý muốn trở thành xuất phát điểm để xảy ra những biến đổi to lớn, vì vậy, bản thân những sự kiện ngoài ý muốn đó đã mang đầy đủ ý nghĩa lịch sử rồi. Trường hợp điển hình nhất là việc phát minh ra động cơ đốt trong, nó thúc đẩy sự phát triển của xe hơi tư nhân, từ đó dẫn đến rất nhiều hậu quả khác, ví như ùn tắc giao thông, ô nhiễm khí tải ô tô và tiến trình đô thị hóa trên phạm vi thế giới.

    Khi ngẫm lại lịch trình của đời mình, tôi thấy có một số sự kiện và một số người có tác động lớn đến" đường lối "của tôi, tạo nên sức ảnh hưởng sâu sắc đối với sự nghiệp và cuộc sống của tôi sau này.

    Lúc tôi học lên trung học, cha cho tôi chiếc máy ảnh Canon A-1. Tôi nhảy cẫng lên vì vui sướng, từ lúc đó, tôi bắt đầu học cách chụp ảnh để biểu đạt chính mình. Thời đó còn chưa có máy ảnh kỹ thuật số, chi phí chụp ảnh rất cao, thế là tôi tranh thủ thời gian rảnh rỗi đi làm nhân viên bán hàng, kiếm tiền mua các vật dụng cần thiết để chụp ảnh. Mỗi lần chụp hết một cuộn phim, tôi lại chạy ngay đến phòng tối trong trường để rửa âm bản và ảnh thủ công.

    Thông thường tôi đến phòng tối sau giờ tan học chiều. Khi bước vào phòng tối, tôi sẽ đứng ở cửa phòng một lát, để cho mắt mình thích nghi với bóng tối trong phòng; sau đó tôi sẽ say sưa với công việc của mình trong đó, mặc kệ thời gian trôi qua. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in cái mùi hăng đặc trưng của thuốc rửa ảnh, tôi đã dùng nó để dập in hình ảnh màu bạc trên âm bản lên giấy ảnh. Mỗi lần cầm trên tay tấm ảnh đã rửa xong thì trời đã tối rồi, tôi chẳng cần phải điều tiết mắt mình để thích nghi với ánh sáng nữa.

    Chính niềm đam mê chụp ảnh đã khiến tôi bỗng chốc tìm được lối thoát cho các sắc thái tâm trạng trong lòng mình – nỗi lo lắng, đau khổ, cô đơn, thất vọng, và đương nhiên cũng có cả sự vui vẻ, nghi ngờ và hiếu kỳ đối với thế giới này. Lúc đó tôi không có sẵn bút màu để biểu đạt bản thân, nhưng những tấm ảnh của tôi có thể nói hộ tôi tất cả.

    Thầy giáo dạy nhiếp ảnh phát hiện ra ảnh của tôi phơi trong phòng tối, thầy đã chọn một tấm trong đó giao cho viện Smithsonian của Mỹ – Viện bảo tàng tổng hợp lớn nhất thế giới để đưa đi tham gia cuộc thi nhiếp ảnh quốc gia. Tấm ảnh của tôi đã đoạt giải, nó được trưng bày mấy tháng liền cùng với nhiều tác phẩm nổi tiếng trong lịch sử nghệ thuật tại Bảo tàng mỹ thuật Cochran.

    Đó là chuyện của gần 30 năm trước. Giờ nhớ lại, giải thưởng chẳng có gì lớn. Nhưng đối với tôi khi đó, nó lại là một chuyện đại sự trong đời. Trước đó tôi luôn cảm thấy mình mặt nào cũng tệ, rồi đột nhiên tôi trở thành một nhân vật, một nhân vật được thế giới đối đãi một cách nghiêm túc, một người mang trong mình tế bào nghệ thuật. Cái cảm giác trong phút chốc trở nên tràn đầy tự tin ấy, cho đến khi tôi lên đại học, từ bỏ chiếc máy ảnh A-1 thân yêu, nó vẫn lưu lại trong tôi cho đến tận bây giờ.

    Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, trong thời gian đang học đại học, tôi gặp Cận Vũ Tây – người phụ nữ tài ba đầu tiên có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của tôi. Hiện nay Vũ Tây là tác giả của hàng loạt sách bán chạy, nhà báo, doanh nhân kiêm nhà lãnh đạo văn hóa. Năm đó chị đã là một phụ nữ nổi danh khắp Trung Quốc, MC của chương trình Các vùng đất trên thế giới. Một mùa hè tại Đại học Durham, may mắn được làm thực tập sinh của Vũ Tây trong vòng sáu tuần, tôi đã bước vào thế giới riêng của chị.

    Thời gian được làm việc cùng chị vô cùng ngắn ngủi, nhưng đã để lại trong tôi một ấn tượng không phai nhòa. Trước khi gặp Cận Vũ Tây, tất cả những người lớn Trung Quốc mà tôi quen biết chỉ là một số nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc ở ngoại ô Maryland, còn có mấy vị giáo sư của Đại học Durham; ấy vậy mà người phụ nữ Trung Quốc tên là Cận Vũ Tây kia lại có thể kết hợp văn hóa Trung – Mỹ một cách tài tình, mang đến sự giáo dục và niềm vui cho hàng triệu người như vậy.

    Vũ Tây chỉ cho tôi, muốn làm một phụ nữ kiên cường thì phải biết tự lập. Có một hôm, tôi hỏi chị về tình hình bất động sản, chị đã nói với tôi:" Joy, không bao giờ được bằng lòng với việc chỉ làm thuê cho người khác. Hãy nghĩ xem, nếu bị sa thải em sẽ làm thế nào?'

    Chị luôn cư xử hào phóng đối với những người xung quanh, cũng giống như cách chị cư xử với thế giới này. Mùa hè năm đó, khi tôi trở thành kẻ vô gia cư ở New York, nơi có chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ, chị đã mời tôi về nhà chị ở. Vậy mà 20 năm sau, khi chúng tôi liên lạc lại được với nhau, chị đã không còn nhớ ra tôi là ai nữa, bởi vì những cô gái trẻ được chị giúp đỡ và hướng dẫn như tôi nhiều không biết bao nhiêu mà kể.

    Tôi biết trong số chúng ta rất ít người từng gặp Vũ Tây, cho nên tôi bổ sung thêm một điểm trong con người chị: Chị là người vô cùng hài hước, đây là điểm nổi bật hơn cả so với những bạn bè ưu tú trong giới chính trị và giới giải trí của chị trên khắp thế giới. Nếu bạn có cơ hội được gặp mặt Cận Vũ Tây, đừng bỏ lỡ cơ hội, nhất định phải mục sở thị tính cách siêu hài hước của chị.

    Cận Vũ Tây là một mẫu phụ nữ Trung Quốc có một không hai trên thế giới. Trong 30 năm, sức ảnh hưởng của chị ấy đối với xã hội là vô cùng rộng khắp. Tôi vô cùng may mắn khi được quen biết chị trong giai đoạn có khả năng uốn nắn cao nhất. Lấy bản thân làm chuẩn, Vũ Tây dạy cho tôi biết phóng tầm nhìn ra thế giới rộng lớn hơn, khiến cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa hơn.

    Vài năm nữa trôi qua, khi tôi 21 tuổi, lại có một sự kiện mang tính bước ngoặt xảy ra: Tôi tốt nghiệp Đại học Durham. Tôi biết, cha mẹ tuy rất yêu thương tôi, nhưng để đảm bảo cho cuộc sống của mình, họ buộc phải đi khỏi cộng đồng người Hoa cô lập với bên ngoài này. Thế là, trong tình trạng không xu dính túi, không người thân thích, tôi đến Los Angeles phồn hoa tươi đẹp cách chỗ cũ hơn ba ngàn dặm. Đó là nơi xa nhất tôi có thể đến – xa thêm nữa chính là Thái Bình Dương trùng trùng sóng vỗ rồi.

    Lúc đó tôi hoàn toàn không biết Los Angeles là thánh địa của những nạn dân, những kẻ tìm kiếm ước mơ và những người hoàn toàn xa lạ. Và tôi chính là một nạn dân, một kẻ đi tìm kiếm ước mơ, và tất nhiên cũng là một người hoàn toàn xa lạ. Dù ở bất kỳ thành phố lớn nào trên đất Mỹ, đều không thể tưởng tượng nổi có một người như tôi, 21 tuổi đặt chân đến, mười năm sau trở thành Phó thị trưởng.

    Los Angeles còn là một nơi hoàn toàn phớt lờ các học thuyết chính thống. Khẩu hiệu phổ biến ở đây là: "Tôi làm, bạn cũng làm". Tại đây, mọi người không quan tâm đến bạn đến từ đâu, chỉ quan tâm bạn đi đến nơi nào.

    Lấy một ví dụ nhé. Tại bờ Đông, có lúc bạn sẽ thấy phía sau tên người trên danh thiếp có một chữ số La Mã, ví dụ "John Edward IV". Đây là một ký hiệu biểu thị họ của người này có nguồn gốc lai lịch, được mọi người trong gia tộc đời đời trao truyền và long trọng tuyên bố trước những người họ gặp. Những người ở bờ Đông sau khi nhận được tấm danh thiếp này đều sẽ tỏ ra cung kính nể phục đối với chủ nhân của nó.

    Còn nếu có một người Los Angeles nhận được tấm danh thiếp này, họ sẽ chỉ biết đặt câu hỏi: "Là thế nào vậy, đồng nghiệp? Bạn cần gì phải nói ông cố của mình là ai? Bạn không thể tự làm được hay sao?'Vậy đấy, Los Angeles được mệnh danh là" Thủ đô sáng tạo của thế giới' hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên.

    Tôi ôm một mộng tưởng đến Los Angeles, rằng tôi muốn trở thành một thương gia khai thác bất động sản thành công. Tôi muốn xây dựng một cộng đồng bảo vệ môi trường theo một mô hình mới, khiến mọi người vừa có thể làm việc trong đó, vừa có thể sống vui vẻ, sinh con đẻ cái.

    Mấy năm đầu, để có thể bám trụ tại đây, tôi đã ra sức làm việc. Tôi ở trong một nhà trọ chật hẹp, ăn toàn mỳ ăn liền. Cuộc sống vô cùng khó khăn, tôi cũng thường cảm thấy rất sợ hãi, cũng nảy sinh tâm lý lo lắng và hoài nghi đối với lựa chọn của mình. Tôi theo học hai bằng thạc sỹ MBA về Tài chính bất động sản và MA về Quy hoạch đô thị tại Phân hiệu Los Angeles thuộc Đại học California. Nhà trường trao cho tôi hàng loạt học bổng, thêm vào đó là các nguồn hỗ trợ cho sinh viên vay vốn và những khoản tiền kiếm được từ những công việc bán thời gian trong lĩnh vực bất động sản đã giúp tôi có thể tự đảm bảo được cuộc sống của mình.

    Khai thác bất động sản là một nghề hái ra tiền. Mấy năm sau, tôi đã kiếm được kha khá. Ông chủ nói với tôi rằng: "Joy, làm một doanh nhân đi đầu, em phải học để biết uống Scotch. (Scotch Whisky)" Thế là tôi liền học cách uống Scotch Whisky đắt tiền – Lagavulin, thêm một chút nước, không thêm đá.

    Sau đó, tôi mua được một căn hộ trong khu đô thị, từ trên căn hộ này có thể nhìn xuống phòng hòa nhạc Disney của Los Angeles. Tôi đã giao căn hộ cho Chu Âm Triết (Annie Chu) thiết kế. Chu Âm Triết cũng là người Mỹ gốc Hoa, cô là nhà thiết kế hàng đầu chuyên thiết kế nhà cho các nhạc sĩ nổi tiếng và minh tinh điện ảnh. Cô nhận thiết kế giúp tôi thực sự là một việc làm khiến tôi rất cảm kích, vì căn hộ của tôi rất nhỏ. Dự trù bài trí cũng không nhiều. Đồ trang trí bên ngoài căn hộ là những vật liệu rẻ tiền nhất, nhưng lại sử dụng màu sắc rất sang trọng. Đối với tôi, căn hộ này không chỉ là một ngôi nhà, nó còn là một hầm trú ẩn. Sau một ngày lăn lộn giành giật, tôi lại có thể trở về với nơi lánh nạn của riêng mình, tìm lại sự bình tĩnh và yên ổn trong tâm hồn.

    Cũng có lúc tôi có cảm giác mình đang đứng trên đỉnh thế giới. Ví như, khi đi công tác, tôi đi một đôi bốt khiến tôi cảm thấy rất tuyệt vời, tôi cố ý sải những bước chân tự tin trên sân bay; hoặc tôi mặc một bộ đồ Prada, chân đi giày cao gót, lượn lờ khắp phố – bí mật của Prada chính là ở đó, khi treo trên móc ta có cảm giác nó rất nóng, nhưng khi mặc lên người nó sẽ khiến ta cảm thấy vô cùng mát mẻ.

    Những lúc như vậy khiến tôi hứng thú nhưng cũng khiến tôi sợ hãi. Có lúc, tôi cảm thấy tự do, không ràng buộc, từng trải; có lúc tôi lại cảm thấy tất cả đều là giả tạo, trong cái thành phố rộng lớn này tôi là một kẻ khốn khổ và cô đơn. Mỗi lúc nhìn lại, tôi luôn muốn quay trở về những năm tháng đó, để nhẹ nhàng ôm lấy và an ủi chính mình..

    Tất cả vận may giúp tôi bay cao

    Thật may mắn khi trong những năm đó, tôi nhận được rất nhiều những cái ôm ấm áp của một người phụ nữ lớn tuổi hết sức đặc biệt: Maureen Kindel, nữ doanh nhân có sức ảnh hưởng rất lớn ở Los Angeles. Tính cách của bà linh hoạt khéo léo, hào hiệp phóng khoáng, tràn đầy sức sống và giàu sức hấp dẫn. Sau khi ly hôn, bà nuôi con và hiện đã lên chức bà ngoại. Bà thích mời khách đến nhà, nhưng lại không thích làm những công việc tổ chức. Thế là tôi chủ động xắn tay vào làm những công việc hậu đài cho vị nữ chủ nhân đầy ánh hào quang này. Tôi luôn góp mặt cùng bà trong những bữa tiệc tối thứ bảy và những lần đánh bài ở California với sự tham gia của rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong chính giới. Lâu dần, tôi trở thành "cô con gái Trung Hoa của Maureen" mà ai ai cũng biết.

    Maureen rất sành sỏi trên con đường quyền lực. Từ bà, tôi học được cách làm thế nào để thiết lập được mối quan hệ với những người có hoàn cảnh khác xa nhau. Khi sắp bước sang tuổi 70, Maureen bỗng rất có hứng thú với giáo dục, và thế là bà quay lại trường tiến hành việc học tập. Năm 72 tuổi, Maureen nắm trong tay học vị tiến sĩ giáo dục học. Bà dự định dẫn dắt một cuộc cải cách giáo dục trong vòng 20 năm tiếp theo.

    Bên cạnh Maureen có rất nhiều quý bà khá lớn tuổi, họ hoặc đã kết hôn, hoặc còn độc thân, hoặc đã ly dị; đều giống với Maureen, họ luôn sống hết mình. Trong suốt 20 năm, những người phụ nữ này đã ủng hộ, an ủi, giúp đỡ, quan tâm và khích lệ tôi một cách trực tiếp và thiết thực nhất. Họ là những phụ nữ có tầm nhìn và giỏi thế sự, không những thế họ còn rất yêu cuộc sống; sao tôi có thể không học lấy một chút niềm vui sống từ những người phụ nữ tuyệt vời ấy. Và thế là, tôi cũng bắt đầu tổ chức tiệc tùng tụ họp trong căn hộ nhỏ bé của mình.

    Mọi người thường hỏi tôi làm cách nào để khắc phục sự nhút nhát – việc này chắc chắn không thể hoàn thành chỉ trong một đêm. Để khắc phục sự nhút nhát của mình, ngoài việc chăm chỉ học tiếng Anh, việc đầu tiên mà tôi làm đó là tạo cho mình sự hiếu kỳ mạnh mẽ đối với người khác và giữ mãi sự hiếu kỳ đó. Khi học tập với người khác, tôi không còn luôn quá chú trọng đến cảm nhận của mình nữa.

    Tôi kết giao rộng rãi với những người có hoàn cảnh xã hội hoàn toàn khác nhau. Trong đám bạn bè của tôi, có doanh nhân, có văn nghệ sĩ, dân đồng tính, người đã có gia đình con cái và rất nhiều những thành phần khó có thể hình dung được. Trong căn hộ của tôi, nếu mở cả ban công ra thì có thể chứa được khoảng 70 người bạn như vậy, phương pháp chính là bắt tất cả mọi người đều phải đứng, còn phải thu bụng lại, nói chuyện với nhau cũng phải hò hét om sòm giống như bị nhốt ở một nơi nào đó vậy.

    Tôi trở thành "người liên hệ" mà ai ai cũng biết, tôi hiểu được nhu cầu của họ, tự nguyện làm chiếc cầu nối để mọi người quen biết nhau. Những người kết nối qua tôi ngày càng nhiều, và người có thể để tôi kết nối cũng ngày càng nhiều. Gần đây nhất Thời báo Los Angeles có một bài viết về tôi, tiêu đề chính là biệt danh"Người kết nối' của tôi.

    Trong những năm từ 20 – 30 tuổi, tôi được thị trưởng Los Angeles khi đó bổ nhiệm làm ủy viên trong một nhóm chuyên gia về nhà ở gồm bảy người, tôi phụ trách công tác giám sát và thanh tra tình hình nhà ở giá rẻ trong thành phố. Ở độ tuổi như tôi lúc đó, những người được giao chức vụ này rất hiếm, nhưng nếu xét kỹ thì nền tảng của tôi hầu như lại vô cùng phù hợp: Là nhà khai thác thị trường, tôi rất am hiểu lĩnh vực bất động sản, điều này vốn không có gì đặc biệt, nhưng bản thân tôi cũng là một thương nhân, đối với cơ chế chính sách trong vùng tôi cũng là một chuyên gia trong nghề – Tôi đã học Quy hoạch đô thị tại Phân hiệu Los Angeles thuộc Đại học Califonia, và thành phố Los Angeles này chính là phòng thí nghiệm của tôi.

    Là phái yếu, chúng ta rất dễ bỏ qua những khả năng mà mình có. Nhưng một khi bạn đã được nếm thử mùi vị của quyền lực, bạn sẽ không còn như vậy nữa. Trở thành ủy viên, cũng có nghĩa là lần đầu tiên trong đời, tôi có sức ảnh hưởng đối với thành phố Los Angeles này. Chức vụ này cũng chứng minh cho mọi người thấy tôi có đầy đủ khả năng phục vụ công chúng một cách hiệu quả. Đây cũng là bệ phóng để tôi leo lên những vị trí cao hơn.

    Cũng giống với những phụ nữ Trung Quốc trên thế giới, tôi mang trong mình dấu vết lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Tôi phải đặc biệt cảm tạ những sự kiện quan trọng – cha mẹ di dân đến Mỹ, bản thân tôi di cư đến Los Angeles – những điều đó khiến tôi không phải đối mặt với những áp lực đến nghẹt thở mà đại đa số phụ nữ Trung Quốc phải đối mặt.

    Tôi không những tránh được những áp lực đó, mà thông qua một số nhân vật quan trọng may mắn gặp được, tôi còn được tiếp thêm sức mạnh cần thiết để không ngừng phấn đấu.

    20 năm nay, sự yêu thương và cổ vũ của họ giống như luồng gió mát khích lệ tôi sải cánh bay lên.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng sáu 2021
  6. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    Chương 2. Hãy tống khứ cái ảo tưởng về hôn nhân do xã hội này tạo ra xuống địa ngục

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Tôi cho rằng, nếu mỗi người trong chúng ta có một trái tim bình đẳng, tự do và có tôn nghiêm, thì cuộc sống này sẽ tốt hơn rất nhiều."

    Quách Kiến Mai​

    Tôi tin vào tình yêu, tin vào hôn nhân; tôi lấy được một người đàn ông lý tưởng, chúng tôi sống rất hạnh phúc. Tôi hy vọng bạn cũng có được tình yêu, và nếu bạn hướng đến hôn nhân, tôi hy vọng bạn cũng có thể lấy được một người đàn ông lý tưởng, sống hạnh phúc với anh ấy. Vì bạn, tôi phải phá vỡ sự hão huyền giả tạo về hôn nhân của xã hội này.

    Xã hội này vừa vô tình làm tổn hại đến cuộc sống của những phụ nữ độc thân, vừa mỹ miều hóa hôn nhân đến tột đỉnh. Cho dù cuộc hôn nhân của chúng ta tốt hay xấu, chồng của chúng ta có chung thủy hay không, điều chúng ta cần là phải thực sự tin tưởng, hôn nhân phải dựa trên tất cả ước mơ, khát vọng và theo đuổi của chúng ta. Đây chính là những ảo tưởng về hôn nhân của xã hội chúng ta:

    Hôn nhân là một sự trải nghiệm đầy sức cuốn hút và có tác dụng cải tạo, là mối quan hệ quan trọng nhất trong cuộc sống. Là một phụ nữ, bạn có thể tìm được cảm giác an toàn vĩnh cửu từ cuộc hôn nhân của mình. Trước khi kết hôn, chúng ta hy vọng bản thân là tất cả của đối phương, giờ đây chúng ta thực sự trở thành tất cả của nhau. Hôn nhân khiến cho bạn trở nên hoàn hảo. Kết hôn rồi, bạn sẽ vĩnh viễn không còn cô đơn nữa.

    Quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời

    Khi chưa có bạn trai, người ta sẽ hỏi bạn rằng: "Vì sao vẫn chưa có bạn trai vậy?" Đợi đến khi có bạn trai rồi, họ lại hỏi bạn: "Lúc nào hai người sẽ làm đám cưới?" Đến khi đã kết hôn rồi, họ vẫn còn hỏi: "Đến lúc nào hai người mới định sinh con?" Cho nên vừa mới hẹn hò, dù chỉ hơi thích người đàn ông này một chút thôi, bạn vẫn sẽ cố gắng phát triển mối quan hệ ấy, bạn bắt đầu truy vấn anh ta: "Anh thấy thế nào về tương lai của chúng ta?" "Anh muốn có con không?", bạn cùng anh ta hẹn hò vài tháng, có thể còn sống thử với anh ta, thậm chí đến lúc hai người lấy nhau rồi, trong lòng bạn đều biết rất rõ rằng: Anh ấy khác rất xa so với người đàn ông lý tưởng của bạn.

    Rốt cuộc bạn muốn kết hôn là vì nguyên nhân gì? Vì bạn bè của bạn đều đã kết hôn? Hay vì bị xã hội này dồn ép đến mức thấy mình cần phải kết hôn? Hoặc vì bạn không muốn làm đối tượng soi mói cho các bạn gái và những ông chồng của họ nữa? Tất cả những lý do này hoàn toàn không liên quan gì đến người đàn ông mà bạn muốn lấy, nhưng nó lại dự báo một tương lai bất hạnh – Trong mối quan hệ của hai người, nếu không để chừa ra một khoảng không gian riêng tư, thì bạn và anh ấy sẽ vẫn mãi cô đơn. Xã hội nói với bạn rằng: Không ai là hoàn hảo, cho nên hãy hạ thấp tiêu chuẩn, tìm được ai thì nên lấy người đó thôi! Còn nữa: Kết hôn giống như mua bảo hiểm, nhỡ đâu sau này không tìm được người tốt hơn thì làm sao? Thế nhưng, hôn nhân hoàn toàn không đơn giản chỉ là mua bảo hiểm. Nếu bạn đồng ý hạ thấp tiêu chuẩn, có nghĩa rằng bạn sẽ trở thành kẻ đuổi theo đức tin "Không tồn tại tình yêu đích thực". Và trong cuộc đời người phụ nữ, không có một đức tin nào hiểm độc và có sức hủy hoại hơn cái thứ đức tin này. Lấy ai là quyết định quan trọng bậc nhất trong suốt cuộc đời của bạn.

    Và nếu chúng ta chấp nhận kết hôn kiểu như vậy, thì khác gì với việc chúng ta đang thỏa hiệp và góp sức tạo nên một xã hội đầy rẫy những cuộc hôn nhân không tình yêu và những mối quan hệ ngoài luồng? Chúng ta cũng bắt đầu tin rằng, dù hôn nhân đa phần khiến người ta kiệt sức thì đó vẫn là cuộc

    Sống tốt nhất mà chúng có thể đạt được, thậm chí khi chồng lên giường với người đàn bà khác, chúng ta vẫn cố giữ niềm tin đó. Và hạ thấp tiêu chuẩn của mình còn truyền cái đức tin hôn nhân không tình yêu sang đời kế tiếp.

    Chúng ta tiếp nhận những ảo tưởng về hôn nhân, nhưng lại có rất nhiều người chưa bao giờ được sống cái ảo tưởng tốt đẹp đó. Ví dụ như ở Mỹ, do tỷ lệ kết hôn muộn và ly hôn cao, nên lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ lệ những gia đình chính thức kết hôn giảm xuống còn ít hơn một nửa. Năm 1950, sốlượng gia đình chính thức kết hôn chiếm 78% trong tổng số các gia đình, đến năm 2010, tỷ lệ này chỉ còn 48%. Năm 1950, trong tổng số các gia đình chỉ có 9% là người độc thân, nhưng hiện nay tỷ lệ này đã lên tới 28%.

    Xu thế này sẽ tạo nên ảnh hưởng sâu sắc ở xã hội Mỹ, hiện tại chúng ta vẫn chưa thể biết được. Trong lịch sử nước Mỹ, đây là lần đầu tiên, cuộc sống của đại đa số phụ nữ không có sự tồn tại của một ông chồng.

    Còn ở Trung Quốc, xu thế ly hôn càng phát triển nhanh hơn. Khi kết hôn, không ai có thể nghĩ đến tương lai sẽ có một ngày hai người quay ra oán hận nhau, và trong số những người sinh sau năm 1980 ở Trung Quốc, đây thực sự là hướng đi của đa số các cuộc hôn nhân. Theo báo cáo của Ủy ban Dân chính trung ương Trung Quốc, năm 2005, tỷ lệ ly hôn của thế hệ 8x đã lên đến 57%, cần biết rằng đến năm đó, thanh niên thế hệ 8x người lớn tuổi nhất cũng chỉ mới 25 tuổi. Ngày nay ở Trung Quốc, hôn nhân chỉ tạo cho người ta ảo giác về sự an toàn, đối với rất nhiều người, hôn nhân chỉ mang lại sự hao

    Tổn thuần túy.

    Tôi đã từng thấy bạn bè mình thực sự kết hôn vì tình yêu, cũng từng thấy có những người cảm thấy mình đã đến tuổi phải kết hôn, giống như "chuông báo động" vừa kêu lên, liền vội vã kết hôn với người có quan hệ gần nhất với mình lúc đó. Vậy thì rốt cuộc hôn nhân như thế nào mới được xem là thành công? Là "dành cho nhau" trên ý nghĩa pháp luật giản đơn, cho đến khi cái chết phân tách hai người, hay là cái gì khác? Đây là một nghịch lý điển hình chúng ta mơ mộng rằng hôn nhân rất tốt đẹp, nhưng thực tế lại không biết nên cư xử như thế nào với nó.

    Hãy nghĩ xem điều này có ý nghĩa gì: Sau khi ly hôn, quá nửa số phụ nữ trở thành độc thân; trong số những phụ nữ không ly hôn, chồng họ sẽ chết trước họ. Cuộc đời một người phụ nữ hoàn toàn có thể lại độc thân một lần nữa. Như vậy phần lớn họ sẽ sống cô đơn trong suốt thời gian sau tuổi thành niên. Điều đó khiến chúng ta có cách nhìn nhận chính xác: Độc thân là một trong những giai đoạn sống bình thường, hoặc nó chính là giai đoạn sống bình thường, hôn nhân mới là một trạng thái quá độ.

    Ảo tưởng đối với hôn nhân gây nên thảm họa trong đời sống người phụ nữ. Nó lừa chúng ta bước vào những cuộc hôn nhân thiếu cân nhắc, sau đó lại muốn chúng ta phải trải qua những đau khổ dày vò sau khi ly hôn, cuối cùng sẽ khiến chúng ta lâm vào nỗi bất an toàn diện về kinh tế, tình cảm và tinh thần. Toàn bộ đất nước Trung Quốc, toàn bộ thế hệ người trẻ tuổi đang phải trưởng thành trong những gia đình tan nát. Ly hôn thường sẽ mang đến cho người phụ nữ những tổn thương to lớn, nhưng chí ít chúng ta vẫn có thể kiểm soát và tiếp tục được cuộc sống của mình, còn những đứa trẻ thì không thể như vậy. Đằng sau những cuộc hôn nhân tan vỡ này, con cái mới là những nạn nhân thực sự. Chúng yếu đuối, bất lực, có cảm giác bị vứt bỏ và cảm giác tội lỗi mạnh mẽ nhất – chúng cho rằng cha mẹ ly hôn là lỗi do mình.

    Ảnh hưởng của những tổn thương này đối với con cái có lẽ là suốt cuộc đời. Tại Mỹ những năm 1970, ly hôn trở thành hiện tượng phổ biến, cho nên thế hệ của chúng ta sẽ là thế hệ những đứa con đầu tiên trong những gia đình ly dị. Khi nhìn vào các bạn của mình, tôi thấy được những ảnh hưởng từ việc cha mẹ ly dị mang đến cho họ là rất lâu dài. Có nhiều người sau khi lớn lên không dám yêu ai, họ luôn có cảm giác sợ hãi với những gì có thể xảy ra trong cuộc sống.

    Trong những gia đình có đời sống hôn nhân bất hạnh nhưng không ly dị, con cái họ cũng có thể phải gánh chịu những đau khổ như thế. Một nghiên cứu cho thấy, một nửa trong số những thanh niên có cha mẹ không ly dị cho rằng, nếu cha mẹ sớm ly dị thì có lẽ họ sẽ cảm thấy tốt hơn.

    Muốn quyết định một vấn đề, trước tiên phải làm rõ ngọn nguồn của nó. Cho nên, chúng ta hãy nghiên cứu kỹ lưỡng một chút về những ảo tưởng của xã hội đối với hôn nhân. Khoảng cách giữa ảo tưởng và hiện thực về hôn nhân ngày nay đã trở nên rất lớn, tại sao sự ảo tưởng ấy vẫn có thể tồn tại? Có hai nguyên nhân: Thứ nhất là sự trì trệ về văn hóa đơn thuần. Ngày nay phụ nữ có thể không cần phụ thuộc vào hôn nhân vẫn tự nuôi sống được bản thân, nhưng rốt cuộc những cái mới ấy chỉ là tương đối; tín điều của xã hội vẫn không thể theo kịp luồng văn hóa này.

    Tôi cho rằng sự lạc hậu về văn hóa hoàn toàn không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến cho sự ảo tưởng vẫn còn tiếp diễn. Nguyên nhân căn bản khiến chúng ta vẫn bám chặt lấy ảo tưởng, đó là: Chúng ta hy vọng nó có thật.

    Ngày nay đối với phụ nữ, thế giới ngoài kia có vô vàn cơ hội thú vị, nhưng có lúc lựa chọn cũng khiến chúng ta bất an trong lòng. Trên thực tế, đứng trước lựa chọn có thể dẫn đến lo lắng, giống như quan điểm của nhà tâm lý học Barry Schwartz đưa ra trong cuốn Nghịch lý của lựa chọn: Tốt quá hóa dở (The Paradox of Choice: Why More is Less). Trong sách trích dẫn một nghiên cứu của Đại học Columbia: Nghiên cứu viên đến một cửa hàng thực phẩm, mời khách hàng nếm thử sáu loại mứt khác nhau. Trong số khách hàng nếm thử có 30% người mua mứt; tuần thứ hai, anh ta lấy ra 24 loại mứt. Lần này càng có nhiều khách hàng nếm thử hơn, nhưng trong đó chỉ có 3% người bỏ tiền mua mứt.

    Khi chúng ta đưa ra lựa chọn cho cuộc sống của mình, nguy cơ có thể còn cao hơn so với việc lựa chọn vị mứt kia. Những lựa chọn trước mắt chúng ta, hậu quả của nó sẽ theo chúng ta đến suốt nửa đời còn lại; điều tệ hại hơn là khi đưa ra lựa chọn, chúng ta hoàn toàn không thấy được tương lai của nó là như thế nào.

    Lựa chọn trong cuộc sống giống như các mẫu mứt của Đại học Columbia, ít một chút sẽ khiến chúng ta cảm thấy an toàn hơn. Có khi ít lựa chọn cũng làm chúng ta cảm thấy thoải mái hơn, ví như có một chàng trai yêu mình, điều này sẽ khiến người ta cảm thấy thoải mái, nhưng nếu chàng trai này lại lớn tuổi hơn chúng ta một chút thì càng tốt hơn. Tôi hiểu cảm giác này, bản thân tôi cũng từng trải qua giai đoạn đó. Chúng ta mong mỏi cuộc sống lứa đôi, khao khát tình yêu, hy vọng mình có thể thuộc về một ai đó. Chúng ta sẵn sàng tin tưởng: Trong cuộc sống sau thành niên, có một con đường tương lai có thể dự báo được, hôn nhân chính là từ đây mình sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc vui vẻ, điều này khiến chúng ta cảm thấy thích thú vô cùng.

    Hôn nhân không phải là thần dược

    Trước khi viết cuốn sách này, tôi luôn cho rằng kết hôn xong cuộc sống sẽ trở nên viên mãn hơn. Rốt cuộc, các phương tiện truyền thông của chúng ta luôn thổi phồng khuếch đại rằng hôn nhân luôn gắn liền với hạnh phúc; và tôi mới chỉ hiểu được bề nổi của những thông tin của nó, thậm chí đã có lần tôi còn trích dẫn chúng trên blog Global Rencai.

    Sau này, tôi đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của mình, bởi vì tôi đã đọc được một bài báo cáo nghiên cứu về hôn nhân của nhà tâm lý học Bela DePaul. Trong cuốn Đơn thân, không phải như cách mà bạn nghĩ (Sing led Out: How singles are atereotyped, stigmatized), bà đã dùng hơn 300 trang sách để đi sâu mổ xẻ một cách chi tiết đối với chủ thể nghiên cứu: Quan hệ giữa hôn nhân và hạnh phúc.

    Vấn đề chung tồn tại trong các nghiên cứu liên quan chính là điều mà khóa học số liệu thống kê thương mại thường thảo luận ngay từ những bài đầu tiên: Nhầm lẫn giữa quan hệ nhân quả và những quan hệ liên quan. Cũng có nghĩa là cho dù đa số (nhưng không phải toàn bộ) các nghiên cứu đều chứng tỏ giữa hôn nhân và hạnh phúc thực sự có quá ít tính tương quan, nhưng không nghiên cứu nào có thể giải thích được rốt cuộc hôn nhân có những ảnh hưởng thực tế như thế nào đối với cảm giác hạnh phúc của mỗi người. Một vấn đề khác là, tất cả các nghiên cứu chỉ hướng đến "những người đã kết hôn hiện tại", mà những người này có lẽ thích thú với cuộc sống hôn nhân, cho nên họ ở vào trạng thái đã kết hôn; nhưng lại bỏ qua những người do hôn nhân không hạnh phúc mà đã ly hôn.

    Nhưng cho dù những nghiên cứu này vẫn tồn tại sự phiến diện như vậy, thì những chứng cứ có thể chứng minh được hôn nhân làm tăng cảm giác hạnh phúc vẫn rất ít. Một nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất hiện nay cho thấy: Trong khoảng từ cấp 0 đến cấp 10 của mức độ hạnh phúc, cảm giác hạnh phúc đến từ hôn nhân chỉ có 1, 1. Thực tế này làm sao có thể chứng minh được ảo tưởng của xã hội đối với hôn nhân rằng: Hôn nhân sẽ đưa người ta từ sự buồn chán cùng cực đến hạnh phúc vô song? Tiến sĩ DePaul còn nghiên cứu về tình hình hiện tại của những người đã ly hôn, phát hiện của bà khiến người ta càng đau lòng hơn: Việc kết hôn và duy trì cuộc sống hôn nhân hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều đến cảm giác hạnh phúc của một người, nhưng sau khi ly hôn thì không đơn giản như vậy nữa. Một người sau khi ly hôn sẽ mãi mãi không còn hạnh phúc vui vẻ giống như trước khi kết hôn được nữa, không những thế, tuổi thọ của rất nhiều người sau khi ly hôn sẽ ngắn hơn so với những người sống độc thân hoặc duy trì cuộc sống hôn nhân.

    Kết luận của tiến sĩ DePaul đó là: Đối với hôn nhân và tình cảm, thà ít mà tốt còn hơn. Nghiên cứu của bà không phải để khuyến khích người ta kết hôn hay không kết hôn, mà quan trọng là để "thúc đẩy những báo cáo và giải thích một cách thành thực hơn đối với vấn đề hôn nhân và cuộc sống độc thân'. Bà cho rằng, ảo tưởng về hôn nhân của xã hội đã gây cho người ta sự hiểu nhầm tai hại, rằng hôn nhân là thần dược giúp chúng ta đạt được sức khỏe và hạnh phúc, cách tiếp cận này" quá vô trách nhiệm về mặt luân lý ", và cũng không có được sự ủng hộ của các nghiên cứu khoa học.

    Tôi tin rằng hôn nhân là lời cam kết của một đời người, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi phải khinh khi những người sống độc thân trong xã hội. Nếu phân thế giới này thành" người đã kết hôn bình thường "và" người độc thân bình thường ", thì bản thân sự phân chia này đã sai lầm rồi. Nó gạt bỏ rất nhiều người, cũng khiến cho quá nhiều người bên ngoài vòng vây này có ảo tưởng sai lầm đối với cuộc sống trong vòng vây đó.

    Xã hội sẽ biến mối quan hệ mà chúng ta thực sự quý trọng – hôn nhân thành mối quan hệ quan trọng duy nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Kết quả là, người ta cho rằng những phụ nữ đã kết hôn là bình thường, và những phụ nữ độc thân là không bình thường. Thái độ này đã hạ thấp và xem thường cuộc sống của toàn thể phụ nữ.

    Và người đã kết hôn cũng chịu những tổn hại từ những ảo tưởng về hôn nhân giống như vậy. Tôi cũng thường bị giật mình khi nghe tin có ai đó trong đám bạn bè của mình vừa ly hôn:" Cái gì cơ? Không phải chứ! Sao ngay đến hai người đó mà cũng ly hôn, trái đất này chắc chẳng phải hình tròn nữa rồi! Tại sao lại xảy ra chuyện này vậy? "Sau đó tôi mới biết, trên thực tế hai người bọn họ đã cãi vã nhau nhiều năm rồi, nhưng trước mặt bạn bè họ luôn tỏ ra không có chuyện gì mà thôi. Điều này thật đáng buồn. Nếu không cảm thấy cứ phải giữ khư khư lấy ảo tưởng về cuộc hôn nhân này, không cảm thấy bị mất mặt đối với những vấn đề khi chung sống, có lẽ họ đã sớm có được sự giúp đỡ nhiều hơn từ những người quan tâm đến mình rồi.

    Phụ nữ độc thân sẽ ghen tỵ với những phụ nữ đã kết hôn. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, phụ nữ đã kết hôn cũng ghen tỵ với phụ nữ độc thân. Khi tôi làm Phó thị trưởng, những bạn bè đã làm mẹ" toàn thời gian' thi thoảng cũng đến tòa thị chính tìm tôi. Họ đã chứng kiến tôi thay đổi thế giới như thế nào, họ ghen tỵ với cuộc sống có nhiều bạn bè và đầy ý nghĩa của tôi. Trong lúc đó, họ vẫn đang phải đấu tranh vật lộn tìm kiếm phương hướng cho mình.

    Không phải "gái ế" mà là "gái ở kỳ hoa nở"

    Tạp chí Phố Wall đưa tin, phụ nữ có mức lương càng cao thì niềm khao khát đối với hôn nhân của họ càng yếu. Một nghiên cứu đối với 3.000 phụ nữ độc thân cho thấy: Khi so sánh giữa nhóm phụ nữ có thu nhập cao với nhóm phụ nữ có thu nhập thấp, tỷ lệ không muốn kết hôn của nhóm phía trước cao gấp đôi nhóm phía sau. "Trong một xã hội mà phụ nữ thực sự có được đầy đủ quyền và lợi ích bình đẳng, hai vấn đề hôn nhân và nuôi dạy con cái sẽ có những thay đổi gì?'Charles Weiss Rostov, chuyên gia thống kê nhân khẩu học của Đại học Princeton đã đưa ra một trả lời như sau:" Phụ nữ càng độc lập về kinh tế thì sức hấp dẫn của hôn nhân đối với họ càng ít. "

    Chính vì thế, tôi rất thích một đề nghị của diễn viên Lý Băng Băng – chúng ta hãy dùng" gái ở kỳ hoa nở "để thay cho" gái ế ". Ý kiến này vô cùng tuyệt vời: Dù chúng ta còn độc thân, đã kết hôn hay đã ly dị, là một phụ nữ, chúng ta đều có thể dựa vào chính sức mạnh của bản thân để khiến cho cuộc đời mình bung nở rực rỡ như hoa.

    Theo một nghiên cứu đối với số liệu điều tra quốc gia của Mỹ cho thấy, chỉ số hạnh phúc của phụ nữ độc thân từ 20 đến 40 tuổi đã tăng lên 11% trong vòng 14 năm, trong khi đó chỉ số này ở phụ nữ đã kết hôn trong cùng độ tuổi trên chỉ có 6, 3%. Chuyên gia nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng:" Nếu dùng

    Hôn nhân để thổi phồng cảm giác hạnh phúc cá nhân của người phụ nữ, thì hiệu quả của nó rõ ràng đang suy giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây. "Tạp chí Ngày của phụ nữ (Women's Day) khi tiến hành điều tra đối với 60.000 phụ nữ, đã phát hiện chỉ có một nửa trong số đó cho rằng: Nếu được lựa chọn lại, tôi vẫn sẽ lấy người chồng hiện tại của mình. Năm 2006, tổ chức Gallup phát hiện rằng: 68% phụ nữ đã ly hôn hoặc đang sống độc thân có ý định duy trì tình trạng không kết hôn của mình. Những phụ nữ giữ được quan điểm vô cùng hữu ích trong hôn nhân, đó là những phụ nữ giàu kinh nghiệm, có khả năng miễn dịch đối với những ảo tưởng về hôn nhân của xã hội và những phụ nữ có đủ sự khôn ngoan cần thiết để có thể tự đưa ra lựa chọn cho mình. Những phụ nữ thần thánh này là ai? Họ là những phụ nữ ba mấy, bốn mấy, năm mấy, sáu mấy cho đến bảy mấy tuổi, ổn định về kinh tế (điều này rất quan trọng), hoặc ly hôn, hoặc độc thân, chỉ cần muốn là có thể tái hôn.

    Tôi may mắn quen biết rất nhiều những phụ nữ như vậy, họ quay về với cuộc sống độc thân sau khi trải qua nhiều năm tháng hôn nhân hoặc tốt đẹp, hoặc tồi tệ. Mất một thời gian điều chỉnh ban đầu, cuộc sống độc thân một lần nữa khiến họ như được hồi sinh. Đối với hôn nhân, họ không còn bị ru ngủ bởi những ảo tưởng đẹp đẽ kia nữa, cuộc sống của họ trở nên thú vị, an ổn và thanh bình; bên cạnh họ có bạn bè vây quanh, những sở thích và hoạt động tình nguyện sẽ làm cho cuộc sống của họ vô cùng đầy đủ về mặt tinh thần. Sau bao nhiêu năm đánh mất bản thân, giờ đây họ lại được tận hưởng tự do. Và rất nhiều người trong số họ cũng có cuộc sống yêu đương tích cực.

    Sake Denson, nhà văn người Đan Mạch đã nói thế này:" Phụ nữ ư, một khi họ đã hoàn toàn trưởng thành, đã hiểu rõ những việc cần làm của một người phụ nữ và có thể phóng thích sức mạnh của mình, họ nhất định sẽ là một sinh vật mạnh nhất trên thế giới. "Những phụ nữ như vậy, quan điểm phổ biến của họ đối với tình yêu và hôn nhân đó là:" Một người đàn ông phải như thế nào đó mới có thể khiến tôi cảm thấy việc vứt bỏ cuộc sống hiện tại của mình là xứng đáng! "Hãy nghe đi! Đó chính là tuyên ngôn của những người phụ nữ thực sự hạnh phúc và tự tin. Tất cả các chị em độc thân, trước khi chuẩn bị nếm thử mùi vị hôn nhân đều nên giữ vững thái độ này.

    Độc thân và hôn nhân đều không phải là nước cờ để dẫn đến thế giới hạnh phúc. Nhưng ảo tưởng về hôn nhân đã ăn sâu và trở nên phổ biến, nó tồn tại trong những cuộc đối thoại hàng ngày của chúng ta, tồn tại trên các phương tiện truyền thông đại chúng xung quanh chúng ta. Những luồng thông tin phổ

    Biến cứ thế nối tiếp chồng xếp lên nhau, ngụy trang cho những ảo tưởng của xã hội đối với hôn nhân, coi nó như một chân lý phổ quát và không cần phải kiểm chứng.

    Bất kỳ ai cũng không thể làm cho bạn trở nên hoàn chỉnh. Đem áp lực này đặt lên vai bất kỳ người nào khác đều là không công bằng, đều chỉ tạo ra sự đau khổ và thất bại. Đối với phụ nữ, có kết hôn hay không, kết hôn lúc nào chỉ nên là lựa chọn của bản thân cô ấy, tại sao xã hội lại luôn quan tâm đến điều này? Hôn nhân là một chế độ xã hội, nó phải thực sự công bằng và nhân văn, không được coi lựa chọn kết hôn muộn của phụ nữ là một sự uy hiếp hoặc một điều nực cười quái lạ nào đó.

    Không được chỉ dựa vào việc người khác nói là" bình thường' hoặc"có thể chấp nhận được' để sống. Không được phó mặc lựa chọn quan trọng nhất trong đời người phụ nữ này cho những giáo điều xã hội lỗi thời. Không được rơi vào cái bẫy mà người khác đặt ra cho bạn, rằng nên lấy chồng sinh con trước năm bao nhiêu tuổi.

    Xã hội nói đàn ông được lựa chọn, dạy phụ nữ bị lựa chọn. Là một phụ nữ làm nghề tuyển dụng, tôi đã từng bước học được những kiến thức để lựa chọn người đàn ông mà mình thực sự cần; nhưng đó là vì trước đó tôi đã có cuộc sống riêng của mình rồi, điều đó cho tôi sự tự tin để tôi đưa ra chọn lựa. Hôn nhân không phải là thần dược giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống, nó không phải một sự nghiệm đầy sức hấp dẫn và có tác dụng thay hình đổi dạng, cũng không phải là nơi lánh nạn để bạn chạy trốn mỗi khi cảm thấy mất phương hướng hay bất an. Ai cũng đều có thể kết hôn bất cứ khi nào mà mình muốn, hôn nhân chỉ là một trong rất nhiều mối quan hệ của loài người, người ta có thể dựa vào ý nguyện của mình để bước vào hay lui ra.

    Con người ai ai cũng cần cảm giác an toàn, nhưng cảm giác an toàn lâu dài thực sự chỉ có thể đến từ trái tim bạn; độc lập tự chủ là tiền đề liên kết mật thiết. Không nên chỉ đợi chàng trai tốt của bạn xuất hiện, đừng quên bản thân bạn cũng là một cô gái tốt. Hôn nhân không thể khiến bạn hoàn chỉnh, điều khiến bạn hoàn chỉnh chính là bản thân bạn. Tình yêu sâu sắc vô cùng, nhưng hôn nhân không phải như vậy.
     
  7. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    Chương 3. Yêu là gì

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Mắt của chúng ta nhìn ra thế giới bên ngoài quá nhiều, nhìn vào thế giới nội tâm quá ít."

    Vu Đan​

    Tôi không biết trường kinh doanh ở chỗ các bạn như thế nào, còn tại trường kinh doanh năm đó tôi theo học, sự lựa chọn của những người "khôn ngoan" thực sự (như tôi đây) là chuyên ngành tài chính bất động sản. Tiền chính là quyền lực – chí ít chúng tôi đều cho là như vậy, cho nên chúng tôi cảm thấy người quản lý tiền bạc là người có quyền lực. Lớp chúng tôi có 32 người, chỉ có tôi và một bạn nữa là con gái. Trong nhận thức của tôi đối với thế giới này, chuyên ngành cũng có dăm bảy loại: Chuyên ngành có liên quan đến tài chính là "dành cho con trai", còn chuyên ngành tiếp thị và nguồn nhân lực là "dành cho con gái" – để muốn nói rằng, nó phù hợp với những người không giỏi toán học. Chúng tôi thỏa sức vùng vẫy với chiếc máy tính tài chính HP 12c, trong lòng thấy tự hào vô cùng. Nhiều năm trôi qua, khi đã hít vào rất nhiều khói bụi của cuộc sống, tôi mới nhận ra rằng nhận thức của tôi đối với cuộc sống vốn ngược lại. Thực tế là: Toán học chẳng có gì tuyệt vời cả, nó chỉ là một thứ đồ chơi mà lũ ngốc thích mà thôi; giao thiệp với người khác còn khó hơn rất nhiều. "Giao thiệp" bao gồm tương tác, đàm phán, lãnh đạo, yêu đương.. nói tóm lại đó là tất cả những hành vi ảnh hưởng qua lại giữa người với người. Và kẻ chiến thắng trong xã hội chính là những người hiểu được phải giao thiệp với người khác như thế nào.

    Nữ hoàng Elizabeth và uy lực của sự đồng cảm

    Ngày xưa, có một công chúa tên là Elizabeth. Tương lai nàng phải làm Nữ hoàng của đất nước Anh.

    Công chúa Elizabeth có một vấn đề nan giải: Nàng có hai người đàn ông đều rất xuất sắc theo đuổi, và nàng phải chọn lấy một.

    Với chàng trai thứ nhất, công chúa nói: "Sống cùng với chàng khiến em cảm thấy chàng là người giỏi nhất thế giới."

    Với chàng trai thứ hai, công chúa nói: "Sống cùng với chàng khiến em có cảm giác mình là người giỏi nhất thế giới."

    Vậy nàng sẽ chọn ai?

    Không sai, chàng trai thứ hai, như cả thế giới đều biết, chính là chồng hiện tại của bà – Hoàng thân Philip; còn số phận của chàng trai thứ nhất ra sao không rõ. Ngày nay cuộc hôn nhân của Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng thân Philip đã duy trì được hơn 60 năm.

    Trong câu chuyện này, cả hai vợ chồng nữ hoàng đều đáng để chúng ta học tập. Chúng ta phải học tập nhân phẩm của Nữ hoàng Elizabeth. Nàng có thể không cố gắng để giành được tình yêu của người đàn ông – nàng là nữ hoàng trong tương lai! Quyền chủ động lựa chọn nằm trong tay nàng. Bất kỳ người đàn ông nào được lựa chọn đều sẽ cảm thấy mình may mắn.

    Có thể bạn không phải là nữ hoàng, nhưng cuộc sống thực sự rất kỳ diệu: Nếu bạn có suy nghĩ và hành vi giống như một nữ hoàng, thì mọi người sẽ cư xử với bạn giống như một nữ hoàng – chúng ta được quyền dạy người khác cư xử như thế nào đối với mình.

    Từ Hoàng thân Philip, chúng ta cần học được cách làm thế nào để cuốn hút người khác. Trở thành một người xuất sắc nhất, xinh đẹp nhất, hoàn hảo nhất thế giới thực tế chẳng có gì, muốn đạt được thành công thực sự trong cuộc sống và sự nghiệp, mấu chốt là hiểu được nghệ thuật thu hút người khác.

    Gần đây, có một khái niệm rất hot gọi là: "Chính mình", tất cả mọi người cứ mở miệng ra là hô hào "Hãy là chính mình!" Nhưng họ đã lầm, chỉ là chính mình thôi chưa đủ. Muốn làm nên bất kỳ chuyện gì, bạn còn phải xem xét đến cách người khác làm thế nào để giải thích hành vi của bạn. Hãy nghĩ xem, nếu có thể thu hút được tất cả mọi người đến bên cạnh bạn thì chẳng phải càng tốt hay sao? Chắc chắn là rất tốt. Bên cạnh bạn có ai luôn được chào đón như vậy không? Ví như, có một phụ nữ, sức hấp dẫn của cô ấy giống như thỏi nam châm, hầu như tất cả đàn ông đều không thể chống lại được sự quyến rũ của cô ấy; lại ví như có một người, trong tất cả các bữa tiệc, nơi mà cô ấy đến luôn luôn là tiêu điểm thu hút mọi ánh nhìn của người khác; lại có một người nữa, trong khi người khác vùi đầu vào công việc mà vẫn không được thăng tiến, nhưng cô ấy vẫn có thể trổ hết tài năng, dễ dàng bước vào hàng ngũ quản lý. Tất cả những người như vậy, họ có chung một khả năng gọi là "sự đồng cảm", chính là khả năng có thể hiểu và cảm nhận được cảm xúc của người khác. Nó bao gồm những khả năng sau:

    Hiểu được tính cách, quan điểm, động cơ và giá trị của người khác;

    Xây dựng mối quan hệ cá nhân và mối quan hệ nghề nghiệp thân tình, có ý nghĩa;

    Phản ứng thích hợp và có hiệu quả đối với người khác.

    Trong cuộc sống, đối với những đối tượng khác nhau xung quanh, chúng ta thường có một số kỳ vọng mặc định. Ví dụ như luôn mong sếp: "Cho tôi thăng chức!'mong bạn trai" Đưa em đi du lịch! "Thế nhưng, chúng ta thường quá chú trọng đến những kỳ vọng này của bản thân mà quên mất rằng, những nhân tố tình cảm mới có thể giúp chúng ta đạt được những nguyện vọng ấy.

    Chúng ta học hỏi các kiến thức trong trường, nhưng khi giao thiệp với người khác, thứ thực sự có thể phát huy tác dụng là cảm giác qua lại giữa hai người. Đồng cảm là năng lực quan trọng nhất trong sự nghiệp và cuộc sống của mỗi người.

    Tôi cho rằng, một trong những vấn đề tiềm ẩn ở xã hội ngày nay đó là: Thiếu sự đồng cảm giữa người với người. Điều này hoàn toàn không liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa của đất nước, nó là hệ quả do quá trình trưởng thành của chúng ta tạo ra.

    Các bậc phụ huynh một lòng một dạ muốn làm cho chúng ta nổi trội hơn người, cho nên họ luôn dạy chúng ta phải lấy học hành làm trọng. Thế là, chúng ta luôn ghi nhớ một điều: Biểu hiện của chúng ta luôn quan trọng hơn chúng ta là ai. Vì thế, rất nhiều người trong chúng ta trở nên tê liệt về mặt tình cảm, thậm chí ngay đến bản thân họ cũng không tự nhận biết được nữa. Một độc giả có blog cá nhân trên trang Global Rencai đã viết như thế này:

    Mọi người gọi chúng ta là" người cao su ". Chúng ta không buồn, không vui, không mơ ước, vì cuộc sống của đa số chúng ta chỉ là những tình trạng (tình trạng hôn nhân, tình trạng công việc, tình trạng thu nhập). Ngay từ bé chúng ta đã bị mang ra để so sánh với nhau, so thành tích thi cử, so trường học, so học vị, so tiền bạc.. chúng ta cảm thấy lo lắng, vì giá trị của chúng ta đều thể hiện trên những con số như vậy. Chúng ta lo người khác cảm nhận như thế nào về bản thân mình hơn là lo sáng tạo những giá trị của chúng ta. Vì thế, mơ ước của chúng ta là – nếu có mơ ước thì mơ ước ấy rất có thể sẽ xây dựng trên sự so sánh với những điều kiện bên ngoài, ví dụ như phải thông minh hơn người, phải có một công ty lớn, phải có rất nhiều tiền.. mà không phải là tập trung vào mong muốn trong lòng mình. Khi chúng ta biết rằng phải dựa vào thành tích xuất sắc để được nhìn nhận, chúng ta mới hiểu, giá trị của bản thân và sự phán xét bên ngoài đối với biểu hiện của chúng ta luôn đi liền với nhau. Và chúng ta hầu như không thể chịu đựng được tất cả những áp lực này.

    Đối lập hoàn toàn với cuộc sống này là những bạn bè người Mỹ của tôi. Tôi thường thở ngắn than dài rằng:" Cuộc sống của họ thật thoải mái, vui vẻ! Tại sao họ có thể làm được như vậy? "Thực sự, khi giao thiệp với người phương Tây, tình trạng thiếu đào tạo về khả năng đồng cảm của chúng ta bộc lộ rõ ràng nhất. Còn nhớ lúc mới vào Đại học Duke, tôi vừa hoang mang vừa cô độc, lúc đó nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro xuất bản một cuốn tiểu thuyết ăn khách Tàn dư ngày ấy (The Remains of the day), khi đọc nó, tôi đã khóc từ đầu đến cuối. Nhân vật chính Stevens là một người Anh, ông chủ của Stevens là một người Mỹ vui vẻ dễ chịu; Stevens một lòng muốn trở thành quản gia hoàn hảo của ông chủ. Sự đấu tranh giằng xé nội tâm của anh ta khiến cho tôi như nhìn thấy chính mình trong đó. Stevens tự tạo ra áp lực cho mình về tình cảm, anh luôn giữ cử chỉ thận trọng, khiêm tốn lịch sự (tôi cũng vậy) ; giao tiếp với mọi người xung quanh tuy rất tệ, nhưng anh ta lại luôn cân nhắc cẩn thận từng chút một (tôi cũng vậy) ; lời anh ta nói đều là những lời thực tế nhất, cần thiết nhất khi ông chủ yêu cầu; và mỗi khi anh ta cố gắng tâm sự hoặc trêu đùa với người khác thì người ta lại luôn không rõ ý của anh ấy là gì. Cho nên khi ông chủ mở tiệc tối, anh ta chỉ có thể đứng im lặng bên bàn ăn. Anh tự nói với chính mình rằng:

    Thật là kỳ diệu, những người này có thể thân mật với nhau nhanh chóng đến vậy. Có lẽ là vì họ có chung một sự chờ đợi đối với buổi tối hôm nay. Nhưng, mình vẫn cảm thấy rằng, điều khiến họ nhanh chóng thân mật hơn chính là khả năng bông đùa của họ.

    Bản thân tôi lúc đó chính là Stevens. Tôi cũng biết trêu chọc có thể khiến mọi người trở nên thân mật với nhau hơn, nhưng trong việc giao tiếp với người Mỹ, trêu chọc lại luôn là điều khó nhất.

    Trước khi đưa vào lời nói và hành động, hãy cảm nhận và suy nghĩ trước

    Trái ngược với việc xã hội ngày nay đã cởi mở hơn nhiều đối với những biểu hiện tình cảm, nhưng khi nói về sự đồng cảm, người Trung Quốc đã thua ngay ở vạch xuất phát. Thế nhưng, đồng cảm là một khả năng có thể bồi dưỡng được. Và có thể bồi dưỡng bằng các cách như sau:

    1. Duy trì sự quan tâm chân thành. Chuyên gia hàng đầu về quản lý Peter Drucker được biết đến nhờ lý luận quản trị học của mình, nhưng quan điểm của ông về con người còn khiến người ta say mê hơn cả:" So với những khái niệm trừu tượng, tôi luôn quan tâm hơn đến con người.. Đối với tôi mà nói, con người không chỉ thú vị hơn, đa dạng hơn mà còn có ý nghĩa hơn, đặc biệt là con người có khả năng trưởng thành, hiển thị, thay đổi và thành hình. "

    2. Giữ thái độ khiêm tốn. Rất nhiều người cùng với sự gia tăng về tiền bạc và quyền lực, lòng khiêm tốn cũng từ đó mà giảm xuống. Xu thế này rất xấu. Bởi khiêm tốn là điều kiện tất yếu của đồng cảm.

    3. Mở rộng kiến thức của bạn. Muốn trở thành một người thông minh lanh lẹ, trò chuyện dí dỏm, bạn phải dày công nghiên cứu đối với thế giới này.

    4. Nói những chuyện người khác muốn nói. Tập trung 80% nội dung cuộc trò chuyện vào sự việc mà đối tượng bạn đang nói đến. Tìm và thảo luận về những điều họ quan tâm. Bạn sẽ thấy rằng mỗi người đều có những điều rất thú vị, mỗi người đều có một câu chuyện riêng, và hơn thế nữa – mỗi người đều thích nói câu chuyện của mình!

    5. Chăm chú lắng nghe. Các nhà nghiên cứu đã định nghĩa về ba cách lắng nghe:

    Mức một: Lắng nghe sâu, tích cực quan sát, giải thích thông điệp không lời, nhận thức ý nghĩa.

    Mức hai: Nghe tất cả các từ, nhưng không chú ý đến thông điệp không lời, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể, giọng nói.

    Mức ba: Chỉ nghe một phần nào đó của câu chuyện, còn những phần khác hoặc bỏ qua, hoặc bị phân tâm.

    Trong cuộc sống, chúng ta luôn rất bận rộn, vì thế lắng nghe phần lớn chỉ dừng ở mức hai, thậm chí là mức ba. Nhưng chúng ta đều có thể trở thành một người biết lắng nghe hơn, hãy thử trong tất cả các cuộc đối thoại, cố gắng lắng nghe đến mức một.

    Đối với hai con gái của mình, tôi rất coi trọng việc bồi dưỡng khả năng đồng cảm cho chúng. Điều này không phải vì tôi thông minh hơn, hoặc làm được tốt hơn những bậc phụ huynh Trung Quốc khác, cũng không phải vì tôi yêu con mình hơn; mà đó là vì trong cuộc sống của mình, tôi đã tiếp thu nhiều

    Ảnh hưởng – đương nhiên cũng bao gồm việc đọc rất nhiều sách liên quan đến việc làm thế nào để giáo dục và bồi dưỡng cho trẻ em, cho nên tôi và Dave muốn bồi dưỡng hai con theo một cách khác – khiến cho chúng có được cảm xúc, tư tưởng, tài năng và hứng thú của riêng mình.

    Khi chúng ta còn nhỏ, những cảm xúc mạnh mẽ có thể biểu hiện ra bên ngoài một cách vô cùng đáng sợ. Bé lớn của chúng tôi hiện đang ở vào giai đoạn" Terrible Twos "(Khủng hoảng tuổi lên 2). Một phút đầu cô bé còn đang chơi say sưa với em gái mình, vậy mà chỉ chớp mắt một cái, khuôn mặt nhỏ bé của cô bé đột nhiên đỏ ửng, biến thành một vẻ mặt cau có, môi dưới trề xuống càu nhàu; nó hít một hơi dài rồi" òa "lên khóc; giống như núi lửa phun trào, phun ra tất cả những cảm xúc giận giữ, thất vọng và sợ hãi. Mỗi lần gặp tình huống này, chúng tôi đều không dỗ dành một cách đơn giản" À không sao! Đừng khóc! "Mà là giúp con khơi thông cảm xúc. Chúng tôi sẽ hỏi cô bé rằng:" Thế nào rồi? Có vẻ như con rất tức giận, đúng không nào? Mẹ muốn biết vì sao con tức giận như vậy. Có phải vì em đã cướp mất đồ chơi của con không?'

    Giúp con bày tỏ cảm xúc của mình, hiệu quả giống như cho bé một lối thoát ra khỏi ngọn núi lửa vậy. Khuôn mặt của bé dần giãn ra, tâm trạng cũng bắt đầu ổn trở lại. Trong cuốn Những quy tắc để trẻ thông minh và hạnh phúc (Brain rules for baby), tác phẩm vô cùng hấp dẫn của chuyên gia y học thần kinh John Medina, ông đã trình bày tác dụng của việc dỗ dành đối với não trẻ sơ sinh nhìn từ góc độ tâm lý học.

    Khi em bé được sinh ra đã có đầy đủ nhận thức về tình cảm, chúng có thể xác định và tạo ra phản ứng tự nhiên. Cha mẹ giúp trẻ hiểu được cảm xúc, chính là giúp cho kết cấu thần kinh của trẻ phát triển theo hướng ổn định suốt đời. Trẻ lớn lên dưới sự chăm sóc như vậy của cha mẹ, sau khi trưởng thành, xác suất nảy sinh những trạng thái tâm lý tiêu cực như uất ức, trầm cảm hay lo lắng sẽ giảm xuống, đồng thời chúng sẽ có khả năng tự kiểm soát mạnh hơn, khả năng đồng cảm cao hơn; từ đó chúng sẽ có những tình bạn sâu sắc và phong phú hơn.

    Ngược lại, có một số người lớn nhưng dường như không bao giờ lớn, về mặt tình cảm, họ dường như mãi mãi sống trong giai đoạn "Terrible Twos". Họ luôn sống trong sự lơ đãng, khép kín, nhầm lẫn và thường xuyên cảm thấy lúng túng. Dù họ có làm người quản lý, vợ chồng, cha mẹ hay bạn bè thì năng lực đều rất hạn chế. Cảm xúc của họ rất rối rắm, không có cách nào bày tỏ ra được và bị tích tụ thành một thứ dung nham lo lắng.

    Nhận thức và thể hiện cảm xúc là hai công cụ cơ bản của cuộc sống. Thông qua cảm xúc, chúng ta thể hiện cách nhìn nhận của mình đối với thế giới này. Cảm xúc rất quan trọng. Nhận thức về nó càng nhiều, chúng ta càng dễ kiểm soát nó. Nghịch lý nằm ở chỗ: Khi chúng ta vờ như không quan tâm đến

    Cảm xúc của mình, nó sẽ bị dồn nén lại, sau đó sẽ tích tụ và phóng to; kết quả tất yếu là sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Phái yếu chúng ta thường chôn sâu sự đau khổ xuống tận đáy lòng, còn phái mạnh lại quen thể hiện nó ra bên ngoài, họ sẽ dùng những cơn giận giữ bộc phát để phóng thích mọi lo lắng trong lòng, thậm chí đôi khi còn gây tai họa cho những người xung quanh.

    Một vị giám đốc điều hành gần đây đã chia sẻ với tôi một kinh nghiệm quản lý như thế này: "Nếu cảm thấy tốt, đừng nên nói ra." Không nên làm theo cảm xúc, phải học cách dùng sự nhạy cảm để thay thế cho phản ứng của cảm xúc. Khi bạn cảm thấy mình ở vào trạng thái áp lực hoặc tâm trạng hóa, bạn phải ấn "nút tạm dừng". Trước khi đưa ra phản ứng, hãy tự cho mình một chút thời gian để làm những việc sau:

    Quan tâm đến mình. Xác định cảm xúc của mình, thể hiện nó ra bằng lời nói.

    Trước khi có cơ hội giải quyết vấn đề, không được phát biểu ý kiến, hãy hành động và đưa ra quyết định.

    Không nên chỉ cảm nhận hoặc chỉ suy nghĩ về một tình huống, phải cho mình thời gian cần thiết để đồng thời vừa cảm nhận vừa suy nghĩ. Trước khi phát biểu hoặc hành động, phải cảm nhận và suy nghĩ.

    Bao nhiêu năm nay, tác dụng to lớn của "nút tạm dừng" này đối với tôi quả thực khó mà nói hết được. Mỗi lần tôi nổi giận, nói hoặc làm gì đó quá đà, sau này nhớ lại tôi luôn cảm thấy rất xấu hổ, tôi hối hận sao lúc đó không dừng lại mà suy nghĩ thấu đáo hơn một chút. Có nhiều lần đối mặt với tình huống

    Rất xấu, một câu nói để cứu vãn tất cả thực ra lại vô cùng đơn giản: "Cho tôi chút thời gian suy nghĩ." Trong hầu hết các tình huống, người khác sẽ cảm thấy vui khi tôi nói câu đó, vì nó chứng tỏ thái độ cư xử của tôi đối với vấn đề là nghiêm túc. Và mỗi lần tôi tranh thủ được chút thời gian để suy nghĩ là một lần tôi được hưởng lợi lớn.

    Dùng sự nhạy cảm thay thế cho phản ứng cảm xúc là một khả năng không thể có được trong một sớm một chiều, mà cần phải trải qua một thời gian để rèn luyện, khi có được nó, bản thân chúng ta và mọi người xung quanh đều được hưởng lợi lớn. Hãy tự ý thức được chúng ta là ai, tại sao làm những việc chúng ta làm, và hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm của chúng ta đối với những việc làm ấy. Sự tự nhận thức sẽ giúp chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn, thực hiện được nhiều kế hoạch hơn và giành được nhiều sự tôn trọng hơn.

    Muốn quản lý người khác, trước tiên phải quản lý được chính mình. Nếu chúng ta luôn cố gắng dung hợp tư duy và cảm xúc lại với nhau một cách tốt hơn, chúng ta sẽ trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn, cha mẹ tốt hơn và người tình tốt hơn.

    Thế nhưng, thảo luận về vấn đề tình cảm như vậy vẫn khiến tôi cảm thấy có một chút khó chịu – người Trung Quốc không quen bàn về cảm xúc. Cho nên, tôi rất thích một nghiên cứu của nhà tâm lý học John Gottman, ông thành lập một mô hình toán học về sự "quan hệ". Trong mấy chục năm liền, tiến sỹ Gottman đã tiến hành quan sát đối với sự tương tác qua lại giữa hai vợ chồng, tỉ mỉ ghi chép và đo lường những thay đổi của huyết áp và tất cả các biểu hiện trên nét mặt của hai người. Ông tiến hành định lượng những tương tác đó rồi hình thành nên bảng thông số đối thoại của vợ chồng (Điều này thật tuyệt vời – cuối cùng thì cũng có con số cụ thể rồi).

    Những mức độ tương tác khác nhau được biểu thị bằng những trọng số khác nhau. Ví dụ trọng số của "miệt thị" là -4, trọng số của "chán ghét" là -3, "oán trách" là -1. Ở cột tích cực, trọng số của một biểu hiện yêu thương như nụ cười "thông cảm" hay vuốt ve nhẹ nhàng là +4. Khi tỷ lệ tương tác tích cực và tương tác tiêu cực thấp dưới tỷ lệ 5: 1, cuộc hôn nhân này sẽ có nguy cơ đổ vỡ.

    Thông qua quan sát cuộn băng ghi hình cuộc đối thoại của một cặp vợ chồng khi tranh luận về một vấn đề nào đó, tiến sỹ Gottman chỉ cần xem vài clip đầu tiên là đã có thể dự báo tương lai cặp vợ chồng này có ly hôn hay không, độ chính xác cao tới 94%, ông gọi những người giữ được hôn nhân hạnh phúc trong nhiều năm là "bậc thầy hôn nhân".

    Khi các "bậc thầy hôn nhân" thảo luận về những việc quan trọng, họ cũng sẽ tranh luận, nhưng họ sẽ vừa nói vừa cười, sẽ trêu chọc nhau và sẽ thể hiện tình yêu với nhau, bởi vì họ đã xây dựng được mối liên hệ về tình cảm. Nhưng rất nhiều người không biết làm thế nào để xây dựng nên mối liên hệ tuyệt vời này, và làm thế nào để tạo ra một bầu không khí hài hước; có nghĩa là, rất nhiều cặp vợ chồng tranh cãi nhau là do họ không thể xây dựng được mối liên hệ về tình cảm. Nếu không có mô tình toán học, chúng ta sẽ không làm rõ được điểm này.

    Mô hình toán học của tiến sỹ Gottman xây dựng nhằm vào những cặp vợ chồng đã kết hôn, nhưng tôi cảm thấy có thể ngoại suy kết quả nghiên cứu của ông tới tất cả các mối quan hệ. Bất kỳ mối quan hệ nào cũng đều cần xây dựng tỷ lệ 5: 1 giữa tương tác tích cực và tương tác tiêu cực. Trước mỗi lần chỉ

    Trích hoặc phát biểu ý kiến phủ định, bạn phải đảm bảo chí ít rằng có thể đưa ra được năm lời khen ngợi hoặc ý kiến khẳng định. Điều quan trọng nhất là số lượng tổng thể của các tương tác tích cực và tương tác tiêu cực đang được tiết kiệm trong "tài khoản" của chúng ta.

    Khi bạn tạo ra một lần tương tác tích cực, bạn sẽ gửi một khoản tiền nhỏ vào trong "tài khoản" này, để có thể chuẩn bị cho nhu cầu bất thường. Khi số lượng cảm xúc tích cực mà bạn tích lũy được đáng kể, bạn sẽ có thể dùng nó để giải quyết tất cả các cảm xúc tiêu cực do những sự chỉ trích gây nên. Phải luôn luôn duy trì được sự cân bằng về cảm xúc.

    Khi chúng ta mong muốn giành chiến thắng, chúng ta sẽ phân cách với người khác và với chính bản thân mình. Hậu quả là mỗi người trong xã hội không thể tránh được việc xem người khác là kẻ thù, là chướng ngại vật trên con đường thành công của mình; hậu quả tiếp theo chính là tình trạng giống như ở Trung Quốc ngày nay: Chúng ta khó có thể tin bất cứ ai, kiệt sức, rối rắm và hoang mang với tương lai. Có được sự đồng cảm trong thời điểm này là vô cùng quan trọng. Trong lúc người người đều mệt mỏi, hoang mang, sự đồng cảm sẽ khiến cho chúng ta giành được thành công trên tất cả các khía cạnh của cuộc sống.

    Cho nên, hành động đầu tiên phải là – hãy xây dựng mối liên hệ thực sự về tình cảm với người khác, đó sẽ là bước khởi đầu mạnh mẽ tuyệt đối. Ở ý nghĩa sâu sắc hơn, đồng cảm như là một lời mào đầu, nó sẽ truyền tình yêu và niềm tin vào cuộc đời của chúng ta, nó khiến cho mối liên kết thực sự giữa người với người không còn là một loại mặt hàng nữa.

    Bạn tâm giao là gì?

    Bạn đọc đôi khi hỏi tôi nhìn nhận ra sao về vấn đề bạn tâm giao. "Bạn tâm giao là gì? Mỗi người lẽ nào chỉ có một bạn tâm giao thôi sao?"

    Tôi tin rằng trên thế giới này, người có thể làm bạn tâm giao của bạn không chỉ có một, nhưng bản thân bạn chỉ chọn có một. Đầu tiên, các bạn là hai cá thể độc lập. Khi các bạn quyết định đem tương lai của hai người đặt lại với nhau, cuộc sống của các bạn sẽ bắt đầu hòa quyện. Theo thời gian, mối liên hệ của các bạn giống như hai thái cực âm và dương, trở thành một mối quan hệ cộng sinh.

    Yêu thì rất dễ, nhưng yêu lâu bền lại là chuyện khác: Tình yêu giống như thủy triều, những ngọn sóng không thể dâng cao mãi mãi. Điều này khiến người ta rất khó chấp nhận, vì trên thế gian không có bất kỳ sự thể nghiệm cảm xúc nào khác khiến con người ta say đắm như khi được chìm trong tình yêu. Và

    Trước khi đủ khôn lớn để phân biệt được đâu là người bạn tâm giao của mình, thì chúng ta hoàn toàn có thể nhận lời yêu ai đó xung quanh. Những đứa trẻ mười mấy tuổi cũng sẽ chiều theo sự say mê và buông thả của mình để đắm chìm vào biển sâu tình ái.

    Có một số cặp tình nhân luôn yêu rất sâu nặng, nhưng lại không ý thức được rằng, để đối mặt với tương lai, quan trọng hơn cả là hai người phải nhìn về cùng một hướng. Quá trình điển hình của hôn nhân hiện đại là: Bạn tình cờ biết một người, người này lại tình cờ thích bạn, hai người hẹn hò; sau một thời gian, các bạn kết hôn; tiếp theo là cố gắng thỏa hiệp, nỗ lực duy trì cuộc hôn nhân này; cuối cùng là không thể tiếp tục duy trì được nữa, các bạn ly hôn.

    Chúng ta thường nghe mọi người nói, cái giá của hôn nhân không hề rẻ, vậy nên để có thể được ở bên nhau, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt. Nhưng trên thực tế, nếu bạn làm tốt được hai điều này thì hôn nhân sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều:

    1. Lấy đúng người;

    2. Học kỹ năng yêu.

    Tôi muốn Dave của tôi biết rằng, anh là người đàn ông tốt nhất trên thế giới này. Và chính vì tôi tin anh là người đàn ông tốt nhất trên thế giới, thế nên vai trò của tôi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trong tương tác hàng ngày giữa chúng tôi, tôi luôn cố gắng khắc phục tính thiếu kiên nhẫn, hẹp hòi và kiêu ngạo của mình, thay vào đó là rèn luyện khả năng đồng cảm.

    Trước đây tôi là người thích tranh luận, thường quá quan tâm đến "sự việc", tính cách này khiến cho chúng tôi thường xuyên xảy ra tranh cãi. Tôi luôn cho rằng mình đúng, sau đó cố gắng chứng minh mình đúng. Nhưng sau một thời gian, tôi ý thức được rằng, nếu mục tiêu của chúng tôi là tình yêu, thì mục tiêu giành phần thắng trong các cuộc tranh luận chẳng có nghĩa lý gì cả. Có lúc nguyên nhân chỉ vì hai đứa nhìn vấn đề ở hai góc độ khác nhau, chứ thực tế chẳng có gì đáng để tranh cãi.

    Điểm mấu chốt khiến cuộc hôn nhân của chúng tôi trở nên dễ chịu như vậy, chính là vì chúng tôi ý thức được điều này, trong cuộc sống của hai người, mục tiêu của tôi là tình yêu – tình yêu đối với bản thân, tình yêu đối với Dave, tình yêu đối với con gái của chúng tôi. Mà con đường hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này, đó là do tôi luôn chú ý rèn luyện khả năng đồng cảm của mình. Trên ý nghĩa này, hôn nhân là môi trường tôi luyện vĩ đại của cuộc sống. Kết quả của sự tôi luyện này là đời sống hôn nhân sẽ trở nên tốt đẹp hơn, bản thân cũng sẽ tốt đẹp hơn.

    Hôn nhân và hẹn hò là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hôn nhân giống như một doanh nghiệp nhỏ, hai người là đối tác của nhau, cũng là chủ tớ của nhau. Điều này nghe có vẻ chẳng liên quan gì, nhưng nếu bạn nắm vững được "đối tác" thì điều này thật vô cùng tuyệt vời.

    Để "công ty nhỏ' này thành công, hai người phải tin tưởng nhau và tin vào khả năng phán đoán của nhau; các bạn cũng phải thống nhất về quan điểm và phương hướng phát triển của công ty. Các bạn phải quyết định công ty kiếm tiền như thế nào, chi phí ra sao. Các bạn phải phán đoán những công việc nào phải làm, và ai sẽ làm. Khác với những việc làm ăn khác, hai người phải cam kết cùng điều hành công ty, dốc sức vì nó suốt đời suốt kiếp.

    Khi chúng tôi vừa kết hôn, tôi cảm thấy mình không thể yêu một ai khác sâu đậm như yêu Dave nữa. Vài năm sau, mọi thứ vẫn trôi qua ngọt ngào như thuở ban đầu. Sự ra đời của hai con gái bé bỏng càng khiến cho tình yêu của chúng tôi thêm mặn nồng hơn nữa. Nhưng trong gia đình này, cốt lõi vẫn chỉ có hai chúng tôi. Mỗi sớm thức dậy, tôi cảm thấy thế giới này thật tươi đẹp – người bạn và người tình tuyệt vời nhất đang say giấc bên tôi.

    Cuộc sống của tôi có rất nhiều bạn bè, nhưng tôi vẫn thích ở cùng Dave nhất. Đời sống hôn nhân của chúng tôi đã có rất nhiều chuyện tốt đẹp, và tôi vẫn muốn cùng anh tạo thêm thật nhiều ký ức tươi đẹp nữa. Khi ở bên cạnh Dave, tim tôi ca hát rộn ràng, thế giới chan hòa ánh mặt trời. Chúng tôi cùng nhau hoạch định cuộc sống, cùng có được những cảm xúc giống nhau. Có thể chung sống với anh trọn đời, với tôi đó là một điều hạnh phúc.

    Tình yêu có thể tồn tại trong chế độ hôn nhân hợp pháp hay không, điều đó không phải là căn cứ duy nhất để phán xét nó. Tình yêu tồn tại giữa nam và nữ, có tình dục hoặc không có tình dục; tình yêu cũng có thể nảy sinh trong hôn nhân hoặc ngoài hôn nhân. Chính giới Mỹ đang phải đối diện với rất nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng hơn, nhưng lại luôn lảng tránh vấn đề hôn nhân đồng tính, điều này khiến tôi cảm thấy thực sự khó chịu. Tôi nhìn nhận vấn đề đó thế này: Hai người yêu nhau là chuyện tốt đẹp, điều này không liên quan đến khuynh hướng tình dục của họ.

    Lựa chọn hôn nhân đối với tôi mà nói có đúng không? Đúng. Nhưng liệu điều này cũng đồng nghĩa là tất cả mọi người đều như vậy không? Không. Cho dù giáo huấn xã hội có tiến bộ đến mức nào, trong đám bạn của tôi vẫn có người hôn nhân rất hạnh phúc, có người có cuộc hôn nhân không hạnh phúc; có người sống độc thân rất vui vẻ, có người sống độc thân không vui vẻ.

    Ma lực của tình yêu

    Trong mối quan hệ của tôi với Dave, một điểm rất quan trọng đó là: Anh là người bạn tốt nhất, nhưng không phải là người bạn duy nhất của tôi.

    Là những phụ nữ hiện đại, chúng ta không cần dựa vào hôn nhân mới có thể sinh tồn được, nhưng trong cuộc sống, đích xác là phải xây dựng mối liên hệ thực sự với người khác mới có thể đạt được tình yêu. Tôi tán thành với câu nói của nữ diễn viên Rene:" Tôi cảm thấy tình yêu giữa những người đồng giới cũng giống như tình yêu giữa những người dị giới, đều không thể thay thế được. Những gì mà người đàn ông mang lại cho tôi, phụ nữ không thể làm được; những gì mà người phụ nữ mang lại cho tôi, đàn ông cũng không thể làm được. Tôi rất thích những mối quan hệ khác nhau với những người khác nhau.'

    Tom Rath, tác giả của rất nhiều sách bán chạy (theo danh sách uy tín của tờ New York Times), trưởng phòng thực hành toàn cầu (Global Practice Leader) thuộc Tập đoàn Gallup, từng làm một cuộc điều tra đối với những người vô gia cư trong một thời gian dài tại Mỹ. Đầu tiên anh đoán rằng, hầu hết những người này là do nghiện rượu, nghiện ma túy hoặc mắc bệnh tâm thần mà trở thành vô gia cư. Nhưng sau khi đồng nghiệp của anh tiến hành phỏng vấn chuyên sâu những người này mới phát hiện, nghiện ngập và các vấn đề khác không phải là nguyên nhân căn bản khiến họ trở thành kẻ vô gia cư, đó chỉ là một biểu hiện.

    Những người vô gia cư trong mấy thập niên trở lại đây có một điểm chung đó là: Thiếu tình bạn lành mạnh. Vấn đề thiếu tình bạn lành mạnh hầu như lúc nào cũng hiển hiện rõ trên người họ, và vô gia cư chỉ là một biểu hiện nổi trội nhất trong cảnh ngộ của họ mà thôi.

    Rath và đồng nghiệp của anh sau đó chuyển sự chú ý đến những người đã thoát khỏi tình trạng vô gia cư, muốn tìm hiểu xem rốt cuộc điều gì đã khiến họ cuối cùng có thể thoát khỏi cảnh ngộ này. Kết quả thực sự đáng kinh ngạc: Tất cả những người thoát ra khỏi cảnh ngộ ấy là do họ đều tìm được một người nào đó – một tình nguyện viên, tìm được người thân đã thất lạc từ lâu, hoặc một người nào khác – tóm lại là một người tin tưởng họ.

    Rath đã đem bản nghiên cứu về người vô gia cư và tất cả những phân tích sau khi tiến hành phỏng vấn đối với tám triệu người trong kho giữ liệu toàn cầu Gallup, tập trung vào một cuốn sách có tên "Bạn đồng đảng: Người không thể thiếu trong cuộc đời bạn' (Vital friends: The people you can't afford to live without).

    Bạn bè xung quanh chúng ta quan trọng vô cùng, bởi vì chúng ta sẽ trở nên ngày càng giống người bạn tốt nhất của mình. Trong sách, Rath đã đưa ra kết luận rằng: Tình bạn là một trong những nhu cầu cơ bản nhất trong tất cả các nhu cầu của con người:" Nếu không có bạn bè chúng ta sẽ rất khó sống, và

    Muốn sống tốt lại càng không thể. "

    Cho nên, những tù nhân sau khi bị biệt giam dài hạn thường bị tổn hại nghiêm trọng về mặt tinh thần là điều không có gì lạ. Con người là sản phẩm của các mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội rộng rãi sẽ khiến chúng ta luôn thấy vui vẻ và nâng cao ý thức cộng đồng.

    Chúng ta không chỉ cần bạn bè, mà bạn bè còn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Rath cho rằng, để có được cảm giác thỏa mãn, huy động được tiềm năng lớn nhất của mỗi người, chúng ta đều phải có tám loại bạn cụ thể:

    " Bạn xây dựng "truyền cảm hứng và hướng dẫn cho chúng ta;" bạn ủng hộ "hỗ trợ và khuyến khích chúng ta;" bạn hợp tác "chia sẻ hứng thú và niềm đam mê với chúng ta;" bạn cố vấn "luôn ở bên cạnh chúng ta;" bạn môi giới "giới thiệu chúng ta với những bạn bè khác;" bạn truyền sức sống "mang đến nụ cười cho chúng ta;" Bạn giác ngộ "chia sẻ tư tưởng với chúng ta;" Bạn dẫn đường"cho ý kiến đóng góp và chỉ dẫn phương hướng cho chúng ta.

    Không một người nào có thể có được tất cả các chức năng trên. Và khi xử lý các mối quan hệ, chúng ta thường phạm phải sai lầm: Đó là mong tìm được toàn bộ những đức tính ấy chỉ trong một người – ví dụ như sếp hoặc vợ (chồng) của chúng ta. Các loại bạn bè khác nhau có thể giúp chúng ta phát triển các khía cạnh khác nhau, khiến chúng ta trở thành những cá thể đa dạng và độc lập hơn. Cho nên, các mối quan hệ cá nhân của bạn càng sâu, càng rộng thì càng tốt.

    Sống trong một thế giới khiến chúng ta cảm thấy lạnh lùng tàn nhẫn, chúng ta sẽ rất dễ quên đi tình yêu quan trọng nhường nào, cuộc sống sẽ xuất hiện một khoảng trống khủng khiếp. Vì chúng ta thực sự cần được yêu thương, nên chúng ta cần thông qua những mối quan hệ khác nhau để đạt được tình yêu. Bằng lòng đồng cảm, chúng ta hiểu biết sâu sắc về người khác, biết cách yêu người khác như thế nào; và qua việc yêu người khác, bản thân chúng ta cũng trở nên ngày càng hoàn hảo hơn.

    Nếu ngày ngày chúng ta đều được tắm gột trong tình bạn chân chính, chúng ta sẽ sống vui vẻ, khỏe mạnh và đạt được nhiều thành công hơn. Sau một quãng đường dài mệt mỏi, tình yêu tựa như một dòng suối mát, giúp ta tươi vui và tràn đầy năng lượng để sải chân bước tiếp.
     
  8. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    Chương 4. Bạn muốn lấy một đại gia, phải không?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Nếu dựa dẫm vào một người đàn ông, người phụ nữ đó sẽ không có tư tưởng của riêng mình. Trong xã hội, khi mà mọi cô gái đều dần trở nên như vậy, đàn ông sẽ thích mẫu phụ nữ có cá tính và có khả năng."

    Dương Lan​

    Hãy để tôi đoán nhé! Bạn muốn lấy một đại gia, phải không?

    Bạn nghĩ như thế này: Đại gia cũng cần được yêu, tại sao tôi lại không thể yêu anh ta?

    Được! Cứ cho là bạn yêu anh ta đi, nhưng chị em phụ nữ chúng ta hãy đóng cửa mà nói thật lòng với nhau: Nếu anh ta không có tiền, liệu bạn có yêu anh ta như vậy không?

    Bạn khỏi cần trả lời – tôi hiểu. Tôi cũng từng là người như vậy. Đã có một thời gian, tôi cũng muốn lấy một người giàu có.

    Năm 1991, khi tôi tốt nghiệp Đại học Duke, Trung Quốc đang tiến vào thời kỳ cải cách mở cửa. Cùng với sự nâng cao về địa vị kinh tế của Trung Quốc, địa vị xã hội của tôi tại Mỹ cũng dần được cải thiện. Phụ nữ Trung Quốc tại Mỹ bắt đầu được chào đón. Vì thế, người Mỹ không còn cho tôi là xấu xí nữa, họ bắt đầu thấy tôi xinh đẹp và lôi cuốn. Cảm giác thời buổi đổi dời thật tuyệt.

    Từ đó, tôi liên tục có đối tượng hẹn hò. Trong những chàng trai tôi hẹn hò, có người có quyền có thế, cũng có người điều kiện bình thường. Đa số họ đều lớn tuổi hơn tôi, cuộc sống đã cơ bản thành hình, vì thế tôi luôn muốn tự mình thử nghiệm cuộc sống của họ. Điều này có thể nhìn thấy trên cách ăn mặc của tôi lúc đó – Trong những người này, có người thích hở hang gợi cảm, có người thích hiền thục nhã nhặn, vì vậy mà tôi chẳng khác gì một con tắc kè đổi màu, liên tục dựa vào môi trường xung quanh để biến đổi màu sắc của riêng mình. Khi 30 tuổi, trong tủ áo quần khổng lồ của tôi đã có rất nhiều những bộ quần áo căn bản "không phải là quần áo của tôi", tôi cũng chẳng bao giờ mặc chúng nữa.

    Khi nhớ lại những đối tượng tôi từng hẹn hò đó, tôi luôn thầm xuýt xoa: "Thật may mắn khi mình không lấy một người trong số đó!" Tuy nhiên, tôi không nói rằng tất cả những người đàn ông này đều không thể lấy làm chồng, tôi chỉ cảm thấy những năm tháng đó bản thân mình chưa đủ trưởng thành, về căn bản chưa thể làm một bản cam kết suốt đời với một ai đó.

    Trong giai đoạn đó, có đỏ mắt tìm kiếm nhiều đến mấy cũng không thể làm tôi cảm thấy được thỏa mãn, vì thứ tôi muốn tìm kiếm từ người đàn ông chính là thứ mà tôi đang thiếu. Nhưng nếu để chiều lòng người khác mà cố gò ép bản thân, thì cuối cùng sẽ làm tổn thương người khác mà cũng tổn thương chính mình. Khi chúng ta càng độc lập, chúng ta càng tìm kiếm được nhiều cảm xúc tự nhiên hơn.

    Mr. Right không muốn làm Sugar Daddy của bạn

    Một cô gái New York tự viết cho mình một thông báo tìm bạn đời như sau:

    Tôi năm nay 25 tuổi, rất xinh đẹp (đẹp thực sự). Là người giỏi ăn nói, phẩm chất cao quý. Muốn tìm một người đàn ông có mức lương hàng năm từ 500 ngàn đô trở lên. Điều này có lẽ hơi thẳng thắn một chút, nhưng đừng quên, tiêu chuẩn lương hàng năm của tầng lớp trung lưu New York là hơn 1 triệu đô. Cho nên tôi cho rằng đây không phải là một yêu cầu quá cao.

    Tôi thành tâm muốn tìm bạn trăm năm. Tôi đem những suy nghĩ thành thực đặt cả vào đây, mong những kẻ có ý sỉ nhục đừng nặng lời. Gái đẹp thường nông cạn, chí ít tôi cũng chân thành thẳng thắn. Tôi không muốn tìm người không thích hợp với mình, mong rằng ở tất cả các mặt: Điều kiện ngoại hình, nền tảng văn hóa, tố chất cá nhân, khả năng chăm lo chuyện gia đình.. bạn đều có thể phù hợp với tôi.

    Một nhà tài chính phố Wall phản hồi như thế này:

    Thông báo tìm bạn đời của cô, theo ý kiến của riêng tôi, đó chẳng qua chỉ là một vụ buôn bán không có lãi. Lý do như sau: Bỏ qua tất cả những lời thừa thãi, đề nghị của cô chính là một cuộc giao dịch: Dùng sắc đẹp của cô để đổi lấy tiền của tôi. Điều này không xấu. Nhưng trong đó có một vấn đề: Sắc đẹp của cô sẽ tan biến, còn tiền của tôi lại có thể trở thành tài sản cố định – thực tế là thu nhập của tôi rất có thể sẽ tăng thêm, còn nhan sắc của cô vĩnh viễn không thể tăng lên được!

    Vì thế, từ góc độ kinh tế học, cô là tài sản mất giá còn tôi là tài sản tăng giá. Hơn nữa, cô không chỉ sẽ giảm giá mà còn khấu hao nhanh. Tôi sẽ giải thích một chút: "Năm nay cô 25 tuổi, năm năm tiếp theo có thể cô vẫn còn xinh đẹp mỹ miều; nhưng, sau đó nhan sắc của cô sẽ ngày càng sụt giảm. Cô sẽ già đi rất nhanh, đến 35 tuổi – có thể nhan sắc của cô đã hoàn toàn mất giá trị!

    Cho nên, theo thuật ngữ của phố Wall, chúng tôi sẽ cho rằng cô chỉ là một tấm" cổ phiếu giao dịch "không nên" giữ lại ". Thế nhưng cái khó nằm ở chỗ – thứ cô muốn lại là hôn nhân." Mua "thì cô không đáng giá (đây là yêu cầu của cô), cho nên tôi sẽ xem xét đến việc" thuê "cô. Có lẽ cô sẽ cảm thấy tôi nói vậy là rất tàn nhẫn, cho nên tôi giải thích một chút như thế này: Khi tiền của tôi hết, cô sẽ ra đi; khi sắc đẹp của cô hết, tôi cũng ra đi. Đạo lý này thật đơn giản. Cho nên, đối với vụ giao dịch này, phương án thích hợp nhất không phải là kết hôn, mà là hẹn hò.

    Còn nữa: Khi vừa mới đi làm, tôi đã học" hiệu ứng thị trường ". Tôi nghi ngờ rằng vì sao một cô gái" Giỏi ăn nói, phẩm cấp thanh cao, xinh đẹp thực sự "mà lại không tìm được một" Sugar Daddy "cho mình? Tôi cũng thắc mắc rằng, nếu như cô thực sự hoàn hảo như bản thân cô miêu tả, thì tại sao những người đàn ông" mức lương 500 ngàn đô' kia lại không đi tìm cô – điều này không cần thử nghiệm.

    Thêm nữa – nếu cô có thể tự dựa vào sức mình, tôi cũng chẳng cần phải nhiều lời.

    Hy vọng lời nói của tôi có thể giúp ích được cho cô. Nếu cô muốn xem xét đến phương án "thuê", xin mời liên hệ lại với tôi.

    Như vậy là, cuộc giao dịch giữa sắc đẹp của phụ nữ và túi tiền của đàn ông đã lộ rõ mồn một trong phân tích của một người đàn ông sáng suốt kia.

    Tôi thực sự đã hiểu – một người đàn ông giàu có đúng là có rất nhiều điểm tốt. Anh ta có thể đưa bạn vào những khách sạn sang trọng, bay đến khắp các thành phố lớn, tặng cho bạn những bộ quần áo đắt tiền.

    Nhưng người đàn ông giàu có, đặc biệt là đàn ông giàu có lớn tuổi, họ thường đã có cuộc sống riêng của mình. Nếu như bạn nhét mình vào cuộc sống của anh ta, bạn sẽ mất đi cuộc sống của mình. Làm bạn gái, thậm chí là làm vợ của ông ta, chăm sóc chồng và những đứa con trước của chồng sẽ trở thành cuộc sống của bạn. Còn chưa nói đến việc, đợi đến lúc nhan sắc của bạn không còn nữa, ngay đến cuộc sống như vậy cũng sẽ biến mất – anh ta sẽ lại đi tìm "mợ hai", chuyện này chẳng phải hiếm hoi gì.

    Không nên dựa dẫm vào đàn ông để nuôi sống bản thân, điều đó giống như bệnh nhân phụ thuộc vào máy thở để duy trì sự sống. Nếu trong lòng bạn không có niềm tin rằng – "không có người đàn ông nào tôi vẫn có thể sống tốt", thì mãi mãi bạn cũng không thể thực sự ngang hàng với bất kỳ người đàn ông nào. Lúc Gloria Steinem – lãnh tụ của chủ nghĩa nữ quyền 77 tuổi, bà đã khuyên chị em phụ nữ hãy vạch kế hoạch cho tương lai của mình:

    (Khi còn trẻ), tôi cảm thấy dù sao mình cũng phải kết hôn, cho nên tôi chưa từng vạch ra kế hoạch dài hạn nào cả; làm việc gì tôi cũng đợi nước đến chân mới nhảy. Tôi luôn nghĩ lấy chồng và sinh con đẻ cái mới là kế hoạch của tôi trong tương lai.. Sau 50 tuổi tôi bắt đầu tiết kiệm tiền, điều này đã giúp tôi không còn phải lo lắng cuối đời mình sẽ trở thành một mụ già nghèo đói; và tôi cũng có niềm tin rằng, mình đã có chỗ dựa khi về già.

    Điều khiến tôi xúc động nhất trong lời nói của bà, đó là bà đã yên tâm khi về cuối đời mình "sẽ không trở thành một mụ già nghèo đói". Cũng nhờ nhận thức được điều này, mà cuộc sống của bà trở nên đảm bảo và mãn nguyện hơn.

    Tôi có rất nhiều bạn trai có tiền có thế. Tôi phát hiện ở họ có chung một điểm: Một người đàn ông tự trọng (đây là mẫu người duy nhất mà bạn nên cân nhắc) sẽ không có hứng thú làm Sugar Daddy cho bất kỳ cô gái nào. Hơn nữa, họ có thể chỉ cần nhìn là biết ai là người nhắm vào túi tiền của mình. Anh ta đương nhiên cũng sẽ không để bản thân bị lợi dụng mà không lợi dụng người khác. Đúng như lời nhà tài chính phố Wall: Tôi có thể thuê, tại sao lại phải mua? Nếu cô muốn tìm được một người đàn ông xuất sắc, bản thân cô phải trở thành một người đàn bà xuất sắc trước. Mong muốn của một người đàn ông tốt, đó là có được một người bạn đời ngang bằng với mình.

    Tôi và bạn giống nhau, tôi cũng muốn có một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, cũng thích những món đồ xịn, cũng muốn con cái mình muốn gì được nấy. Nhưng, con đường để giành được tiền bạc và quyền lực, cần phải dựa vào chính đôi chân mình đi tới.

    Hãy tự mình kiếm tiền đi, hỡi các chị em! Bạn phải khiến cho cánh đàn ông biết rằng, cuộc sống của bạn do bạn làm chủ; chỉ cần bạn muốn, đến và đi đều là việc của riêng bạn.

    Nếu hai người các bạn không thể chung sống được thì phải làm sao? Nếu anh ta biến mất không lý do thì phải làm thế nào? Cuộc sống của bạn vẫn phải tiếp tục. Chu Nhược Nghi, quản lý cao cấp của IBM chia sẻ với tôi một lời khuyên của cô đối với các con gái:

    Lời nhắn nhủ quý giá và khiến mẹ nhớ lâu nhất mà bà ngoại của các con dành cho mẹ, đó là: "Điều quan trọng nhất của người phụ nữ là phải độc lập. Đối với các con, mẹ muốn thêm một điều rằng: Đến khi nào các con xác định được rằng mình hoàn toàn có thể độc lập được về kinh tế, tình cảm và sinh lý để chăm sóc con cái, lúc ấy các con hãy nên sinh con.'

    Nhưng nếu có người nhiều tiền sẵn sàng tài trợ cho tôi thì sao?

    Có một độc giả của Global Rencai đã viết thế này:" Nhưng, nếu tôi gặp được một đại gia tự nguyện tài trợ cho tôi thì sao? Anh ta sẵn sàng xuất tiền để tôi học MBA, sau đó còn sẵn sàng xuất tiền để giúp tôi lập nghiệp, lẽ nào tôi lại không thể lấy anh ta?'

    Nhà thần học Do Thái Martin Buber trong cuốn Tôi và bạn (I and thou) xuất bản năm 1923 của mình, ông đã chia mối quan hệ giữa người với người thành hai hình thức: Hình thức thứ nhất là "Tôi – Nó", tức xem đối phương như hàng hóa, đối phương chỉ như một công cụ làm việc trong mắt mình; hình thức thứ hai là "Tôi – Bạn" xem đối phương là chủ thể, cho nên muốn tìm hiểu nhu cầu và cảm nhận của đối phương giống như tìm hiểu chính mình.

    Nếu mối quan hệ giữa bạn và một người đàn ông là "Tôi – Nó", thì bạn chẳng hề yêu anh ta, bạn chỉ yêu chính bản thân mình mà thôi. Thái độ này cho thấy rằng, bạn hoàn toàn không thấy anh ta có gì đặc biệt, mà chỉ thấy sự hữu ích của anh ta đối với cuộc sống của mình. Nói cách khác, chỉ cần người đàn ông đó cưng chiều bạn, bạn sẽ lấy anh ta.

    Rất nhiều người kết hôn vì tiền, điều này thậm chí còn khiến người ta nghĩ rằng mình thật thông minh, thật tuyệt vời. Nhưng xin đừng quên rằng, có lúc sự thông minh ấy chỉ là ngộ nhận.

    Bạn không muốn bị xã hội này dồn vào nhà tù của những cuộc hôn nhân không tình yêu, nhưng làm như vậy thì chính bạn đang vô tình tự bước chân vào cái nhà tù đó. Khi bạn lấy một người đàn ông vì tiền, bạn không chỉ là món hàng của anh ta, mà còn là món hàng của chính bạn; bởi lẽ – bạn vốn là đối tượng tìm kiếm hôn nhân, nhưng bạn lại chỉ muốn kết hôn với một đại gia nào đó, vậy có khác gì bạn đang tự định giá cho mình?

    Hôn nhân khiến cho tính khả năng trong cuộc sống của bạn giảm sút. Không được để cho tính khả năng vốn là vô tận trong cuộc sống của bạn biến mất chỉ vì quyết định lấy một người mà bạn không yêu thương. Bạn đáng được nhiều hơn thế.

    Nếu công việc làm ăn của anh ta thất bại thì sao? Nếu có ngày anh ta cần bạn phải nuôi sống thì phải làm thế nào? Nếu có ngày bạn và anh ta đều hết sạch tiền, liệu bạn có còn yêu anh ta như vậy không? Ngày nay tình hình kinh tế thiên biến vạn hóa, một khối tài sản khổng lồ có thể hóa thành tro trong phút chốc. Một người hôm nay là tỷ phú nhưng ngày mai có thể đã không còn một xu dính túi, một kẻ hôm nay trắng tay ngày mai lại biến thành tỷ phú. Khi tôi còn hoạt động trong giới bất động sản, xung quanh có rất nhiều những doanh nhân như thế, ngày hôm qua họ vẫn còn là những đại gia tiền tỷ, hôm nay đã trở nên nghèo rớt mồng tơi.

    Tôi khuyên bạn hãy kết hôn vì tình yêu, tất nhiên tôi cũng hoàn toàn không có ý nói rằng có tình yêu thì nhất định sẽ có tiền. Chúng ta nên đối xử với đàn ông và tiền bạc như thế này: Phải lấy một người đàn ông có quan điểm về tiền bạc ngang hàng với mình. Nếu bạn muốn tích lũy tiền bạc, vậy không nên lấy một người đàn ông chỉ mê chơi game online, tiêu tiền như nước; nếu bạn không mấy quan trọng về tiền bạc, chỉ muốn dành dụm đủ tiền để thỉnh thoảng đi du lịch, tăng cường hiểu biết, vậy tốt nhất bạn nên lấy một chàng trai cũng có cùng "tần số' với bạn.

    Làm mẹ đồng nghĩa với tiến thoái lưỡng nan

    Vạch ra kế hoạch cho cuộc sống đối với bất kỳ ai đều không phải là chuyện đơn giản, với phụ nữ hiện đại lại càng khó hơn. Trước khi lập gia đình hãy cân nhắc đến tất cả những lợi ích và rủi ro của nó, điều này nghe có vẻ bất hợp lý và sẽ làm tổn hại đến tình cảm của cả hai, cho nên rất nhiều người trước khi bước vào đời sống hôn nhân, họ chỉ có một mong muốn tốt đẹp mà mơ hồ rằng:" Chúng tôi đều hy vọng có thể thực hiện được công việc giá trị của bản thân mình. Chúng tôi đều muốn có con. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ nghĩa vụ chăm sóc con cái. Chúng tôi tin vào bình đẳng giới. "Thế nhưng, rất ít người trước khi kết hôn, biết ngồi lại để trao đổi một cách thẳng thắn về tất cả các vấn đề hiện thực liên quan đến việc thiết lập một gia đình.

    Một thế giới của hai người ban đầu đang vận hành bình thường, nhưng khi có thành viên thứ ba, thứ tư xuất hiện, nó sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Mọi người liên tục cảnh báo bạn: Sau khi có con, cuộc sống sẽ không còn giống như trước nữa. Trước kia tôi đã thấy rất nhiều bạn bè mình làm mẹ, nhưng sau khi tôi có con, những vấn đề về thời gian, sức lực và tiền bạc dành để nuôi con vẫn khiến tôi phải choáng váng.

    Làm cha mẹ có rất nhiều hạnh phúc, nhưng cũng có rất nhiều thiệt thòi. Làm cha mẹ khiến chúng ta căng thẳng, kiệt sức, mất thời gian. Điểm khác biệt so với các công việc khác: Đây là công việc toàn thời gian, một ngày 24 tiếng, một năm 360 ngày (không có nghỉ phép). Khi làm cha mẹ, ngay đến một ngày bạn cũng khó có thể quy hoạch được, đừng nói đến việc lập kế hoạch sự nghiệp của riêng mình. Và khi đã có con, phụ nữ chúng ta mới ý thức sâu sắc rằng, muốn điều phối tốt hai việc này thật khó hơn cả lên trời.

    Làm phụ nữ, hầu hết chúng ta đều không muốn một mình đảm đương trách nhiệm nuôi nấng chăm sóc con cái. Chúng ta muốn hưởng thụ thời gian tuyệt vời bên con yêu, nhưng chúng ta cũng cần phải sống với những điều khác nữa.

    So với đàn ông trước đây, những ông chồng ngày nay đã làm việc nhà nhiều hơn, cũng dành nhiều thời gian cho con cái hơn. Nhưng muốn có được sự bình đẳng giới thực sự, chúng ta vẫn còn một con đường rất dài phải đi. Hầu hết phụ nữ đều bỏ thời gian làm việc nhà và chăm sóc con cái nhiều hơn đàn ông. Đối với đa số phụ nữ, làm mẹ đồng nghĩa với làm hai công việc toàn thời gian.

    Còn đàn ông, khi họ xắn tay lên giúp chúng ta làm những việc này, xã hội sẽ lên tiếng khen ngợi họ – bởi vì theo định nghĩa, đó là những công việc mà phụ nữ phải làm. Có hôm vào cuối tuần, tôi thấy chồng thay đổi trạng thái của mình trên trang cá nhân rằng:" Vợ đi làm tóc, tôi đang làm bảo mẫu cho hai con! "Mỗi lần như thế tôi lại không nhịn được cười, rất muốn comment một câu rằng:" Ông xã, dùng từ sai rồi, anh phải gọi đó là 'làm cha' – vì đó không phải con của người khác! "

    Đàn ông còn thích làm một số hoạt động cá nhân hơn phụ nữ, ví dụ như sở thích tập thể thao, ăn uống và tham gia vào những việc không chuyên. Còn phụ nữ lúc con còn nhỏ ư, lần cuối cùng bạn nghe thấy có một bà mẹ đi đánh golf là chuyện từ thập kỷ nào rồi?

    Các nhà xã hội học đã phát hiện, đối với việc kết hợp giữa công việc và gia đình, phản ứng của nam giới và nữ giới là không giống nhau. Khi xuất hiện" nhiều nhiệm vụ cần xử lý cùng lúc "– ví dụ vừa trông chừng con chơi ở sân chơi vừa tiếp điện thoại của khách hàng, đàn ông sẽ cảm thấy mình là một" ông bố tuyệt vời ", còn phụ nữ lại chỉ cảm thấy áp lực. Những phát hiện này được trích ra từ" Dự án nghiên cứu 500 gia đình' trong thời gian hai năm. Kết luận được đăng trên tạp chí Bình luận xã hội học Mỹ của Hiệp hội Xã hội học Mỹ vào tháng Mười hai năm 2011.

    Nghiên cứu cho thấy, các ông bố khi trông con, họ có xu hướng thích làm một số hoạt động mang tính tương tác hơn, những hoạt động này có thể dỗ trẻ em chơi ngoan hơn các phương thức cũ. Còn khi các bà mẹ trông con, họ thích sắp xếp một số việc lặt vặt cho con hơn, để chúng tự chơi, hoặc giám sát chúng làm bài tập. Các ông bố sau khi đi làm về, họ cảm thấy áp lực giảm xuống, tâm trạng trở nên tốt hơn; còn các bà mẹ sau khi tan ca lại phải bắt đầu công việc của "ca hai", cảm xúc không hề được cải thiện.

    Barbara Schneider, người chỉ đạo nghiên cứu này nói rằng: "Những số liệu mới này giúp chúng tôi giải thích được một nghịch lý: Đàn ông lo chăm sóc gia đình hơn, nhưng lại hoàn hoàn không thể khiến cho cánh phụ nữ trở nên vui vẻ.'

    Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi có rất nhiều bà mẹ trẻ luôn cảm thấy thất vọng, chán nản, luôn than vãn áp lực cuộc sống quá lớn. Một phụ nữ đã kết hôn và có con, cuộc sống của họ khó khăn hơn rất nhiều so với đàn ông đã kết hôn và có con, phụ nữ độc thân và đàn ông độc thân.

    Phụ nữ gánh chi phí và rủi ro cho việc làm cha mẹ

    Rất nhiều phụ nữ đặt sự nghiệp của chồng lên hàng đầu, trong hôn nhân hiện đại vẫn có trường hợp như vậy – cho dù họ có sự nghiệp tốt hơn, thậm chí kiếm được nhiều tiền hơn chồng. Đặt sự nghiệp của đàn ông lên ưu tiên hàng đầu, đối với cả hai vợ chồng, đó đều là một việc làm rất thiếu tính thuyết phục. Ví dụ, hiện tại là 5h30', đúng 6h phải đón con từ nhà trẻ về. Vậy thì chắc chắn vợ phải là người gác lại công việc vẫn chưa làm xong để đi đón con. Lại ví dụ, công việc của hai vợ chồng đều rất tốt, đều phải thường xuyên đi công tác, vậy thì phải có một người không thể đi công tác liên tục được. Ngươi đó lại vẫn là vợ, họ chủ động hạ cấp sự nghiệp của mình.

    Có thể bạn cảm thấy, chồng bạn đã hỗ trợ bạn đủ về kinh tế, bạn sẽ không cần phải quá chú trọng đến sự nghiệp, có thể đổi một công việc nhẹ nhàng hơn, bớt thời gian làm việc đi, thậm chí là chẳng cần làm việc trong vài năm. Bạn còn nghĩ rằng, một ngày nào đó khi bạn muốn khôi phục sự nghiệp, thế giới nghề nghiệp ngoài kia vẫn sẽ rộng mở chào đón bạn.

    Thế nhưng, tất cả những ý tưởng này của bạn chứa đầy sự rủi ro. Xã hội này vẫn chưa phát triển đến mức có thể cho phép bạn tự hạ cấp hoặc thăng cấp sự nghiệp dựa theo thời gian của mình. Làm nghề săn đầu người, tôi nhìn thấy những việc này xảy ra hàng ngày. Khi bạn đặt sự nghiệp của mình vào vị trí thứ yếu, nó sẽ dẫn đến những tác động kép xâu chuỗi, ảnh hưởng dài hạn đến cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Hầu hết những phụ nữ không chủ động với sự nghiệp của mình đều bị tụt lại phía sau. Kỹ năng của họ đã lỗi thời, mạng lưới liên hệ đã hết hạn, thay thế họ là những người khác nhiều tham vọng hơn. Rất ít phụ nữ có thể tiếp tục công việc mình đã gác lại mà vẫn giữ được trình độ như tại thời điểm họ rời bỏ.

    Làm cha mẹ và gây dựng sự nghiệp hoàn toàn khác nhau ở hai khía cạnh chi phí và thu lợi. Khi đàn ông đảm bảo cho gia đình về mặt kinh tế, thành tựu của họ sẽ liên tục được thừa nhận. Thông qua sự nghiệp, họ cũng gặt hái được tình hữu nghị và mạng lưới kết nối bền chặt.

    Ngược lại, vai trò của phụ nữ lại không được bù đắp trên ý nghĩa kinh tế và xã hội. Mức độ tự tin và tự khẳng định của những bà mẹ toàn thời gian thường rất thấp, cho dù là ở khía cạnh chăm sóc con cái hay khả năng xã giao. Có con nhỏ là nhân tố chủ yếu nhất tạo ra cảm giác chán nản cho các bà mẹ. Chính bản thân người mẹ khi bước vào giai đoạn tuổi già cũng là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự nghèo đói. Hơn nữa, điều này sẽ từ từ khiến cho sự quan tâm giữa hai vợ chồng dần bị phân hóa, khiến cho hai người bắt đầu sống ở hai thế giới khác nhau.

    Hãy nhìn những người phụ nữ quá cứng nhắc này: Kết hôn quá sớm, sau đó đánh mất chính mình trong vai trò làm mẹ hiền vợ đảm. Họ không còn quan tâm đến bản thân, không cho mình cơ hội trưởng thành, học tập và sáng tạo nữa.

    Rất nhiều phụ nữ sống như vậy, hết ngày nọ đến ngày kia, hết năm này qua năm khác; đến hơn 40 tuổi, khi xung quanh chồng có những cô gái xinh đẹp trẻ trung, họ liền bị vứt bỏ một cách tàn nhẫn. Mỗi khi nghe người đàn ông nào đó dùng một câu vô cùng đơn giản để tổng kết toàn bộ lịch sử cuộc sống hôn nhân của mình trước đây, tôi luôn cảm thấy rùng mình ớn lạnh –" Cô ấy khiến tôi quá mệt mỏi rồi! "

    Mang thai và nuôi con là những khoảnh khắc dễ tổn thương nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Những rủi ro từ hôn nhân và con cái của người phụ nữ lớn hơn rất nhiều so với nam giới, vì tất cả các chi phí cần thiết – chăm sóc con cái, thời gian, tình cảm, cơ hội nghề nghiệp, an toàn về kinh tế.. đều do phụ nữ gánh chịu.

    Có một quy tắc bất thành văn: Người chồng phải đưa hết tiền bạc mà mình kiếm được cho vợ con. Thế nhưng, từ các nghiên cứu có thể thấy, phụ nữ kết hôn càng sớm thì xác suất ly hôn sớm càng cao. Và mặc dù nam giới bị yêu cầu có trách nhiệm tiếp tục hỗ trợ vợ và con cái sau khi ly hôn, thì sau khi ly hôn, phụ nữ vẫn thường rơi vào tình trạng khó khăn về kinh tế.

    Ở Trung Quốc, tài sản của đàn ông sau khi ly hôn thông thường sẽ tăng lên, còn khả năng lâm vào cảnh nghèo khó của phụ nữ và trẻ em lại rất lớn. Hầu hết chị em phụ nữ đều không thể tự vực dậy về các mặt kinh tế, tình cảm và tinh thần sau khi ly hôn. Nhưng điều khiến người ta kinh ngạc hơn đó là, theo báo cáo của Ủy ban Dân chính, có từ 70% đến 80% các cuộc ly hôn ở Trung Quốc là do phụ nữ chủ động đề xuất. Điều này cũng chứng tỏ cuộc sống hôn nhân của họ đã từng rất tồi tệ.

    Xã hội cho rằng, phụ nữ chúng ta đặt gia đình lên trên sự nghiệp là một loại phẩm hạnh." Bạn đã hy sinh sự nghiệp của mình vì sự nghiệp của chồng, điều này quá vĩ đại! "Cho nên, trong khi chúng ta coi việc chăm sóc con cái là công việc có ý nghĩa tối quan trọng, thì hầu hết nam giới lại không hề biết cổ vũ khích lệ những người vợ đang phải ngày đêm tất bật vì con cái của mình.

    Tôi cũng phải trải qua thời gian rất dài mới nhận thức được điều này. Trong khoảng thời gian rất dài sau tuổi thành niên, tôi đã tán thành những người bạn nữ của tôi chú tâm ở nhà với con. Tôi cảm thấy phụ nữ cần phải có một sự lựa chọn, mà có lựa chọn đồng nghĩa với việc chúng ta không nên bị xem thường vì quyết định tập trung nuôi dạy con cái. Trên ý nghĩa chính trị và triết học, tôi vẫn nhận định như vậy.

    Và từ ý nghĩa thiết thực, quan điểm hiện giờ của tôi đó là, làm một bà nội trợ chăm sóc gia đình toàn thời gian, đối với bất kỳ phụ nữ nào cũng đều không phải là lựa chọn tốt nhất. Tôi nhìn thấy ở xung quanh mình, những bạn đồng lứa tập trung toàn bộ tâm trí, sức lực vào gia đình, hầu hết họ đều trở nên cô đơn, chán nản, thất vọng và cuối cùng trở nên trầm cảm. Trong số họ có nhiều người rất giàu có, cho nên tiền không phải là vấn đề. Nhưng tiền không thể khiến cho nỗi đau khổ khi bị cô lập với thế giới bên ngoài trở nên tê liệt. Những người bạn hạnh phúc nhất của tôi là những người phụ nữ có cống hiến đối với thế giới bên ngoài gia đình.

    Là phụ nữ, chúng ta phải có vai trò bên ngoài gia đình. Điều này đối với quan hệ của chúng ta với bản thân và quan hệ giữa chúng ta với người khác là quan trọng như nhau. Và cách tốt nhất để bồi dưỡng cho các con tính độc lập, chính là để chúng nhìn thấy hình ảnh của một người mẹ độc lập.

    Làm thế nào mới có thể khiến chị em phụ nữ thực hiện được khát vọng của mình mà vẫn có một gia đình đầm ấm? Trên con đường cao tốc của sự nghiệp ngày nay, chúng ta cần có" khu vực dừng xe "hiệu quả, giúp người chồng và người vợ có thể tạm thời rời khỏi" đường chính ", để đi chăm sóc con cái hoặc cha mẹ già yếu, sau đó vẫn có cơ hội quay trở lại con đường chính của sự nghiệp.

    Trên thế giới có rất nhiều nơi đã đặt ra chính sách nam giới phải chi trả một khoản tiền để miễn nghĩa vụ quân sự hai năm hoặc bốn năm. Như vậy, tại sao lại không đặt ra một chính sách kỳ nghỉ gia đình cho cả nam lẫn nữ? Tôi tin rằng, nếu chúng ta quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống tương tự như vậy vì phụ nữ và gia đình, thì việc này hoàn toàn có thể thực hiện được.

    Đồng thời, những công ty dùng những bà mẹ thất nghiệp làm lực lượng lao động chính thực sự rất có tầm nhìn và rất có triển vọng. Về điểm này, chúng ta chỉ cần nhìn vào những công ty lớn do những nữ doanh nhân thành lập sau khi trở thành mẹ sẽ rõ.

    Ý nghĩa của việc có được mọi thứ, đó là không nhất thiết phải tự làm mọi thứ

    Có một số nhân vật nổi tiếng, dường như họ làm việc gì cũng rất dễ dàng. Lấy ví dụ như Angelina Jolie. Cô ấy là một đại mỹ nhân, là nữ hoàng phòng vé, và còn kết hôn với một trong những người đàn ông quyến rũ nhất thế giới; cô là một tín đồ của chủ nghĩa nhân đạo đẳng cấp thế giới, là mẹ của sáu đứa trẻ. Cô ấy làm tất cả những điều này như thế nào?

    Đương nhiên không phải bản thân cô tự làm hết. Theo như báo chí viết, chí ít cô ấy phải thuê năm bảo mẫu, đương nhiên cô chưa bao giờ để bảo mẫu xuất hiện trước ống kính. Ngoài ra," công ty Angelina "của cô còn có rất nhiều giáo viên, nhân viên vệ sinh và trợ lý riêng.

    Tôi vô cùng khâm phục Angelina Jolie. Diễn xuất của cô ấy đương nhiên không có gì phải bàn, cô ấy cũng nỗ lực duy trì hình tượng tích cực của mình hơn bất kỳ ngôi sao Hollywood nào khác. Điều này khiến cô trở thành nữ diễn viên có sức ảnh hưởng lớn nhất Hollywood. Thế nhưng, nói đi lại phải nói lại, chúng ta hoàn toàn không nên vì thấy Angelina Jolie đóng gói hình tượng của mình như một bà mẹ siêu cấp, thấy mình không làm được như cô ấy mà xấu hổ.

    Cũng thường có người hỏi tôi rằng:" Làm sao chị có thể làm được hết tất cả những việc này? "Thực tế thì, tôi không" làm". Tôi có một người chồng chu đáo, còn thuê được một bảo mẫu toàn thời gian, chị ấy chăm sóc hai con gái của tôi, nấu cơm cho tôi. Vệ sinh nhà cửa cũng có người làm việc bán thời gian đến quét dọn định kỳ.

    Hầu như CEO của các công ty lớn đều là nam giới. Thời gian làm việc mỗi tuần trên dưới 80 tiếng, đồng nghĩa với việc họ không thể ở nhà để chăm sóc con cái. Họ không cần phải làm như vậy, bởi vì hầu hết những người đàn ông này đều có hai loại tài sản vô cùng quan trọng: Một người vợ toàn thời gian và rất nhiều dịch vụ nội trợ trả phí.

    Có một người vợ toàn thời gian là điều không thể tốt hơn: Cô ấy yêu con của bạn hơn cả bản thân; cô ấy làm việc nhà cho bạn, lúc nào cô ấy cũng ở nhà, và cô ấy còn cho bạn đời sống tình dục. Thế nhưng, chi phí để nuôi một bà vợ toàn thời gian cũng không rẻ chút nào. Website salary.com đã định giá một bà mẹ toàn thời gian là 115.000 USD/năm tương đương với mức lương của tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc của một công ty xuyên quốc gia cỡ nhỏ.

    Còn các dịch vụ nội trợ cũng không hề rẻ, đặc biệt ở nước Mỹ lại càng đắt đỏ. Nói vậy có nghĩa là, bạn phải kiếm rất nhiều tiền để trả những chi phí này. Vậy mới nói rằng – chúng ta cần phải đợi sau khi bản thân ổn định về kinh tế rồi mới nên có con, như vậy sẽ tốt cho cả bạn và con của bạn.

    Làm được tất cả những việc này – theo đuổi ước mơ, làm người mẹ tốt, lại giữ được vẻ ngoài luôn tươi tỉnh và nhã nhặn, bí mật nằm ở chỗ không nên tự làm tất cả mọi việc. Phương pháp như sau: Đầu tiên, lấy một người đàn ông có thể trở thành tri kỷ thực sự của bạn, có như vậy bạn mới có sự giúp sức lớn nhất; sau đó, tìm đến tất cả những sự trợ giúp mà bạn có thể tìm được xung quanh mình, từ cha mẹ, ông bà, các dịch vụ giúp việc gia đình, cho đến bất kỳ sự trợ giúp nào khác mà bạn có thể có được.

    Đối với phụ nữ ngày nay, hôn nhân và làm mẹ mang đến những niềm vui to lớn, nhưng cũng mang đến không ít những chi phí và rủi ro. Một cuộc hôn nhân thành công tuyệt nhiên không yêu cầu nam và nữ phải hoàn toàn bình đẳng, nhưng nó yêu cầu bạn và chồng tương lai của bạn phải có được sự đồng thuận trong việc sắp xếp cuộc sống.

    Xã hội này luôn thúc giục chúng ta kết hôn, nhưng sau hôn lễ, sự giáo điều của nó lại chẳng hề giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta. Cho nên, thứ mà các cô dâu lên kế hoạch chỉ là lễ cưới, chứ không phải là cuộc hôn nhân của mình.

    Sớm lập kế hoạch cho cuộc sống của bạn là việc làm vô cùng quan trọng. Giống như Gloria Steinem đã nói:

    Phải chăng sớm lập kế hoạch cho cuộc sống là thước đo đáng tin cậy nhất để phân chia đẳng cấp. Người giàu thường lập kế hoạch trước mấy đời, người nghèo chỉ nghĩ làm thế nào để sống qua tuần này. Như vậy có thể thấy, dù có là tiểu thư cành vàng lá ngọc đến mấy cũng chỉ được xem là đẳng cấp thấp, bởi vì họ đã giao quyền khống chế cuộc đời mình cho chồng, cho con, cho cộng đồng và cho xã hội.

    Một cuộc sống có ý nghĩa, tràn ngập yêu thương, đối với bạn, đây là mơ ước cần có. Không nên vì một cuộc sống xa hoa nào đó trong tưởng tượng, hoặc cuộc sống làm mẹ được lý tưởng hóa mà vứt bỏ đi mơ ước của mình. Cuộc sống của chúng ta luôn thay đổi, nhịp sống xã hội đang ngày một gấp rút, vì vậy, chúng ta cũng phải tiến lên. Nếu bạn muốn có tất cả, bạn sẽ có thể có tất cả; nhưng ở mỗi ngã tư trên con đường hướng tới mục tiêu của mình, bạn đều phải thấy rõ được những lựa chọn trước mắt, và sớm lập ra đường đi nước bước cho riêng mình.
     
  9. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    Chương 5. Ở 1 mình, và môn nghệ thuật thất lạc mang tên «sáng tạo»

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Mỗi đứa trẻ đều là một nghệ sĩ. Vấn đề ở chỗ sau khi lớn lên chúng phải làm thế nào để tiếp tục làm một nghệ sĩ."

    Picasso​

    Những ảo tưởng của xã hội này về hôn nhân có một sức tàn phá vô hình đối với chúng ta, nó khiến nỗi sợ hãi gặm nhấm tâm hồn chúng ta, khiến cho cảm giác "cô đơn", "cô độc" và "cô lập" cùng lúc trỗi dậy. Khi những cảm xúc tồi tệ này cứ thế tích tụ dần, một ngày nào đó, bạn sẽ chỉ muốn lập tức chạy thoát ra ngoài, kiếm lấy một người đàn ông để lấp đầy cuộc sống của mình. Hãy nhanh chóng gạt những ý nghĩ này sang một bên và tự do hưởng thụ cuộc sống độc thân đi! Bởi vì chính trong thời gian chỉ thuộc về mình, tính độc lập của bạn mới được vun đắp. Nên nhớ rằng, quá trình để nhận biết được bản thân, luôn luôn là một hành trình cô độc.

    Ngày càng có nhiều những nghiên cứu cho thấy, ở một mình không những không phải là vấn đề cần phải giải quyết, ngược lại, quãng thời gian này vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau một ngày bận rộn, thả lỏng cơ thể, hưởng thụ cảm giác mình có khả năng kiểm soát được thời gian của bản thân, điều đó đối với chúng ta thực sự là một liều thuốc bổ hữu hiệu.

    Nếu chúng ta không chủ động lựa chọn việc ở một mình vì nguyên nhân sợ hãi hay bị ám ảnh xã hội, thì nó sẽ rất có ích trong việc bồi dưỡng sự đồng cảm, chứ không phải là khiến cho chúng ta bị cô lập. John Casey Aoboor, chuyên gia tâm lý học thuộc Đại học Chicago nói: "Có khi bạn cần một thời gian riêng tư để tự nạp điện cho mình. Bạn có thể liên kết với người khác, điều này ít nhiều có ý nghĩa rằng bạn có thể giúp đỡ mọi người; nhưng nếu cứ vận động liên tục mà không dừng lại để nghỉ thì chẳng ai có thể làm được.'

    Trong lịch sử văn hóa thế giới, ở một mình thường có mối liên quan nào đó với khả năng linh tính, sự sáng tạo và sức mạnh. Trong câu nói đầy chất thơ của nhà triết học Chu Quốc Bình:" Ở một mình là thời khắc tốt đẹp và là sự trải nghiệm tuyệt vời trong đời người, tuy nó cũng bao hàm chút cô đơn, nhưng trong nỗi cô đơn ấy lại là cả một cảm giác đủ đầy. Ở một mình là không gian thực sự cần thiết cho sự phát triển của tâm hồn.

    Chúng ta sợ phải chờ đợi một người, nguyên nhân một phần là món đồ mang tên "ở một mình" này không có hướng dẫn sử dụng. Vậy trong khoảng thời gian riêng tư này, chúng ta nên làm những việc gì? Chu Quốc Bình nói:

    Khi ở một mình, chúng ta rút mình ra khỏi công việc và các mối quan hệ xã hội, để trở về với chính mình. Lúc đó, mình ta đối mặt với thượng đế và chính mình, bắt đầu đối thoại với tâm hồn và các sức mạnh thần bí trong vũ trụ. Tất cả đời sống tâm hồn trên ý nghĩa hẹp đều được mở rộng trong thời khắc này.

    Chỉ khi ở một mình, chúng ta mới có thể chạm vào đáy lòng, khai phá ra những vẻ đẹp sâu thẳm nhất của tâm tư. Điều này lý giải vì sao những nụ hoa sáng tạo luôn hé nở trong những giây phút cô đơn. Tác phẩm nhiếp ảnh đẹp nhất, bài viết giá trị nhất và tất cả những tác phẩm tốt nhất của tôi đều được sáng tác khi tôi ở một mình.

    Trong thời đại "siêu liên kết" giữa người với người này, những luồng thông tin có thể dễ dàng cướp mất cơ hội ở một mình của người ta chỉ trong tích tắc, các phương tiện truyền thông xã hội không ngừng tra tấn chúng ta. Ở một mình sẽ mang đến cho chúng ta sự yên tĩnh và không gian cần thiết để suy ngẫm và sáng tạo, qua đó giúp chúng ta khám phá ra những khả năng tiềm ẩn của bản thân.

    Khả năng sáng tạo là gì

    Khi Steve Jobs qua đời, hàng loạt các ý kiến tiêu cực liên tục xuất hiện trong một thời gian dài: Rằng người Trung Quốc hiện đại thiếu khả năng sáng tạo, cho nên Trung Quốc mãi mãi không thể xuất hiện Steve Jobs của mình. Tôi lại có quan điểm khác về điều này. Tuy nói rằng, việc lạm dụng văn hóa thi cử và học thuộc lòng ngày nay thực sự đã làm thui chột đi khả năng sáng tạo bẩm sinh của mỗi người, nhưng tôi không cho rằng thế hệ này coi như đã hết hy vọng. Khả năng sáng tạo có thể bị đánh mất, nhưng nó vẫn có thể được tìm ra và bồi dưỡng lại; hơn nữa, khi chúng ta lớn tuổi một chút, khả năng sáng tạo vẫn có thể trở nên mạnh mẽ hơn, nguyên nhân là do khi đó, chúng ta đã có thể kiểm soát tốt hơn công cụ biểu đạt khả năng sáng tạo của mình – cho dù là trực tiếp hay chỉ mang tính tượng trưng.

    Có người nhìn nhận về khả năng sáng tạo như sau: Một người sẽ có đầy đủ hoặc không có đầy đủ khả năng sáng tạo; phàm những ai có đầy đủ khả năng sáng tạo thì thường là những nhân vật "khác loài", là họa sĩ, là nhạc sĩ hoặc giống như vị CEO mặc áo len cổ lọ màu đen vừa mới rời xa chúng ta – Jobs. Cách nói sùng bái hóa khả năng sáng tạo này theo đánh giá của tôi, nó hoàn toàn vô nghĩa. Người có khả năng sáng tạo chẳng phải là "khác loài" gì cả, một khi chúng ta bắt đầu sáng tạo, chúng ta chính là họ. Bất kể là lúc làm việc hay khi vui chơi, khả năng sáng tạo của chúng ta đều có đất để diễn, như thiết kế phần mềm, sáng lập công ty, xây dựng một chiến lược tiếp thị, v. V.. Tóm lại, khi chúng ta dùng một cách thức khiến bản thân hài lòng nhất để thực hiện bất kỳ việc gì đó, đó chính là lúc chúng ta đang sáng tạo.

    Sống cùng với thói trì trệ, để nó đi cùng với chúng ta – nhắm mắt lại, dựa vào những thứ chúng ta học được ở trường, men theo con đường mà người khác muốn chúng ta đi, điều này có vẻ sẽ giảm bớt được nhiều việc. Rất nhiều người trong chúng ta không thể đạt được thứ mình muốn từ cuộc sống, vì chúng ta không biết mình là ai, không biết mình muốn gì.

    Mỗi người chúng ta đều có một bản ngã chôn sâu, phải khiến cho nó tìm được lối ra. Làm thế nào mới có thể nghe được tiếng nói bên trong mình? Chính là bằng cách sáng tạo ra những điều mới lạ, vì nó sẽ thúc đẩy bản thân ta tiến hành một cuộc đối thoại nội tâm, lắng nghe tiếng nói tự sâu trong lòng mình. Khi sự sáng tạo của bạn tuôn chảy từ nội tâm, bạn sẽ nghe thấy âm thanh ấy, sẽ say sưa suy ngẫm, cảm nhận, khám phá và mơ ước.

    Vậy nên, mỗi lần sáng tạo là một lần chúng ta đang khám phá bản thân mình rốt cuộc là ai. Nếu bạn không có cách nào để sáng tạo, cũng có nghĩa rằng bạn không có cách nào tiếp cận và lắng nghe được tiếng nói của chính mình. Điều này lý giải vì sao, việc có được một phương pháp tiếp cận với sự sáng tạo là điều vô cùng quan trọng để hướng đến một cuộc sống tự tin, hạnh phúc và viên mãn. Thiếu đi nó, chúng ta sẽ dần bị nhấn chìm trong sự lặng lẽ, cô đơn và trầm cảm không lối thoát.

    Nếu tôi chưa từng tìm mọi cách để sáng tạo, vậy thì tôi nghĩ hậu quả của giả thiết này sẽ rất bất hạnh – tôi đoán rằng mình sẽ là một phụ nữ trung niên buồn khổ, thất vọng, hoàn hoàn khác với tôi hiện tại.

    Liên quan đến khả năng sáng tạo, Qike Sen Mikhail – chuyên gia tâm lý học người Hungary, một trong những nhà nghiên cứu vĩ đại nhất thế giới cho rằng:

    Trong tất cả các hoạt động của loài người, sáng tạo là hoạt động mang lại cho chúng ta cảm giác thỏa mãn nhất – chúng ta đạt được thứ mình muốn từ cuộc sống, trải nghiệm một cuộc sống "hết công suất". Sáng tạo là ngọn nguồn ý nghĩa cuộc sống. Hầu hết những thứ thú vị, quan trọng và nhân văn đều là thành quả của sáng tạo. Cái phân biệt giữa loài người và loài vượn đó là ngôn ngữ, giá trị quan, biểu đạt nghệ thuật, tri thức khoa học kỹ thuật.. tất cả đều là thành quả sáng tạo của những cá nhân được công nhận, được khen thưởng, và thông qua học tập để đạt được. Khi chúng ta phát huy khả năng sáng tạo, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống đầy đủ vô cùng. Chúng ta đều mong muốn tìm được cảm giác thỏa mãn từ cuộc sống, cảm giác phấn khích của họa sĩ trên bản vẽ, của nhà khoa học trong phòng thí nghiệm khi tiến hành sáng tạo, nó rất gần với trạng thái thỏa mãn trong lý tưởng; nhưng những tình huống như thế này vô cùng hiếm.

    Tôi đã tốn 30 năm để nghiên cứu về những người có khả năng sáng tạo đã sống và làm việc như thế nào, để có thể giải thích rõ ràng hơn quá trình sáng tạo bí ẩn của họ. Người có khả năng sáng tạo hầu như có thể thích ứng được với bất kỳ hoàn cảnh nào, sử dụng bất kỳ công cụ nào có thể sử dụng được để đạt đến mục đích của mình, biểu hiện của họ trên khía cạnh này là rất phi thường. Nếu phải dùng một từ để khái quát nét đặc trưng phân biệt với những người khác của họ, thì từ đó là: Phức tạp (complexity). Họ có đầy đủ cả khả năng suy nghĩ và khả năng hành động, mà hầu hết mọi người đều vô duyên với điều này; họ biết cách đi đến thái cực hoàn toàn ngược lại; so với cách gọi họ là "cá thể", hãy gọi họ là "phức hợp thể" thì chính xác hơn.

    Bản thân quá trình sáng tạo cũng tạo ra tính phức tạp. Nó là một cách tuyệt vời để mở rộng tầm nhìn của bạn, vì nó thôi thúc bạn phát triển tất cả những ý tưởng của mình, và hấp thụ chất dinh dưỡng từ tất cả những kinh nghiệm mà bạn có.

    Sáng tạo là phải chấp nhận rủi ro

    Trước khi được bổ nhiệm làm Phó thị trưởng thành phố Los Angeles, tôi đã luôn nỗ lực hết sức để đánh bóng khả năng tiếng Anh của mình, sau khi nhậm chức, viết bài phát biểu trở thành cách thức sáng tạo tốt nhất của tôi. Mọi bài phát biểu của tôi đều là do tôi viết. Làm một quan chức chính phủ, tôi có thể nói rất đơn giản: "Hãy ủng hộ chương trình hỗ trợ tài chính cho trường đại học của tôi"; hoặc tôi cũng có thể dùng ngôn ngữ của riêng mình để khích lệ người khác. Trong suy nghĩ của tôi, các bà mẹ trẻ ngồi trước ti vi đã bị những lời hứa suông của các chính khách trước đây làm cho mất lòng tin hoàn toàn, cho nên tôi phải dùng những từ vựng súc tích, nổi bật trong bài phát biểu của mình để mô tả sống động như thật, sử dụng đáng kể những chỗ ngắt tạm ngừng có ý nghĩa nhằm giúp họ nhìn thấy xa hơn những trở ngại trong thực tế, rằng nền giáo dục trong tương lai của con em họ có một tầm nhìn quan trọng như thế nào.

    Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, tôi bước vào lĩnh vực tuyển dụng nhân tài cho các công ty, hoạt động viết lách từ đó giảm sút nghiêm trọng. Khách hàng của tôi đa số là những giám đốc điều hành hoặc giám đốc nhân sự luôn luôn bận rộn, vốn không có bất kỳ cảm nhận nào đối với văn vẻ. Mỗi lần tôi đánh giá ứng viên, họ chỉ muốn biết một điều duy nhất đó là: "Tôi nên tuyển dụng người này hay không?" cho nên khả năng viết lách của tôi phải tiết chế, chỉ miễn sao đáp ứng nhu cầu của họ là đủ.

    Trong những năm đó, cuộc sống giống như một con quay hồi chuyển xoay tít, một con quay kỳ diệu. Những công ty đó dựa vào tôi để đưa ra những quyết định quan trọng về nhân sự, ví dụ như tuyển ai làm CEO, tuyển ai làm kế toán trưởng, v. V.. Tôi chạy như bay giữa các thành phố. Cuộc sống khi đó thật mê ly, tiền tôi kiếm được cũng nhiều hơn bao giờ hết. Sau đó tôi kết hôn, và có đứa con đầu lòng.

    Nhưng tôi bắt đầu cảm thấy có một điểm không ổn. Giữa lúc đang nỗ lực để phát triển sự nghiệp, hôn nhân và tổ chức gia đình của mình, tôi bỗng cảm thấy đang có chút mất cân bằng. Trong công việc và cuộc sống, tôi ra sức chạy đua hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, mà chưa bao giờ cho mình một khoảng lặng để dừng lại, suy nghĩ điều gì đó.

    Chớp mắt tôi đã là "U40', ở Mỹ như vậy là đã bước vào lứa tuổi" khủng hoảng tuổi trung niên ". Ở Mỹ, thói quen của cánh đàn ông trung niên độ tuổi này đó là: Ly dị người vợ đã nhiều năm chung sống (vì họ kết hôn quá sớm) để tìm một cô gái trẻ tuổi hơn mình rất nhiều, vung tay huênh hoang khắp phố vẫn chưa đủ, còn phải mua một chiếc Porsche để đưa gái trẻ đi hóng mát khắp nơi. Nhưng đối với gu chơi thời thượng của cánh đàn ông đến tuổi trung niên này, tôi hoàn toàn chẳng có chút hứng thú nào – tôi mới lấy được Mr. Right của mình, thế nên tôi chẳng cần tìm một cậu trai nhỏ tuổi nào cả; và hơn nữa, tôi cũng đã có chiếc xe hóng gió của mình rồi.

    Săn đầu người là một nghề hái ra tiền – điều đó thực sự không có gì đáng phàn nàn. Thế nhưng tôi vẫn đặc biệt rất nhớ khoảng thời gian tham gia sự nghiệp phục vụ xã hội, nhớ cái cảm giác có thể khiến thế giới tốt đẹp hơn. Tôi khát khao được giúp đỡ người khác, giúp đỡ rất nhiều rất nhiều người, đối với họ đó là những sự giúp đỡ trên các vấn đề mang tính cá nhân và vô cùng cấp thiết.

    Tôi làm những việc đầy ý nghĩa này như thế nào?

    Làm một chuyên gia tư vấn tuyển dụng, tôi thường thấy các công ty khách hàng của tôi tuyển dụng những thanh niên Trung Quốc đầy tham vọng để làm những công việc chủ chốt, nhưng khi có cơ hội thăng chức lại không cân nhắc đến họ. Tôi ý thức được những thanh niên này thiếu và cần sự chỉ dẫn biết bao nhiêu. Vì thế, tôi quyết định lập một blog song ngữ Trung – Anh liên quan đến việc phát triển nghề nghiệp, nội dung chủ yếu của blog là tất cả những quy tắc bạn cần phải hiểu khi muốn bước chân vào đội ngũ lãnh đạo của một công ty toàn cầu. Tôi đặt tên cho blog này là Global Rencai (nhân tài toàn cầu).

    Sau khi lập blog này không lâu, một vị phụ trách mảng sách thần bí đến từ Bắc Kinh tên là Thang Man Lê tìm gặp tôi; trong giao tiếp thường ngày, cô ấy sử dụng một cái nickname rất lạ: Thang Thang. Thang Thang mong muốn tôi viết một cuốn sách cho phụ nữ Trung Quốc. Điều này nghe có vẻ rất thú vị, nhưng tôi nói với cô ấy rằng, tôi không muốn mất đi những độc giả nam của mình. Chúng tôi email qua lại với nhau mấy lần, không ai thuyết phục được ai. Cuối cùng cô ấy biến mất.

    Cuộc sống vẫn tiếp diễn. Công việc của tôi luôn luôn bận rộn, tôi có em bé thứ hai, lại là con gái; điều này khiến tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc đến việc các con gái của mình sau khi lớn lên sẽ phải đối mặt với một thế giới như thế nào. Ngoài ra, tôi phát hiện một hiện tượng bất thường thú vị: Blog của tôi đúng là có độc giả nam, nhưng những độc giả nhiệt tình thực sự đa số đều là nữ; họ đã kết nối blog của tôi trên toàn thế giới thông qua những diễn đàn online mà tôi chưa bao giờ nghe đến. Đúng, độc giả nam không phải là ít, nhưng độc giả nữ mới là" fan "của tôi. Dù không phải là ý định ban đầu của tôi, nhưng Global Rencai đã dần dần trở thành một blog của nữ giới.

    Thang Thang xuất hiện trở lại. Cô ấy vẫn bày tỏ hy vọng tôi viết một cuốn sách cho phụ nữ Trung Quốc. Cô ấy rất có lòng tin, tin tưởng chắc chắn đó sẽ là cuốn sách tuyệt vời. Tôi rất khâm phục sự kiên trì của cô ấy. Lần này, tôi đã thấy hơi lung lay. Để thử xem hiệu quả như thế nào, tôi đã viết bài blog Đừng kết hôn trước tuổi 30 mà tất cả mọi người đều biết đến. Trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau khi bài blog này gửi đi, máy chủ của tôi luôn trong tình trạng tê liệt do có quá nhiều lượt truy cập.

    Vậy là tôi quyết định tạm dừng công việc của mình, bắt đầu viết sách trở lại. Tôi viết rất nhanh, chữ nghĩa và cảm xúc dường như lúc nào cũng căng đầy và sẵn sàng tuôn trào. Màn hình máy tính dán đầy những mục ghi chú dạng như" làm cái này "," làm cái kia ". Trong dự định của mình, tôi muốn biến cuốn sách này thành một cuốn cẩm nang hướng dẫn về cuộc sống và đàn ông.

    Rất nhanh chóng, cuốn sách đã viết xong một nửa. Tôi cảm thấy việc hoàn thành trước thời hạn không thành vấn đề, chỉ thầm nghĩ:" Cuối cùng mình đã có thể dễ dàng làm được dự định này rồi! "Làm việc suốt 20 năm nay thật quá vất vả, giờ đây tôi đã thực sự được tận hưởng mùi vị khổ tận cam lai. Tôi có thể làm việc này việc kia, viết thứ này thứ nọ, có thể đánh quần vợt, đi du lịch, và còn có cả viên chocolate ngọt ngào của mình nữa.

    Nhưng tôi đã vui mừng quá sớm – khi gửi bản thảo cuốn sách cho Thang Thang, cô ấy đã kéo tôi xuống mặt đất:" Trời ơi, thế này không được, "cô ấy thốt lên," độc giả không cần biết cái gì là 'nên làm hay không nên làm' cả, điều họ muốn biết là câu chuyện của chị kia! Phải viết về những thời gian yếu đuối bất lực của chị ấy!'

    Khi nào tôi cảm thấy yếu đuối bất lực?

    Tôi bỗng cảm thấy choáng váng. Lúc ký hợp đồng tôi đã không ngờ đến điều này. Suy cho cùng, chính giới Mỹ luôn là một quá trình chọn lọc tự nhiên, không có kẻ nào sống sót mà không tìm cho mình chiếc mặt nạ để che đi sự yếu đuối của bản thân. Tôi đã tốn hơn 20 năm để nhào nặn nên hình tượng "Superwoman' cho mình, thách thức hết đỉnh cao này đến đỉnh cao khác; và tôi hoàn toàn không có ý định từ bỏ hình tượng này.

    Các độc giả nữ thực sự muốn nghe câu chuyện của tôi ư?

    Thử nghiệm blog đợt hai lại bắt đầu. Tôi viết một bài blog, kể về khoảng thời gian tôi cảm thấy lạc lối và bất an khi tôi hơn 20 tuổi. Sau khi đăng lên, lượng đăng nhập vào blog tăng đột biến. Điều này chứng tỏ hai điều: Thứ nhất, Thang Thang thực sự đã đúng; thứ hai, tôi phải viết lại. Đây đúng là một phong cách đậm chất Hollywood, nhà sản xuất sau khi cầm kịch bản nếu không hài lòng, chỉ cần lạnh lùng nói một từ: Rewrite (viết lại) !

    Vậy là bắt đầu viết lại. Quá trình viết lách lần này khác hoàn toàn với lần đầu. Lần này y như soi gương vậy, tôi đã nghiên cứu cẩn thận cách" trang điểm "bóng bẩy trong bài báo mà tôi đã đăng trước đây trên các tạp chí thời trang như Thụy Lệ hay Cát Nhân, tự mình lật tẩy những" lỗ hổng "được che đậy (ồ vâng, những chuyên gia make-up và nhiếp ảnh gia của các tạp chí thời trang này luôn là những nhà ảo thuật).

    Lần này, tôi đã gác lại cái hình ảnh vinh quang của mình trên tạp chí, khai quật những kinh nghiệm và ý tưởng từ nơi sâu thẳm nhất trong lòng mình như một khảo cổ gia thực thụ. Mỗi ngày, tôi cẩn thận chọn ra các trầm tích, tách từng mảnh vụn trong tư tưởng, sau đó kiểm tra kỹ lưỡng dưới ánh sáng. Đối với tất cả những mảnh vụn có thể có giá trị, tôi nhẫn nại diễn giải chúng ra thành ngôn từ, sau đó gõ vào máy tính.

    Trong phòng làm việc im ắng, thời gian lặng lẽ trôi qua. Việc viết sách này từ trò tiêu khiển ban đầu biến thành những thử thách, kích thích lòng người, nó khiến người ta khó chịu, nhưng đồng thời cũng là việc đáng làm nhất.

    Điều này mạnh hơn rất nhiều so với viên chocolate! Dẫu sao thì tôi vẫn hy vọng hai con gái tôi sau này lớn lên sẽ trở thành những cô gái dũng cảm và đầy tham vọng, cho nên tốt nhất tôi phải làm gương cho chúng. Trên thực tế, thời gian chuẩn bị nghỉ hưu vẫn còn sớm, vậy thì kệ xác nó – tôi vẫn cứ coi trọng công việc của mình!

    Nếu bạn là phụ nữ, bạn phải thường xuyên viết lách

    Tôi phát hiện viết lách là một cách thức sáng tạo rất đặc biệt. Viết lách có thể nhận được kết quả ngay lập tức và ngay trong tầm tay. Bạn không cần phải mua thiết bị đặc biệt, cũng không cần trải qua khóa huấn luyện nào, bạn vẫn có thể đọc, có thể viết.

    Viết lách lại không giống như chụp ảnh; khi chụp ảnh, bạn có thể lựa chọn đối tượng chụp, thành phần, tốc độ phơi sáng, tốc độ màn trập, khẩu độ.. và kỹ thuật phòng tối còn có rất nhiều yêu cầu nữa; nhưng những thứ này về cơ bản là để xử lý hình ảnh. Còn đối với viết lách, điều khó khăn là chúng ta phải triển khai được những ý tưởng trong đầu, chuyển đổi thành văn bản dễ hiểu và thú vị, thể hiện ra trên giấy hoặc trên màn hình máy tính. Bài viết hiệu quả đòi hỏi vốn từ rộng, phải luôn luôn động não, phải khuấy động rất cả những từ vựng sẵn có, từ đó biểu đạt một cách phù hợp nhất với những ý tưởng nảy ra trong đầu.

    Đối với việc viết lách, có một điều rất lạ là, trước khi ngồi xuống để bắt đầu viết, bạn vốn không cần suy nghĩ mình phải viết những gì. Tôi đã từng nghe một chuyện thế này: Có một người hỏi giáo sư của anh ta thấy thế nào về một chủ đề nào đó. Giáo sư trả lời:" Không biết. Tôi vẫn chưa viết đến đấy. "Mãi đến trước khi viết cuốn sách này, tôi vẫn luôn cảm thấy nói như vậy rất lạ. Nhưng tôi đã nhanh chóng nhận ra, viết lách là một phương pháp phát hiện ý tưởng của mình rất hiệu quả, vì suy nghĩ là thứ được sáng tạo ra trong hoạt động viết lách.

    Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc thể hiện mong muốn của mình, phản ứng với hoàn cảnh trước mắt, thì viết lách sẽ huấn luyện cho bạn làm thế nào để tổ chức câu từ, đạt đến mục đích của bạn. Viết lách sẽ huấn luyện cho bạn khả năng tổ chức thông tin và cho bạn không gian của riêng mình. Nếu bạn có thể tổ chức ngôn ngữ khi viết một cách hiệu quả, vậy bạn sẽ có thể chuyển hóa nó thành một bài thuyết trình hiệu quả.

    Nếu không luyện tập thì cái khả năng giao tiếp rõ ràng, ngắn gọn, nho nhã sẽ bị giảm sút. Đối với những người chưa từng được học cách làm thế nào để biểu lộ cảm xúc của mình, thì viết lách trở thành một hình thức huấn luyện đặc biệt. Nó dạy bạn biết lắng nghe tiếng nói của mình, chỉ cho chúng ta phải biểu lộ bản thân như thế nào để được người khác hiểu. Vì cuộc sống nội tâm, cuộc sống xã hội và cuộc sống nghề nghiệp của bạn, hãy nghĩ ra cách khiến khả năng viết lách của mình giữ được ở mức tốt nhất nhé!

    Khi mới bắt đầu viết cuốn sách này, tôi đã lên blog của một số nhà văn để học hỏi bí quyết. Tôi rất thích một câu nói rằng:" Nếu bạn là một nhà văn, bạn phải thường xuyên viết lách. "Sau đó, tôi cảm thấy mình gặt hái được rất nhiều thông qua việc viết lách, vì thế tôi muốn đổi câu đó thành:" Nếu bạn là phụ nữ, bạn phải thường xuyên viết lách. "Dù mỗi ngày chỉ mười phút thôi bạn cũng phải viết. Điều này sẽ cho bạn một chút mong đợi, một cuộc hẹn với chính mình. Đôi khi bạn chỉ viết được vài phút rồi dừng, đôi khi bạn sẽ viết được nửa tiếng, thậm chí là một tiếng.

    Viết lách giống như cài đặt cho bạn một" nút tạm dừng ", để bạn có thời gian xử lý những sự việc đã phát sinh và chuẩn bị sẵn sàng để phản ứng. Bằng việc làm cho những lời nói chảy ra từ trong tim mình, chúng ta sẽ phát hiện ra những suy nghĩ bị dồn nén bấy lâu trong cuộc sống hàng ngày.

    Thời gian viết lách thông thường là quãng thời gian duy nhất để chúng ta suy ngẫm về các vấn đề cuộc sống. Tại sao tôi lại đi trên con đường này? Con đường này liệu có đúng với tôi không? Viết lách là khi chúng ta thành thực đối diện với chính mình.

    Với tôi, viết lách là công việc hoàn toàn do một người làm. Nó cho tôi không gian riêng tư, một" căn phòng "trong trí tưởng tượng của riêng tôi; trong căn phòng đó, tôi được phép ở một mình. Tôi đọc được một thông tin thế này: Tác giả nam bắt đầu viết từ 20 tuổi, tác giả nữ bắt đầu viết từ 40 tuổi. Tôi biết lý do vì sao. Phụ nữ chúng ta luôn bận bịu tối ngày, có thời gian ngồi xuống yên tĩnh mà suy ngẫm là một việc tuyệt diệu biết bao nhiêu.

    Nói nãy giờ, có thể bạn sẽ nghĩ hình như tôi đang muốn thảo luận về việc viết nhật ký. Rất nhiều phụ nữ xem việc viết nhật ký là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng tôi phát hiện ra rằng, chỉ cần những dòng chữ viết ra có tính sáng tạo và xuất phát từ trái tim, nó sẽ cho tôi một" nút tạm dừng "cần có trong cuộc sống. Bản thân hoạt động viết lách này (chứ không phải là hình thức của nó) đang kêu gọi tôi hãy đối thoại với bản thân mình.

    Mỗi lần tôi viết, mọi suy nghĩ trong lòng tôi đều trở nên rõ ràng hơn, tập trung hơn và mạnh mẽ hơn; chẳng bao lâu, khả năng viết và nói của chúng ta sẽ dung hợp với nhau. Sau khi khả năng biểu đạt của chúng ta được tăng cường, nó sẽ phát huy hiệu quả ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Như vậy, viết lách giúp chúng ta phát triển được tiếng nói tự nhiên, mạnh mẽ và tự tin nhất từ trong lòng mình.

    Say mê giúp bạn phát huy tiềm năng

    Có thể bạn đã từng có trải nghiệm này: Vùi mình vào một công việc nào đó, hoàn toàn quên đi sự tồn tại của thời gian. Đối với tôi, trải nghiệm này xảy ra lúc tôi rửa ảnh trong phòng tối khi tôi đang học trung học, và cả trong quá trình tôi viết cuốn sách này. Hiện tượng này gọi là" tan chảy "(flow), về khái niệm quan trọng này, một lần nữa phải nhắc tới Kesen Mikhail, người đã sáng tạo ra nó. Ông là một nhà tâm lý học, nhân loại học, triết học, và còn là một nhân sĩ" phục hưng văn nghệ "thực sự.

    Kesen Mikhail và đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu hiện tượng tan chảy trên hơn 50.000 đối tượng, đối tượng nghiên cứu thuộc nhiều bối cảnh văn hóa khác nhau – trong đó có cả phụ nữ dệt thảm Borneo, thiền sư châu Âu.. Những người này đều nói đến trải nghiệm tương tự, chính là khi bản thân ở vào trạng thái tan chảy, mọi ý tưởng như được một dòng nước nâng đỡ, đẩy về phía trước, rất dễ dàng, rất tự nhiên.

    Ông miêu tả tan chảy là một trạng thái ý thức lý tưởng nhất, người ta sẽ cảm thấy" mạnh mẽ và rõ nét, tất cả đều trong tầm kiểm soát, nhẹ nhàng như nước chảy mây trôi, ở vào trạng thái đỉnh cao của năng lực. "Chính trong thời khắc này, bạn sẽ phát huy đến mức tối đa khả năng của mình, bạn cảm thấy làm tất cả mọi việc dễ dàng hơn, bạn sẽ có thể sáng tạo hoặc phát hiện ra những điều mới mẻ.

    Khi bạn ở vào trạng thái tan chảy ấy, toàn bộ những lo lắng của bạn sẽ tan biến hoàn toàn, thay vào đó là cảm giác hạnh phúc tột đỉnh. Bạn đã đóng cửa ý thức, không còn ý thức đến mình nữa; bạn quên đi bản thân là một thực thể tồn tại. Bạn chỉ biết làm, hoàn toàn đắm chìm vào công việc của mình, bạn chỉ đang thuận theo logic tự nhiên của hoạt động này mà làm việc thôi.

    Là con người, nếu muốn được hạnh phúc, chúng ta phải cố gắng hết sức, phát huy hết tiềm năng của mình. Phải luôn cảm thấy những việc mình làm đều đang thách thức chính mình, đang sử dụng mình một cách đầy đủ và chính xác. Những người đạt được cảm giác tan chảy chính là đang tự thách thức bản thân, đang sáng tạo nên công việc tuyệt vời nhất của họ. Nếu muốn mình vượt trội, bạn phải có được cảm giác say sưa tan chảy ở một hoạt động nào đó trong cuộc sống. Nếu cuộc sống hoàn toàn không có bất kỳ hoạt động nào khiến bạn luôn luôn có được cảm giác say mê ấy, vậy chứng tỏ bạn vẫn chưa đạt đến giá trị cao nhất trong khả năng của mình.

    Để đạt được cảm giác tan chảy:

    • Bạn phải ở riêng một mình, không để bị làm phiền.

    • Bạn cảm thấy khả năng đang bị thách thức, nhưng vẫn có thể chịu đựng được; nói cách khác, bạn làm được không quá khó khăn, nhưng độ khó của nó đã đủ thách thức bạn, đủ để thúc đẩy bạn học tập và trưởng thành.

    • Bạn phải có một chút kinh nghiệm với công việc mình đang làm, như vậy sau khi đóng cửa ý thức của bản thân, bạn mới có thể duy trì hoạt động của mình được.

    • Việc bạn làm phải khiến cho bạn cảm thấy được ngợi khen, tự trái tim bạn muốn làm nó.

    • Bạn phải có quyền tự chủ đối với việc đó, có thể khiến bản thân hoàn thành nó theo cách mà bạn vừa ý nhất. Trong việc này, bạn có toàn quyền quyết định.

    Bạn có thấy những điều này nghe rất quen không? Vậy thì đúng rồi. Cách để đạt được sự say mê tan chảy là để mình đắm chìm vào quá trình sáng tạo. Tôi không có nhiều hiểu biết đối với tư tưởng triết học cổ của Trung Quốc, nhưng theo cách nhìn nhận của tôi, trạng thái ở một mình mà chúng ta nói đến tương ứng với trạng thái" thanh tĩnh ", còn sự tan chảy trong sáng tạo lại giống với trạng thái" vô vi".

    Nếu chúng ta sử dụng quãng thời gian khi đang ở một mình để đạt được cảm giác tan chảy vào sự sáng tạo, nó sẽ khiến cho cảm giác thư thái và điềm nhiên ngập tràn trong cuộc sống của chúng ta, giúp chúng ta tập trung tinh thần, ném lại sau lưng tất cả những việc được xem là cần phải ưu tiên suy nghĩ trong cuộc sống.

    Đến lượt bạn

    Rất nhiều người đã có một thời gian làm độc giả của tôi, ban đầu là độc giả của Global Rencai, và bây giờ là độc giả của cuốn sách này. Nhưng sáng tạo không phải là hoạt động của đám đông.

    Có thể bạn nghĩ rằng, bao nhiêu năm nay bạn đã che đậy mình dưới áp lực của xã hội, đã không lắng nghe tiếng nói của lòng mình. Thế nên đây là lúc bạn cần loại bỏ tất cả những ồn nhiễu, để làm theo tiếng gọi của trái tim mình. Có thể ngay lúc đầu, tín hiệu âm thanh bên trong bạn rất yếu, rất nhỏ, rất lộn xộn, rất nhiễu loạn, nó hoàn toàn không vang dội, cũng không chắc chắn; nhưng nếu bạn tĩnh tâm lại, chú ý lắng nghe, làm theo nó, thì âm thanh này sẽ ngày càng lớn. Nếu bạn vẫn chưa tìm được cách thức sáng tạo, vậy ngay bây giờ bạn hãy cầm bút lên và viết một cái gì đó đi nhé.

    Hãy sáng tạo đi, sáng tạo nên những thứ tốt đẹp hơn, hãy tích lũy nó mỗi ngày bằng cách thức mà bạn vừa ý nhất. Sáng tạo là một thói quen, và khi bạn sáng tạo nên một cái gì đó tuyệt vời, nó thực sự giống như cảm giác khi được hòa mình vào một hội hè cuồng nhiệt.

    Cùng với việc không ngừng tạo nên cái mới, công việc sáng tạo sẽ khiến cho năng lượng của bạn càng tập trung và mạnh mẽ hơn. Bạn còn phát hiện ra những thứ vượt ra ngoài sáng tạo, ý tưởng của bạn cũng có thể được liên kết với nhau. Đúng rồi, người có khả năng sáng tạo cần ngủ nhiều hơn, vì thế bạn phải đảm bảo ngủ đủ mỗi ngày tám tiếng nhé!

    Một trong những niềm vui của việc viết lách đó là, bạn không cần phải đợi đến lúc tất cả mọi thứ đều rõ ràng chắc chắn rồi mới bắt đầu biểu đạt. Việc biểu đạt của bạn có thể hô hào, công khai, cũng có thể tế nhị, trừu tượng, chỉ có bản thân bạn mới có thể hiểu rõ. Khi bạn cảm thấy bất lực, hoang mang, cô đơn, chán nản, thất vọng hay buồn phiền, sáng tạo là liều thuốc giải độc tốt nhất.

    Mỗi lần bạn sáng tạo ra một cái gì đó, nó đều tuyên bố bạn là ai, cảm nhận của bạn ra sao, ý tưởng của bạn quan trọng như thế nào. Làm chủ khả năng sáng tạo chính là cách để bạn tuyên bố chủ quyền với cá nhân bạn.
     
  10. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    Chương 6. Tự thưởng cho bản thân mình

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Giá trị cuộc sống của bạn trên thế giới này, không phải vì bạn có thể làm gì, mà là bạn nên làm gì."

    Mã Vân​

    Những phụ nữ Trung Quốc cảm thấy cuộc sống buồn phiền, không chỉ những người hai, ba mươi tuổi. Tôi thường xuyên nghe thấy những câu thế này:

    "Bao nhiêu năm nay tôi luôn cố gắng làm cho chồng vui, nhưng hiện tại tôi cảm thấy anh ta đang làm một số chuyện 'mờ ám'. Cứ nghĩ đến việc anh ta đang ngủ cùng với ả đàn bà nào đó là tôi phát buồn nôn. Tôi cảm thấy cuộc sống trôi qua thật chậm chạp."

    "Tôi có cảm giác mình đang mắc kẹt trong một cuộc sống mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Cuộc sống là một vòng xoay xung quanh sếp, chồng và con, tôi hầu như đã quên mất mình là ai."

    Mẫu phụ nữ không hy sinh quá nhiều, liệu có trên đời không?

    Blog vui StuffWhitePeopleLike.com từng gộp chung "phụ nữ Châu Á" vào trong mục "Những thứ người da trắng ưa thích", lý do là: "Phụ nữ châu Á không có những đặc điểm điển hình của phụ nữ da trắng, ví dụ như: Khủng hoảng tuổi trung niên, ly hôn, có sở thích quẳng con cho người khác để tận hưởng cuộc sống."

    Đau lòng hơn – vấn đề khủng hoảng tuổi trung niên và ly hôn của người da trắng cố nhiên là không đáng khen ngợi, nhưng hàng ngàn năm nay, phụ nữ châu Á chúng ta đã quá quen với việc hy sinh bản thân cho gia đình của mình. Hiện tại, dù chúng ta đã có nhiều khát vọng hơn, nhưng để thoát ra khỏi tâm thức phục tùng, răm rắp nghe lời ấy, thật không phải chuyện dễ dàng.

    Ngày nay chúng ta luôn mong muốn mình có thể làm được tất cả: Con ngoan, vợ đảm, mẹ hiền. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi để không phụ lại những kỳ vọng này, rất nhiều người trong chúng ta đã đánh mất chính mình.

    Mỗi người chúng ta ngay từ nhỏ đã luôn được dạy phải phấn đấu để vượt qua người khác, không cần quan tâm đến bản thân. Trên thực tế, rất nhiều người từ lâu đã không bàn về việc chúng ta thực sự muốn gì, bởi chúng ta đã không biết mình là ai và mình muốn gì mất rồi.

    Một mặt, chúng ta nghĩ: "Làm một phụ nữ tốt đồng nghĩa với phải quan tâm đến nhu cầu của người khác." Mặt khác, chúng ta cũng muốn hét lên rằng: "Tôi thực sự muốn được quan tâm như thế, tôi cũng xứng đáng có được một người đàn ông yêu mến tôi, quan tâm tôi." Tâm lý mâu thuẫn này khiến chúng ta luôn phải sống trong căng thẳng và áp lực; chỉ có khi chúng ta nhận thức được mình đáng được yêu thương, lúc đó chúng ta mới có được tình yêu mà mình cần.

    Tôi quen với một cô gái, cô ấy giống như một thỏi nam châm thu hút đàn ông, nhưng thường đều là những người đàn ông không dành cho cô ấy – các bạn trai, các sếp của cô ấy đều không muốn nghiêm túc với cô ấy. Phương thức hành vi của "một phụ nữ tốt cần phải làm" gây tổn hại đến sự tự tin của cô ấy, làm giảm khả năng thiết lập mối quan hệ giữa cô ấy và các chàng trai. Có thể bạn cũng quen những người như vậy, hoặc có thể bạn chính là người như vậy.

    Xung quanh bạn là những người như thế nào, điều này do chính bạn chịu trách nhiệm, bởi vì người bị bạn thu hút thường là người có thể tăng cường cảm giác của bạn. Hy sinh cho người khác là một chuyện rất tốt, nhưng đóng gói mình quá chặt trong vai trò của một "phụ nữ tốt" lại là một chuyện hoàn toàn khác. Làm như vậy lâu dần sẽ khiến chúng ta không còn quan tâm đến nhu cầu của bản thân nữa.

    Khi chúng ta xây dựng cuộc sống dựa trên việc tiêu hao bản thân quá mức, hy sinh nhu cầu của mình vì người khác, chúng ta sẽ khó tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, thất bại và chán nản trong cuộc sống. Nếu chỉ vì duy trì hình tượng "người hộ lý hoàn hảo" mà khiến cho bản thân luôn phải sống trong trạng thái gượng ép này, chúng ta sẽ phải trả một cái giá rất đắt, bởi vì mệt mỏi quá độ là một hình thức ngược đãi bản thân. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại – Cuộc sống của biết bao phụ nữ đã bị phá vỡ, chỉ vì suốt cuộc đời họ đã cam kết trở thành người phụ nữ tốt – một hình mẫu mà xã hội này luôn muốn nhào nặn cho chúng ta.

    Để phù hợp với người khác và được người ta mang ra so sánh, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều áp lực, cho nên chúng ta không dám ấp ủ một hy vọng ngông cuồng rằng cuộc sống sẽ đong đầy niềm vui. Vì sao lại không mong đợi một cuộc sống hạnh phúc? Tại sao không muốn nhận được tình yêu từ một người đàn ông tốt? Một trích đoạn trong cuốn Những chuyện của tuổi 60-70 (Doing Sixty and Seventy) của Gloria Steinem khiến tôi bị sốc mạnh:

    Tôi chưa bao giờ gặp một cô gái có thể hoàn toàn thoát khỏi tâm lý sống để được người khác cần đến, nói cách khác, đó là một người chỉ sống dựa vào ý thức của bản thân chứ không phải dựa vào ý thức của người khác. Khi chúng ta từ chối gánh vác quá nhiều trách nhiệm vì gia đình, chúng ta vẫn sẽ gánh quá nhiều trách nhiệm trong công việc; khi chúng ta không gán ghép tự trọng lên chồng hoặc con, chúng ta vẫn quá phụ thuộc vào cảm giác được cần đến – được đồng nghiệp và sếp cần đến, được người yêu và bạn bè cần đến, thậm chí là được tất cả những hoạt động (chính trị) mà đáng lẽ ra chúng ta phải được giải phóng cần đến.

    Lần đầu tiên đọc được đoạn văn này, tôi đã vô cùng ngạc nhiên: Trời ơi! Ngay đến những người tiên phong cho chủ nghĩa nữ quyền của chúng ta cũng đang đấu tranh vì phải trả giá quá nhiều! Khi hồi tưởng lại, tôi phát hiện rằng mỗi lần cảm thấy mất mát hoặc khó khăn, tôi đều gạt mình sang một bên để đáp ứng sự mong đợi của người khác – sự mong đợi có thể đến từ cha mẹ, bạn trai hoặc công ty mà mình đang phục vụ.

    Trong cuộc sống hàng ngày, có những lúc chúng ta không thể không đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình. Ví như rất nhiều đêm, tôi mệt đến mức ước gì được đổ sụp xuống giường ngay lập tức, nhưng vẫn phải căng mí mắt để cho con bú. Thế nhưng, rất nhiều người trong chúng ta luôn cảm thấy thật khó để nói "không" với yêu cầu của người khác, thậm chí là với cả những yêu cầu vô lý. Nếu việc yêu cầu nằm trong phạm vi khả năng của mình, thì phản ứng tức thì của chúng ta sẽ là: "Ok, tôi sẽ đến ngay."

    Khi chúng ta có được sự tự nhìn nhận tích cực, rằng chúng ta cũng đáng được hưởng sự quan tâm của người khác, lúc đó chúng ta mới có thể cân bằng được mong muốn của chúng ta. Chúng ta muốn phân

    Định một số giới hạn với mọi người. Vậy thì đừng khiến cho cuộc sống của chúng ta chỉ là một phản ứng đơn thuần trước những nhu cầu của người khác, chúng ta có thể biểu lộ sự thấu hiểu đối với cảm nhận của họ, làm cho họ biết rằng, tuy chúng ta rất quý trọng mối quan hệ với họ, nhưng chúng ta không thể đáp ứng mọi nhu cầu của họ; và chúng ta hy vọng rất cả những gì chúng ta có thể làm là có ích cho họ.

    Mỗi người chúng ta đều có thể bắt đầu đối xử với mình giống như đối xử với người khác, quan tâm đến bản thân mình giống như quan tâm đến người khác. Yêu cầu này có quá cao không?

    Với rất nhiều người, áp lực muốn chúng ta từ bỏ ước mơ không phải đến từ mẹ đẻ, mà là từ mẹ chồng. Rất nhiều bà mẹ chồng đòi hỏi chúng ta phải quên đi bản thân, hy sinh cả cuộc đời để chăm sóc cho sự nghiệp của con trai và các cháu của họ. Ở điểm này tôi thấy mình thật may mắn, vì khi kết hôn với Dave, cha mẹ của anh ấy không chỉ chấp nhận tôi là con dâu, mà còn xem tôi là con gái. Lenny, mẹ của Dave là mẫu phụ nữ có khả năng kết hợp hoàn mỹ nhiều vai trò: Làm cô giáo, làm lãnh đạo đoàn thể và làm mẹ. Hơn nữa, bà luôn cho tôi những góp ý để tôi xử lý tốt các vai trò của mình.

    Có lẽ bạn sẽ cảm thấy, do tôi đã được hưởng thụ một sự nghiệp tuyệt vời rồi mới có con, nên tôi có khả năng miễn dịch đối với triệu chứng mệt mỏi quá sức của phụ nữ. Thế nhưng, sau hai lần sinh nở, tôi đều mắc chứng đờ đẫn ngẩn ngơ do làm việc quá sức. Người đánh thức tôi thoát khỏi trạng thái này chính là Lenny. Có một hôm mẹ chồng thấy tôi mệt đến kiệt sức, mặt mày hốc hác, bà liền khuyên tôi phải dành ra một chút thời gian cho mình. Bà bắt tôi đi chơi quần vợt, đầu tiên là Dave đưa tôi đi, còn hiện tại tôi đã chơi rất đều đặn. Quần vợt khiến tôi cảm thấy mình khỏe khoắn và mạnh mẽ, tôi rất thích cái cảm giác tuyệt vời này. Hiện tại, chơi quần vợt đã trở thành me-time của tôi.

    Học cách nói "không"

    Một phụ nữ mạnh mẽ là người biết làm thế nào để nói "không". Một lần tôi thấy trên tờ The NewYorker có một bức tranh hoạt hình rất lớn. Một người đàn ông ngồi trong phòng làm việc, nhìn lịch, nói vào điện thoại: "Không, cuối tuần không được, thứ Năm tôi đã có kế hoạch rồi. Never (không bao giờ) thì sao, Never được chứ?" Tôi biết rất nhiều phụ nữ mạnh mẽ, nhưng tôi chưa biết những phụ nữ đó có thể nói "không" một cách dứt khoát như thế hay không; đó là vì, nói "không" là trái với điều mà phụ nữ chúng ta luôn được dạy: Phải nói "được".

    Điều đầu tiên chúng ta phải nói "không" là với bất kỳ hình thức lạm dụng nào trong cuộc sống. Làm việc quá sức chính là một hình thức lạm dụng, cho nên chúng ta phải cương quyết nói "không" với làm việc quá sức.

    Đối với sự lạm dụng của người khác với mình, cũng phải cương quyết nói "không". Khi tôi viết những dòng này, vụ ly hôn của người sáng lập ra Crazy English Lý Dương và vợ là Kim Lee đã lại một lần nữa làm dấy lên một cuộc tranh luận công khai về vấn đề bạo lực gia đình, và rất nhiều người đã đặt câu hỏi rằng liệu nó có liên quan đến văn hóa Trung Quốc hay không.

    Theo báo cáo của Nhân dân nhật báo, Trung Quốc có 35% các gia đình từng phát sinh bạo lực gia đình, con số này tương tự với tình hình ở các nước khác trên thế giới. Nhưng con số này chỉ là thống kê bạo hành về thể xác, hoàn toàn chưa bao gồm bạo hành về tinh thần, mà so với bạo hành về thể xác, bạo hành về tinh thần là vấn đề còn nghiêm trọng và khó nắm bắt hơn.

    Khi chúng ta không thể định nghĩa được một việc, thì không thể đưa ra biện pháp khắc phục. Trong vấn đề bạo hành gia đình này, điều khó khăn nhất đó là định nghĩa như thế nào là "bạo hành". Đó cũng là lý do vì sao tôi rất thích một định nghĩa về "bạo hành" trong cuốn Những quy định mới về hôn nhân (The new rules of marriage) của nhà tâm lý học Terence Lille, tác giả của hàng loạt sách bán chạy theo bình chọn của tờ New York Times:

    • Kêu gào la hét, lớn tiếng dọa dẫm;

    • Lời lẽ gay gắt: Bất kỳ câu nào cũng mở đầu bằng: "Đúng là cái loại..";

    • Sỉ nhục và chế giễu: Nói người khác là kẻ xấu xa hoặc đồ vô dụng; thái độ nhạo báng, chế giễu, châm biếm, hoặc trịch thượng;

    • Hoa tay múa chân chỉ trỏ đối với một người đã thành niên, nói anh/cô phải làm những gì, suy nghĩ như thế nào mới là đúng;

    • Luôn miệng hứa hẹn, nhưng chưa bao giờ giữ lời;

    • Nói dối hoặc thao túng: Cố tình bóp méo thông tin, hoặc giả vờ giả vịt, tìm cách thao túng bạn bè. Ví dụ: "Đừng lo lắng cho tôi. Tôi có phải dầm mưa cũng không sao. Cô cứ chơi vui vẻ đi."

    Tiến sĩ Lille giải thích rằng, có một danh sách các hành vi bạo hành như thế này là rất hữu ích, nếu một hành vi cụ thể nào đó không xuất hiện trong danh sách này, thì nó không phải là bạo hành. Nam giới và nữ giới đều có thể trở thành kẻ bạo hành, cho nên trong tất cả các mối quan hệ bạn đều phải đề phòng bị bạo hành.

    Sở dĩ bạo hành rất khó xác định, là do đa số những kẻ bạo hành hoàn toàn không phải là những kẻ tồi tệ độc ác giống như trong phim. Bản thân kẻ bạo hành cũng là người, có nghĩa rằng họ cũng vẫn tỏ ra tử tế và hào phóng, hơn nữa họ thường không biết là mình đang bạo hành người khác. Trong đầu họ, bản thân mình cũng là người bị hại, bị hiểu nhầm, bị công kích, hành vi bạo hành của bản thân chẳng qua chỉ là một phản ứng với các kích thích mà thôi. Nếu một người trưởng thành muốn chịu trách nhiệm đối với tất cả các mối quan hệ, thì phải có khả năng khống chế được cảm xúc của mình, còn rất nhiều những kẻ bạo hành rõ ràng ngay cả khả năng kiềm chế những cảm xúc cơ bản nhất cũng không có.

    Thế nhưng, những kẻ bạo hành không ý thức được hành vi của họ, hoàn toàn không có ý thức giảm nhẹ đi sự nguy hiểm trong hành vi của mình, đặc biệt đối tượng bạo hành của họ lại thường là những người bên cạnh luôn muốn quan tâm chăm sóc cho họ. Khi chúng ta bỏ qua hoặc bao che cho sự bạo hành, nó sẽ không biến mất, mà chỉ càng trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi. Nếu có trẻ em chứng kiến, thì hành vi bạo hành sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực hơn nữa đến sự phát triển tâm lý của chúng, bởi vì những đứa trẻ chứng kiến cảnh tượng bạo hành này, tương lai cũng có thể trở thành một kẻ bạo hành hoặc bị bạo hành.

    Bạo hành tuyệt nhiên chẳng có bất kỳ lý do nào để trở thành một phần cuộc sống của bạn. Trên thế giới này có rất nhiều đàn ông và phụ nữ tốt, họ không bạo hành ai và cũng không chịu để ai bạo hành. Tuyệt đối không nên yêu hoặc lấy kẻ bạo hành bạn. Nếu bạn đời có hành vi ngược đãi bạn, hãy lập tức tìm đến sự giúp đỡ của người thân. Bạn bắt buộc cũng phải yêu cầu cho mình một gia đình hoàn toàn lành mạnh.

    Đồng thời, vì không mong muốn bạo hành tràn lan trong xã hội này, chúng ta cũng không nên dung túng cho hành vi bạo hành phát sinh từ anh chị em, bạn bè hoặc đồng nghiệp của mình. Chúng ta phải vứt bỏ vai trò thụ động truyền thống, ngăn chặn bạo hành lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong xã hội, vì bản thân và những người mình yêu thương, hãy hói "không" với bạo hành.

    Đồng thời, chúng ta cũng đang sáng tạo ra văn hóa, văn hóa đó sẽ thiết lập trên nền tảng giá trị nhân phẩm và tôn trọng lẫn nhau. Nếu chúng ta cùng chung tay nói "không" với bạo hành, thì trong quá trình trưởng thành của một thế hệ, sẽ không còn bất cứ người nào nói rằng bạo hành là một phần thông thường trong văn hóa Á đông.

    Làm thế nào để tự thưởng cho mình

    Tôi may mắn có thể liệt kê ra trong danh sách bạn bè của mình rất nhiều phụ nữ mạnh mẽ. Họ là những người:

    • Mạnh mẽ, lạc quan, tự tin;

    • Dù kiêm nhiệm nhiều vai trò của phụ nữ: Sự nghiệp, làm mẹ.. họ đều có thể dễ dàng làm tốt bổn phận của mình, mà vẫn có thời gian gặp gỡ bạn bè;

    • Rất bình thản với những lựa chọn của mình trong cuộc sống. Họ cảm thấy tất cả đều rất chắc chắn, hơn nữa còn tràn đầy nhiệt huyết với tương lai của mình;

    • Mỗi ngày họ vẫn học tập, vẫn trưởng thành. Họ liên tục phát hiện thêm những điều mới của bản thân.

    • Có khả năng hướng thiện mạnh mẽ, có sức hấp dẫn đối với người khác. Họ rất được lòng người, có sức ảnh hưởng rộng rãi. Khả năng ấy mang đến cho họ nhiều điều tốt đẹp và nhiều cơ hội trong cuộc sống.

    Điểm chung của họ không phải ở đặc điểm nào đó, mà là một thói quen. Mỗi người trong số họ đều xuất phát từ một lập trường thực tế nhất với mình để đối mặt với cuộc sống. Với phụ nữ ngày nay, "tự thưởng cho mình" là bài học quan trọng nhất, cũng là bài học khó nhất trong cuộc sống. Vì rốt cuộc, dù có thế nào chúng ta cũng không muốn bị người khác buộc tội ích kỷ.

    Nhưng thực tế là, khi chúng ta luôn sống trong trạng thái hy sinh quá nhiều và áp lực quá mức, mong muốn có thể giúp đỡ người khác bất cứ lúc nào, thì cuối cùng chúng sẽ chẳng thể giúp được ai. Nguyên nhân khiến cho việc tự thưởng cho mình thực sự rất khó đó là: Là một phụ nữ, chúng ta được dạy phải đối xử chân thực với tất cả mọi người, trừ bản thân mình ra!

    Đối với một thế giới luôn đặt lên vai chúng ta quá nhiều kỳ vọng, nhưng lại cố tình lờ đi việc chúng ta là ai, chúng ta muốn gì, làm thế nào chúng ta mới có thể tự thưởng cho mình được đây? Nếu muốn làm rõ điều này, trước tiên chúng ta hãy tĩnh lặng lại, gạt đi những âm thanh ồn ào ngoài kia, lắng tai nghe tiếng nói bên trong của chúng ta.

    1. Xác định những thời khắc khiến tâm hồn được thư thái trong cuộc đời. Nhớ lại cái thời khắc tâm hồn phơi phới hân hoan của năm ngoái. Thời khắc này khiến bạn cảm thấy mình mạnh mẽ, tất cả đều nằm trong tầm tay, bạn hạnh phúc và đắm mình trong tất cả các công việc, quên đi thời gian đang trôi, đạt được cảm giác say mê tan chảy. Khi bạn đang làm gì, ở đâu, cùng với ai, một lần nữa tưởng tượng rằng bạn đang ở trạng thái của thời khắc đó, càng cụ thể sinh động càng tốt. Khi bạn nghĩ đến thời gian ấy, bạn sẽ cảm thấy mình đang thay đổi. Bạn hãy thả lỏng cơ thể, thở đều, thậm chí là tự mỉm cười. Đây là phương pháp rèn luyện giúp bạn xác định được năng lượng và nhiệt huyết tự nhiên của mình.

    2. Hạ quyết tâm sáng tạo ra nhiều những thời khắc như vậy hơn nữa. Khi bạn đóng vai trò làm con gái, bạn gái, làm vợ, làm mẹ, làm người phụ nữ của công việc, những nhân tố nào có thể mang đến sự vui vẻ cho bạn? Hãy bắt đầu tạo ra nhiều những thời khắc như vậy hơn nữa. Sắp đặt lại cuộc sống và công việc của mình, tập trung vào những việc mang lại nhiều trải nghiệm thú vị hơn. Ưu tiên cho những công việc này và hủy bỏ những hoạt động khác trong danh sách các hoạt động của bạn.

    Những năm 70 của thế kỷ 20, cùng với sự suy giảm về tốc độ phát triển kinh tế của các nước công nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp đã ý thức được rằng, họ không thể làm được tất cả mọi việc. Họ phải đưa ra lựa chọn, còn phải xem xét đến cách thức lựa chọn. Chiến lược của công ty cũng chỉ đạo việc quản lý công ty. Hai giáo sư Clark Gilbert và Joseph Bauer của Học viện Thương mại thuộc Đại học Harvard đã phát hiện, đối với các công ty, chỉ có chiến lược không thôi là chưa đủ; kế hoạch và thực tế thường tồn tại sự khác biệt rất lớn. Vấn đề nằm ở sự điều phối thực tế các nguồn lực trong các hoạt động kinh doanh của công ty.

    Ví dụ có một trường hợp thất bại như thế này: Một công ty báo chí truyền thông Mỹ không theo kịp với tốc độ điều chỉnh khi chuyển đổi sang mạng internet. Mấy năm trước, Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO của công ty quyết định chuyển trọng tâm từ xuất bản báo giấy sang báo mạng, nhưng trên cấp độ thực hiện, một đại diện bán hàng quảng cáo đã làm một phép tính thế này: "Tôi đảm bảo doanh thu quảng cáo từ khách hàng quen là 40.000 đô-la; trong khi nếu tôi cố gắng hết sức để tìm kiếm khách hàng mới, bán quảng cáo cho họ trên các website, doanh thu cũng chỉ nằm ở mức 2.000 đô-la." Vì thế sau mỗi ngày làm việc, anh ta vẫn theo cách làm cũ, dồn hết thời gian và sức lực của mình vào việc bán quảng cáo trên báo cho khách hàng quen.

    Đại diện bán hàng này cộng thêm hàng ngàn đồng nghiệp của anh ta, như vậy là sẽ có hàng triệu quyết định phân bổ nguồn lực mỗi ngày, điều này gây nên trở ngại cho quá trình chấp hành chiến lược chuyển đổi sang mạng internet của công ty. Kết quả là, tình hình kinh doanh của công ty này giảm sút nghiêm trọng, hiện đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính.

    Trong cuộc sống, tôi cũng phải đối mặt với cùng một vấn đề như công ty này. Một loạt những việc cần ưu tiên xem xét đã cướp mất nguồn lực của tôi. Tôi đang ra sức cố gắng để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, có một sự nghiệp tuyệt vời, làm một người vợ đảm, nuôi dạy con ngoan, thông qua tư tưởng mới và kinh nghiệm sẵn có để học tập và trưởng thành, chăm sóc bạn bè của mình, giữ cơ thể luôn luôn khỏe mạnh.. Thế nhưng, thời gian và sức lực của tôi là có hạn. Có thể nói rằng, tôi có một số việc cần ưu tiên, nhưng bất kỳ việc nào trong số đó có thành công hay không, quyết định bởi tôi phân bổ cho nó bao nhiêu sức lực.

    Đối với tôi, ngoài 40 tuổi đồng nghĩa với việc cuộc đời dường như không còn là vô tận như trước kia nữa. Nghĩ lại, có những lúc tôi đã phân bổ sai nguồn năng lượng của mình, như dành quá nhiều thời gian và tâm trí cho bạn trai; những người giờ đây không còn quan trọng đối với tôi nữa, nhưng đó đã là quá khứ, và quá khứ thì không thể nào vãn hồi lại được.

    Lúc trẻ, tôi luôn muốn sống ở nơi khác, tôi cố gắng lao về phía nó. Giờ đây tôi nhận ra rằng, tương lai chính là hiện tại, nguồn lực quý báu nhất chính là thời gian, vì thế tôi bắt đầu xem xét một cách cẩn thận để phân phối nó một cách hợp lý nhất. Nếu tôi đọc báo hoặc xem ti vi mà thấm thoắt đã mất một giờ, một giờ đó cũng sẽ không tìm lại được. Tôi cũng không vắt kiệt sức mình như trước đây nữa, bởi vì cuộc đời tôi đã không còn hoàn toàn ở trước mắt tôi nữa.

    Có thể bạn sẽ nghĩ rằng, tuổi trung niên ập đến là một điều đáng buồn với chúng ta, nhưng đối với tôi, đó lại là một hình thức giải phóng. Nét đẹp nhất của sự chín chắn đó là có được một góc nhìn thực sự. Tôi quyết tâm tập trung năng lượng của mình vào những người và những việc quan trọng nhất, chỉ có làm như vậy tôi mới có thể thực sự đang tự thưởng cho mình.

    Để trả lời cho câu hỏi như thế nào là thực sự tự thưởng cho mình, tôi cho rằng khái niệm "phân bổ nguồn lực" trong giáo trình MBA là đặc biệt chuẩn xác. Cảm giác thoải mái đến từ việc hiểu được những điều mà bản thân cần quan tâm, và thực hiện được những điều ấy trong cuộc sống.

    Người ta thực sự sẽ đặt ra câu hỏi cho sự lựa chọn của tôi. Động cơ của họ có khi rất vị kỷ – họ cảm thấy lựa chọn của tôi không phải là tốt nhất đối với cuộc sống của họ; cũng có khi, họ cảm thấy lựa chọn của tôi là không chính xác với cuộc sống của chính tôi. Thế nhưng, tôi nhận thấy rằng, để có thể tạo dựng nên những thành tựu, chúng ta chắc chắn sẽ phải khiến cho một số người thất vọng.

    Có lẽ là do tôi khá tự tin, mọi người luôn đặt ra yêu cầu đối với thời gian của tôi. Để đạt được một số mục tiêu của mình họ phải tìm sự giúp đỡ, vì thế tên của tôi trở thành cái tên nảy ra trong đầu họ. Nếu muốn tư vấn miễn phí cho tất cả những người tìm đến tôi để mong được tư vấn hướng nghiệp mà không làm bất kỳ việc gì khác, vậy thì đối với bản thân tôi đây cũng là hai công việc toàn thời gian. Cho nên blog chính là cách thức mà tôi có thể giúp đỡ họ ngoài giờ làm và cuộc sống bình thường của tôi.

    Nhưng có những người rất tham lam – dù bạn có cho họ bao nhiêu chăng nữa, họ vẫn luôn muốn nhiều hơn. Thông thường, người đưa ra yêu cầu bất hợp lý nhất là những người thất bại nhất trong cuộc sống cá nhân. Nếu bạn luôn muốn đáp ứng những yêu cầu vô lý của họ, thì những người như họ sẽ ngày càng nhiều. Cương quyết nói "không", họ sẽ học được cách tôn trọng bạn. Chúng ta có quyền yêu cầu người khác phải cư xử với mình như thế nào.

    Mọi người sẽ càng yêu bạn hơn

    Khi chúng ta tiến hành phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong cuộc sống, sẽ xảy ra những điều sau đây:

    • Có nhiều thời gian hơn, vì chúng ta tập trung vào ít việc hơn, và lại có thể làm tốt những việc ấy;

    • Có mục đích sống hơn, vì chúng ta lưu ý đến những việc cụ thể, mà không phải đi làm hài lòng tất cả mọi người;

    • Cảm thấy cuộc sống cân bằng hơn, vì mỗi lĩnh vực trong cuộc sống có thể cho chúng ta sức mạnh, chứ không phải làm tổn hao năng lượng của chúng ta;

    • Có thể làm nhiều điều cho người khác hơn, vì khi đã xác định được nhu cầu của mình, chúng ta cũng tìm lại được năng lượng cần thiết để giúp đỡ người khác.

    Không nên vướng vào những vấn đề sâu xa, ví dụ như "Tôi là ai". Ngược lại, phải điều phối hợp lý nguồn lực của mình vào những việc quan trọng nhất đối với bản thân bạn.

    Hãy mạnh dạn hành động. Biết bạn cần phải làm gì là một chuyện, bắt tay vào hành động lại là chuyện khác. Học cách làm theo trái tim mình, bạn sẽ bị thôi thúc thực hiện một số thay đổi lớn nhỏ, ví như kết nối với sếp, điều chỉnh trách nhiệm của bạn; hoặc như cắt đứt những mối quan hệ đang trói chân bạn.

    Phân bổ hợp lý những nguồn lực là một thói quen. Điều nghịch lý là, càng trở thành một phụ nữ lấy mình làm trung tâm, người khác sẽ càng yêu bạn hơn. Khi đối diện chân thực với bản thân mình, chúng ta sẽ thu hút được người khác, bất kể là nam hay nữ, họ đều thực sự muốn tiếp cận chúng ta.

    Ngày nay chúng ta càng hiểu hơn rằng, sống chạy theo kỳ vọng của người khác là một sự độc đoán. Hãy mạnh dạn loại bỏ những quy tắc chuyên quyền này của xã hội, làm cho bản ngã của mình như được sinh ra một lần nữa, giống như một con bướm phá kén bay ra. Thực sự là chính mình, sống giản đơn vui vẻ, không xin lỗi, và cũng chẳng cần giải thích.

    Khi bạn đối diện chân thực với mình, Mr. Right sẽ xuất hiện trong ngày nào đó – tuýp đàn ông muốn trở thành một người bạn đời thực sự, xứng đáng với bạn và làm cho bạn tự hào, đó quả thật là một món quà hấp dẫn. Khi Dave vừa tròn 40, giống như bất kỳ những người đàn ông trung niên điển trai khác, anh ấy cũng bận rộn với việc hẹn hò cùng hàng loạt các chân dài trẻ đẹp. Sau này khi chúng tôi quen nhau, theo lời "tự thú' của mình, anh ấy nói rằng" đã nhanh chóng tẩu thoát khỏi những vệ tinh này ".

    Cuối cùng chỉ còn lại anh và tôi.

    Bởi vì khi bạn là một phụ nữ chín chắn, hấp dẫn và có tất cả, bạn đã có đầy đủ khả năng để" quyến rũ"được một người đàn ông tuyệt vời, những điều này hoàn toàn không có ở những cô nàng búp bê xinh đẹp.
     
  11. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    Chương 7. Khám phá những khả năng vô tận trong cuộc đời bạn

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Người trưởng thành nhanh nhất là những người luôn đầy ắp sự hiếu kỳ trên mỗi cương vị mới, họ giống như một miếng bọt biển, luôn không ngừng tiếp thu và học hỏi. Họ được gọi là intellectual curiosity (hiếu kỳ có trí tuệ), tò mò với những điều chưa hiểu và muốn làm chủ chúng.'

    Trương Hân​

    Nếu bạn đang độc thân, tuyệt đối đừng để uổng phí thời gian độc thân ấy. Giai đoạn độc thân vô cùng quan trọng. Nó chính là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn lắng nghe trái tim và theo đuổi mơ ước của mình, và cách bạn thực hiện những điều này hoàn toàn khác với lúc đã có bạn đời.

    Nếu bạn cho rằng sau này sẽ có nhiều thời gian và sức lực để quan tâm đến mình hơn, thì hãy quẳng cái suy nghĩ ấy đi ngay lập tức. Càng về sau, cuộc sống chỉ ngày càng khắt khe hơn với bạn mà thôi. Có lẽ chẳng bao lâu nữa bạn sẽ phải đảm nhận những trách nhiệm mới mẻ và dài hạn, cuộc sống của bạn sẽ chỉ xoay tròn trong những trách nhiệm ấy mà thôi.

    Cho nên, hãy tận dụng hết những năm tháng quý báu này, để khám phá những khả năng vô tận trong cuộc đời bạn.

    Tận hưởng khoảng thời gian tự do ngắn ngủi

    Đây là khoảng thời gian duy nhất trong cuộc đời mà bạn có thể ích kỷ một chút, tư lợi một chút, cho nên tuyệt đối đừng nên lúc nào cũng than vãn là chán ở nhà, mong sớm lấy chồng. Sau khi rời khỏi nhà bố mẹ, trước khi bước vào một gia đình mới chính là khoảng thời gian quý giá nhất!

    Bây giờ bạn cần ra khỏi nhà và làm bất cứ điều gì bạn muốn. Ăn chút gì cho buổi tối? Có nên thay đổi công việc không? Có cần đổi đối tượng hẹn hò không? Có nên mua đôi giày đắt cắt cổ kia không? Tất cả những việc ấy, sau này bạn rất khó có thể làm được. Những giây phút độc thân này sẽ là khoảng thời gian duy nhất bạn có thể được một mình thử sức, được thi thố tài năng, được sống, được yêu và được cười.

    Độc thân sẽ là những năm tháng tươi đẹp nhất trong cuộc đời bạn – hơn nữa nó nhất định sẽ là những năm tháng ngông cuồng nhất, nhiều màu sắc nhất, trưởng thành nhanh nhất và học hỏi được nhiều nhất. Không được đánh mất tự tin, quyết định đưa ra dựa trên sự tự tin sẽ luôn luôn đúng. Trong giai đoạn này, tất cả các cánh cửa đều không đóng với bạn, tất cả các cơ hội cho tương lai đều mở rộng với bạn, vậy thì hãy sẵn sàng lao vào thế giới mà bạn chưa biết ở phía sau cánh cửa đó đi.

    Tự do là phần thưởng lớn nhất dành cho trạng thái độc thân của bạn. Các nhà triết học nói với chúng ta rằng, tự do là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành về tinh thần. Cho nên, hãy tận dụng tốt khoảng thời gian đặc biệt này để nghĩ xem mình là ai, muốn gì và làm thế nào để trở nên đặc biệt – hãy sải rộng đôi cánh của bạn, bay đi khám phá bản thân mình.

    Khi còn độc thân và vẫn chưa đính hôn, phải tập trung cho sự nghiệp của bạn. Đừng để sự nghiệp của mình bị những nhân tố như: Chuyên ngành bạn đã học, áp lực từ bạn bè cùng trang lứa, con cái những người bạn của bố mẹ thành công ra sao.. chi phối; cũng không nên vì chờ đợi kết hôn hoặc làm mẹ mà trì hoãn sự nghiệp của mình. Khi lựa chọn công việc, nhất định phải tuân theo ý thích của mình, hoặc chỉ chú trọng vào công việc có liên quan đến những điều mà bạn thích nhất.

    Sự nghiệp đầu tiên của tôi khởi động chậm chạp

    Mấy năm đầu khi đến với Los Angeles, công ty mà tôi luôn thèm muốn là Maguire Thomas Partners. Khi đó nó là một công ty mang trong mình tinh thần sáng tạo đầy đủ nhất, tài chính dồi dào nhất, dám mạo hiểm nhất, tóm lại nó là công ty phát triển bất động sản tuyệt vời nhất.

    Maguire được biết đến với tòa nhà văn phòng cao nhất được xây tại bờ Tây. Để xây dựng được cả một tòa nhà văn phòng như vậy, bao nhiêu sự cạnh tranh khốc liệt trước đó đều không cần tôi phải kể ra nữa – bản thân hình ảnh hùng tráng chọc trời của nó đã nói lên tất cả. Toàn bộ nhân viên và quy trình hoạt động bên trong công ty này đều có thể gọi là" chiến đấu cơ trong các loại máy bay ". Tôi rất thèm muốn được làm việc cùng với họ. Thế nhưng tại thời điểm ấy – với tôi đó là điều không thể, Maguire cũng không tuyển thực tập sinh, hơn nữa những năm đó cũng chưa có internet, với nó tôi đơn giản là không có cửa để vào. Còn có thêm một vấn đề nhỏ nữa: Những nghề nghiệp mà tôi yêu thích đều là những nghề rất nam tính, nhưng trên thực tế tôi lại hầu như chẳng có bất kỳ hiểu biết nào đối với nam giới. Về mặt này, tôi phải chăm chỉ học hỏi.

    Mới đầu tôi thực sự thấy nản lòng. Sau này, qua điều tra, tôi phát hiện Maguire có hai đối tác cao cấp là giám đốc Hiệp hội Công nghiệp xây dựng thuộc Đại học Nam California (USC Architectural Guild), mà hiệp hội này là tổ chức gây quỹ từ thiện của Học viện Kiến trúc Nam California. Vậy là tôi đã có cách để tiếp cận" cửa sau "với Maguire. Tuy không có tiền để tham gia các buổi gây quỹ lộng lẫy của họ, nhưng tôi có thể dùng tư cách là một tình nguyện viên để" quyên góp "thời gian của tôi. Thế là mỗi tuần tôi đều dành ra mười tiếng để làm công việc này. Lúc đó chưa có hòm thư điện tử, cho nên mỗi hoạt động đều cần rất nhiều thao tác thủ công, ví dụ như dán phong bì, dán tem, sắp đặt ghế ngồi.. Tôi làm tất cả mọi việc, và hoàn toàn không nhận thù lao. Công việc phía sau hậu trường của tôi đảm bảo cho những buổi quyên góp này luôn diễn ra một cách trang trọng và hoàn hảo, với sự tham gia của đầy đủ các khách VIP.

    Đương nhiên, những gương mặt VIP này không phải là những kẻ ngốc. Mấy tháng sau, trong dự thảo hoạt động của hiệp hội, tôi đã chính thức trở thành một" thành viên hội đồng ". Như vậy, sau hai năm làm công việc của một tình nguyện viên, tôi chính thức được bổ nhiệm làm thành viên hội đồng quản trị của tổ chức từ thiện này. Mọi người lấy làm ngạc nhiên và thắc mắc:" Một tổ chức từ thiện nổi tiếng như vậy, tại sao cô gái gốc Hoa trẻ măng này lại chen chân được vào Hội đồng quản trị? Cô ta nhất định rất giàu có! "

    Lúc đó, tôi đã giành được sự tín nhiệm của hai giám đốc điều hành công ty Maguire trong Ban quản trị, cho nên tôi có thể hỏi thăm họ một cách tự nhiên về những việc mà tôi có thể giúp được cho công ty.

    Cứ như vậy, tôi đã có được công việc trong mơ đầu tiên của mình – trợ lý một dự án trong công ty. Đối với rất nhiều người, công việc này có vẻ như không lý tưởng lắm – tôi là nữ nhân viên duy nhất không làm thư ký trong công ty, trong khi lương của tôi lại không bằng một nửa lương thư ký. Nhưng tôi thực sự đã sung sướng đến phát cuồng.

    Nhìn lại, nếu phải chấm điểm cho công việc làm nhà phát triển bất động sản của mình, tôi sẽ cho mình điểm A-. Đây không phải là tự khen, vì lúc đó tôi làm việc rất chăm chỉ, và cũng kiếm được rất nhiều tiền. Tiền tôi kiếm được thời đó thuộc vào hàng cực ít so những phụ nữ cùng lứa tuổi có thu nhập cao nhất toàn nước Mỹ. Bây giờ tôi đã hiểu bất động sản không phải là lĩnh vực phù hợp với tôi, nhưng lúc đó tôi vẫn chưa nhận ra điều này. Lý do ư? Rất đơn giản: Vì tôi chỉ biết mỗi nghề này. Vì thế tôi bị mắc kẹt trong đó, không thể tự thoát ra được.

    Đọc đến đây, có lẽ sẽ có người nghĩ rằng mười năm tôi vừa phục vụ cho người khác, vừa bỏ không hai tấm bằng thạc sỹ vào cái nghề bất động sản mà sau này tôi không làm nữa này quả là phí phạm, nhưng tôi hoàn toàn không nghĩ như vậy. Đơn giản vì hàng ngàn giờ đồng hồ đó của tôi không phải hoàn toàn chỉ dành để ngồi thiết kế độ rộng của vỉa hè, lập kế hoạch lưu thông tiền tệ, điều có giá trị nhất đối với sự phát triển của tôi sau này là một số kỹ năng mềm mà tôi trau dồi được trong những năm đó:

    • Sự tự tự tin đạt được thông qua việc dấn thân vào xã hội;

    • Hiểu được cách kết nối với kẻ mạnh;

    • Làm thế nào để hấp thu và tiêu hóa được các loại tri thức từ những nguồn khác nhau, hình thành nên cách thức nhìn nhận vấn đề có hệ thống, có thứ tự. Những tri thức này bao gồm: Kỹ thuật kết cấu, thiết kế kiến trúc, tài chính, chính trị.. ;

    • Làm thế nào để không bị những khó khăn trước mắt đánh gục (điều này rất khó thực hiện, ví dụ như một khu đất vô giá trị), có thể mạnh dạn hướng tới tương lai, tập trung vào kế hoạch dài hơi;

    • Làm thế nào để phát triển một ý tưởng, và bán được nó đi;

    • Làm thế nào để tạo dựng được thương hiệu riêng của mình, làm cho những người có khả năng khuấy động quần chúng bị bạn thu hút, và muốn làm việc cùng bạn;

    • Làm thế nào để thiết lập mối quan hệ thực sự với người khác.

    Tất cả những kỹ năng này đều có tác dụng vô cùng quan trọng đối với sự trưởng thành của tôi, và trở thành nhân tố mấu chốt để tôi được bổ nhiệm làm Phó thị trưởng thành phố Los Angeles vào năm 31 tuổi. Tất cả những điều này đều phải ghi công cho việc tôi luôn tràn đầy nhiệt huyết và sức sống đối với con đường riêng của mình, có thể dành trọn tâm trí và sức lực để đi sâu vào các quá trình học tập khác nhau. Giờ đây nhìn lại, những điều tôi đạt được ở tuổi ngoài 20, chỉ là hoàn toàn không dựa theo thiết kế ban đầu của tôi mà thôi.

    Thời kỳ cuối làm việc trong tòa thị chính, nửa đêm nằm trên giường, tôi luôn chất vấn mình sẽ làm gì sau khi kết thúc sự nghiệp chính trị. Lúc đó, tâm trí tôi vẫn luôn bị sự nghiệp phát triển bất động sản ám ảnh. Sẽ đến công ty nào, làm chức vụ gì?

    Khi nhiệm kỳ bốn năm sắp kết thúc, tôi âm thầm liên hệ với một chuyên gia săn đầu người, cậu ấy phục vụ cho Heidrick & Struggles, một công ty tuyển dụng uy tín nhất thế giới. Tôi hẹn cậu ta đi ăn sáng.

    Tôi: Thời gian gần hết rồi. Tôi chuẩn bị quay lại với nghề bất động sản đây.

    Chuyên gia săn đầu người: Vị trí hiện tại của cậu khá cao, lại nghỉ hưu khi còn quá trẻ. Mọi người đều đang nhìn chằm chằm vào cậu. Cho nên cậu cần đảm bảo bước tiếp theo của mình chỉ được phép thành công mà không được phép thất bại.

    Tôi: Chẳng phải hai chúng ta đang nói đến điều này sao?

    Chuyên gia săn đầu người: Đúng.. cậu có thể được đảm bảo, lựa chọn con đường sự nghiệp tiếp theo phải có thể khiến cậu đạt được thành công thực sự.

    Sao đây.. cuộc nói chuyện này bắt đầu khiến tôi có cảm giác chưa thể đi đến hồi kết được.

    Tôi: Tớ làm một nhà phát triển chẳng phải là rất tốt sao? Hai học vị thạc sỹ của tớ cũng đều thuộc lĩnh vực này mà.

    Chuyên gia săn đầu người: Joy, cậu là một nhà phát triển giỏi. Nhưng nói thật nhé, ngay trong cái thành phố Los Angeles này, cũng đầy rẫy những người xuất sắc hơn cả cậu. Tớ là bạn cậu, tớ luôn hy vọng cậu thành công. Cậu nên tập trung vào thế mạnh thực sự của mình.

    Trời ơi! Dường như tôi đã lờ mờ nhìn thấy cả cuộc đời của mình lóe lên trước mắt. Tôi mới 35 tuổi. Lẽ nào sự nghiệp của tôi đã đến đỉnh rồi sao? Lẽ nào sự nghiệp, cuộc sống của tôi đến đây sẽ phải từ từ xuống dốc rồi sao?

    Tôi: Tôi vẫn cho rằng thế mạnh thực sự của mình là phát triển bất động sản.

    Chuyên gia săn đầu người: Tôi nhận thấy thế mạnh của cậu là giao tiếp. Cậu có thể trò chuyện với các CEO, cũng có thể tán gẫu với những kẻ vô gia cư. Cậu rất hào phóng, bằng một cách rất bản năng cậu có thể cảm nhận được người khác cần gì, và còn có thể tìm ra cách cho họ những điều họ cần. Cậu có thể liên kết một cách rất có sáng tạo các ý tưởng lại với nhau. Những việc này cậu có thể làm tốt hơn bất cứ ai.

    Tôi: Những điều này có liên quan gì đến nghề nghiệp của tôi? Lẽ nào cậu cho rằng tôi nên làm nghề bán hàng?

    Chuyên gia săn đầu người: Không hề. Bán hàng là công việc của nhiều người, mà khả năng của cậu lại cá nhân hơn một chút, là một chọi một. Tôi cho rằng cậu nên cân nhắc nghiêm túc một chút đến nghề săn đầu người này. Tôi muốn giới thiệu cậu đến với công ty của chúng tôi.

    Kỹ năng A+ của bạn là gì?

    Khi xem xét lại, những kỹ năng A+ mà người bạn là chuyên gia săn đầu người ấy chỉ ra cho tôi, chính là những kỹ năng then chốt khiến tôi thành công trong sự nghiệp lãnh đạo thành phố trước đó và trong nghề tư vấn tuyển dụng sau này. Khi đang làm trong nghề phát triển bất động sản, giới truyền thông chẳng có hứng thú phỏng vấn tôi. Cho đến nay, tất cả các dấu vết mà tôi để lại trên thế giới này, đều là từ sau khi tôi từ bỏ nghề bất động sản.

    Khi tôi làm nhà phát triển, làm là làm, chơi là chơi, rất rõ ràng; còn bây giờ tôi luôn vui vẻ như vậy, chính là do công việc hiện tại chỉ là một phần mở rộng của tôi; hơn nữa, công việc tuy có những thách thức, nhưng đồng thời nó cũng là một hình thức thể hiện bản thân của tôi. Giới hạn giữa làm việc và vui chơi của tôi hiện tại rất mờ nhạt.

    Kỹ năng A+ của bạn là gì? Điều gì khiến bạn cảm thấy rằng, khi làm nó, bạn có thể đạt được cảm giác say mê tan chảy một cách rất tự nhiên, cảm thấy hân hoan vui sướng vì mình đang sống trên đời này?

    Tôi rất may mắn vì đã có một người bạn tổng kết được một cách vô cùng chính xác những kỹ năng A+ của mình. Khi anh ấy tổng kết cho tôi, phản ứng đầu tiên của tôi là bị làm cho lúng túng." Đúng vậy, "tôi nghĩ," tôi thực sự thích tổ chức party, giúp những người thú vị thiết lập mối liên hệ, đó chẳng phải là công việc hay sao! "Tôi không thể nào tin được" tiếp xúc với người khác "hay" truyền tải ý tưởng "lại có thể được xem là" kỹ năng ". Tôi cho rằng" kỹ năng "phải là những thứ cần dành nhiều thời gian mà chưa chắc đã học được, như học tiếng Latin, học Tài chính..

    Là người Á Đông, chúng ta rất quen với quan niệm cố gắng học hỏi, sẵn sàng chịu đựng, cho nên chúng ta nghiễm nhiên cho rằng làm việc là phải vất vả. Nếu bạn cảm thấy công việc diễn ra thật dễ dàng, thật tự nhiên, thì bạn đã đi ngược với trực giác của mình mất rồi.

    Tôi nghĩ thế này: Đúng, làm việc là phải vất vả. Để đạt được cảm giác say mê, chúng ta phải thách thức với giới hạn tận cùng của khả năng. Nhưng chúng ta phải xoay quanh những kỹ năng A+ tự nhiên nhất trong bản thân để lựa chọn loại hình công việc.

    Bạn có muốn biết những nhân vật siêu thành công mà tôi quen biết trong những năm qua là người như thế nào không? Họ không phải là siêu nhân. Nếu ngồi xuống mà đánh giá những người này giống như khi chúng ta làm nghề tuyển dụng, bạn sẽ phát hiện, không phải trên tất cả các lĩnh vực họ đều có kỹ năng A+, mà kỹ năng A+ của họ chỉ biểu hiện trên khía cạnh kỹ năng then chốt cần thiết trong lĩnh lực nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn.

    Để có được cảm giác thỏa mãn từ nghề nghiệp, bạn phải biết cách sử dụng thế mạnh của mình và đem lại ý nghĩa cho cuộc sống. Tal Ben-Shahar, một giáo viên người Israel kể rằng:" Khi tốt nghiệp đại học, giáo sư của tôi đã nói một câu thế này: 'Cuộc đời rất ngắn ngủi. Khi lựa chọn đường đi, trước tiên cậu phải khẳng định mình có thể làm tốt những việc nào. Từ những việc ấy, hãy chọn ra một việc cậu muốn làm. Sau đó, tiếp tục thu hẹp phạm vi lựa chọn, tìm đến công việc cậu rất muốn làm. Cuối cùng, chọn ra việc cậu muốn làm nhất – và kiên trì thực hiện nó.' "

    Khi chính thức trở thành một chuyên gia tuyển dụng, tôi thường xuyên kinh ngạc bởi mỗi người đều có những khả năng rất đặc biệt, rất độc đáo. Sơ yếu lý lịch của hai ứng viên có thể không thua kém gì nhau, nhưng khi mặt đối mặt trực tiếp với họ, hai người lại cho tôi hai cảm giác hoàn toàn khác biệt. Chúng ta mang những kỹ năng khác nhau đến thế giới này, vì thế, ý nghĩa cần có và phương thức để phát hiện ra ý nghĩa cuộc sống của mỗi người là không giống nhau.

    Dưới 40 tuổi, không nên quá lo ngại về sự nghiệp của mình

    Sự nghiệp của bạn không phải là thành tựu trong vài năm, mà phải trải qua nửa thế kỷ tiếp theo. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ có công việc tốt, công việc tệ; có sếp tốt, có sếp tệ. Thế mạnh của bạn sẽ dần dần xuất hiện theo thời gian.

    Không nên vì trong phút chốc chưa tìm được công việc như ý mà tỏ ra buồn phiền. Hãy cho phép mình được tha hồ thử sức. So với việc lựa chọn bất kỳ công việc nào trong các nghề nghiệp, điều quan trọng hơn là, bạn cần làm thế nào để kiên trì học tập, tiến bộ từng ngày trong công việc hiện tại của mình.

    Muốn tìm được ngay một công việc lý tưởng khi mới 20 tuổi là một điều không tưởng, vì trong khuôn viên trường học, chúng ta rất khó rèn luyện được những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để hướng đến thành công. Vì thế, không nên hy vọng tìm được công việc hoàn toàn vừa ý ở tuổi 20, càng không nên hy vọng trong một đêm có thể biến thành tỷ phú. Bạn nên chuẩn bị thật tốt, dành ra thời gian mấy năm để làm những công việc mà những nhân vật VIP không muốn làm, hoặc những công việc có vẻ như vụn vặt.

    Bạn phải xem mỗi công việc là một cơ hội để bản thân mình đến một địa điểm mới, được học tập với những người khác nhau. Những thứ bạn học được khi phải chôn thân ở những công ty kém cỏi với những ông chủ tồi tệ thậm chí sẽ còn giá trị hơn những thứ bạn học được trong môi trường làm việc tốt. Dùng thời gian này để nghe, để quan sát, để rèn luyện tư duy chiến lược của mình, để phối hợp tốt với những người xung quanh. Nếu bạn có ý thức học hỏi mỗi ngày, chắc chắn bạn sẽ không ngừng tiến bộ.

    Cũng xin nói thêm rằng, nếu bạn có một công việc rất tốt, thì cơ hội tiếp xúc với những người đàn ông tốt là hiển nhiên. Rất nhiều phụ nữ mỗi lần thay đổi nghề nghiệp lại phải đắn trước đo sau, nhưng khi xác định quan hệ yêu đương lại quá vội vàng. Với hầu hết chúng ta, trên thực tế ở tuổi 20, sai lầm nghiêm trọng duy nhất mà chúng ta có thể phạm phải, làm thay đổi cả cuộc đời chúng ta là quyết định chuyện hôn nhân. Vì thế, đừng nên quá vướng bận vào việc lựa chọn nghề nghiệp, hãy dành thời gian để suy nghĩ về vấn đề nghiêm trọng hơn này đi nhé.

    Tôi rất hiểu cái cảm giác phải đấu tranh với quá nhiều sự lựa chọn. Về điểm này, tôi nhận được lời khuyên tốt nhất từ cựu Thị trưởng Los Angeles Richard Riordan. Ông là một tỷ phú thành công nhờ vào sự phấn đấu và trí thông minh của mình; ông đã nhiều lần tự phá kỷ lục của bản thân. Ông từng nói với tôi rằng:" Cứ bình tĩnh, chưa đến 40 tuổi không nên quá lo ngại về sự nghiệp của mình! "

    Thoạt đầu, câu nói của Riordan khiến tôi rất khó hiểu. Tôi cho rằng 40 tuổi đã là già rồi, còn quá già nữa là khác, làm sao còn có thể phát hiện ra sự nghiệp đích thực của mình nữa? Cho đến hiện tại, khi đã trở thành một chuyên gia săn đầu người vượt ngưỡng 40, tôi chợt nhận ra rằng lời nói của ông thực sự có ý nghĩa.

    Cận Vũ Tây, Hồng Huân, Bill Gates, Oprah, những người này đều rất thành công, trước tuổi 40 họ luôn phát huy hết khả năng của mình. Đến 40 tuổi, họ đã quen với việc vừa tiến lên phía trước, vừa tiếp tục định hình lại bản thân. Họ trở nên linh hoạt, chín chắn và mạnh mẽ, dù thế giới có biến đổi như thế nào, họ trước sau vẫn vững như bàn thạch. Họ vẫn tiếp tục thay đổi thế giới.

    Chúng ta đang sống trong thời đại hỗn loạn đầu thế kỷ 21, chúng ta đều phải đối mặt với rất nhiều lựa chọn trong suốt cuộc đời. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, trong toàn bộ quá trình sống của mình, bạn không chỉ có nhiều công việc, mà còn có nhiều nghề nghiệp, tôi cũng vậy. Dù cho suốt đời bạn chỉ làm một lĩnh vực chuyên môn nào đó, thì cảnh tượng mười năm sau của chuyên môn đó cũng sẽ có những thay đổi to lớn tương tự như hiện tại.

    Điều này có nghĩa rằng, chúng ta đều phải luôn luôn đổi mới bản thân, không được lần lữa cho đến hết cuộc đời. Ví như vận động viên khúc côn cầu người Canada Wayne Gretzky, dù là về mặt chiều cao, sức khỏe hay tốc độ đều rất bình thường, nhưng dựa vào hiểu biết của anh đối với môn thể thao này, anh đã trở thành một vận động viên khúc côn cầu giỏi nhất trong lịch sử. Anh có một câu nói rất nổi tiếng là:" Một cầu thủ khúc côn cầu giỏi, cầu đến đâu anh ta ở đó; một cầu thủ khúc côn cầu vĩ đại, cầu sắp đến đâu anh ta đã ở đó. "

    Mỗi ngày, mỗi năm, quan sát thế giới thay đổi như thế nào, quan tâm đến sự trưởng thành của mình, cho phép bản thân tận hưởng hết mình trong thế giới mới. Bởi vì trong quá trình" phát hiện "nghề nghiệp của bản thân, điều bạn thực sự làm được là" sáng tạo "ra một bản thân mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, sáng suốt hơn, chín chắn hơn và tốt đẹp hơn.

    Từ kinh nghiệm của riêng tôi, quá trình sáng tạo có thể được tăng tốc mạnh mẽ dưới sự chỉ đường của những người khôn ngoan. Những người như Vũ Tây, Maureen, và còn cả Maguire Thomas Partners, khi lấy bản thân họ làm chuẩn, tôi đã nhận được sự ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Tôi trực tiếp được hưởng lợi từ những lời khuyên của họ, thời gian được tiếp xúc với họ cũng khiến tôi học được rất nhiều điều.

    Trên thực tế, cố vấn của bạn hoàn toàn không nhất định phải thật đặc biệt hoặc có quyền lực, chỉ cần bạn có thể học được điều gì đó từ họ là đủ – thực tế, trong ba người cùng đi với mình sẽ có một người là thầy mình. Vậy phải làm thế nào để tìm được một thầy hướng đạo cho mình? Tôi nhớ đến lời của một người bạn tốt của mình là Joel Postman. Joel là nhà chiến lược kinh doanh hàng đầu thế giới, cựu Tổng biên tập của tờ Harvard Business Review. Anh ấy từng nói:" Mỗi cá nhân thành công đều được hưởng lợi từ cố vấn của họ, mà cách tốt nhất để biến một người thành cố vấn của mình là biến mình trở thành trợ thủ không thể thiếu được của họ.'

    Đây cũng là cách tôi tiếp cận với những cố vấn của mình. Khi bạn tìm thấy một người, bạn rất muốn anh ấy hoặc cô ấy sẽ trở thành người hướng đạo của mình, dĩ nhiên bạn không nên trực tiếp hỏi rằng "Ngài có thể làm cố vấn cho tôi được không?", mà phải dùng thân phận của một người có thể giúp ích được gì đó để tiếp cận họ. Phải tìm hiểu mục tiêu của cố vấn, phải suy nghĩ xem anh ấy hoặc cô ấy cần gì, mà tất cả những việc họ cần ấy, bạn lại hoàn toàn có thể làm được rất tốt, hãy tự nguyện làm cho họ.

    Đồng thời, bạn cũng có thể học được nhiều thứ từ những nhân vật thành công nhưng ngoài tầm với của mình. Internet là kho tài nguyên thần kỳ, những nhân vật xuất sắc trên mạng chính là hàng ngàn hàng vạn những cố vấn ảo của chúng ta. Bạn đã bao giờ đọc được trên blog hoặc microblogging của người khác một điều gì đó khiến bạn đột nhiên vỡ lẽ hay chưa? Những tương tác này sẽ tích lũy từng chút một, hiệu quả của nó không thua gì so với việc bạn trực tiếp được cố vấn chỉ dạy mấy tiếng đồng hồ.

    Mỗi ngày tôi đều dành một chút thời gian lên mạng, tìm hiểu xem bằng cách nào mà những nhà từ thiện, nhà tư tưởng lỗi lạc đã thay đổi cả thế giới. Cứ như vậy, tôi đã có rất nhiều những cố vấn mà tôi chưa bao giờ gặp mặt.

    "Hãy tự thương lấy chính mình" (Go easy on yourself), đây là một bức thư của thánh François de Sales, một tín đồ Thiên chúa giáo La Mã thế kỷ XVI. Năm thế kỷ sau, chân lý được nói đến trong đó vẫn y nguyên giá trị:

    Các con thân yêu,

    Tất cả mọi việc đều phải kiên nhẫn, nhưng quan trọng nhất là phải kiên nhẫn với bản thân mình. Không nên luôn nghĩ đến những khuyết điểm của mình mà cảm thấy chán nản, con phải luôn luôn sẵn sàng, không ngừng sửa chữa những khuyết điểm ấy – làm cho con mỗi ngày đều trở nên mới hơn. Dù cho nhiệm vụ của con là gì, mỗi ngày đều phải giống như lần đầu tiên con bắt đầu thực hiện nó. Không được nói với chính mình rằng: "Tôi đã làm bao nhiêu năm nay rồi, hôm nay có thể nghỉ một ngày!", tuyệt đối không được! Mỗi ngày đều phải mới. Mỗi ngày đều phải là ngày đầu tiên của con.

    Còn nữa, hãy nhớ, phải biết kiên nhẫn. Con sẽ thất bại – và không chỉ có một lần. Nhưng, con vẫn phải biết kiên nhẫn.

    Thân ái,

    Thánh François de Sales

    Hãy làm tốt những việc mà bạn đam mê. Chỉ có nỗ lực làm việc bạn mới có thể phát hiện ra niềm đam mê của mình, bồi đắp sự thấu hiểu, tình yêu và sự tôn trọng đối với chính mình. Làm một đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực công việc, bạn sẽ nhận ra, đạt được thành tựu gì đó là một điều rất tuyệt vời. Không điều gì ý nghĩa bằng việc có được thành tựu trong những công việc mà bạn cho là quan trọng.

    Phải dám mơ ước. Bạn không tầm thường, cũng không giống ai cả, cho nên đừng cố chạy theo một cuộc sống tầm thường hoặc là cố thành bản sao của ai đó. Bạn phải cố gắng trở thành một người tốt hơn mong đợi của chính bản thân bạn, tốt hơn mong đợi của người khác; hãy làm cho mỗi ngày của bạn đều giống như một chuyến phiêu lưu.

    Đừng để bất kỳ điều gì cản trở ước mơ của bạn. Hãy khám phá chiều sâu của tâm hồn mình, hãy đối mặt với những thách thức cuộc sống bằng tâm thái lạc quan, nhã nhặn. Hãy kiên trì theo đuổi ước mơ của mình, đừng để bất kỳ ai đặt câu hỏi về sự lựa chọn của bạn. Hãy quẳng những xiềng xích nặng nề, vươn mình tự tại!

    Sau đó, hãy nhìn xuống đám người xô bồ phía dưới, mỉm cười, thách thức họ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...