Vì sao nước biển lại có vị mặn?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Bút Sen, 6 Tháng sáu 2021.

  1. Bút Sen

    Bài viết:
    25
    Vì sao nước biển lại mặn?

    [​IMG]

    Lần đầu được đi biển chắc chắn rất nhiều người đã phải sặc sụa vì vô tình hoặc cố ý nếm thử vị của biển, biển mặn có khi rất mặn, tại sao lại vậy?

    Thực ra, để tạo nên vị mặn của nước biển không phải là chuyện một sớm một chiều của "mẹ thiên nhiên", đó là thành quả của quá trình tích tụ hàng tỷ năm mà ra.

    Lúc mới hình thành, đất và nham thạch trên Trái Đất có hàm lượng muối rất cao. Trong những ngày đầu gần như Trái Đất liên tục xảy ra động đất và núi lửa phun trào khiến hơi nước đã được tích tụ bốc hơi liên tục sau đó ngưng tụ và tạo ra những trận mưa cực lớn. Lượng muối và nham thạch hòa tan vào nước mưa chảy ra biển (lúc bấy giờ là những khu vực trũng nhất trên lớp vỏ Trái Đất).

    Quá trình này kéo dài hàng tỷ năm và lượng muối chảy về biển ngày càng nhiều, nước ngày càng trở nên mặn.

    Nước biển cũng bốc hơi do ánh nắng mặt trời nhưng muối thì lại không bốc hơi nên tiếp tục ngưng tụ thêm. Do đó nước biển chỉ có lấy thêm muối mà không bao giờ mất đi. Và từ đó đã làm cho chúng sặc sụa vì nước biển mặn như bây giờ.


    [​IMG]

    Có thể bạn đã biết!

    Biển đang ngày càng mặn hơn, nếu nhìn từ góc độ nào đó nước biển vẫn đang trong quá trình tích tụ muối cho bản thân vì quá trình bốc hơi, hòa lẫn và ngưng tụ vẫn tiếp tục xảy ra. Dù con người đã khai thác muối (Diêm Dân) từ rất lâu, nhưng không phải quốc gia hay vùng biển nào cũng đủ điều kiện khai thác muối tiêu dùng, nên trên tinh thần đi biển bớt "nếm thử" nước lại bạn nha!

    Biển Chết chỉ là "Á Quân" về độ mặn của nước, "Quán Quân mặn" thuộc về hồ Don Juan Pond ở Nam Cực, với độ mặn 47, 4%, lớn hơn 10% so với độ mặn của biển Chết. Nói thêm, Biển Chết (hay còn được gọi là Tử Hải) là một hồ nước mặn nằm trên biên giới giữa Bờ Tây Israe và Jordan trên thung lũng Jordan . Khu vực chứa nước bị hãm kín này có thể coi là một hồ chứa nước có độ mặn cao thứ hai trên thế giới.

    Tại Biển Chết, con người có thể tự nổi trên mặt nước giống như một cây gỗ mà không hề bị chìm xuống đáy, nghĩa là sẽ không ai bị chết chìm tại đây. Nguyên nhân là do hàm lượng muối ở Biển Chết rất lớn, gấp tám lần nước ở biển, đại dương khác. Điều này khiến tỷ trọng của nước biển lớn hơn cơ thể người. Do đó, khi con người ở trên mặt nước Biển Chết thì sẽ nổi như môt chiếc phao mà không bị chìm xuống đáy.


    [​IMG]

    Biển Chết nơi lý tưởng dành cho những người không biết bơi.

    Nước biển nhạt nhất được ghi nhận tại vùng nước phía đông vịnh Phần Lan, vốn là một phần của biển Baltic, nằm ở khu vực gần Cực Bắc. Do nhiều dòng nước ngọt lớn đổ về, trong đó có sông Neva. Độ mặn trên vịnh Phần Lan dao động từ 0, 02 - 0, 58% ở bề mặt và 0, 03 - 0, 85% ở đáy biển (độ mặn trung bình của biển là 3, 5%, nghĩa là mỗi lít nước biển chứa khoảng 35 gam muối).

    Biển dù diện tích rộng lớn, với độ mặn cao nhưng không phải bờ biển hay khu vực nào giáp với biển cũng khai thác muối được. Như chúng ta đã biết muối biển được khai thác từ nước biển bằng cách đưa nước biển vào ruộng. Để nước bốc hơi nhờ ánh nắng mặt trời, còn lại trên ruộng là muối. Cũng có nơi, xả nước biển vào cát, nước bốc hơi, hạt muối đọng lại trên cát. Đem rửa cát để có dung dịch muối đậm đặc, rồi lại cho nước muối bay hơi trên sân, còn lại muối. Nhưng muối biển chỉ được tạo ra khi khu vực đó đáp ứng đủ các yêu cần quan trọng sau: Nước biển sạch, độ mặn phù hợp, nhiệt độ không khí và số giờ nắng cao, gió cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bốc hơi của nước để kết tinh muối, và yếu tố quan trọng nhất là con người, nghề muối là nghề đòi hỏi kinh nghiệm và sự cần cù, chịu thương chịu khó nên những "Diêm Dân" là yếu tố quyết định cho việc "dẫn biển làm muối".


    [​IMG]

    Diêm dân là những người "mặn mòi" với biển

    Nước biển không bao giờ cạn, điều này đúng mà cũng chưa đúng, nói chung tùy các bạn suy nghĩ sau khi phân tích điều này nhé! Trái Đất có khoảng 70% diện tích là biển và đại dương, quá trình bốc hơi – ngưng tụ - mưa xuống tạo nên một vòng tuần hoàn không bao giờ ngưng, đương nhiên sẽ có sự "hao hụt" nhưng con số đó rất siêu siêu nhỏ, phải đợi đến hàng tỷ tỷ năm nữa, thực sự không biết đến tỷ năm nào nên thôi ta cứ quy là không bao giờ cạn bạn nhé! Còn nhở chúng ta có dịp thấy được hành tinh nào khác xuống mượn nước biển của Trái Đất thì coi như chúng ta xui, đó là ngày tận thế rồi đó bạn! /
     
    Bé Ý cute thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng sáu 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Bé Ý cute

    Bài viết:
    2
Trả lời qua Facebook
Đang tải...