I. Đọc hiểu (3, 0 điểm) Đọc bài thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước giậu thưa." (Nắng mới – Lưu Trọng Lư, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2000, Tr288) Thực hiện yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ - Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: Biểu cảm Câu 2: Anh/chị hãy chỉ ra những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ? - Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, - Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. - Nét cười đen nhánh sau tay áo - Trong ánh trưa hè trước giậu thưa. Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Mỗi lần nắng mới gieo ngoài nội? - Biện pháp tu từ nhân hóa - Tác dụng: +Tăng sức gợi hình, gợi cảm, nâng cao hiệu quả biểu đạt. + Cho thấy một không gian sinh động, rực rỡ, vui tươi. Qua đó thể hiện sự náo nức, thiết tha trong nỗi nhớ của tác giả. Câu 4: Anh/chị có nhận xét gì về hình ảnh "nắng mới" trong việc thể hiện cảm xúc thơ? Hình ảnh nắng mới trong bài thơ vừa là không gian gợi mở những cảm xúc trữ tình của nhà thơ về mẹ, vừa là hình ảnh làm cho bóng hình của mẹ hiện lên trong nỗi nhớ thật tươi tắn, ấm áp và sâu đậm hơn trong nhà thơ. II. LÀM VĂN (7, 0 điểm) Câu 1. (2, 0 điểm) Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nói lời xin lỗi trong cuộc sống? Bài viết Trong cuộc sống lời xin lỗi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm sai lầm về mình, là sự đồng cảm sẻ chia với người ta làm tổn thương. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ. Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận lấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi thể hiện sự văn minh thái độ tôn trọng con người. Hơn cả lễ độ, biết nói lời xin lỗi thể hiện lối sống vị tha, cao thượng. Xin lỗi đúng cách giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần, chữa lành tổn thương thúc đẩy sự tha thứ và cải thiện mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống ai cũng có thể có những sai lầm, xin lỗi giúp ta hàn gắn những chia rẽ, hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên. Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm, đồng thời hứa với người khác hành động này sẽ không tái diễn nữa. Biết xin lỗi để dạy cho con cái biết lớn lên là một người có trách nhiệm, có hiểu biết và nhân cách đúng đắn. Mặt khác còn tăng niềm tin, lòng trung thành sự cộng tác giữa người với người giúp cuộc sống trở nên an lành hạnh phúc hơn. Ví dụ: Sau khi đâm vỡ gương ôtô, nam sinh lớp 11 ở Hải Phòng đã để lại tờ giấy ghi số điện thoại kèm lời xin lỗi chân thành. Chủ xe không bắt đền mà lấy đó làm tấm gương cho con mình. Ngoài ra trong cuộc sống còn rất nhiều người khi sai chỉ xin lỗi qua loa vì cái tôi quá lớn. Hành động như vậy chỉ làm họ mất đi mối quan hệ ấy thôi. Những lời xin lỗi đôi khi cũng như là liều thuốc an thần, tốt nhất khi sai hãy xin lỗi chân thành chỉ có như vậy cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Câu 2 :(5, 0 điểm) Anh/chị hãy phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ sau: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc chen ngang mặt chữ điền." (Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mạc Tử, Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2019, Tr. 39) Bài viết Hàn Mạc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Ông là người có số phận đau thương bất hạnh đến Nghiệt Ngã nhưng qua Hồn thơ phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn, người đọc vẫn cảm nhận được một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời Trần Thế của. Ông Đây Thôn Vĩ Dạ là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Hàn Mặc Tử bài thơ được sáng tác vào năm 1938 in trong tập thơ điên sau đổi thành đau thương bài thơ được gợi cảm hứng về một tấm bưu thiếp do Kim Cúc gửi tặng Hàn Mạc Tử cùng với những câu an ủi. Khổ thơ đầu tiên của bài mang đến một bức tranh thiên nhiên đầy vẻ đẹp. "Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền." Mở bài bài thơ, tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" câu thơ tả như một lời trách móc nhẹ nhàng có pha chút tiếc nuối của ai đó. Câu hỏi đó của hình cô gái thôn vĩ hay của chính nhà thơ dù là của ai thì câu hỏi ấy cũng đã khơi gợi làm sống dậy những kỉ niệm những đường nét của cảnh vườn cây thôn vĩ trong nắng mai. Qua ba câu thơ sau, khung cảnh thiên nhiên và con người hiện lên trong hoài niệm, tưởng tượng của Hàn Mặc Tử rất đỗi bình dị, quen thuộc: "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền." Về thôn Vĩ để được "nhìn nắng hàng cau nắng mới lên". Nhà thơ nói đến cây cau trước tiên vì cau là loài cây thanh nhã, xinh xắn với thân thẳng tắp, tán lá xanh tươi, gợi sự ngay thẳng thủy chung. Hình ảnh hàng cau trước ánh nắng ban mai ở đây còn có một chi tiết khó quên, ấy là "Nắng hàng cau, nắng mới lên" cảnh vật Thôn Vĩ Dạ bừng sáng lên thật đẹp, thật tinh khiết vào buổi ban mai, rất đẹp và rất thơ mộng.. Điệp từ "nắng" gợi cho ta ánh nắng ban mai, biểu tượng cho sức sống, niềm vui đang lan tỏa tràn đầy mặt đất. Trong ánh nắng ban mai, những thân cau còn đọng sương đêm sáng lên lấp lánh như đang vươn lên hút lấy những ánh vàng rực rỡ Cảnh đẹp, thu hút sự chú ý của tác giả. Câu thơ thứ ba cất lên như một tiếng reo thích thú biểu hiện sự ngạc nhiên, ngưỡng mộ. Khung cảnh Vĩ Dạ đẹp như một bức tranh: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc". Động từ "mướt" thể hiện sự tươi tốt non tơ mỡ màng, "xanh như ngọc" xanh trong xanh sáng xanh một cách quý phái. Vườn Vĩ Dạ với những cây trái được sự chăm sóc bởi bàn tay khéo léo, lại được tắm gội mưa gió thường xuyên, nên mượt mà và dưới ánh nắng ban mai lấp lánh như những viên ngọc bích. Hình ảnh so sánh của tác giả trong câu thơ vừa chính xác, vừa gợi cảm. Có thể nói, tả vườn của Hàn Mặc Tử đã đạt đến độ tinh tế của một họa sĩ tài hoa. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Tóm lại, bằng những chi tiết rất quen thuộc và bình dị, Hàn Mạc Tử đã khắc họa một bức tranh quê Vĩ Dạ tràn đầy sức sống với vẻ đẹp bất ngờ, có sự hài hòa giữa cảnh và người. Đoạn thơ làm khơi dậy trong tâm hồn người đọc biết bao nỗi niềm quê hương làng mạc Việt Nam.