Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Đồng Nai "Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Đồng Nai" Tương đồng và khác biệt (Một phác thảo nghiên cứu tiền – sơ sử Nam bộ) TS. Nguyễn Thị Hậu (*) 1. Khái quát về Văn hóa Đông Sơn 1.2 Niên đại và các giai đoạn phát triển Sau 90 năm phát hiện và nghiên cứu, khung niên đại của Văn hóa Đông Sơn được xác định kéo dài từ khoảng thế kỷ thứ VII TCN đến khoảng thế kỷ I-II SCN, với 3 giai đoạn phát triển: - Giai đoạn Văn hóa Đông Sơn sớm (khoảng thế kỷ VII-VI TCN) phát triển trực tiếp từ các Văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), tập trung chủ yếu trên địa bàn vùng núi, trung du và đồng bằng cao của các châu thổ. Đây là giai đoạn thuộc phạm vi thời đại đồng thau. - Giai đoạn Văn hóa Đông Sơn giữa (thế kỷ V- thế kỷ III TCN) là giai đoạn phát triển trên phạm vi rộng, lan tỏa theo lưu vực các sông lớn xuống vùng đồng bằng thấp, ô trũng, đồng bằng ven biển. Giai đoạn này, nền kinh tế Đông Sơn phát triển, xuất hiện của trống đồng (Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Miếu Môn) ; Đây là giai đoạn đã bước sang sơ kỳ đồ sắt. - Giai đoạn Văn hóa Đông Sơn muộn (thế kỷ I-II TCN đến thế kỷ I-II SCN), là giai đoạn phát triển, tiếp xúc và giao lưu mạnh mẽ với các văn hóa bên ngoài mà chủ yếu là văn hóa Hán. Loại hình di tích (mộ táng) và nhiều di vật du nhập và mang phong cách văn hóa Hán khá phổ biến. Đồng thời với những di vật thể hiện sự lưu giữ truyền thống Đông Sơn như "trống chậu", nhiều loại công cụ vũ khí.. 1.2 Không gian phân bố - Đồng bằng phù sa mới, cao ráo, là vùng có địa hình chuyển tiếp giữa vùng trung du và đồng bằng, nằm giữa hệ thống các sông lớn và chi lưu sông Hồng, sông Mã và sông Cả, có 3 loại địa hình chính: Đồi núi, đồng bằng, vùng bãi, núi sót. Các di tích có diện tích lớn, phân bố trên gò cao, mật độ di tích, di vật cao, phản ánh cư trú lâu dài, gắn với hình thành các trung tâm. - Đồng bằng phù sa mới thấp là vùng đất mới hơn, chịu nhiều biến đổi của thiên nhiên trong thời tiền sử. Các di tích phân bố có mật độ lớn, những phát hiện về di tích càng tăng, mật độ dày đặc. Các di tích chủ yếu là mộ thân cây khoét rỗng (còn gọi mộ thuyền) phân bố trong các vùng đất trũng, thấp (ở đáy ao, mương, ruộng) bám theo các dòng sông và các chi lưu. - Đồng bằng phù sa mới ven biển là vùng đất duyên hải ven biển (Hải Phòng, Quảng Ninh). Với vị trí thuận tiện mở ra biển và sông ngòi dày đặc, bắt đầu xuất hiện dấu tích văn hóa Hán. Các di tích Văn hóa Đông Sơn phân bố trên nhiều dạng địa hình, với xu thế dịch chuyển dần từ vùng địa bàn đồi núi cao, miền trung du xuống vùng đồng bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển. Các di tích giai đoạn Đông Sơn muộn tăng so với giai đoạn tiền Đông Sơn và Đông Sơn. Hình thành các trung tâm lớn, có vị thế quan trọng với những đặc trưng riêng. 1.3 Kinh tế và xã hội Nông nghiệp: Với phát triển của nghề luyện kim đúc đồng, cư dân Đông Sơn chế tác ra nhiều nông cụ sắc bén có tính chuyên môn hóa cao như cuốc, mai, thuổng, nhíp (dao hái). Đặc biệt tại di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) hàng trăm lưỡi cày đồng đã phát hiện chứng tỏ người Đông Sơn sớm biết sử dụng sức kéo của trâu bò. Vì vậy nông nghiệp trồng lúa thời này khá phát triển. Bên cạnh đó người Đông Sơn còn biết đến nhiều loại cây trồng khác. Nghề đúc đồng: Văn hóa Đông Sơn là đỉnh cao của thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt ở Việt Nam, tồn tại khoảng TK. 7 TCN đến TK. 1-2 SCN. Đây là thời đại người Việt hoàn toàn làm chủ nguyên liệu và kỹ thuật chế tác đồng thau vô cùng độc đáo và tinh xảo, mà trống đồng là đỉnh cao. Bộ sưu tập đồ đồng Đông Sơn đa dạng về loại hình và phong phú về hoa văn trang trí, điển hình là các loại vũ khí như rìu, giáo, lao, mũi tên, hộ tâm phiến.. Đặc biệt một số dao găm có cán hình chữ T, đốc củ hành, hình phụ nữ mặc váy ngắn. Trên cán kiếm phát hiện tại Lạch Trường (Thanh Hóa) còn trang trí phụ nữ trong trang phục váy dài. Nhóm đồ dùng sinh hoạt gồm thạp, thố, bình, âu chậu, vò.. trong đó thạp, thố chiếm một số lượng lớn, được tạo dáng và trang trí hoa văn độc đáo tạo nên những sắc thái riêng. Trong một số thạp đồng có chứa đồ trang sức và vật dụng, có chiếc còn chứa cả xương sọ, tro hay di cốt của người đã chết, chứng tỏ thạp là di vật được dùng làm đồ tuỳ táng như một quan tài. Đồ trang sức của người Đông Sơn giai đoạn này rất đa dạng, làm bằng các chất liệu khác nhau, chủ yếu chất liệu đồng, tiêu biểu như các loại vòng đồng (vòng ống, vòng có họng khóa, vòng có tiết diện chữ T.), trâm cài đầu, khóa thắt lưng.. Ngoài đồ trang sức bằng đồng thì đá quý cũng sử dụng như đá ngọc, đá thạch anh, đá mã não và thuỷ tinh màu. Loại hình chủ yếu là vòng tay, hoa tai, chuỗi hạt đeo cổ.. - Trống đồng và trống đồng minh khí: Trống đồng là di vật tiêu biểu nhất của cư dân Đông Sơn, chôn theo người chết những đồ dùng hay trống đồng minh khí là biểu hiện của thu nhỏ thế giới thực tại để người chết mang về thế giới bên kia tái tạo cuộc sống. Qua những sưu tập hiện vật này chúng ta có thể hiểu thêm về đời sống vật chất và tâm linh của cư dân Đông Sơn. - Táng thức của người Đông Sơn rất phong phú ngoài mộ huyệt đất, mộ trải đá, mộ vò còn có một loại hình mộ đặc trưng – mộ hình thuyền, điển hình là mộ thuyền Việt Khê (Hải Phòng). Gần đây phát hiện nhiều khu mộ thuyền lớn ở vùng đồng bằng trũng lưu vực sông Hồng. 2. Khái quát về Văn hóa Đồng Nai 2.1 Niên đại và các giai đoạn phát triển Từ khoảng 4000 năm cách ngày nay ở vùng miền Đông Nam Bộ hình thành và phát triển nền văn hóa khảo cổ: Văn hóa Đồng Nai, tồn tại đến khoảng đầu Công Nguyên và thành một trong ba trung tâm văn minh kim khí của Việt Nam. Văn hóa Đồng Nai bao gồm các giai đoạn nối tiếp nhau: Cầu Sắt – Bến Đò – Dốc Chùa – Phú Hòa (Giồng Phệt/ Giồng Cá Vồ - Giồng Lớn – Gò Ô Chùa) ; trong đó các giai đoạn: Cầu Sắt – Bến Đò – Dốc Chùa thuộc giai đoạn đồng thau với kỹ nghệ chế tác công cụ đá thuần thục mài, cưa, khoan, đúc đồng khá phát triển. Giai đoạn Phú Hòa thuộc sơ kỳ đồ sắt, địa hình phân bố rộng khắp từ vùng phù sa cổ đến vùng ngập mặn ven biển, nhiều loại hình mộ táng và các loại đồ tùy táng quý giá. 2.2 Không gian phân bố: Địa giới hành chánh Đông Nam Bộ là các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương. Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Về địa hình đây là vùng đất cao trải dài từ cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thấp dần xuống đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Vì vậy phạm vi phân bố của Văn hóa Đồng Nai thời tiền sử bao gồm lưu vực các sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông Tây. Trên địa bàn rộng lớn đó các di tích khảo cổ Văn hóa Đồng Nai tập trung trong 3 khu vực địa hình: - Khu vực đồi đất đỏ bazan và cao nguyên đất xám phù sa cũ: Các di tích ở đây có diện phân bố rộng, tích tụ văn hóa dày, hiện vật vô cùng phong phú chủ yếu là đồ gốm và công cụ đá. Tiêu biểu là cụm di tích Xuân Lộc – Đồng Nai, di tích thành tròn ở Lộc Ninh – Bình Phước. - Khu vực phù sa cổ hạ lưu sông Đồng Nai: Nhiều di tích phân bố dày đặc như nơi cư trú, nơi chế tạo các loại công cụ và đồ dùng sinh hoạt, các khu mộ táng với nhiều táng thức khác nhau.. Các di tích nổi tiếng ở đây là Cù Lao Rùa, Dốc Chùa, Bưng Sình (Bình Dương), Bình Đa, Suối Linh, Đồi Phòng Không, Gò Me.. (Đồng Nai), An Sơn, Rạch Núi, Lộc Giang.. (Long An). - Khu vực ven biển Đông Nam Bộ: Đây là vùng đất thấp trũng ngập mặn, chịu ảnh hưởng thường xuyên của chế độ bán nhật triều, phần lớn diện tích là rừng sác. Di tích cư trú và mộ táng rải rác trên các gò, giồng đất cao hoặc ven các bưng lầy, di vật ở đây rất đa dạng và độc đáo thể hiện những mối quan hệ giao lưu văn hóa rộng rãi. Độc đáo nhất là hệ thống di tích ở huyện Cần Giờ – TP. HCM trong đó có di tích mộ chum Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ. Các di tích vùng bưng lầy Bà Rịa - Vũng Tàu như Bưng Bạc, Bưng Thơm, Cái Vạn, Cái Lăng, Giồng Nổi, Gò Me, Giồng Lớn.. 2.3. Kinh tế - xã hội Những cuộc khai quật khảo cổ học từ sau năm 1975 đưa lên từ lòng đất hàng trăm ngàn di vật với nhiều chất liệu khác nhau. Đồ đá là di vật phổ biến nhất và có số lượng lớn nhất, đồng thời cũng là loại công cụ, vũ khí tồn tại lâu dài đến cả giai đoạn về sau, do khan hiếm của quặng kim loại. Loại hình công cụ phổ biến là rìu, cuốc, dao hái, "qua đá", đục, mũi tên.. được chuyên môn hóa về chức năng. Đồ trang sức nhiều nhất là các loại vòng đeo tay, đeo tai. Đặc sắc nhất vẫn là những bộ đàn đá tìm thấy trong địa tầng di tích khảo cổ học ở Đồng Nai, Bình Phước khẳng dịnh sự ra đời và tồn tại loại nhạc cụ cổ truyền này ở lưu vực Đồng Nai từ 3000 – 2000 năm cách ngày nay. Di vật kim loại phổ biến gồm đồ đồng chế tạo bằng phương pháp đúc trong khuôn hai mang "liên hoàn" : Rìu, giáo, lao, mũi tên, lục lạc, lưỡi câu, lao có ngạnh.. Tại di tích Long Giao (Đồng Nai) còn tìm thấy một kho "qua đồng" - một loại vũ khí cổ phổ biến cả trong Văn hóa Đông Sơn. Gần đây còn tìm thấy một số trống đồng "kiểu Đông Sơn" được sử dụng làm nắp đậy những mộ chum gỗ ở di tích Bưng Sình - Phú Chánh (Bình Dương). Đồ sắt không nhiều, chủ yếu là vũ khí như giáo, lao.. thường tìm thấy trong mộ táng. Đồ gốm và nghề làm gốm rất phát triển, các loại đồ dùng trong sinh hoạt như nồi, bát đĩa chân cao, bình, bếp lò.. có mặt trong tất cả di tích khảo cổ. Ngoài ra còn nhiều dụng cụ bằng gốm như bàn xoa, dọi xe sợi, chì lưới.. Ngoài các chất liệu chủ yếu trên trong Văn hóa Đồng Nai còn tìm thấy những di vật bằng gỗ, xương, sừng hay mai rùa.. làm công cụ và đồ trang sức. Giai đoạn muộn của Văn hóa Đồng Nai xuất hiện những di tích mộ táng với táng thức chủ đạo là "mộ chum" : Di cốt được chôn nguyên vẹn hoặc than tro hỏa táng trong những chum, vò lớn bằng gốm hay bằng gỗ, cùng nhiều đồ tuỳ táng có giá trị như trang sức đá ngọc, mã não, thuỷ tinh, giáo sắt, đồ gốm minh khí.. Nổi bật là bộ sưu tập 32 "khuyên tai hai đầu thú" tại di tích Giồng Phệt và Giồng Cá Vồ, số lượng nhiều nhất được tìm thấy trong các "văn hóa mộ chum" ở Việt Nam và Đông Nam Á. Phương thức kinh tế chính của cư dân cổ Đồng Nai là nông nghiệp ruộng khô (nương rẫy dùng cuốc) kết hợp với khai thác tự nhiên như đánh bắt cá, hái lượm.. đồng thời phát triển các nghề thủ công. Tuy nhiên vùng cửa sông Đồng Nai xuất hiện những dấu tích một nhóm cư dân đặc biệt sinh sống bằng nghề trao đổi buôn bán, đó là chủ nhân các di tích mộ chum ở Cần Giờ-TP. HCM. Khoảng 2500-2000 năm cách ngày nay Cần Giờ từng là "cảng thị sơ khai" phát triển thương mại qua đường sông, đường biển với nhiều nơi như với khu vực: Văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, các đảo ở Philippine, Indonesia, đặc biệt quan hệ kinh tế-kỹ thuật với Ấn Độ thể hiện rõ nét từ rất sớm. Thời đại kim khí, lưu vực Đồng Nai là trung tâm nông nghiệp sầm uất, nơi quy tụ lượng tài vật khá lớn của cả phần Nam bán đảo Đông Dương. Hàng chục di tích khảo cổ học phân bố dày đặc dọc đôi bờ Đồng Nai, trên cả những cù lao và kéo dài đến vùng ven biển. Dấu tích cư trú lâu dài, ổn định và phong phú của con người thể hiện trên số lượng di vật rất lớn, nhiều loại hình và phản ánh được các đặc trưng văn hóa, đặc trưng kỹ thuật của các cộng đồng người ở đây. Những xưởng thủ công lớn sản xuất nhiều loại vật dụng cho cuộc sống của con người như đồ gốm, công cụ đá, khuôn đúc và công cụ kim loại, đồ trang sức bằng đá mà số lượng sản phẩm vượt qua mức độ tự cung tự cấp. Miệt Vàm Cỏ cư dân cổ cũng tạo lập cuộc sống định cư trên những "núi đất" giữa vùng lầy trũng, tại đó phong phú công cụ sản xuất bằng đá, đồ dùng bằng gốm, đặc biệt nhiều loại công cụ xương thú và vỏ nhuyễn thể. Dù mối quan hệ giao lưu giữa Vàm Cỏ và Đồng Nai phát triển trên quy mô lớn và rất thường xuyên, nhưng cư dân Vàm Cỏ vẫn có lối sống và sản phẩm văn hóa mang bản sắc riêng. Văn hóa Đồng Nai phát triển trong thiên niên kỷ I-II TCN được nhìn nhận như bước mở đầu cho truyền thống văn hóa bản địa ở Nam Bộ với bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt. Truyền thống Văn hóa Đồng Nai cùng một số yếu tố văn hóa "ngoại sinh" do cư dân cổ Đồng Nai tiếp thu đã thành những yếu tố quan trọng để hình thành nền Văn hóa Óc Eo nổi tiếng trong giai đoạn lịch sử kế tiếp – thế kỷ I-VII SCN. 3. Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Đồng Nai - Những tương đồng và khác biệt 3.1 Địa hình phân bố Xuất phát hai nền văn hóa này đều từ vùng trung du – đồi phù sa cổ của sông Hồng / sông Đồng Nai. Giai đoạn phát triển cuối – sơ kỳ sắt – thì hệ thống di tích lan rộng đến tận ven biển. Nếu Văn hóa Đông Sơn lấy sông Hồng làm tuyến phát triển chính, bên cạnh đó còn có: Lưu vực sông Mã, sông Cả thì Văn hóa Đồng Nai cũng lấy lưu vực sông Đồng Nai làm tuyến chính, cùng với đó là lưu vực sông Bé và sông Vàm Cỏ. - Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Đồng Nai đều có thể phân chia thành những "loại hình" theo địa lý: Đông Sơn núi/ đồng bằng/ven biển; Đồng Nai bazan/phù sa cổ/ngập mặn. - Văn hóa Đông Sơn phát triển phong phú nhất ở đồng bằng sông Hồng nhưng Văn hóa Đồng Nai phong phú nhất lại là vùng ven biển vì sông Đồng Nai chưa kịp tạo lập được một vùng đồng bằng như sông Hồng. 3.2 Quan hệ giao lưu Văn hóa Đông Sơn chịu ảnh hưởng và giao lưu phần nhiều theo dòng chảy của sông Hồng từ phía Bắc xuống. Ảnh hưởng và giao lưu ở Văn hóa Đồng Nai chủ yếu lại từ biển Đông Nam vào. Đến giai đoạn sơ kỳ sắt yếu tố văn hóa lục địa khá nổi trội trong Văn hóa Đông Sơn (thể hiện qua những bộ sưu tập công cụ - vũ khí đồng/ sắt) còn trong: Văn hóa Đồng Nai yếu tố văn hóa biển khá rõ ràng (nhất là qua đồ trang sức và đồ gốm của nhóm di tích Giồng Phệt/ Giồng Cá Vồ/ Giồng Lớn/ Gò Ô Chùa). - Với Văn hóa Sa Huỳnh – trung tâm kim khí ven biển miền Trung: Văn hóa Đông Sơn có mối liên hệ/ quan hệ khá nhạt với Văn hóa Sa Huỳnh, thấp thoáng vài mộ vò trẻ em. Một vài đồ trang sức thuỷ tinh, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu. Mối quan hệ này tìm thấy chủ yếu ở khu vực giáp ranh (Bắc Trung Bộ). Văn hóa Đồng Nai quan hệ chặt chẽ và nhiều chiều với Văn hóa Sa Huỳnh: Đồ gốm, trang sức, táng thức mộ chum; khu vực giáp ranh Nam Trung Bộ cũng thể hiện đậm nét (Khánh Hòa). Tuy nhiên, không khó để nhận ra mối quan hệ này thể hiện một sự "đồng quy văn hóa" – văn hóa Biển thể hiện qua hệ thống các di tích ven biển Đông Nam Á mà W. Solheim đã chỉ ra. - Táng thức mộ chum/vò (Sa Huỳnh. Đồng Nai) hay táng thức mộ thuyền (Đông Sơn) tuy khác nhau về hình thức nhưng cùng phản ánh một tín ngưỡng về cái chết. Trong các mộ chum ở Cần Giờ có chôn theo "cà ràng" – loại bếp gốm độc đáo dùng trên ghe, thuyền. Nắp đậy mộ vò ở hang Manungui đảo Palanwan ở Philippine có núm cầm hình thuyền với 2 người đang chèo, mộ quan tài hình thuyền trong Văn hóa Đông Sơn.. đều thể hiện ý nghĩa: Quan tài hình thuyền hay mộ chum/vò đều là "phương tiện" chuyên chở người chết qua thế giới bên kia. Trong ý nghĩa này Văn hóa Đông Sơn và Đồng Nai gần nhau hơn vì cùng là tục "hung táng", còn Văn hóa Sa Huỳnh là mộ "tượng trưng." 3.3 Kỹ thuật Ở Đông Sơn và Đồng Nai kỹ thuật đúc đồng phát triển đến đỉnh cao: Nhiều di tích là công xưởng, phổ biến khuôn đúc hai mang, khuôn đúc liên hoàn.. Đặc biệt trống đồng "kiểu" Đông Sơn hiện nay phát hiện trong Văn hóa Đồng Nai. Trống đồng ở đây được sử dụng trong táng thức "mộ chum gỗ" ở Bưng Sình Phú Chánh: Một hình thức giống mộ chum gốm nhưng phân bố ở Bình Dương - vùng phù sa cổ giống như khu vực trung du của Văn hóa Đông Sơn. - Trong các loại vũ khí thì cả Đông Sơn và Đồng Nai đều có "qua đồng" - một loại hiện vật được coi là có nguồn gốc từ phía Bắc. Tuy nhiên nhìn chung thì "qua" Đông Sơn có kích thước ngắn còn "qua" Đồng Nai khá dài. - Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Đồng Nai đều không có nhiều đồ sắt, khác Văn hóa Sa Huỳnh đồ sắt khá phổ biến. Tuy nhiên vắng mặt của đồ sắt trong Đông Sơn và Đồng Nai có nguyên nhân khác nhau có thể xuất phát từ nguồn nguyên liệu. 3.4 Truyền thống Nền văn minh sông Hồng được định danh "văn minh lúa nước", trở thành truyền thống "bốn ngàn năm." Văn minh sông Đồng Nai phát triển trên cơ sở kinh tế nông nghiệp nương rẫy và giao lưu "kinh tế biển." Sau này văn minh Phù Nam xây trên nền tảng nông nghiệp trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cùng sự phát đạt của cảng thị Óc Eo. Văn hóa Đông Sơn thành cốt lõi của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc và được "tái hiện" trong văn minh Đại Việt sau 1000 năm "Bắc thuộc." Văn hóa Đồng Nai là cội nguồn bản địa của Văn hóa Óc Eo. Khi vương quốc Phù Nam sụp đổ "truyền thống", Óc Eo còn kéo dài thêm nhiều thế kỷ, không thể không có vai trò cội rễ của Văn hóa Đồng Nai. KẾT LUẬN 1. Những tương đồng và khác biệt của Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Đồng Nai - hai nền văn hóa – hai trung tâm văn minh lớn chứng minh cho đa dạng của văn hóa tiền – sơ sử Việt Nam. Sự tương đồng hay khác biệt đều xuất phát từ "thế ứng xử" với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội – trong đó có những mối quan hệ giao lưu nhiều chiều của chủ nhân hai nền văn hóa này. Nhìn nhận đa dạng của văn hóa (và văn hóa khảo cổ nói riêng) góp phần nhìn nhận lịch sử một cách khách quan, bởi con người là chủ thể của văn hóa mà lịch sử là phần quan trọng nhất của văn hóa. Khái niệm "Đông Sơn Nam" – sử dụng để chỉ những "hiện tượng Đông Sơn" từ Tây Nguyên trở vào Nam Bộ. Đặc biệt là trống đồng, cần được hiểu như một hiện tượng giao lưu kỹ thuật – văn hóa, trong đó có thể: "Xuất/ nhập khẩu" sản phẩm và phổ biến là tiếp thu, tiếp nhận kỹ thuật chế tạo, mỹ thuật trang trí để làm ra những sản phẩm tại chỗ. Không loại trừ hiện tượng "đồng quy văn hóa" bởi ĐNA thời cổ là một khu vực "thống nhất trong đa dạng." 2. Sự có mặt của những "yếu tố Đông Sơn" trong Văn hóa Đồng Nai có thể từ hai con đường: 1. Theo con đường lục địa từ Bắc Trung Bộ qua Trường Sơn vào đến Nam Tây Nguyên và theo sông Đồng Nai xuống miền hạ lưu Đồng Nai. Cần lưu ý sông Đồng Nai hoàn toàn chảy trong lãnh thổ Việt Nam ngày nay và là đường giao thông/thương quan trọng nhất của Đông Nam Bộ thời tiền – sơ sử. Sự có mặt của nhiều trống đồng kiểu Đông Sơn tại Tây Nguyên và Nam Trung Bộ có thể được coi là bằng chứng của con đường giao lưu này. 2. Theo đường biển với những nhóm cư dân – do sức ép di dân từ vùng Hoa Nam xuống đồng bằng sông Hồng, từ đó tiếp tục di cư ra phía biển (mà tộc người Tojarai ở Indonesia là ví dụ). Tuy nhiên giao lưu đường biển giữa Đông Sơn và Đồng Nai còn cần phải được tìm ra bằng chứng cụ thể dù trên thực tế cư dân hai văn hóa này đã có những quan hệ giao lưu xa hơn bằng đường biển. 3. Yếu tố "biển" trong Văn hóa Đồng Nai khá phổ biến trong hệ thống các di tích thời hậu kỳ kim khí và tái hiện trong Văn hóa Óc Eo. Trong Văn hóa Đông Sơn yếu tố biến không phải là chủ đạo tuy có loại hình Đông Sơn ven biển. Tuy nhiên "nguồn gốc biển" lại hiện diện trong nhiều "truyền thuyết" ở khu vực đồng bằng và trung du sông Hồng – mà điển hình là truyền thuyết về Âu Cơ và Lạc Long Quân. Điều này gợi ý về hướng tiếp cận để "định vị" các truyền thuyết không chỉ từ nghiên cứu "văn bản học" mà còn từ việc tìm kiếm những yếu tố của truyền thuyết đó trong các văn hóa khảo cổ. Điều này không phải là dùng hiện vật khảo cổ để minh chứng cho một "truyền thuyết" mà ngược lại, nhằm tìm hiểu lý do hay nguyên cớ hình thành và tồn tại của những truyền thuyết, huyền thoại trong buổi đầu hình thành các cộng đồng tộc người. 4. Để bảo vệ sức mạnh và truyền thống của văn hóa dân tộc/quốc gia cần thiết phải "giữ gìn và phát huy bản sắc" đồng thời phát huy được tính đa dạng vốn có của các cộng đồng người, các vùng miền ngay từ thời kỳ tiền – sơ sử "dựng nước." Đó là những chủ thể sáng tạo ra văn hóa dù cộng đồng là tộc người đa số hay thiểu số, nhờ vậy đến nay xã hội Việt Nam vẫn bảo tồn: Nhiều giá trị, truyền thống, tập quán văn hóa bản địa, những yếu tố nền tảng định hình nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Nguyễn Thị Hậu (*) Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử VN Nguồn: Bài viết cho Hội thảo về 90 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn (1924 - 2014) 18-11-2014 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội. Tác giả gửi cho diễn đàn TÀI LIỆU THAM KHẢO - Hà Văn Tấn. Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Hà Nội, NXB. KHXH, 1994 - Hà Văn Tấn (chủ biên). Khảo cổ học Việt Nam, NXB. KHXH, Hà Nội, Tập 1, 2, 3, 1998, 2001, 2002. - Nguyễn Thị Hậu – Lê Thanh Hải. Khảo cổ học bình dân Nam Bộ - Việt nam. Từ thực nghiệm đến lý thuyết. NXB. Tổng hợp TPHCM, 2010. - Nguyễn Thị Hậu. Văn hóa khảo cổ huyện Cần Giờ TP. HCM. NXB. Tổng hợp TPHCM. 2012. - Phạm Minh Huyền. Văn hóa Đông Sơn – Tính thống nhất và đa dạng. Hà Nội, NXB. KHXH, 1996 - Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. TP. HCM: Khảo cổ học tiền sử và sơ sử TP. Hồ Chí Minh. NXB. Trẻ, 1998. - Vũ Công Quý: Văn hóa Sa Huỳnh. Hà Nội, NXB. Văn hóa Dân tộc, 1991. - Tạ Đức: Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc – biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn. Hà Nội, Hội Dân tộc học Việt Nam, 1999. - Trần Quốc Vượng (chủ biên). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội, NXB. Giáo dục, 2000. - R. Fox: The Tabon Caves. Monography of National Museum, Manila, 1970. - P. Bellwood: Prehistoric of the Indo – Malaysia Archipelago. Adademic Press, New york, 1985. Nguồn Web diendan Còn tiếp
NỀN VĂN HÓA ÐÔNG SƠN "Văn hóa Đông Sơn" Quá trình hình thành lịch sử dân tộc có 3 nền văn hóa khảo cổ là cái nôi văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, hình thành "Tam giác văn hóa" : Văn hóa Đông Sơn (TK. VII TCN – TK. II), Văn hóa Sa Huỳnh (TK. X TCN – cuối TK II), văn hóa Đồng Nai (TK. VI TCN – TK. II). Ba nền văn hóa trên phát triển nền Văn hóa Đông Sơn dẫn đến hình thành quốc gia Văn Lang rồi Âu Lạc, những nhà nước đầu tiên ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa cổ từng tồn tại ở vài tỉnh miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung Bộ Việt Nam: Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, trung tâm là khu Đền Hùng và 3 sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã, sông Lam) thời đồ đồng và thời đồ sắt sớm. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đều thống nhất tồn tại từ cuối thời đồ đồng thau đến đầu thời đồ sắt, từ TK. VIII - VII TCN đến TK. I-II SCN. Nền văn hóa này đặt tên theo địa phương nơi các dấu tích đầu tiên phát hiện, gần sông Mã, Thanh Hóa. Khoảng 100 di tích thuộc Văn hóa Đông Sơn phát hiện chủ yếu phân bố ở khu Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ theo lưu vực 3 sông Hồng, Mã, Cả (sông Lam). Nhiều dấu tích đặc trưng cho Văn hóa Đông Sơn tìm thấy ở Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc, Lào, Thái Lan.. Trên cơ sở Văn hóa Đông Sơn, nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, Văn Lang của Vua Hùng và Âu Lạc của An Dương Vương phát triển, trước khi bị ảnh hưởng văn minh Hán. Theo đánh giá khoa học, Văn hóa Đông Sơn là phát triển liên tục, kế thừa từ các thời tiền Đông Sơn trước đó là: Văn hóa Hòa Bình (15.000 năm kéo dài đến 2.000, thuộc thời đá mới) Văn hóa Phùng Nguyên (cách nay từ 4000 đến 3500 năm TCN) Văn hóa Đồng Đậu (cách nay khoảng 3000 năm TCN), Văn hóa Gò Mun (từ 1000 năm đến 700 năm TCN). Văn hóa Đông Sơn là văn hóa bản địa, nền tảng đầu tiên văn hóa Việt Nam. Nền Văn hóa Đông Sơn giữ vai trò chủ thể của người Việt, tìm hiểu chủ thể Văn hóa Đông Sơn là tìm hiểu chủ thể văn hóa Việt Nam. Sau 1000 năm Bắc thuộc đã phục hưng, phát triển thành nền Văn hóa Đại Việt. Chủ thể văn hóa Việt ra đời trong phạm vi trung tâm hình thành loài người ở phía Đông và khu hình thành đại chủng phương Nam. Lịch sử khám phá Thời gian hình thành nền Văn hóa Đông Sơn là giai đoạn lịch sử khá dài với những công cuộc khảo cổ công phu: 1924, Nguyễn Văn Lắm người Đông Sơn thuộc xã Đông Sơn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay là phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa khi câu cá trong những bãi bờ bị sạt lở, ngẫu nhiên thấy một số đồ đồng làng Đông Sơn (TP. Thanh Hóa) ven hữu ngạn sông Mã, thuộc địa phận Thanh Hóa là điểm đầu tiên phát hiện bộ sưu tập di vật thời đại kim khí ở Việt Nam. Tiếp đó là những khai quật của thuế quan Pháp yêu khảo cổ là L. Paijot, người đầu tiên khai quật thấy các hiện vật thuộc nền văn hóa lớn mà 1934 được định danh Văn hóa Đông Sơn. Tên làng nhỏ Đông Sơn thành tên nền văn hóa rực rỡ thuộc thời kim khí. 1934, người đầu tiên nói danh từ "Văn hóa Đông Sơn" để gọi tên nền văn hóa thuộc thời đại kim khí cách đây 2000 – 3000 năm là học giả R. Heine-Geldern. Từ đó Văn hóa Đông Sơn được biết rộng rãi trên thế giới. Sau 80 năm từ khi khám phá, hơn 200 di tích và hàng vạn di vật Đông Sơn phát hiện và nghiên cứu, lưu giữ tại nhiều bảo tàng lớn thuộc nhiều nước trên thế giới. Văn hóa Đông Sơn, từ Văn hóa Phùng Nguyên tính đến thời điểm này có thể coi là nền văn hóa đồ đồng xưa nhất so niên đại văn hóa đồ đồng ở các nơi Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Không như nữ học giả Madelène Colani (người đầu tiên dùng danh từ Văn hóa Hòa Bình), Heine-Geldern định nghĩa nền Văn hóa Đông Sơn như là văn hóa du nhập từ văn hóa Hán và xa nữa từ Tây phương, thường gọi nền văn minh Hallstatt truyền qua thảo nguyên Âu-Á đến Trung Hoa trước khi truyền vào Đông Sơn. Những học giả kế tiếp Geldern, nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn cũng nói như Geldern - như V. Goloubew, E. Karlgren và nhất là O. Jansé. Những học giả viết Văn hóa Đông Sơn đầu tiên ở Việt Nam này đều có những tác phẩm lớn, có ảnh hưởng đến các học giả quốc tế, ảnh hưởng đến học giả Việt Nam. Bọn họ người nói từ nền văn minh La Tène Châu Âu, người nói từ văn minh Mycenae của Hy Lạp, theo hành trình rất phức tạp qua trung gian các nền văn minh Trung Ấn, Tây Á.. Đến đây chia hai ngả, một theo đường Tế Xuyên, Vân Nam truyền vào Việt Nam, một theo lưu vực sông Hoàng Hà, sinh ra văn hóa đồ đồng đời Thương ở Trung Hoa. Mọi giả thuyết trên vô tình đẩy các nhà khoa học đi xa trong các lập luận sau này. Mọi lập luận trên đều được chứng minh là sai lầm, vì Văn hóa Phùng Nguyên có niên đại sớm hơn Đông Sơn 1000 năm được hé lộ, Văn hóa Đông Sơn là văn hóa bản địa và có kế thừa từ Phùng Nguyên. Nên các lập luận trên chỉ đứng vững khi chưa phát hiện Văn hóa Phùng Nguyên. Nay việc nhìn lại nguồn gốc các cư dân thuộc Văn hóa Đông Sơn hé mở các khả năng mới: Người Đông Sơn cách nay trên 3.000 năm là thuộc chủng tộc Mongoloid, về nhân chủng học, họ có vùng cư trú rộng lớn gồm cả miền Nam Trung Quốc - lãnh thổ Nam Việt sau khi Triệu Đà thắng Âu Lạc. Văn hóa Đông Sơn có mối liên hệ mật thiết với các nền văn hóa phát triển cùng thời ven Biển Đông như Văn hóa Sa Huỳnh (ở Nam Trung Bộ) và Văn hóa Đồng Nai (ở lưu vực sông Đồng Nai). Qua quá trình khai quật và nghiên cứu, các nhà khảo cổ học chứng minh Văn hóa Đông Sơn là giai đoạn phát triển đỉnh cao nền văn minh Sông Hồng (từ đầu thiên niên TK. II TCN – cuối TK. II SCN). Phân giai đoạn có ý kiến khác nhau. Đa số nói trải ba giai đoạn phát triển kế tục nhau: - Giai đoạn sớm (TK. VIII-VI TCN) là giai đoạn chuyển tiếp từ Văn hóa tiền Đông Sơn lên Đông Sơn. Các di chỉ tập trung ở vùng đồng bằng cao xung quanh Hà Nội. Qua di vật khảo cổ khẳng định con người xuất hiện ở Việt Nam 30-40 vạn năm trước (Lạng Sơn, Thanh Hóa) thuộc chủng phương Nam (Negrito, Melanesien). Đến thời đồ đá giữa (10.000 năm TCN) có một dòng người từ Tây Tạng di cư về phía Đông Nam đến Đông Nam Á hợp chủng với dân Melanesien bản địa hình thành chủng Indonesien (cổ Mã Lai). - Giai đoạn giữa (TK. V – TK. III TCN) là giai đoạn đặc trưng cơ bản phát triển rực rỡ. Bộ di vật đồ đồng đặc trưng Đông Sơn phong phú về chủng loại và số lượng. Trống đồng xuất hiện là biểu hiện kỹ thuật đúc đồng đạt đỉnh cao kỹ thuật và mỹ thuật. Bộ đồ sắt hoàn thiện. Đây là giai đoạn giao lưu mạnh với các khu vực lân cận, tức từ cuối thời đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng (5000 năm TCN) trên địa bàn Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương hợp chủng trên cơ sở tiếp xúc lâu dài hình thành chủng người mới là Austroasiatic (chủng Nam Á) với các nét đặc trưng Mongoloid nổi trội nên được xếp vào Mongoloid phương Nam. - Giai đoạn muộn (TK. II TCN – TK. I-II SCN). Thời kỳ sau, chủng Austroasiatic chia tách thành một loạt các chủng tộc trong đó có Bách Việt như: Lạc Việt, Âu Việt, Mân Việt, Nam Việt.. sinh sống khắp khu vực phía Nam sông Dương Tử và Bắc Trung Bộ. Quá trình này chia tách tiếp tục để hình thành các dân tộc như Việt, Mường, Thái. Trên nền tảng chủng Austroasiatic (gần hơn nữa là Bách Việt) có khác nhau về địa bàn cư trú hình thành giao lưu của người Đông Sơn giữa các nhóm bộ tộc vùng trung du với vùng biển và đồng bằng, tạo những đặc điểm văn hóa nổi bật thể hiện qua di tích: Mộ thuyền, nhà sàn, đồ gốm, công cụ sắt, đồng, đá.. và truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh. Mặc dù có những nét độc đáo riêng song Văn hóa Đông Sơn vẫn mang nhiều điểm đặc trưng văn hóa vùng Đông Nam Á. Họ có nền văn hóa phát triển với những nhận thức đầu tiên về thế giới, tổ chức cộng đồng, ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội. Đây là thời ra đời nền văn minh lúa nước và nhà nước phôi thai đầu tiên Việt Nam dưới hình thức cộng đồng làng. Giai đoạn cuối nền Văn hóa Đông Sơn kéo dài đến vài ba thế kỷ SCN. Tuy nhiên có ý kiến chia thành 4 giai đoạn ứng với di chỉ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn, hoặc 5 giai đoạn (tài liệu của Phạm Minh Huyền), hay 6 giai đoạn phát triển (ý kiến trao đổi của Diệp Đình Hoa) dựa trên các loại hình văn hóa địa phương. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ thời đồ đồng sang sơ kỳ đồ sắt làm nên sản phẩm trống đồng nổi tiếng. Những nhà làm sử nay khoanh địa bàn cư trú người Việt cổ nước Văn Lang trong đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nay (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), chủ yếu tập trung sống dọc châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Các di chỉ khảo cổ ở Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn cho thấy phát triển cư dân sinh tụ ở đây từ khi định cư. Đời sau không thấy hết nguồn gốc phát tích và Đất Tổ cố cựu của dân tộc Việt cùng 54 dân tộc khác chung lưng đấu cật suốt chiều dài lịch sử dựng nước và bảo vệ trên 4000 năm văn hiến. Sử TQ và các tài liệu nghiên cứu, khảo cổ của nhiều nhà bác học Đông Tây trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đều đề cập nguồn gốc dân Lạc Việt trên địa bàn cư trú cổ bị đánh đuổi từ: Hoa Bắc xuống Hoa Nam nhưng hoàn toàn không bị đồng hóa, không lai Tàu mà ngược lại Tàu lai Việt, theo nghiên cứu của Bình Nguyên Lộc. Quý Châu, Lưỡng Quảng là địa bàn và có thời gian gần nhất với Văn Lang, Hùng Vương nên dân Đại Việt nhớ, Quang Trung đã tính đòi lại. Dạ Lang là địa bàn dân tộc Tày nằm giữa Quý Châu, Quảng Tây ngày xưa nên Cao Bằng nay có huyện Hạ Lang giáp giới Quảng Đông do người Tày đặt để nhớ đất cổ của mình sau khi cùng dân Lạc Việt di tản xuống đất mới Cao Bằng. Tỉnh này có huyện Trùng Khánh do dân tộc thiểu số ở đây nhớ tên nơi ở cũ đặt ra. Mã Viện thắng Hai Bà Trưng ở Mê Linh (40-43 SCN) có lý do khi bắt số lớn quan quân ở đây đưa về Linh Lăng (Quý Châu, Hồ Nam) để an trí. Thiết nghĩ, các nhà nghiên cứu và làm sử mới, nên tôn trọng tinh thần khoa học để ghi nhận lại nguồn gốc dân tộc, nơi phát tích và quá trình hình thành, phát triển dân tộc Việt Nam suốt lịch sử trên 4000 năm văn hiến, chưa kể hơn ngàn năm thời đồ đá cũ và mới. Nếu chỉ tính nước Văn Lang với 18 Vua Hùng từ thời điểm 600-700 trước Tây Lịch và sinh tụ trên địa bàn hẹp chỉ gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ là chưa đủ, chưa đúng theo thực tế lịch sử. Tổng quan Chứng cứ rõ rệt là người hiện đại cổ nhất tìm thấy ở đảo Kalimantan, đảo đó với đất nay là Việt Nam thời đó 39.600 năm về trước là dải đất liền không bị ngăn cách bằng biển. Những người gần với người hiện đại nhất tìm thấy ở gần biên cương miền Bắc nước Việt nay là làng Mã Bá thuộc Quảng Đông. Nay mới tìm thấy bằng chứng xưa nhất về các cư dân sinh sống ở vùng Bắc Bộ Việt Nam khoảng 18.000 năm thuộc di chỉ Sơn Vi. Thực tế Bắc Bộ Việt Nam thuộc Bắc lục địa Đông Nam Á là vùng đất trung gian nối liền hai trung tâm Kalimantan và Mã Bá (Quảng Đông) là những nơi đến nay tìm thấy người hiện đại (homo sapiens) cách nay trên dưới 40.000 năm. Hội nghị quốc tế họp ở Berkeley bàn nguồn gốc văn minh Trung Hoa 1978, các bản tham luận, sau khi các dữ kiện kiểm chứng, so sánh ý các học giả khác, xuất bản năm 1980[1] . Lúc này (1980), thấy đồ đồng Đông Sơn có niên đại xưa nhất (đồ đồng thấy ở Tràng Kênh thuộc Văn hóa Phùng Nguyên có niên đại: C-14 = 1425 ± 100BC [BLn - 891] so đồ đồng cổ nhất Trung Hoa ở Anyang có niên đại C-14 = 1300 BC theo Anderson hay 1384 BC theo Lichi) [2] . Đồ đồng Đông Sơn có kỹ thuật cao nhất vì biết pha chì khiến hợp kim dai bền đặc biệt (hợp kim đồng ở Thái Lan hay nhiều nơi có thể pha chế đồng với sắt, thiếc, antimoin như Đông Sơn nhưng không có chì) [3] . Văn hóa Đông Sơn là thời kế thừa các nền Văn hóa Phùng Nguyên cách nay 4.000 năm, Văn hóa Đồng Đậu, Văn hóa Gò Mun và có các điểm chính nhấn mạnh: Văn hóa lúa nước phát triển, thực phẩm dồi dào và có dự trữ dẫn đến phân cấp xã hội người Việt cổ. Kỹ thuật đúc đồng, đỉnh cao là các trống đồng Đông Sơn. Kỹ thuật về quân sự, đỉnh cao là thành Cổ Loa (thành, mũi tên đồng và nỏ). Tổ chức cộng đồng hoàn chỉnh theo phương thức xã thôn tự trị, đỉnh cao là lập nước Văn Lang. Các loại hình Văn hóa Đông Sơn Loại hình sông Hồng Địa bàn chủ yếu miền núi phía Bắc, trung du và đồng bằng Bắc Bộ, trung tâm là Làng Cả (nay ở TP. Việt Trì). Phong phú, đa dạng, mang nhiều sắc thái địa phương rõ rệt. Loại hình sông Mã Địa bàn phân bố chủ yếu thuộc lưu vực sông Mã, sông Chu, ranh giới phía Bắc tiếp giáp địa bàn Văn hóa Đông Sơn loại hình sông Hồng. Trung tâm là làng Đông Sơn, Thanh Hóa. Loại hình sông Mã mang đặc trưng Văn hóa Đông Sơn điển hình. Đặc biệt những đồ đồng thuộc trung tâm Đông Sơn là tiêu chí nhận biết cho đồ đồng thuộc các loại hình địa phương khác hay để phân biệt giữa Đông Sơn với những nền văn hóa kim khí khác. Loại hình sông Cả Loại hình này phát hiện lần đầu 1972. Trung tâm là Làng Vạc (Nghĩa Đàn, Nghệ An). Đặc trưng cơ bản loại hình này là giao lưu mạnh mẽ với Văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và Văn hóa Điền (Vân Nam, Trung Quốc), mang những nét đặc trưng riêng biệt, trong tổng thể nhất quán của Văn hóa Đông Sơn. Luân canh và chăn nuôi trong nông nghiệp Điều kiện đồng bằng sông Hồng rất thích hợp cho lúa hoang, sau là lúa trồng. Người Việt trong cộng đồng chủng Mongoloid là Tổ tiên của văn minh lúa nước. Di chỉ khảo cổ cho thấy bộ sưu tập các lưỡi cày bằng đồng phong phú, giữa và cuối thời Đông Sơn xuất hiện khá nhiều đồ sắt và đồ đồng chuyển sang các loại vật dụng trang trí và tinh xảo hơn. Lưỡi cày và di cốt trâu, bò nuôi chứng minh trình độ luân canh định cư của cư dân Đông Sơn dẫn đến lượng thặng dư về thực phẩm, thúc đẩy một bộ phận dân cư chuyển sang làm các ngành nghề như đồ gốm, dệt, đồ trang sức, xây dựng, luyện kim, làm sơn.. Công nghệ luyện kim và hoàn hảo về công nghệ đúc đồng Thuật luyện kim Miền Bắc Việt Nam từ nghìn xưa nhiều mỏ kim loại như mỏ vàng, bạc, chì, sắt, đồng.. Các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa.. có hàng chục mỏ đồng. Những mỏ này thường nhỏ, nông và lộ thiên, thuận tiện cho cách khai thác giản đơn. Đó là điều kiện đầu tiên để có thể phát triển văn hóa đồ đồng rực rỡ. Văn hóa Đông Sơn giai đoạn cực thịnh thời Hùng Vương thấy thành phần hợp kim đồng, tỉ lệ đồng và thiếc giảm xuống, tỉ lệ chì tăng lên. Sáng tạo loại hợp kim mới này không phải ngẫu nhiên mà là xuất phát từ những yêu cầu kinh tế và kỹ thuật một thời kỳ lịch sử. Các giai đoạn trước Đông Sơn, hợp kim đồng chủ yếu chế tạo đồ nghề, đòi hỏi tính năng kỹ thuật sắc bén, bền chắc. Đến Đông Sơn, đồng chuyển mạnh vào lĩnh vực đồ dùng hằng ngày; các loại thạp, thố, trống đồng đòi hỏi sản xuất nhiều. Những đồ vật này cần trang trí đẹp, phức tạp, cần hợp kim có tính năng dễ đúc dễ tạo các chi tiết tinh xảo sắc nét trong khi đúc. Người Việt cổ dùng hợp kim đồng - thiếc - chì. Hợp kim mới với 3 thành phần chính nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, giảm những khó khăn trong nấu và đúc, người Việt cổ bước đầu biết mối quan hệ thành phần và tính chất hợp kim, thuật ngữ khoa học kỹ thuật luyện kim hiện đại gọi là điểm nóng chảy thấp. Thời Đông Sơn, thành phần các kim loại trong hợp kim đồng - thiếc - chì (hoặc đồng - chì - kẽm) lại thay đổi theo chức năng từng loại đồ nghề, đồ dùng hay vũ khí. Ví dụ: Mũi tên đồng ở Cổ Loa: Đồng: 95%, chì: 3, 4-4, 2%, kẽm: 1-1, 1%. Tỉ lệ này đảm bảo hợp kim độ cứng lớn nhất để xuyên thủng áo giáp. Lưỡi giáo Thiệu Dương: Đồng: 73, 3%, thiếc: 13, 21%, chì: 5, 95% để đảm bảo vũ khí vừa dẻo vừa bền. Rìu xòe cân Thiệu Dương: Đồng: 82, 2%, thiếc: 10, 92%, chì: 0, 8% và rìu lưỡi xéo Thiệu Dương có thành phần: Đồng: 82, 2%, thiếc: 6, 8%, chì: 1, 4%. Nhờ vậy vật liệu có độ cứng nhưng không giòn và có thể chặt, cắt tốt. Phương pháp chế tác công cụ đồng, ngoài số ít công cụ cỡ nhỏ như lưỡi câu, mũi nhọn.. mang kỹ thuật rèn, hầu hết di vật đồng là sản phẩm đúc. Nay thấy hơn 30 loại khuôn đúc giáo, dao găm, rìu, mũi dùi, mũi tên.. Những khuôn đúc bằng đất hoặc bằng đá và sa thạch. Khuôn đúc bằng đất thấy ở Đồng Đậu, Cam Thượng, đất sét làm khuôn phát hiện ở nhiều nơi trong tỉnh Cao Lạng, Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Nội, Bình Trị Thiên. Các khuôn đá tìm thấy là khuôn 2 mảnh (ví dụ khuôn đúc rìu), mặt giáp hai mảnh rất nhẵn, kín, úp mặt 2 mảnh rồi soi lên, không thấy ánh sáng lọt qua. Những khuôn đúc đồng thời đúc nhiều dụng cụ một lúc, khuôn đất đúc 3 mũi dùi, khuôn đá đúc 2 mũi tên cùng lúc ở Đồng Đậu. Tìm thấy những dao găm có chuôi hình người ở Tràng Kênh Hải Phòng với cán dao trang trí đặc trưng hình người có đầy đủ mũ, áo, quần với trang trí tinh xảo. Công cụ sản xuất nông nghiệp Đông Sơn có các loại: Lưỡi cày, thuổng, rìu, cuốc, mai, vời.. Công cụ sản xuất thủ công có các loại đục (đục bẹt, đục vũm, đục một), nạo, dùi, dũa, dao, dao khắc, rìu, kim, dây.. Về kỹ thuật, đặc trưng hợp kim đồng Đông Sơn là hàm lượng chì cao, có khi 20%. Hợp kim đồng - thiếc - chì là sáng tạo kỹ thuật luyện đồng Đông Sơn. Cuối thời Đông Sơn, công cụ sắt tương đối phổ biến: Các loại cuốc, mai, búa, đục, dao, giáo, kiếm.. Thành tựu văn hóa - nghệ thuật Các sinh hoạt văn hóa cư dân Đông Sơn tả khá phong phú trên hoa văn rất sắc nét của trống đồng. Trang sử chạm khắc trên chất liệu đồng lưu giữ cho người Việt Đông Sơn một trong những chứng cứ về Văn hóa Đông Sơn. Các yếu tố thuộc Văn hóa ở Đông Sơn không hề có bóng dáng yếu tố bên ngoài. Bởi thời điểm Văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ nhất và thông qua niên đại xác định bằng C-14, cách nay trên 2.500 năm. Nghệ thuật Đông Sơn cho thấy cảm nhận tinh tế của cư dân qua khả năng chạm khắc, tạo hình tinh tế và đời sống ca múa nhạc phong phú. Hình chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn cho thấy những hình người thổi kèn, các vũ công đầu đội mũ lông chim trĩ, chim công (loài chim đặc sắc phương Nam nhiệt đới). Nhà sàn cư dân vùng nhiệt đới Đông Nam Á, bộ sưu tập về các loài chim cổ mà nay nhiều trong các số loài đó tuyệt chủng. Đồ dùng Đông Sơn gồm thạp, có nắp hoặc không nắp, với những đồ án hoa văn trang trí phức tạp, những thổ hình lẵng hoa có chân đế và vành rộng, các loại gùi, vò, ấm, lọ, chậu. Qua đó làm chứng cứ về xã hội phức tạp trên cơ sở các đại gia đình, các dòng họ trong cộng đồng làng xã định cư ổn định. Người Đông Sơn trang sức bằng các loại vòng tay, vòng ống ghép, nhãn, hoa tai, móc đai lưng, bao tay, bao chân, ví dụ bao tay và bao chân tìm thấy ở di tích Làng Vạc, Nghệ An. Nghệ sĩ tạc tượng Đông Sơn tạc nhiều loại tượng người, tượng thú vật như cóc, chim, gà, chó, hổ, voi.. Nhạc sĩ Đông Sơn diễn tấu các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng. Số lượng trống đồng Đông Sơn tìm đến nay ở Việt Nam khoảng 140, chiếm già nửa số lượng trống loại này hiện biết ở Đông Nam Á. Tín ngưỡng - tập tục Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên nảy sinh tín ngưỡng phồn thực. Ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài, dưới hai dạng biểu hiện: Thờ sinh thực khí nam và nữ, thờ hành vi giao phối. Người Việt tôn sùng cây cối, các loại cây lương thực chính. Các sản phẩm làm từ gạo nếp, gạo tẻ có lịch sử hàng nghìn năm và còn lưu truyền đến nay. Các loại bánh trái đặc trưng của người Việt đi vào huyền thoại bằng văn hóa truyền khẩu[4] . Tín ngưỡng người Việt, việc sùng bái con người, phổ biến nhất là tục thờ cúng Tổ tiên, gần như thành tôn giáo người Việt, nay vẫn còn như thứ tín ngưỡng từ Bắc vào Nam. Tập tục ăn trầu là đặc trưng chính của người Việt cổ, thể hiện qua Sự tích trầu cau. Người Việt cổ biết dùng hóa chất và các loại nhựa, sơn cây nhuộm răng đen, mãi đến giữa TK. 20 vẫn còn khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam[5] . Ở đây nhắc đến vài nét chính nghệ thuật chôn người chết mà các nhà khảo cổ học tìm thấy hầu như rải rác trên toàn bộ Bắc Bộ kéo dài đến miền Trung Việt Nam - mộ thuyền là cách chôn cất khá độc đáo của người Việt cổ thuộc Văn hóa Đông Sơn. 2004, các nhà khảo cổ học tìm thấy thêm mộ bên triền sông Cửu An, thuộc thôn Động Xá, xã Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Đây là mộ có quan tài hình thuyền như những phát hiện trước đó, thực sự là thuyền độc mộc chở người Đông Sơn vào giấc ngủ vĩnh hằng từ 2.500 năm trước. Nắp quan tài bật mở, thấy tất cả bùn đất tích tụ từ thiên niên kỷ I TCN phủ kín hiện vật. Lớp bùn được gạt ra, nhóm khai quật nhìn thấy người chết đặt nằm ngửa, thân bó vải, hai tay để xuôi, chân duỗi thẳng. Một số hiện vật đi kèm là đồ gốm, hạt thực vật. So các mộ thuyền Đông Sơn phát hiện từ những năm 1960, 1970 tại Châu Can Hà Tây, Việt Khê Hải Phòng, La Đôi Hải Dương.. đây là mộ duy nhất nguyên vẹn xương cốt với quần áo hoàn chỉnh. Phát hiện này khiến các chuyên gia Viện Khảo cổ và Trung tâm Nghiên cứu Tiền sử Đông Nam Á phấn khởi. Bởi tìm hiểu về nguồn gốc cư dân, cốt sọ giữ vai trò quan trọng nhất, giúp các nhà khảo cổ làm sáng tỏ những người sáng tạo Văn hóa Đông Sơn. Kỹ thuật quân sự-nghệ thuật chiến tranh Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng loại hình, độc đáo hình dáng, phong phú số lượng, gắn liền các thần thoại và truyền thuyết về truyền thống chống giặc ngoại xâm, giữ nước của dân tộc Việt, như chuyện nỏ thần An Dương Vương bắn mỗi phát hàng loạt tên đồng làm Triệu Đà phải khiếp vía kinh hồn. Những khai quật ở thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) phát hiện kho chứa hàng vạn mũi tên đồng. Mũi tên Cổ Loa có các loại hình cánh én, hình lao có họng hay có chuôi, loại 3 cánh có chuôi dài. Ngoài ra còn có giáo, lao, dao găm, kiếm, qua, rìu chiến.. Rìu chiến gần 10 loại: Các loại rìu xéo (hình dao xéo, hình thuyền, hình hia, hình bàn chân), rìu lưỡi xoè cân, rìu hình chữ nhật, rìu hình dao phạng. Dao găm có các loại lưỡi hình lá tre đốc củ hành, đốc bầu dục hay có chuôi là tượng hình người, có loại dao găm lưỡi hình tam giác, cán dẹt hay tròn. Khải giáp gồm có các tấm che ngực có hình vuông hay hình chữ nhật, áo giáp gồm các vảy đồng buộc lại với nhau, có hoa văn trang trí đúc nổi. Hà Nam Ninh còn tìm thấy cả giáp che ngực và mũ chiến bằng đồng. Một kỹ thuật đặc biệt cần nhắc đến cho vũ khí Đông Sơn là vừa qua các nhà khảo cổ học Việt Nam khám phá kho mũi tên đồng Cổ Loa có hàng vạn chiếc ở khu vực thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Mũi tên đồng Âu Lạc cấu tạo độc đáo ba cạnh. Xét xuyên thủng không phải là yếu tố chính. Nhưng giải phẫu, mũi tên ba cạnh (quả khế), vết thương rất trầm trọng, không dám rút tên, bởi gây mất máu, chết rất nhanh. Thành quách Thời kỳ này xuất hiện di tích thành lũy Cổ Loa và các kho vũ khí, mộ thuyền phát triển, trống đồng phát hiện nhiều. Xuất hiện các hiện vật văn hóa Hán ở lớp trên Văn hóa Đông Sơn và trong các mộ Đông Sơn muộn (tài liệu của Trình Năng Chung và các tài liệu khác). Địa điểm Cổ Loa là Phong Khê, lúc đó là đồng bằng trù phú có xóm làng, dân đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy. Trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư đông đúc hơn. Các địa điểm gồm những làng xóm (tên cổ là chạ, kẻ), có ruộng vườn để trồng lúa nước và nhiều loại rau quả, có cả khu mộ địa (mộ huyệt đất, mộ vò, mộ thuyền làm bằng quan tài thân cây khoét rỗng). Trung tâm quyền lực các cư dân Việt ở trung tâm đồng bằng sông Hồng cũng thể hiện phát triển về chiều rộng của Văn hóa Đông Sơn. Chú thích 1. David N. Keightly, "The Origins of Chinese Civilization", University of California Press, Berkeley, Los Angeles: 1983. 2. Li Chi, "The Beginnings of Chinese Civilization", Seattle: 1957. 3. I. R. Solin Khanov, 1979: 37. Theo Trịnh Sinh, "Những hiện vật đồng đỏ trong văn hóa Đông Sơn", Khảo cổ học số 1/1992. "Nhận dạng trống giả cổ", Khảo cổ học, số 4/1997. Đọc thêm "The Cradle of the East" của Ping-Ting- Ho.. Phần Appendix I "," Excavation at Non Nok Tha, Northeastern Thailand, 1968 ", Interim Report, Asia Perapective XIII (1970), p. 139;" Early Bronze in Northern Thailand ", 1968 của W. G. Solheim II. ;" Further Evidence to Support the Hypothesis of Indigenous Origins of Metallurgy in Ancient China "do Noel Barnard đọc trong Hội nghị Berkeley 1978 và in trong The Origins of Chinese Civilization - University of California Press, 1980. 4. Sự tích Bánh chưng, bánh dày thời Hồng Bàng. 5. Quang Trung có câu nói nổi tiếng khi tiến quân giải phóng Thăng Long: Đánh cho để răng đen - một ý chí bảo tồn văn hóa Việt. Tham khảo Minh Hiên, Di sản Văn hóa Đông Sơn mới tìm được, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (số 34, tháng 10-1973). Vũ Thế Long và Trịnh Cao Tưởng, Tìm hiểu những di tích động vật và thực vật thuộc thời kỳ Hùng Vương dựng nước. (6-1976) Vũ Thế Long, Hình và tượng động vật trên trống và các đồ đồng Đông Sơn, tạp chí Khảo cổ học, số 14 (1974). Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, NXB. Văn Sử Địa (1957) Theo Văn hiến thông khảo, Mã Đoan Lâm Theo sự nghiên cứu của nhà sử học, Trần Quốc Vượng Trần Quốc Vượng, Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử, Sở VHTT Hà Nội xb, (1970). Tư Mã Thiên, Sử ký Hà Văn Tấn, Theo dấu các nền văn hóa cổ, NXB. KHXH, Hà Nội (1998) Hà Văn Tấn, Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, NXB. KHXH, Hà Nội (1994) Nguồn Wikipedia Sức sống mãnh liệt Văn hóa Đông Sơn (ĐCSVN) - Từ 18-11 đến 4-2015, triển lãm chuyên đề" Văn hóa Đông Sơn "tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội), giới thiệu nhiều Bảo vật Quốc gia đặc sắc, thể hiện quốc hồn dân tộc Việt Nam. Triển lãm chia 8 nhóm hiện vật: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn. Bộ sưu tập công cụ lao động. Bộ sưu tập đồ dùng sinh hoạt. Sưu tập vũ khí. Bộ sưu tập nhạc khí. Sưu tập trang sức nghệ thuật. Sưu tập đồ minh khí. Sưu tập hiện vật giao lưu văn hóa. Các hiện vật trưng bày tại đây phản ánh nền Văn hóa Đông Sơn đặc sắc, phản ánh cơ sở cho hình thành nhà nước Văn Lang, tiến tới đặt nền móng văn minh Đại Việt rực rỡ sau này. Hoạt động do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia chủ trì, phối hợp Bảo tàng Hà Nội, Hưng Yên, Lào Cai, Yên Bái tổ chức. Trống đồng phát hiện tại làng Hoàng Hạ, Phú Xuyên (Hà Nội). Trống Đồng phát hiện tại Nông Cống, Thanh Hóa. Lưỡi cày minh khí đồng, khai quật tại Đông Sơn và Thiệu Dương, Thanh Hóa. Rìu đồng sưu tầm tại Hà Đông, Hà Nội. Thạp đồng phát hiện tai Trấn Yên, Yên Bái. Ấm đồng, khai quật tại Đông Sơn, Thanh Hóa. Tượng người cõng nhau thổi khèn khai quật tại Đông Sơn, Thanh Hóa. Dao găm có cán trang trí hình người bằng đồng. Chuông đồng. Thố dính giáo bằng đồng. Sưu tầm tại Thanh Hóa. Phát hiện trong mộ thuyền Việt Khê, Hải Phòng. Đồ minh khí bằng đồng. Những hiện vật đặc sắc góp phần tạo diện mạo rực rỡ Văn hóa Đông Sơn trong tiến trình phát triển của lịch sử. Nguồn Web dangcongsan Phát hiện nhóm di vật thuộc Văn hóa Đông Sơn ở xã Đông An, Văn Yên 10-2014, anh Nông Văn Tính, cư dân xã Đông An (huyện Văn Yên) khi đánh cá trên sông Hồng phát hiện một nhóm di vật cổ ở bờ phải sông, nơi có cửa ngòi Hút chảy ra. Đây là địa phận thôn Toàn Thắng, xã Đông An. Nhóm di vật gồm các loại công cụ lao động, đồ dùng gia đình. Chất liệu có đồng, đá, gỗ, gốm, đất nung: Đồ đồng có 3 di vật: 1 cuốc, 1 cào (), 1 rìu. Cuốc dạng hình tim, vỡ mất một bên thân, họng tra cán dọc, dài 16, 8cm, rộng còn lại 11cm, dày ở họng 2, 8cm, mỏng dần về lưỡi. Cào có thân xòe cân, lưỡi cong lồi, lỗ tra cán ngang có hình chữ nhật, lưỡi rộng 14cm, cào mỏng chỉ dày vài ly. Rìu thuộc loại lưỡi xéo, mũi chúc (hình bàn chân), lưỡi dài 8, 2cm, cao họng 6, 7cm. Những đồ đồng này đều gỉ nặng và không còn nguyên vẹn. Đồ đá 3 rìu, 1 bàn mài, 1 mảnh vòng. 3 rìu có 1 chiếc tứ giác, 1 rìu vai ngang, 1 rìu vai xuôi, đều nhỏ, mảnh vòng màu xanh, chỉ còn khoảng 1/3 vòng, hình vành khuyên, mặt cắt hình tam giác. Bàn mài có hình dáng không định hình, dài 14cm, xung quanh có dấu vết mài (tất cả 6 điểm mài). Đất nung: 1 chì lưới, dài 3, 0cm, mặt cắt tròn, đường kính 4, 0cm, có lỗ xuyên dọc qua giữa thân. Đồ gốm không có gì nguyên vẹn, chỉ 9 mảnh, trong đó 3 mảnh miệng, 6 mảnh thân của 2 nồi khác nhau, có dấu vết đun bám bồ hóng đen. Gốm thuộc dạng miệng khum, dày thô (dày 0, 7 – 0, 95cm), màu vàng, xương đen, chất liệu là đất sét pha sạn sỏi. 1 mảnh miệng có hoa văn khắc vạch xen đường tròn, độ nung thấp. Gỗ 1 mảnh, dài 6, 0cm, rất nhẹ, ngoài bám xỉ đồng (do gỉ các vật đồng dính vào). Tổng thể, bộ di vật này thuộc Văn hóa Đông Sơn, cách nay trên 2.000 năm, tức thời các Vua Hùng. Sông Hồng là thung lũng cư trú cư dân nhiều thời đại, thời Đông Sơn khá đậm đặc. Ở đây phát hiện nhiều bộ di vật Đông Sơn, trong đó có những di vật quý như thạp đồng, trống đồng. Hiện bộ di vật được người phát hiện giao Bảo tàng tỉnh lưu giữ lâu dài, phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục truyền thống. Nguyễn Văn Quang – Lý Kim Khoa Nguồn Web baoyenbai Trống đồng: Viên tướng nhà Hán và nhà khảo cổ học Nga Trước thời" Bắc thuộc ", trống đồng ở Việt Nam do những nghệ nhân thủ công cổ đại làm ra còn lưu giữ lại ít ỏi, và thời nhà Hán xâm lược Giao Chỉ, lượng trống đồng càng mai một. Tận thu và phá hoại trống đồng bắt đầu từ thời tướng Mã Viện. Đàn áp khởi nghĩa yêu nước do Hai Bà Trưng lãnh đạo, Mã Viện thu gom nhiều trống đồng, nấu chảy chúng để đúc ngựa và dâng cho vua Hán. Những trống đồng đầu tiên mà thế giới biết đến được phát hiện trong quá trình xây dựng ở Việt Nam cuối thế kỷ 19. Các nhà khoa học thời đó gọi là" trống cầu mưa ", bởi trên thân trống có chạm trổ hoa văn hình những con ếch. Các chuyên gia không dành mối quan tâm đặc biệt cho chúng và đánh giá những trống này như là tác phẩm độc đáo của nghệ nhân vô danh không rõ thuộc thời nào và khu vực nào. Người mang lại cuộc sống thứ hai cho trống đồng Việt Nam và vinh danh chúng là nhà khảo cổ học người Nga Viktor Golubev. Viktor Golubev sinh 1878, học tập tại Đại học St Petersburg. Năm 1904, ông chuyển đến Pháp, trải qua nhiều thám hiểm khảo cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, Ấn Độ, Tích Lan, Indonesia. 1914, khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ, Viktor Golubev được bổ nhiệm làm đại diện của Hội Chữ thập đỏ Nga tại chính phủ Pháp. Suốt cuộc chiến, ông đứng ở phía mặt trận Pháp-Đức, dẫn đầu đoàn xe Y tế do nước Nga tặng cho đồng minh Pháp. Ông được tặng thưởng Huân chương chiến đấu, nhiều lần bay trên máy bay trinh sát để chụp ảnh khảo sát tiền tuyến mặt trận từ trên không. Kinh nghiệm này rất hữu ích cho ông sau này ở Việt Nam. Kết thúc Chiến tranh Thế giới II, Golubev không thể về đất nước quê hương, nơi xảy ra Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, ông bắt đầu làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, và năm 1920 ông đến Việt Nam, ở đây 16 năm. 1925, ông thấy trong chợ ở Thanh Hóa đồ đồng có nguồn gốc rất cổ xưa và được hoàn thiện bởi bàn tay nghệ nhân khéo léo. Ông trò chuyện với người bán và biết cổ vật này được tìm thấy - và không chỉ có một chiếc từ làng Đông Sơn. Ông đề nghị Ban Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tiến hành khảo cổ học nghiêm túc tại đây. Uy tín của nhà khoa học Nga cao đến mức công việc bắt đầu ngay lập tức. Hàng chục trống đồng lớn tìm thấy. Phân tích thành phần hóa học của chúng chứng tỏ là thứ đồng không điển hình đối với đồng Trung Quốc chứa hàm lượng thiếc cao. Golubev là người đầu tiên lập dữ liệu thống kê từ các khai quật ở Đông Sơn với hình trang trí bí ẩn trên" trống cầu mưa "được lưu tại Bảo tàng Paris của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Ông tìm thấy nhiều đặc điểm tương ứng của hoa văn chạm trổ trên trống đồng và do đó thiết lập nguồn gốc trống đồng Đông Sơn, loại cổ vật thành biểu tượng của Việt Nam trong lịch sử cổ đại. Thành Cổ Loa, Chùa Một Cột, Văn Miếu - tất cả chỉ là sau đó. Còn hàng ngàn năm trước, là trống đồng. Nghiên cứu các hình chạm trổ trên trống đồng Đông Sơn, nhà khoa học Nga kết luận: " Chức năng gọi mưa của chúng không phải điều chính. Những hình hoa văn miêu tả và bố cục tác phẩm phản ánh nghi lễ ma thuật và hoạt động tôn giáo, bản chất trong số đó là để thờ linh hồn Tổ tiên và vật tế thần (hình chim Lạc). Còn tiếng trống chính là để gọi những linh hồn này. " Viktor Golubev chính là tác giả của thuật ngữ" Nền Văn hóa cổ Đông Sơn ", với biểu tượng là trống đồng. Năm 1930, ông công bố bản báo cáo khoa học chứng minh sự tồn tại của nền Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Nhà khoa học xác định được thời điểm khởi đầu của nó - khoảng 3000 năm trước đây, khu vực chính phổ biến của nó - trong các vùng lưu vực của sông Hồng và sông Mã. Viktor Golubev tiếp tục theo dõi cả hướng ảnh hưởng của nó đối với các vùng đất xung quanh, không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở Nhật Bản, Indonesia, các hòn đảo Châu Đại Dương. Ông Golubev liên tục nhấn mạnh nguồn gốc địa phương của nền Văn hóa Đông Sơn. Ông mạnh mẽ bác bỏ quan điểm đang thịnh hành trong giới khoa học thời đó rằng các sản phẩm kim loại này chỉ xuất hiện tại Việt Nam sau cuộc chinh phục của nhà Hán, xảy ra đồng thời ở đó cùng với nhiều thuộc tính khác của nền văn minh Trung Hoa. Thế giới khoa học, phát hiện của Victor Golubev đã nhận đánh giá cao nhất. Nó được gọi là" điểm bước ngoặt trong nghiên cứu khảo cổ học và dân tộc học, không chỉ ở Đông Dương mà còn cả ở Indonesia và Châu Đại Dương." Nhiều kết quả khai quật được tiến hành bởi các nhà khảo cổ Việt Nam trong thập kỷ tiếp theo đã khẳng định đúng đắn của những quy tắc chính yếu trong thuyết Văn hóa Đông Sơn, người đặt nền móng đầu tiên là nhà khoa học Nga Viktor Golubev, người sống và làm việc tại Việt Nam từ năm 1920. Nguồn Web vn. Sputniknews Còn tiếp
Văn Hóa Đông Sơn, 1 trong 3 nôi nảy sinh Văn hóa Việt "Văn hóa Đông Sơn" Ranh giới nước Việt tới thời Lý Thánh Tông phía Bắc là Trung Hoa, phía Nam là Đèo Ngang. Văn hóa nước Việt này là Văn hóa Đông Sơn. Văn hóa Đông Sơn là văn hóa cổ nổi bật ở một số tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và 3 sông chính sông Hồng, sông Mã và sông Lam. Văn hóa Đông Sơn nổi danh vì thời kỳ đồ đồng của nó, và sản phẩm trống đồng. 80 năm sau khi khám phá một số hiện vật đồ đồng 1924, có hơn 200 di tích và hàng vạn di vật Đông Sơn phát hiện và nghiên cứu. Dựa những nghiên cứu, đồ đồng Đông Sơn có niên đại xưa nhất (đồ đồng tìm thấy ở Tràng Kênh có niên đại C14 = 1425 ± 100BC). Theo nhân chủng học người làng Đông Sơn cách nay trên 2.000 năm là thuộc chủng tộc gọi Mongoloid. Chủng tộc này cư trú lãnh thổ Nam Việt sau khi Triệu Đà thắng Âu Lạc. Tổng thể nhất quán Văn hóa Đông Sơn bao quát 3 vùng: Vùng sông Hồng với trung tâm là Làng Cả (nay TP. Việt Trì), vùng sông Mã, sông Chu, với trung tâm là làng Đông Sơn và vùng sông Cả với trung tâm là Làng Vạc (Nghĩa Đàn, Nghệ An). 3 vùng này, vùng sông Mã, sông Chu mang đặc trưng Văn hóa Đông Sơn điển hình, vì những đồ đồng thuộc vùng này là tiêu chí nhận biết cho đồ đồng thuộc các vùng sông Hồng và vùng sông Cả. Chẳng hạn trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Số lượng trống đồng Đông Sơn tìm được đến nay ở nước ta khoảng 140. Phần lớn những nơi phát hiện có trống đồng phân bố dọc triền những sông lớn đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Kỹ thuật đúc trống đồng Trống cỡ lớn có đường kính mặt trống xấp xỉ 90m, cao trên dưới 60cm, nặng gần 100kg. Hình thể phức tạp: Tang trống phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. Đúc không đơn giản. Trống đúc bằng khuôn hai mảnh, rìa mặt còn để lại những dấu vết cách đều, đó là dấu vết con kê để căn đều chiều dày thành trống trên khuôn đúc. Đúc thành công như vậy, người nghệ nhân phải đạt hàng loạt yêu cầu về kỹ thuật như phải có nhiệt độ cao để nung chảy hợp kim đồng, tìm vật liệu chịu lửa để làm khuôn đúc, nắm vững tính năng vật lý hóa chất mỗi kim loại trong hợp kim đồng, phải có kỹ thuật đúc thành thạo. Quan sát hệ thống hoa văn dày đặc và tinh xảo trên trống Ngọc Lũ 1 và trống Hoàng Hạ, kết luận xã hội Lạc Việt có những thợ đúc lành nghề. Nghệ thuật tạo hình Kỹ thuật khắc chạm trống đồng tạo những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, trên thân trống là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, hình ảnh sắp xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn diễn tả theo tư thế động: Múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải.. Về bố cục, tất cả người, động vật đều diễn hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Phần tạo hình hơi giống tạo hình Ai Cập. Ví dụ: Tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Hình chim bay thì thân cánh và đuôi tả theo hình nhìn từ trên xuống, đầu nhìn nghiêng. Mặt trống sông Đà khắc số lượng chim trên các vành chim bay (chim vật Tổ của Lạc Việt) thấy phần lớn mỗi vành đều có 18 chim. Có thể nghĩ số 18 đời Hùng Vương là 18 dòng họ đầu tiên, kết hợp nhau trong liên minh bộ lạc Văn Lang. Và sau này chuyển tiếp cho Âu Lạc của An Dương Vương vào cuối Đông Sơn (các chứng cứ khám phá dần). 2. Trống đồng biểu lộ Văn hóa Đông Sơn thế nào? Dựa những hình khắc trên trống đồng thấy các sinh hoạt văn hóa cư dân Đông Sơn tả khá phong phú trên các hoa văn rất sắc nét trống đồng. Một số sinh hoạt thuộc Văn hóa Đông Sơn: Kiến trúc nhà sàn Loại hình kiến trúc chủ yếu của Lạc Việt. Nhà hai cột chống phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa. Nhà có kê thang để lên sàn. Nhà có hai loại hình là nhà sàn mái tròn và nhà sàn mái cong. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên cửa có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan tín ngưỡng, tạm gọi "nhà thờ." Những nhà có mái cong như hình thuyền. Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Nhiều người cho là "nhà ở." Tượng trang trí Tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng rất sơ lược. Trang phục Quần áo tả trên trống: Áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố.. nhiều loại mũ, nhiều kiểu tóc khác nhau được tết. Vũ nghệ Trên trống đồng, những người múa thường phục trang bằng những bộ quần áo: Mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, đôi khi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường từ 3, 4 hoặc 6 đến 7 người. Tốp này có người thổi khèn, những người còn lại biểu hiện theo động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả điều hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời) Âm nhạc Theo hình khắc trên trống đồng thấy có hai loại nhạc khí dùng là khèn và trống. Hai cách dùng trống: Trống một người biểu diễn như hình người cầm trống trong nhà hay trên thuyền để giữ nhịp. Trống diễn tấu trong giàn trống. Người đánh trống ngồi hoặc đứng trên sàn, cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Kiểu đánh này vẫn thấy hiện nay ở những ngày hội đồng bào Mường Hòa Bình. Trống đặt trên những giá sát đất. Xã hội nông nghiệp Lạc Việt Những lưỡi cày đồng và những hình bò khắc trên thân trống chứng tỏ thời này nền văn minh nông nghiệp phát triển vì biết dùng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Lưỡi cày đồng Kỹ thuật quân sự Các nhóm thuyền khắc trên trống thể hiện phát triển về kỹ thuật quân sự thời này. 436 người được khắc trên các trống có 175 người cầm vũ khí (40, 1%). Các loại vũ khí: Giáo, rìu, cung, dao găm và mộc. Tín ngưỡng - Hình ngôi sao ở trung tâm mặt trống là biểu tượng của tục thờ mặt trời. - Những người hóa trang lông chim trên trống đồng thể hiện vật Tổ của cư dân bấy giờ là loài chim. - Từ những cảnh sinh hoạt trên trống đồng, nhiều nhà nghiên cứu cho là lễ chiêu hồn, đám tang hoặc lễ cầu mùa. 3. Trống đồng Đông Sơn dùng những trường hợp nào? Nghệ thuật Đông Sơn cho thấy khả năng chạm khắc của dân thời đó và đời sống ca múa nhạc phong phú. Các nhà khảo cổ nhận định chức năng chủ yếu là nhạc khí. Đánh vành 1-3 được nốt Si giáng; ở vành 4-5 được nốt Mi và Fa; vành 7 nốt Si giáng. Từ vành 9 trở ra lại trở lại nốt Mi (theo kết quả ghi âm của Cao Xuân Hạo). Trống diễn tấu với giàn nhạc trong Hậu Lê, ghi ở sách "Cương Mục." Trống thành vật chôn theo người chết như ở khu mộ táng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sau cùng trống đồng còn tượng trưng cho quyền lực các thủ lĩnh xưa. Các vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những trống đồng, thể hiện uy quyền nhà nước với các vùng tự trị, tự do tương đối. Theo Hậu Hán thư (後漢書 - chính sử của Trung Quốc), Mã Viện dập tắt nổi dậy Hai Bà Trưng, thu và nấu chảy trống đồng của các thủ lĩnh địa phương, cho thấy ý nghĩa chính trị trống đồng Đông Sơn. Ngoài trống đồng, các nhà khảo cổ còn phát hiện những hiện vật gì? Đồ dùng Đông Sơn - Các loại gùi, vò, ấm, lọ, chậu, các thổ hình lẵng hoa có chân đế và vành rộng và các loại thạp có nắp hay không nắp, những đồ án hoa văn trang trí phức tạp. Các loại đồ dùng nêu trên là những chứng cứ về xã hội phức tạp định cư ổn định. Đồ trang sức Đông Sơn Các loại vòng tay, vòng ống ghép, nhãn, hoa tai, móc đai lưng, bao tay, bao chân, ví dụ như bao tay và bao chân tìm thấy ở di tích Làng Vạc, Nghệ An. Tượng đồng: Nhiều loại tượng người, tượng thú vật như cóc, chim, gà, chó, hổ, voi.. Nhận định của các nhà khảo cổ liên hệ đến trống đồng và các hiện vật nêu trên Từ những trống đồng và những hiện vật phát hiện được ở Đông Sơn, các nhà khảo cổ nhận định: Nền Văn hóa Đông Sơn phát triển liên tục và kế thừa từ Văn hóa Phùng Nguyên, cư dân Đông Sơn phát minh luyện kim, đúc đồng, phát hiện những khuôn đúc đồng và xỉ đồng rồi tiến lên nghề luyện sắt. Với kỹ thuật luyện đồng, cư dân Đông Sơn tạo bước ngoặc, loại trừ hẳn đồ đá. Một số di tích thời Hùng Vương như Tiên Hội, Đường Mây, Gò Chiền Vậy, Đồng Mõm, Vinh Quang tìm thấy các di vật bằng sắt. Miền Bắc Việt Nam từ nghìn xưa vốn có nhiều mỏ kim loại như các mỏ vàng, bạc, đồng, chì, sắt. Các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa có hàng chục mỏ đồng. Những mỏ này thường nhỏ, nông và lộ thiên, thuận tiện cho cách khai thác giản đơn. Đó là điều kiện đầu tiên để phát triển văn hóa đồ đồng rực rỡ. Bước đầu hợp kim đồng chủ yếu dùng tạo các đồ nghề, đòi hỏi tính năng kỹ thuật sắc bén, bền chắc. Sau đó hợp kim đồng chuyển mạnh vào lĩnh vực đồ dùng hằng ngày: Các loại thạp, thố, trống đồng đòi hỏi sản xuất nhiều. Những đồ vật này cần trang trí đẹp, phức tạp và như vậy cần hợp kim có tính năng dễ đúc để dễ tạo các chi tiết tinh xảo sắc nét khi đúc. Vì vậy cư dân Đông Sơn sử dụng hợp kim đồng - thiếc - chì. 1. Công nghệ luyện kim và đúc đồng tiến trình: Thời Hùng Vương, trong thành phần hợp kim đồng, tỷ lệ đồng và thiếc giảm xuống và tỷ lệ chì tăng lên. Mặt khác, hợp kim mới với 3 thành phần chính có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, do đó giảm bớt những khó khăn trong việc nấu và đúc, và như vậy, cư dân Đông Sơn lúc đó biết đến điểm nóng chảy thấp. Điều nữa, ở giai đoạn Đông Sơn, thành phần các kim loại trong hợp kim đồng - thiếc - chì (hoặc đồng - chì - kẽm) lại thay đổi theo chức năng của từng loại đồ nghề, đồ dùng hay vũ khí. 2. Công nghệ đồ gốm: Ngoài công nghệ luyện kim và đúc đồng, cư dân Đông Sơn còn công nghệ đồ gốm: Dựa các loại gùi, vò, ấm, lọ, chậu phát giác được, các nhà khảo cổ công nhận: Nghề làm đồ gốm cư dân Đông Sơn phát triển. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn xoay được cải tiến. Thợ gốm biết dùng phương pháp tạo hình bằng cách đổ khuôn và nung trong lò kín chuyên dụng. Chất lượng gốm ngày càng cứng và ít thấm nước hơn, độ mịn ngày càng tăng. Trình độ tạo hình cũng ngày càng cao hơn. Các bình gốm ở phần miệng, rìa miệng, đoạn eo thắt ở cổ đều đặn, song song chạy quanh thân gốm, loại hình sản phẩm gốm phong phú, đa dạng. 3. Nông nghiệp Nhờ phát hiện các loại lưỡi cày và nhiều di vật Văn hóa Đông Sơn có xương trâu, bò, các nhà khảo cổ làm bộ sưu tập các lưỡi cày bằng đồng, đồng thời nhận định: Bò sống trên đồng cạn còn trâu chuyên sống trong vùng đồng lầy, lưỡi cày là dụng cụ dành cho ruộng đồng lầy. Nông nghiệp cư dân Đông Sơn thời Hùng Vương vừa trên đất cạn vừa dưới đồng sâu. Dưới đồng sâu tất nhiên cư dân Đông Sơn sống bằng nghề trồng lúa nước với con trâu và lưỡi cày. Họ chăn nuôi trâu, bò để lấy sức kéo và phân bón nhằm phục vụ cho nông nghiệp. 4. Xã hội phức tạp - phân hóa giàu nghèo Từ phân tích các hiện vật trong các khu mộ táng thời Hùng Vương cho thấy xã hội bấy giờ có hiện tượng phân hóa thành các tầng lớp giàu, nghèo khác nhau. Trong 12 mộ khai quật ở Lũng Hòa, Vĩnh Phúc có 2 mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và 24 hiện vật, phổ biến là số mộ còn lại đều có từ 3 đến 13 hiện vật. Đồ tuỳ táng giống nhau gồm gốm công cụ, đồ dùng bằng đá, gốm.. 5. Văn Lang và Âu Lạc thuộc Văn hóa Đông Sơn thời kỳ công nghệ luyện hợp kim đồng phát triển. Các nhà khảo cổ phát hiện lưỡi cày và các di tích trâu bò của nghề nông lúa nước và các mộ cùng nhìều di tích trong mỗi mộ thời nước Văn Lang, các mũi tên đồng ở thành Cổ Loa nước Âu Lạc. Địa điểm Cổ Loa là Phong Khê, lúc đó là vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân đông, sống bằng đánh cá và thủ công nghiệp, nông nghiệp chuyên về kỹ thuật trồng lúa nước. Trải 85 năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ xác nhận thống nhất giữa người Lạc Việt và người Âu Việt trong nước Âu Lạc. Thống nhất thể hiện rõ nhất là sưu tập đồ đồng Đông Sơn. Về tổ chức xã hội, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, phân công lao động xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Trao đổi sản phẩm và các nguyên liệu giữa các địa phương ngày càng mở rộng dưới thời Hùng Vương và An Dương Vương tạo điều kiện thuận lợi cho tăng thêm nguồn của cải xã hội. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo phát triển kinh tế xã hội, đồng thời dẫn đến chuyển biến xã hội quan trọng là xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. 6. Văn hóa Đông Sơn có các điểm chính phải nhấn mạnh: Văn hóa lúa nước phát triển. Người Việt trong cộng đồng chủng Mongoloid là Tổ tiên văn minh lúa nước thực phẩm dồi dào và có dự trữ dẫn đến phân cấp xã hội người Việt cổ.. Kỹ thuật đúc đồng, đỉnh cao là các trống đồng Đông Sơn. Kỹ thuật về quân sự mà đỉnh cao là thành Cổ Loa (thành, mũi tên đồng và nỏ). Tổ chức cộng đồng hoàn chỉnh theo phương thức xã thôn tự trị mà đỉnh cao là lập nhà nước Văn Lang rồi Âu Lạc. Dựa những nghiên cứu, trên cơ sở Văn hóa Đông Sơn, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, nối tiếp là nhà nước, Âu Lạc của An Dương Vương, trước khi bị ảnh hưởng của văn minh Hán. Người Việt có truyền thống coi trọng mồ mả Tổ tiên, yêu ca hát, lễ hội, nhảy múa (các sử cổ Trung Quốc còn ghi lại rõ từ TCN). Nguồn Web vanhoaviet Còn tiếp
Trống đồng Phú Phương Văn hóa Đông Sơn qua các loại hình di vật "Trống đồng Đông Sơn" Trống đồng Trống đồng Đông Sơn Năm 43 SCN, khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại. Thời Văn hóa Đông Sơn biểu tượng là những trống đồng Đông Sơn (loại Heger I) bị tuyệt diệt trước âm mưu phá hủy tận gốc di sản văn hóa Việt của người Hán. Mã Viện tận thu trống đồng để đúc ngựa đồng, cột đồng, muốn làm người Lạc Việt quên trống Đông Sơn, quên cội nguồn. Bất chấp mưu thâm độc, người Việt cổ vẫn đúc, dùng trống đồng. Trống Đông Sơn đúc trong sào huyệt phương Bắc - thành Luy Lâu ở TK. IV-V SCN. 11-1998, nhà khảo cổ Nishimura tìm mảnh khuôn trống Đông Sơn đầu tiên tại khu thành lũy phía Bắc Luy Lâu. Khai quật 2014-2015 của BTLSQG gần 1.000 mảnh khuôn đúc trống bằng đất nung, gồm khuôn ngoài và khuôn trong, thuộc các bộ phận mặt, tang, lưng, chân. Các mảnh khuôn ngoài thường có những vòng hoa văn điển hình trống Đông Sơn: Vòng tròn tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm, vạch ngắn song song, văn bông lúa.. Mảnh khuôn ngoài thường đỏ hoặc đỏ nhạt, mảnh khuôn trong thường trắng xám, đặc. Tìm thấy mảnh khuôn trống, một số hiện vật liên quan quy trình đúc trống, ví dụ bàn xoay hay phễu rót đồng. Các mảnh khuôn đúc này phát hiện trong tầng văn hóa từ TK. I SCN. Phát hiện trên có ý nghĩa cực quan trọng, sức sống Đông Sơn vẫn mãnh liệt, kể cả khi Giao Chỉ bị đô hộ. Kẻ thù thất bại đồng hóa. Trống đồng loại II Heger, tiếp nối truyền thống trống Đông Sơn Trống loại II (theo phân loại Heger) kế thừa tiếp nối trống Đông Sơn. Trống loại II nảy sinh trên cơ sở trống loại I Heger đang suy tàn [10, tr. 179] . Trống này là trống Mường, vì thấy nhiều ở vùng dân tộc Mường. Kế thừa kỹ thuật đúc trống đồng loại II (như các con kê rải giữa khuôn trong và khuôn ngoài để định vị đồng nóng chảy khỏi phá khuôn). Chứng tỏ thợ đúc trống Đông Sơn cũng đúc trống loại II. Kế thừa mô típ hoa văn trống Đông Sơn trên nhóm trống loại II sớm, sớm có hoa văn người múa hóa trang, hoa văn hình học Đông Sơn. Nhiều trống loại II ít nhiều ảnh hưởng mô típ trang trí hoa văn Hán, hoa văn ô trám đơn, ô trám lồng phổ biến trên trống đồng, phổ biến trên gạch trong mộ gạch thời Hán, tức có giao lưu văn hóa Hán - Việt [8, tr. 53-59] . Trống loại II phát triển mạnh từ thời Bắc thuộc đến Lý - Trần. Nhiều hoa văn trên trống loại II đậm dấu ấn hoa văn trên đá, trên gốm Lý - Trần như hoa văn hình rồng Lý - Trần uốn khúc hình sin, hoa văn chim phượng. Trống đồng Xóm Rậm ở huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) bố cục hoa văn cánh sen trên mặt trống khá giống bố cục trên bệ đá chùa Phật Tích.. Thời Hậu Lê, nhiều hoa văn trên đá, gốm thời này ảnh hưởng đến hoa văn trang trí trên trống đồng loại II. Ví dụ trên trống loại II có nhiều hoa văn Phật giáo (như lá đề, lá sen trang trí theo phong cách đối đỉnh trong các băng hoa văn trên thân trống, giống hoa văn trang trí lá đề, lá sen đối đỉnh trang trí trên các chân đèn gốm thời Lê - Mạc). Bên dòng trống loại II tồn tại, phát triển suốt thời Bắc thuộc, đến các triều đại quân chủ độc lập, người Việt còn sáng tạo những trống đồng khác. Đó là trống đồng Cảnh Thịnh, đúc năm 1800, khá đẹp; nhưng hình dáng không chia làm 3 phần như các trống đồng truyền thống, mà là hình trụ tròn. Ảnh hưởng một số hoa văn các loại trống khác (như hoa văn lá đề trống loại II, hoa văn nhũ đinh trống loại IV). Trống đồng trong đời sống tinh thần người Việt Tâm thức người Việt, trống đồng như người bạn đường lịch sử, hồn cốt đọng lại sâu lắng đời sống tinh thần dân tộc bao đời nay. Người Việt nhân cách hóa trống đồng, coi là hiện thân thần linh thiêng trong đình, đền, chùa. Ở Việt Nam, tục thờ trống đồng từ rất sớm. TK. X, Đinh Tiên Hoàng chú ý thu trống đồng phong tặng cho các địa phương để thờ. Khi Lý Thái Tông còn là thái tử, hành quân qua núi Đồng Cổ, mơ thấy thần núi xin theo đánh giặc. Sau này lập miếu thờ phía Bắc thành Thăng Long. Tây Sơn, con trai Quang Trung là Nguyễn Quang Bân lập đền thờ ở núi Đồng Cổ, ở làng Đan Nê, Thanh Hóa. Tận gần đây, những trống Ngọc Lũ, Thượng Lâm vẫn thờ trong đình, đền vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hà Nội có đền Đồng Cổ ở phố Thụy Khuê, quận Ba Đình, nơi hàng năm hội thề Trung Hiếu vẫn vẹn nguyên linh thiêng và lòng tôn kính. Trống đồng luôn có vị trí quan trọng đời sống văn hóa tinh thần dân tộc, khiến trống đồng cùng âm hưởng của nó luôn có sức sống mãnh liệt suốt lịch sử. Nguồn Web tapchikhxh Trống đồng Bắc Lý: Biểu tượng văn hóa Đông Sơn ở Bắc Giang (BGĐT) - Có thể nói trống đồng Bắc Lý là sản phẩm độc đáo và tiêu biểu Văn hóa Đông Sơn ở Bắc Giang. Trống đồng Bắc Lý vinh danh trong tập sách những trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam. Tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, trống đồng Bắc Lý trưng bày giới thiệu thu hút chú ý của khách tham quan và các nhà nghiên cứu về vẻ đẹp và giá trị của nó. Văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam, trong đó có vùng Bắc Giang. 1975, tại Gò Mụ, ấp Thi Đua, xã Bắc Lý (Hiệp Hòa) phát hiện trống đồng Bắc Lý và đến năm 1998 lại phát hiện trống đồng Xuân Giang tại xã Mai Trung (Hiệp Hòa). Trống đồng Bắc Lý có đặc điểm giống trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, chứng tỏ tồn tại Văn hóa Đông Sơn, địa bàn sinh sống của cư dân Việt cổ ở vùng đất này. Trống đồng Bắc Lý cao 45cm, đường kính mặt 55cm, hoa văn trang trí mang nhiều đặc điểm trống đồng Đông Sơn. Mặt trống trang trí hoa văn hình học và hoa văn hình chim theo xu hướng đơn giản hóa. Chính giữa phủ kín bằng 9 vành hoa văn xung quanh ngôi sao nổi 12 cánh, xen các cánh là những vạch chéo song song, gần rìa mặt có 4 khối tượng cóc ngồi xung quanh ngược chiều kim đồng hồ. Tang trống phình rộng cong tròn đầy, ôm gọn mặt trống. Chân trống choãi ra đường bệ theo kiểu hình nón cụt, trang trí hoa văn theo hình răng cưa, đầu nhọn quay xuống phía dưới tạo thành hình tam giác và có hoa văn vòng tròn kép. Tang trống và đế trống nối lại với nhau bởi phần lưng trống thắt lại thanh thoát. Thân trống trang trí hoa văn từng đoạn theo phương thẳng đứng, hai dải hoa văn hình học kiểu đường tròn đồng tâm không có tiếp tuyến. Phần quai trống kiểu quai kép hình chữ C còn đủ hai đôi quai gắn vào giữa tang và thân trống. Về hình thức, trống đồng Bắc Lý giống trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ. Các hoa văn tuy đơn giản nhưng các nghệ nhân khéo léo phối hợp hoa văn hình học, hoa văn răng lược với vòng tròn có chấm tiếp tuyến, vòng tròn lồng nhau có chấm nổi tiếp tuyến tạo nét độc đáo riêng cho loại hình trống đồng Bắc Lý. Điểm nổi bật trong phong cách trang trí hoa văn trên trống đồng Bắc Lý là vành hoa văn chủ đạo trang trí hình chim. Nghệ nhân tạo họa hình chim có mỏ dài, đuôi dài được phác họa bằng những đoạn thẳng gọn, có rất ít những đường lượn mềm thể hiện tạo họa hình chim. Điều đó nói lên xu hướng cách điệu trong nghệ thuật trang trí của các nghệ nhân. Điểm khác biệt ở phong cách trang trí hoa văn trống đồng Bắc Lý là ở vành trang trí hình chim. Có 5 hình chim mỏ dài, đuôi dài. Số lượng hình chim trang trí lẻ như vậy chưa hề thấy trong nhóm C của phân loại trống đồng Đông Sơn. Nghệ nhân trang trí trống đồng Bắc Lý không tuân theo quy luật "ưu tiên số chẵn" như quy luật trang trí trống đồng Đông Sơn vốn có. Hình dáng tổng thể, tính chất hài hòa và cân đối của vành trang trí hoàn toàn không bị phá vỡ. Trống đồng Bắc Lý không chỉ là hiện vật quý mà qua hiện vật này còn tìm thấy sự phát triển khá cao nghề đúc đồng. Các họa tiết hoa văn trang trí ở trống đồng còn phản ánh những ý niệm, tư tưởng, tình cảm người xưa. Hình ảnh ngôi sao 12 cánh, 4 tượng cóc ở xung quanh biểu thị ý niệm về mặt trời, 12 tháng trong năm, tín ngưỡng thờ thần mặt trời trong tuần hoàn 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; 5 con chim mỏ dài, biểu tượng cư dân Lạc Việt và nền văn minh lúa nước phát triển sớm trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. Trống đồng Bắc Lý là sản phẩm độc đáo và tiêu biểu của Văn hóa Đông Sơn ở Bắc Giang. Trống đồng Bắc Lý được vinh danh trong tập sách những trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam. Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, trống đồng Bắc Lý được trưng bày giới thiệu thu hút sự chú ý của khách tham quan và các nhà nghiên cứu về vẻ đẹp và giá trị của nó. Nguồn Web baobacgiang Còn tiếp
Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn (phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa) "Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn" Sách "Thanh Hóa di tích và thắng cảnh" (tập I – NXB. Thanh Hóa 2000) có bài giới thiệu: "Hàm Rồng Kỳ Tú, Hàm Rồng Anh Hùng" của nhà nghiên cứu sử học Phạm Tấn. Vẻ đẹp địa danh Hàm Rồng - sông Mã được Phạm Tấn tả sinh động được thiên nhiên ban tặng và là vẻ đẹp vùng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo. Bài viết này chúng tôi chỉ mong làm rõ thêm những giá trị lịch sử - văn hóa vùng đất Hàm Rồng dưới góc nhìn di chỉ khảo cổ học. Địa điểm Đông Sơn nằm ở vị trí: 2206 vĩ tuyến Bắc, 114.093 kinh tuyến Đông, cách cầu Hàm Rồng không đầy 1km phía Tây Bắc. Cách thành phố Thanh Hóa nay hơn 4km về phía Bắc - Đông Bắc, ngay bên hữu ngạn sông Mã, nằm vào khoảng trung tâm đồng bằng Thanh Hóa được thành tạo bởi phù sa hai sông Mã và Chu. Cảnh quan ở đây có đặc điểm là đồng bằng với nhiều núi đảo thành tạo do đất nền nằm nông có trầm tích kỷ đệ tứ không dày lắm. Nhìn thế đất, thế núi, thế sông đủ thấy người Đông Sơn xưa chọn địa điểm quần cư có vị trí ý nghĩa về kinh tế, quân sự lẫn chính trị. Dựa lưng vào núi Rồng, một bộ phận của những dãy núi đất, đá vôi chằng chịt xung quanh như núi Cảnh Tiên, núi Chồng Mâm, núi Cuộc, núi Mướn, núi Tún.. từ đó có thể khai thác gỗ, đá để sản xuất, xây dựng, có thể săn bắt thú rừng hoặc phát triển chăn nuôi. Phía thượng lưu và trước mặt bên kia sông là dải đất bằng phẳng, rộng mênh mông thẳng cánh cò bay, rất thuận tiện làm ruộng, cấy trồng, có lẽ đó là nguồn sống chủ yếu của người Đông Sơn xưa và trên cơ sở đó góp phần xây dựng nền văn hóa trống đồng rực rỡ. Vì ngay bên sông nước khiến nghề đánh cá còn giữ vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế thời đó. Dùng sông nước làm phương tiện đi lại vốn là đặc điểm giao thông của người Việt xưa. Từ đây có thể ngược dòng sông Mã gắn bó các nhóm tộc miền núi anh em hoặc có thể trôi xuôi ra biển giao tiếp những miền đất xa hơn. Ba mặt có núi cao ngăn cách, phía trước là sông là vị trí tuyệt đẹp cho phòng thủ, yếu tố khách quan khá tốt bảo đảm an ninh cho tập thể người ở đây sống vào thời điểm xã hội nhiều biến động. Vùng kinh tế thịnh đạt, đầu mối giao tiếp nối liền hệ thống các điểm quần cư như Thiệu Dương, Núi Nấp, Hoằng Lý, Hoằng Quỳ, Hoằng Phượng.. cứ điểm phòng ngự đáng tin cậy, địa điểm Đông Sơn hẳn có vai trò khá lớn về chính trị. Biết đâu, đây lại không phải là trị sở của bộ Cửu Chân nước Văn Lang xưa. Biết đâu đây chẳng phải là căn cứ cuối cùng của nghĩa quân Hai Bà Trưng do Đô Dương tập họp chống lại đội quân Mã Viện[1] . Khu vực Đông Sơn có thể giữ tư cách là trung tâm của bộ Cửu Chân thời Hùng Vương như trên chứng minh bằng ý nghĩa và tác dụng của vị trí địa lý tự nhiên của vùng này, nó còn có thể chứng minh bằng khảo cổ học. Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn phát hiện 1924 do ngẫu nhiên tình cờ. Nguyễn Văn Lắm người làng Đông Sơn lúc đào giun để câu cá ngoài bờ sông Mã tình cờ phát hiện nhóm đồ đồng do đất sông lở làm lộ ra. Những đồ đồng vừa tìm ở đây bị lọt vào tay một số người ngoại quốc như A. Pouyanre, L. Pajot, ngay sau đó trường Viễn Đông Bác Cổ (Louis Finot) liền uỷ nhiệm cho Pajot[2] - viên thương chính tỉnh Thanh Hóa lúc đó tiến hành những cuộc đào tìm cổ vật liên tục từ 1924 đến 1928 ở Đông Sơn, đặc biệt là dọc theo hữu ngạn sông Mã. Một số lớn hiện vật đào ở Đông Sơn bán cho trường Viễn Đông Bác Cổ. L. Aurouseau, Giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ lúc đó dự định nghiên cứu món tài liệu đã sưu tập được và công bố các hiện vật, nhưng 1929 ông mất nên không kịp thực hiện kế hoạch. Về sau, từ những tài liệu đó, V. Goloubew - nhà nghiên cứu nghệ thuật học tổng kết cuộc đào của Pajot trong tác phẩm "Thời đại đồ đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ" (L' Age du bronze au Tonkin et dans le Nord Annam - BEFEO, Hanoi, Vol XXIX, p. 1-16). Tuy phải thừa nhận có thời đại đồng thau ở Việt Nam nhưng tác giả lại cho niên đại thời đó chỉ bắt đầu ở đất Cửu Chân mọi rợ từ TK. I SCN do người bản xứ vốn còn ở thời kỳ đồ đá học được thuật luyện kim của người Trung Hoa mà có. Công trình này của Goloubew không soi sáng mảy may những điều cần biết về tư liệu, nó hầu như không đem lại hiểu biết gì về địa điểm nổi tiếng này. Tiếp sau L. Pajot, năm 1934 trong khi dẫn đầu chiến dịch khảo cổ do các viện bảo tàng ở Paris phối hợp trường Viễn Đông Bác Cổ cùng bảo trợ, ông George Coedes Giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ uỷ thác cho O. Janse nhà khảo cổ học người Thuỵ Điển nghiên cứu địa điểm Đông Sơn. Từ tháng Giêng năm 1935 đến 1939, O. Janse tiến hành 3 đợt khảo sát, khai quật tại Đông Sơn. Báo cáo của những lần khai quật ở đây được O. Janse công bố trong tập III công trình: "Nghiên cứu Khảo cổ học ở Đông Dương" (Archaeological Research in Indo - China - Volum III - ST - Catherine. Press LTD - 1958). So với L. Pajot thì O. Janse khai quật ở Đông Sơn có hệ thống và khoa học hơn, song chưa phải là báo cáo khoa học thuần. Hoàn toàn không theo dõi diễn biến của di vật, di tích trong lớp đất văn hóa. Và tư liệu của O. Janse để lại gây cảm giác niên đại quá muộn của địa điểm Đông Sơn, khi chủ nhân nó tiếp xúc với văn hóa Hán. Thành tựu lớn nhất khai quật Đông Sơn trước 1945 có lẽ là đưa di tích Đông Sơn vào nhận thức khoa học. Những trống đồng được sưu tầm có một nền khảo cổ là những di vật trong di tích khảo cổ Đông Sơn. Chứng tích đó cho phép gọi những trống Heger I là trống Đông Sơn[3] . Những tư liệu gốc và những ý kiến do các học giả phương Tây công bố và phát biểu về địa điểm Đông Sơn còn rời rạc, tản mạn, độ tin cậy thấp. Điều này đặt ra cho nền khảo cổ học nước nhà nhiệm vụ nặng nề. Muốn hiểu thực sự về địa điểm này rõ ràng phải kiểm tra cẩn thận nghiêm túc nếu không muốn nói trở lại từ đầu. Cuối 1961 đầu 1962, cùng nhiệm vụ công tác nghiên cứu thời đồng thau nước nhà và thúc bách phải "chữa cháy", nhằm giải phóng mặt bằng cho nhà máy phân lân Hàm Rồng mở rộng phân xưởng. Đội khảo cổ học (lúc đó thuộc Vụ Bảo tồn Bảo tàng) triển khai đào khai quật 1000m2 tại khu ven sông sát nhà máy phân lân hiện tại. Nhiều hiện vật, di tích hiếm quý được phát hiện. Kết quả lần khai quật này làm rõ được di tích Đông Sơn có tầng văn hóa khảo cổ khá dày, nhưng bị xáo trộn. Khẳng định những điều thu nhận từ trước 1945 là khu di chỉ cư trú và mộ táng thuộc giai đoạn Đông Sơn muộn. Kế hoạch 3 năm nghiên cứu thời Hùng Vương (1968 - 1970) thôi thúc các nhà khảo cổ trở lại Đông Sơn. Nghiên cứu thời Hùng Vương dưới góc độ khảo cổ học, trọng tâm là tìm hiểu lại văn hóa Đông Sơn khâu chủ yếu là địa điểm Đông Sơn. Yêu cầu "chữa cháy" cho phục hồi lại nhà máy phân lân Hàm Rồng sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đặt yêu cầu cho các nhà khảo cổ trở lại Đông Sơn. Trước khai quật này, các hố khai quật đều tập trung ở khu ven sông. Khai quật Đông Sơn 1969 - 1970 ở khu sườn núi và khu Cửa Luỹ (trong làng Đông Sơn) và khu ven sông. Diện tích khai quật đợt này 509m2. Kết quả đem đến nhận thức mới về khu di tích Đông Sơn. Qua địa tầng có thể phân rành mạch thành 2 giai đoạn chính, phát triển liên tục Văn hóa Đông Sơn. Tính kế thừa trực tiếp giai đoạn này còn chứng minh qua tư liệu mộ táng. Đồng thời khai quật lần này là lần đầu đưa được những tài liệu về địa tầng cũng như mộ táng giai đoạn trước Đông Sơn, trực tiếp phát triển lên Văn hóa Đông Sơn. Sau này với nhiều tài liệu mới bổ sung gọi là giai đoạn Văn hóa Quỳ Chử. Khai quật năm 1976 tiến hành thành 2 đợt do Viện Khảo cổ học chủ trì, đào 684m2 trên khu sườn núi. Kết quả đào khẳng định và làm rõ thêm địa tầng và các lớp mộ phát hiện 1969-1970. 3 khai quật lớn của các nhà khảo cổ Việt Nam với tổng diện tích 2.275m2. Về địa tầng ở khu sát bờ sông có thể khảo sát địa tầng ở hố V khai quật 1969-1970. - Trên cùng là lớp cát sỏi dày trung bình 0, 40m. - Thứ 2 là lớp đất màu đen sẫm, cứng và sỏi dăm thô, dày trung bình 0, 60m, có vết tích giai đoạn tiếp xúc Hán và thời muộn hơn Hán. - Thứ 3 là lớp đất pha cát nhẹ và sỏi dăm, màu nâu xám hoặc xám vàng, dày 0, 40m - 0, 50m, có vết tích giai đoạn trước khi tiếp xúc với Hán. - Thứ 4 là đất sét thịt pha cát, màu nâu, xám đen, xám trắng, dày 0, 30m - 0, 40m. Hiện vật thưa thớt, gốm mỏng hơn, dễ vỡ, khác với lớp trên. Khu vực sườn núi có thể lấy địa tầng hố VII của đợt khai quật 1976 làm tiêu biểu. - Trên cùng là lớp đất núi màu đỏ dày 0, 60m - 1m, do máy ủi san bạt tạo thành. - Thứ 2 là lớp đất vàng sáng dày trung bình 0, 60m, đất tơi mềm, vết tích văn hóa muộn thuộc những thế kỷ SCN. Phần trên lớp đất này là đất canh tác. Như vậy lớp thứ 2 này phần trên có thể tương ứng với lớp thứ nhất của khu bờ sông. Phần dưới tương ứng với lớp thứ 2 của khu bờ sông. - Thứ 3 là lớp đất đen sẫm, dày trung bình 0, 60m, đất cứng, nhiều sỏi dăm, chứa phần lớn gốm thô, ít gốm cứng muộn (khoảng 25%), chứa các mộ nhóm III. Lớp này tương đương với lớp thứ 3 của khu bờ sông. - Thứ 4 là lớp đất đen xám, dày trung bình 0, 40m - 0, 50m. Đất mềm, mịn, màu sắc sáng hơn so với lớp trên, chứa gốm thô thuần và các mộ nhóm II. Lớp này tương đương lớp thứ 4 của khu bờ sông. - Thứ 5 là lớp đất sét vàng xám, dày trung bình 0, 15m - 0, 20m, thuần sét mịn, không có gốm, chứa nhóm mộ I. Lớp này tương đương với sinh thổ khu bờ sông. Trong tầng văn hóa, ngoài những mộ táng chôn xen vào, những dấu vết khu cư trú là những mảnh gốm vỡ, những hiện vật bằng nhiều chất liệu.. còn có các di tích như những rãnh đất đen, đa số hình chữ nhật. Những hố đất đen có hình dáng ổn định, có chứa gốm và xương thú. Các hố chôn cột được phân bố theo quy luật nhất định. Các hố bếp cạnh có đá tảng xếp có ý thức. Có những cây gỗ có vết chặt, đục, đẽo, có lẽ là vết tích nhà sàn. Tóm lại, về địa tầng từ lớp đất thứ 4 khu bờ sông và lớp đất thứ 4, thứ 5 của khu sườn núi thuộc văn hóa trước Đông Sơn, phần còn lại của tầng văn hóa gồm lớp đất thứ 2, thứ 3 khu bờ sông và khu sườn núi thuộc Văn hóa Đông Sơn. Tầng văn hóa sâu 1, 40m - 1, 80m, dày trung bình 1, 00m - 1, 40m. Phân biệt được 2 giai đoạn trước khi tiếp xúc với Hán và đã tiếp xúc Hán. Về mộ táng, so sánh phân tích di vật có trong các mộ kết hợp vị trí mộ trong các lớp đất thấy có tương ứng giữa các lớp mộ và các lớp đất. Cụ thể là nhóm mộ trong lớp đất sâu nhất màu vàng, lớp đất thứ 5 ở khu sườn núi hoặc nằm trên lớp đất vàng này chứa gốm minh khí, bình con tiện có vai tròn, vỏ màu nâu ca cao nhạt, dễ bong lớp áo, khuyên tai đá, vòng tay mặt cắt chữ T. Có đồ đồng nhưng rất ít, đặc biệt có loại dao xéo, giáo búp đa mặt cắt họng bầu dục. Có thể coi những mộ này thuộc giai đoạn trước Đông Sơn. Những nhóm mộ còn lại nằm trong lớp đất thứ tư trở lên thuộc Văn hóa Đông Sơn. Có diễn biến sớm muộn rõ nét. Ở nhóm mộ nằm trong lớp thứ 4, đồ gốm minh khí giảm mạnh, vòng tai đá còn nhiều. Gần gũi nhóm mộ trước Đông Sơn về chủng loại hiện vật. Nằm trong lớp đất thứ 3 có các nhóm mộ xuất hiện gốm loại hình chậu hoa, nồi to. Gốm đỏ. Không còn gốm minh khí. Đồ đồng có những hiện vật điển hình Văn hóa Đông Sơn, vẫn còn khuyên tai. Nhóm mộ muộn hơn có nhiều loại bát gốm thô. Vòng tai đá bằng thạch anh và đá quý nhiều màu sắc. Xuất hiện đồ đồng minh khí. Ở nhóm mộ nằm trong lớp đất thứ 2, đồ tuỳ táng xuất hiện di vật ngoại lai, đồ thuỷ tinh, đồ sắt nhiều. Số lượng mộ táng phát hiện trong các khai quật của L. Pajot không được biết chính xác, chỉ còn 7 bản vẽ của các cuộc khai quật số 1, 2, 3 có lẽ ấn định cho các mộ. Những khai quật của O. Janse phát hiện 2 mộ bản địa, 16 hố mai táng. Khai quật 1960 - 1961 phát hiện 35 mộ Đông Sơn trong đó 21 mộ có dấu vết tiếp xúc Việt - Hán, 14 mộ thuần bản địa. Khai quật 1969-1970 và 1976 có thể phân biệt rạch ròi hơn: Giai đoạn trước Đông Sơn có 168 mộ, giai đoạn Đông Sơn sớm có 32 mộ, giai đoạn Đông Sơn đã tiếp xúc với Hán có 24 mộ. 2003, để chuẩn bị kỷ niệm 80 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn (1924-2004), Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa phối hợp Khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia tiến hành điều tra khai quật: Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn lần thứ VI, nhằm quy hoạch khoanh vùng bảo vệ và phát huy giá trị di tích khảo cổ học Đông Sơn. Di tích Đông Sơn sau gần 80 năm phát hiện đến nay việc quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích hầu như chưa được thực hiện. Yêu cầu lần khai quật này còn nhằm tìm vị trí thuận lợi để xây dựng trưng bày hố khai quật giới thiệu di chỉ khảo cổ học Đông Sơn dịp diễn ra hội nghị 80 năm. Sau khảo sát, điều tra, đào thăm dò, đoàn khai quật quyết định mở hố khai quật tại khu vườn chùa trong làng Đông Sơn. Vị trí hố khai quật lần này cách hố khai quật ở Cửa Lũy 1970 về phía Tây Nam 300m. Diện tích hố khai quật là 21m2 (7 x 3). Dù diện tích khai quật không lớn nhưng kết quả rất khả quan, địa tầng hố khai quật ổn định không bị xáo trộn. Các lớp văn hóa phân biệt được giai đoạn Văn hóa Đông Sơn tiếp xúc Hán, giai đoạn Đông Sơn trước khi tiếp xúc Hán và giai đoạn tiền Đông Sơn. Đặc biệt trong lớp đất sát tầng sinh thổ phát hiện lớp mộ sớm tương tự ở các hố đợt khai quật 1969-1970 và 1976. Như vậy hố khai quật 2003 đem lại nhận thức mới về di chỉ Đông Sơn khu vực trong làng. Nếu trước đây O. Janse khi khai quật trong làng Đông Sơn chỉ giới hạn niên đại sớm nhất vào thời Tống (TK. X - XI). Khai quật 1969 - 1970 cũng chỉ dừng ở mức độ nhận định khu di chỉ trong làng Đông Sơn có niên đại phân biệt được giai đoạn Đông Sơn trước khi tiếp xúc Hán. Kết quả chỉnh lý sơ bộ hố khai quật đợt VI cho biết giai đoạn Văn hóa tiền Đông Sơn ở khu trong làng là rất rõ nét. Lớp đất văn hóa thứ IV gốm giai đoạn Văn hóa Quỳ Chử rất rõ rệt. Chỉ trong 21m2 lớp đất sét vàng xám (0, 15 - 0, 20cm) sát sinh thổ phát hiện ít nhất dấu vết 8 mộ sớm (tương đương nhóm mộ I ở hố khai quật số VII đợt 1976). Theo phân tích của PGS-TS khảo cổ học Phạm Minh Huyền (Viện Khảo cổ học Việt Nam), các mộ ở hố khai quật vườn chùa 2003 có dạng mộ quây đá, mộ đất. Hố khai quật di chỉ Đông Sơn trong làng 2003 cho đánh giá lại những gì trước đây quan niệm về di tích Đông Sơn khu trong làng. Tầng văn hóa khảo cổ không hề mỏng mà tương đối dày trung bình 1m50. Đặc biệt là khu di chỉ trong làng Đông Sơn cũng là khu di chỉ cư trú và mộ táng đồng tính chất như khu vực ngoài bờ sông Mã. Khu vực phát hiện hố khai quật có diện tích rộng hàng ngàn m2 nằm ở khu vực vườn chùa, sân kho hợp tác của thôn Đông Sơn là địa điểm lý tưởng để khoanh vùng bảo vệ nghiên cứu lâu dài. Di tích khảo cổ học Đông Sơn qua 6 lần khai quật chính thức, nhiều lần điều tra thám sát đem lại khối tư liệu phong phú về các loại hình di tích từ di tích cư trú (nhà sàn, bếp đun.) đến di tích mộ táng. Hàng vạn hiện vật độc đáo từ những trống đồng Đông Sơn biểu trưng thủ lĩnh vùng đến những hòn chì lưới của nông dân đánh cá, từ những hiện vật các vùng miền xa xôi trên thế giới đến những mảnh gốm nung đốt trên Đông Sơn. Tất cả phản ánh sinh động khách quan trình độ đời sống vật chất - tinh thần của người Đông Sơn. Đây là vùng đất trung tâm văn minh lưu vực sông Mã thời Hùng Vương. Nguồn: Đỗ Quang Trọng, Di chỉ Khảo cổ học Đông Sơn, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa di tích danh thắng, tập 3, NXB. Thanh Hóa, năm 2004, trang 16 - 28. [1] Xem: Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí - Tập I - Dư địa chí - Nhân vật chí. NXB. Sử Học, Hà Nội 1960, tr28-29 [2] Louis Pajot là nghệ sĩ xiếc, nhưng vì muốn đi đây đi đó, ông làm thuỷ thủ đến Đông Dương. Sau đó ông kiếm 1 chức vụ phụ trách thương chính ở Thanh Hóa. Pajot sưu tập đồ cổ, một phần cung cấp cho trường Viễn Đông Bác Cổ, còn lại đem bán cho các nhà sưu tầm tư gia. Louis Pajot từ trần trong cảnh ngộ bi đát thời chiến tranh. Ông để lại một số báo cáo về những hiện vật tìm ở Đông Sơn và một số địa điểm khác ở Thanh Hóa (báo cáo tại trường Viễn Đông Bác Cổ, nay Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) [3] Năm 1934 H. Geldern đề nghị lấy địa danh Đông Sơn đặt tên cho nền văn hóa thời đại đồng thau. Nguồn Web thanhnhaho Còn tiếp
Trống đồng Cổ Loa Văn hóa Đông Sơn - bản sắc văn hóa "Văn hóa Đông Sơn" 90 năm phát hiện và nghiên cứu, các nhà khoa học đều nói Văn hóa Đông Sơn có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa này là cơ sở vật chất cho hình thành nhà nước đầu tiên Văn Lang - Âu Lạc, nhà nước đầu tiên thời các Vua Hùng và An Dương Vương, nền tảng hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ, văn minh Đại Việt sau này. Rực rỡ nền văn minh Việt cổ Văn hóa Đông Sơn tồn tại từ TK. VII TCN đến TK. I - II SCN. Qua hàng trăm di tích cùng khối di vật đồ sộ phát hiện và nghiên cứu, minh chứng sinh động cho nguồn gốc bản địa, phát triển lâu dài, liên tục và trực tiếp từ các Văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun), đến đỉnh cao Văn hóa Đông Sơn và văn minh Đại Việt. Hiện có trên 200 di tích thuộc Văn hóa Đông Sơn phát hiện ở nước ta, chủ yếu phân bố 3 lưu vực sông chính: Sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ), sông Mã (Thanh Hóa) và sông Cả (Nghệ An). Nhiều di vật Văn hóa Đông Sơn còn ở các tỉnh miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên của Việt Nam và vài nước Đông Nam Á. Đến nay, số lượng di vật thuộc Văn hóa Đông Sơn tìm được vô cùng đồ sộ, lưu ở các bảo tàng trong nước, nước ngoài và các sưu tập tư nhân. BTLSQG một trong những nơi giữ, trưng bày nhiều hiện vật Văn hóa Đông Sơn: 10.000 hiện vật, gồm các chất liệu đa dạng: Đồng, gốm, gỗ, đá.. hiện vật đồng nhiều nhất, đặc biệt sưu tập trống đồng. Còn có sưu tập công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt và đồ trang sức.. Nhiều hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia: Thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ, đèn hình người quỳ.. cho thấy ý nghĩa, giá trị, tầm quan trọng hiện vật thuộc văn hóa này. Theo TS. Nguyễn Văn Đoàn - PGĐ BTLSQG, Văn hóa Đông Sơn có vị trí vô cùng quan trọng tiến trình lịch sử dân tộc, nền tảng vật chất với hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ cũng như văn minh Đại Việt sau này. Những năm gần đây, điều tra, phát hiện mới và khai quật hàng loạt di tích Văn hóa Đông Sơn như di tích Mả Tre, Đình Tràng (Cổ Loa, Hà Nội), Bãi Cọi (Hà Tĩnh), di tích tiền Đông Sơn: Xóm Dền (Phú Thọ), Nghĩa Lập (Vĩnh Phúc) với hợp tác các chuyên gia nước ngoài góp phần sáng tỏ hơn nữa đa dạng, thống nhất, mối quan hệ, giao lưu và vị thế Văn hóa Đông Sơn với các văn hóa đồng đại khu vực lân cận. Các nhà khoa học dựng đầy đủ phông tư liệu Văn hóa Đông Sơn với các lát cắt phản ánh các phương diện khác nhau về Văn hóa Đông Sơn, đời sống cư dân Việt cổ qua các hình thức cư trú và nhà ở, các phương thức mai táng, đời sống tinh thần, đời sống sản xuất.. Cơ sở nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn, hầu hết các nhà nghiên cứu nói Văn hóa Đông Sơn là cơ sở vật chất, thể hiện sinh động "hình ảnh" nhà nước đầu tiên trong lịch sử: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, nền tảng hình thành truyền thống văn hóa Việt Nam Đỉnh cao nghề luyện kim, đúc đồng Nghề luyện kim, đúc đồng thời Văn hóa Đông Sơn phát triển, đạt nghệ thuật đỉnh cao. Theo Ths. Nguyễn Quốc Hữu (Phó Trưởng phòng trưng bày BTLSQG), thống kê cho thấy: Tỷ lệ đồ đồng Văn hóa Đông Sơn chiếm gần 90% trong tổng hiện vật tìm thấy, hàng vạn tiêu bản, thuộc nhiều loại hình. Đáp ứng đủ mọi nhu cầu sản xuất, đời sống dân Đông Sơn, từ trống đồng, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, trang sức. Văn hóa Đông Sơn là văn minh cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, nên người Đông Sơn có bộ nông cụ chuyên dụng, tiên tiến. Để chặt cây, khai hoang, họ chế tạo các loại rìu, dao. Để đắp bờ, mở thửa, làm đất họ có các loại cuốc, xẻng, mai, thuổng, lưỡi cày.. Đặc biệt, các cư dân Đông Sơn chế tạo nhiều liềm: Công cụ gặt tiên tiến giúp gặt hái nhanh hơn, năng suất cao hơn. Người Đông Sơn tạo bộ công cụ làm mộc, có cấu tạo và chức năng gần như bộ công cụ làm mộc hiện đại, dùng để dựng nhà sàn, đóng thuyền và chế tác các loại vật dụng sinh hoạt.. Bộ công cụ mộc gồm các loại đục vũm, đục bẹt với nhiều kiểu dáng dài ngắn, thon bè thích hợp với từng kỹ thuật đục chạm khác nhau, hoặc các loại rìu xéo dùng tu chỉnh đồ mộc. Sản xuất phát triển, tạo nhiều của cải dư thừa, người Đông Sơn chế tác những thạp lớn nhỏ nhiều kích thước để cất trữ lương thực, thực phẩm. Thạp liên quan các nghi lễ chôn người chết, là loại di vật khá điển hình Văn hóa Đông Sơn, chứa nhiều giá trị nghệ thuật tương tự như trống đồng. Minh chứng tiêu biểu nhất khẳng định kỹ thuật luyện kim, đúc đồng Đông Sơn đạt trình độ cao là tạo trống đồng, thạp đồng với kích thước lớn, hình dáng cân đối, hoa văn trang trí hoàn hảo, sắc nét từng chi tiết. Nay hàng trăm trống đồng thấy trong phạm vi phân bố Văn hóa Đông Sơn. Các trống đồng Đông Sơn điển hình ở nhiều nơi Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Những trống đẹp nhất, hoàn hảo nhất đều phát hiện tại Việt Nam, như trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ, trống đồng sông Đà, trống đồng Cổ Loa.. Phân tích kiểu dáng và phong cách hoa văn trang trí, trang phục các hình người trang trí trên trống đồng, các nhà khảo cổ học phân loại trống đồng Đông Sơn thành các loại hình có niên đại sớm muộn khác nhau. Nhóm trống Ngọc Lũ đẹp nhất, sớm nhất. Nghiên cứu nhận ra khác biệt trống đồng Đông Sơn với trống đồng tộc Điền Vân Nam, Trung Quốc, xác định, trống đồng Đông Sơn là di vật tiêu biểu của người Việt cổ thời dựng nước đầu tiên của dân tộc. Trải quá trình phát triển hàng mấy trăm năm, dù thay đổi nhất định, trống đồng Đông Sơn vẫn giữ kiểu dáng và các loại hoa văn cơ bản. Đó là những đặc trưng cơ bản truyền thống văn hóa Việt cổ, nay chúng ta vẫn gặp trong các đường trang trí trên váy Mường, trên các nhạc cụ người Việt.. Những di vật Văn hóa Đông Sơn thành những tư liệu sống động, phản ánh cuộc sống sôi động, hào hùng chủ nhân Văn hóa Đông Sơn từ hơn 2000 năm trước. Văn minh Đông Sơn là thành tố quan trọng lập quốc gia, dân tộc Việt, niềm tự hào về Tổ tiên thủa bình minh lịch sử. Phương Hà Đặc trưng Văn hóa Đông Sơn và vị trí trong tiến trình lịch sử Việt Nam Thời gian: Văn hóa Đông Sơn phát hiện trước CM tháng Tám năm 1945. *Đặc trưng Văn hóa Đông Sơn: 1. Về phương thức sản xuất: - Trồng trọt và chăn nuôi phát triển, trong đó sản xuất lúa nước đóng vai trò chủ đạo. Ngoài ra còn chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.. dùng để lấy sức kéo, lấy thịt. - Các loại hình công cụ Đông Sơn khá đa dạng với cuốc, xẻng, mai, thuổng và đặc biệt là lưỡi cày đồng. - Nghề thủ công phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu: +Nghề luyện kim màu: Đạt trình độ kỹ thuật cao, tạo khối lượng sản phẩm lớn, nhiều chủng loại. Đặc biệt là luyện kim đồng đạt đỉnh cao phong phú, đa dạng. +Đồ gốm Đông Sơn mỗi vùng có phong cách riêng, tiến bộ về sử dụng chất liệu, kỹ thuật tạo hình, tạo dáng. +Một số nghề thủ công khác cũng khá phát triển như nghề thủy tinh, nghề mộc, nghề dệt.. 2. Về văn hóa sinh hoạt vật chất: - Mô hình bữa ăn của cư dân Đông Sơn là cơm - rau - cá biết tận dụng môi trường tự nhiên. - Đồ dùng sinh hoạt chế tác bằng 3 chất liệu chủ yếu gốm, đồng, gỗ. Một số loại đồ dùng sinh hoạt tiêu biểu như nồi, chõ, mâm, chậu.. - Đặc trưng nhà ở người Việt cổ: +Vật liệu chủ yếu gỗ, tre, nứa.. có sẵn trong tự nhiên. Tre dùng làm kèo, uốn, hoặc chẻ để đan; gỗ lim, gỗ xoan.. để làm cột nhà. Rơm, rạ, lá cọ, lá dừa.. dùng lợp mái. Đất nung xây tường. +Kiểu dáng mang đậm dấu ấn sông nước, chủ yếu nhà sàn hình mai rùa, hoặc hình thuyền. +Quy mô nhà ở vừa phải, hài hòa thiên nhiên. Nhà chú ý chiều ngang, rộng theo số lẻ là ba gian, năm gian; bậc nhà theo số lẻ. Nhà năm gian thì gian giữa để thờ, hai gian bên để sinh hoạt, hai gian trái là buồng ngủ. +Vị trí chọn hướng sông, suối, hướng núi theo phong thủy. Cổng nhà không xây chính giữa với cửa nhà mà xây lệch sang bên trái hoặc phải. Cửa nhà thường chọn hướng Nam, hoặc Đông Nam có gió biển mát. Còn bếp chọn hướng Tây tránh gió Bắc. - Không gian nhà ở thường quần tụ thành xóm làng, xung quanh nhà là vườn cây, ao cá.. *Văn hóa trang phục: - Trang phục chất liệu chủ yếu tơ tằm, sợi bông phù hợp với thời tiết và đồng áng. - Phụ nữ mặc váy và yếm. Nam giới đóng khố, cởi trần. Ngày hội trang phục cầu kỳ hơn, cả nam và nữ đều dùng áo liền váy, chất liệu bằng lông vũ hoặc cây, đầu đội mũ lông chim. Thời này xuất hiện trang phục giới quý tộc. - Phụ nữ thường cắt tóc ngắn xõa ngang vai, bới tóc trên đầu hoặc tết tóc thả sau lưng. *Trang sức khá đặc trưng như nhuộm răng đen, xăm mình. Ngoài ra còn đeo vòng tai hạt, chuỗi, nhẫn, phổ biến vòng chân. *Phương tiện đi lại chủ yếu thuyền bè, vận chuyển chủ yếu đường sông, ven biển. Thuyền 2 loại là thuyền độc mộc và thuyền ván ghép từ đó hình thành các điệu lý, điệu hò hát giao duyên. 3. Văn hóa sinh hoạt tinh thần: - Tư duy và nhận thức: Người Việt cổ biết phân loại sự vật theo chức năng như công cụ sản xuất (cuốc, cày), công cụ sinh hoạt (dao, bình), công cụ chiến đấu (giáo, mác.). - Tư duy toán học: Đạt trình độ nhất định như đối xứng gương, đối xứng trục. Con người thời này có tri thức thiên văn học. - Nhận thức thế giới: Người Việt thời này có nhận thức thế giới và nhận thức chính mình bằng tư duy lưỡng phân: Đàn ông - đàn bà, núi biển.. - Văn hóa nghệ thuật: Nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạc tượng, nghệ thuật kiến trúc hình thành. Trống đồng Đông Sơn phát triển vượt bậc, biểu tượng văn hóa, nghệ thuật giá trị đặc sắc. - Chữ viết: Chữ viết Đông Sơn được chạm khắc trên các công cụ, vũ khí đồng thau, đường nét còn sơ lược nhưng khúc triết, rõ ràng. Ngoài ra có các dạng văn tự khác trên đồ đá, đồ gốm. Loại văn tự thắt nút dùng một số sợi dây có màu sắc khác nhau buộc thành các nút khác nhau để trao đổi thông tin. - Về kỹ thuật quân sự: Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng loại hình, độc đáo hình dáng, phong phú số lượng. Thành quách với các bức thành kiên cố với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy bảo vệ phòng thủ. - Tín ngưỡng, tôn giáo: Tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên. - Phong tục: Xuất hiện tục nhuộm răng, ăn trầu, phong tục cưới xin, ma chay, phong tục lễ hội. Lễ hội thời này khá phong phú như hội mùa, hội cầu, hội nước.. *Vị trí Văn hóa Đông Sơn trong tiến trình và phát triển văn hóa Việt Nam: - Văn hóa Đông Sơn là cốt lõi của người Việt cổ. Cùng Văn hóa Óc Eo, Văn hóa Sa Huỳnh tạo "tam giác văn hóa" của người Việt. - Văn hóa Đông Sơn tạo nền tảng để văn hóa Việt Nam giao lưu tiếp biến với các nền văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á trong thiên niên kỷ đầu SCN mà vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Nguồn Sites. Google Còn tiếp
Văn hóa Đông Sơn - phát hiện và nghiên cứu. "Văn hóa Đông Sơn" Văn hóa Đông Sơn đặt tên theo di tích khảo cổ Đông Sơn 1924 ở xã Đông Sơn thuộc vùng sông Mã, Thanh Hóa. Những khai quật Đông Sơn đầu tiên từ 1924 đến 1932 dưới điều khiển của L. Pajot thuế quan sưu tầm cổ vật ở Thanh Hóa. Bản báo cáo 1929 các chuyến khai quật kể trên, ông V. Goloubew, học giả Pháp thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ, mệnh danh đó là: "Thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ" để ám chỉ nền văn hóa khảo cổ mới được khám phá này. Thuật ngữ "Văn hóa Đông Sơn" được nhà khảo cổ người Áo: R. Heine - Geldern đề xuất lần đầu 1934. Công cuộc nghiên cứu khảo cổ Việt từ 1954 đến nay xác định rõ Đông Sơn là nền văn hóa thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt, tồn tại gần 1 thiên niên kỷ, từ TK. VIII TCN đến thế kỷ thứ I SCN. Nhiều nơi thuộc khu nền văn hóa này còn có thể kéo dài tới TK. II-III SCN. Văn hóa Đông Sơn ra đời là kết quả hội tụ nhiều văn hóa rực rỡ trước Văn hóa Đông Sơn thuộc thời đồng thau trong quá trình chiếm lĩnh vùng đồng bằng các sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng. Phạm vi phân bố Văn hóa Đông Sơn trên cơ bản là phạm vi ở miền Bắc Việt Nam. Ra đời kỹ thuật đồ sắt thời này giúp kỹ thuật luyện đồng thau hoàn thiện, đồ đồng thau Đông Sơn phát triển rực rỡ. Khoảng 500 di tích Văn hóa Đông Sơn hiện tồn tại ở Việt Nam, từ biên giới Việt Nam với Trung Quốc về phía Bắc; với Lào phía Tây; tỉnh Quảng Bình phía Nam. Gồm đủ di tích khảo cổ tiêu biểu như di chỉ cư trú; di tích mộ táng; di chỉ - di tích cư trú - mộ táng; di tích xưởng, di chỉ - di tích cư trú - xưởng; nhiều nhất là các di tích tìm thấy hiện vật lẻ tẻ. Tỉnh phát hiện nhiều di tích nhất là Thanh Hóa, 80 địa điểm. Vùng đồng bằng sông Hồng gần 130 di tích, 1 phần 3 ở tỉnh Hà Tây cũ. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vùng sông Cả, địa phận cực Nam của Văn hóa Đông Sơn 54 di tích. Các nghiên cứu khảo cổ ở Việt Nam từ 1954 đến nay xác định Văn hóa Đông Sơn với chủ nhân là Âu Lạc cổ tồn tại gần 1 thiên niên kỷ, từ cuối thời đồng thau sang thời đồ sắt. Bước chuyển sớm nhất từ Văn hóa Quỳ Chử, nền Văn hóa trước Đông Sơn thực tế diễn ra ở đồng bằng sông Hồng. Kết quả xét nghiệm C. 14 trên các mẫu tro than lấy từ tầng địa chất Đông Sơn sâu nhất ở các khu Đồi Đà và chùa Thông, tiêu biểu vùng sông Hồng là 2704 90 (ZK 305) và 2655 90 (ZK 309). Người ta có thể xác định Văn hóa Đông Sơn ở vùng này bắt đầu từ TK. VIII-VII TCN. Vài nơi trong vùng, các chuyên viên khảo cổ khai quật những nông cụ sắt và dấu tích luyện sắt trong tầng lớp Văn hóa Đông Sơn sớm. Vùng sông Mã giai đoạn chuyển tiếp từ Quỳ Chử sang Đông Sơn có phần muộn hơn, khoảng TK. VII - VI TCN. Văn hóa Đông Sơn phân bố rộng nhưng mang tính thống nhất rất đậm nét. Gần 90 năm phát hiện, nghiên cứu, đó là thống nhất giữa người Lạc và người Âu trong khối Việt cổ ở Đông Nam Á cổ đại. Môi trường và cảnh quan sinh thái những vùng phân bố di tích Đông Sơn rất thuận lợi cho cuộc sống con người khiến nhiều di tích Văn hóa Đông Sơn được con người sử dụng kế thừa liên tục suốt 2000 năm (môi trường tối ưu đối với những người thuộc nền văn minh trồng lúa nước). Thống nhất thể hiện rõ nhất là sưu tập đồ đồng Đông Sơn. Biểu tượng nổi bật Văn hóa Đông Sơn là trống đồng với kỹ thuật chế tạo vô cùng tinh xảo. Văn hóa Đông Sơn sản sinh trống Đông Sơn, nhưng không phải chỉ có người Đông Sơn mới dùng và đúc trống Đông Sơn. Nên ngoài trống Đông Sơn, tính thống nhất thể hiện rõ nét hơn là những rìu lưỡi xéo hình bàn chân hay hình dao xén của thợ giầy, những dao găm đốc hình thuẫn, hình củ hành. Đặc biệt là những dao găm có cán đúc thành khối tượng người đứng với hai tay chống nạnh, những đồ đựng bằng đồng: Những thạp, thố có hoa văn trang trí như hoa văn trang trí trên trống đồng. Các đồ đồng khác thuộc các bộ hiện vật của công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, nhạc khí, đồ trang sức nghệ thuật cũng rất dễ nhận biết tính Đông Sơn thông qua những biểu hiện bên ngoài như hình dáng, hoa văn trang trí. Kỹ thuật luyện kim độc đáo của Đông Sơn, lớp bụi thời gian phủ trùm lên các hiện vật này tạo lớp áo gỉ đồng mang màu sắc đặc biệt khiến chúng không thể lẫn với các hiện vật được tạo ở các trung tâm đúc đồng khác. Tính thống nhất Văn hóa Đông Sơn là thống nhất trong đa dạng. Bên cạnh thống nhất cao, trên phạm vi rộng, khác biệt chỉ mang tính địa phương, khu vực. Có thể phân chia Văn hóa Đông Sơn thành các loại hình địa phương trong thống nhất chung: Loại hình Văn hóa Đường Cồ, hay loại hình Văn hóa Sông Hồng, loại hình Văn hóa Đông Sơn hay loại hình Văn hóa Sông Mã, loại hình Văn hóa Làng Vạc hay loại hình Văn hóa Sông Cả. Khác biệt địa phương có nguyên nhân sâu xa từ những nguồn gốc khác nhau Văn hóa Đông Sơn. Trong quá trình ra đời trên cơ sở những nền văn hóa tiền Đông Sơn ở lưu vực các sông lớn trong khu vực. Tính đa dạng đồng thời là kết quả ứng xử của người Đông Sơn với các môi trường, vùng vi sinh thái khác nhau. Đa dạng đồ đồng Đông Sơn phản ánh khác biệt địa phương Văn hóa Đông Sơn. Tuy cùng một loại hình hiện vật nhưng các vùng khác nhau, hình dáng chúng rất khác nhau. Vài trường hợp: Những rìu lưỡi xéo ở vùng sông Hồng có hình bàn chân hay ủng, nhưng những rìu lưỡi xéo ở vùng sông Mã lại có hình dao xén của thợ giầy. Cùng là loại giáo có họng tra cán nhưng giáo vùng sông Hồng thường có phần họng ngắn hơn phần lưỡi, mặt cắt ngang của lưỡi là một hình thoi biến dạng. Giáo vùng sông Mã có mặt cắt ngang là hình thoi cân đối, nhiều chiếc thêm những lỗ thủng. Loại giáo hình lá mía có chuôi tra cán có thể nói là sản phẩm riêng vùng sông Mã. Những hiện vật tạm gọi là lưỡi cày vùng sông Hồng có hình lá trầu hay hình tim, kích thước lớn, nhưng ở vùng sông Mã lại có hình chân vịt, vùng sông Cả có hình tam giác. Những nông cụ làm đất khác mang đặc trưng vùng miền rất rõ nét như loại thuổng, xẻng của loại hình sông Hồng to khoẻ; loại hình sông Cả nhỏ và mảnh hơn. Khác biệt về tỷ lệ những hiện vật cùng loại ở các vùng cũng là những biểu hiện góp phần làm nên đặc trưng cho từng loại hình. Kết quả những khai quật mộ táng cho thấy cư dân ở lưu vực sông Cả thích dùng dao găm hơn ở vùng sông Mã và sông Hồng. Giai đoạn cuối Văn hóa Đông Sơn đánh dấu bằng xuất hiện ngày càng nhiều các hiện vật và yếu tố ngoại lai. Thí dụ đồ minh khí tùy táng bằng đồng thau thay vì chỉ bằng gốm, gỗ trước đó, trong khi đồ đồng bản địa khác biến mất dần trong các mộ táng địa phương. Hiện tượng này tăng lên cùng chiều với bành trướng của người Hán. Ở các địa bàn Văn hóa sông Hồng và sông Mã điều này xảy ra TK. I SCN. Nhưng sâu hơn về phía Nam, ở lưu vực sông Cả, Văn hóa Đông Sơn còn kéo dài đến TK. II - III. Những thợ kim khí Đông Sơn hoàn toàn làm chủ kỹ thuật của họ trong mọi lĩnh vực quá trình đúc đồng. Thành phần chính đồng thau Đông Sơn là đồng, chì, thiếc. Hợp kim của đồng với tỷ lệ chì cao thành nét độc đáo cổ đồng Đông Sơn. Kỹ thuật luyện kim và hợp chất đồng đặc biệt này sử dụng đồng nhất trong toàn địa bàn phân bố Văn hóa Đông Sơn, từ vùng đất cao Âu Việt đến vùng đồng bằng Lạc Việt cư dân Âu Lạc thời cổ. Chỉ thỉnh thoảng lắm mới có biệt lệ, thí dụ trống đồng Thượng Nông và các nông cụ bằng đồng tìm được ở Cổ Loa gần Hà Nội. Dựa theo chủng loại và chức năng, các loại đồ đồng thau sử dụng trong khu Văn hóa Đông Sơn phân thành 7 nhóm sau đây: 1. VŨ KHÍ: Lưỡi giáo, mũi tên, dao găm, đoản kiếm, rìu chiến, qua, giáp che ngực, vật dụng đeo binh khí, cung nỏ. 2. DỤNG CỤ SẢN XUẤT: Rìu, cuốc, thuổng, lưỡi cày, lưỡi liềm, dùi, đục, dũa. 3. DỤNG CỤ SINH HOẠT: Thạp, thố, bình, âu, khay, đĩa, chậu, lọ, ấm, muôi, đèn dầu, cốc trầm. 4. NHẠC CỤ: Chuông, lục lạc, trống, khèn, chiêng, cồng chỉ tìm thấy trong phần trang trí trên các trống, thạp, các hình tượng nhỏ. 5. ĐỒ TRANG SỨC: Vòng tay, vòng chân, vòng tai, khóa thắt lưng. 6. HÌNH TƯỢNG NHỎ: Thường là các tượng người hay thú đúc nhỏ để gắn trên các hiện vật khác, dùng trang trí, có công dụng cầm tay hoặc làm móc chặn. 7. HIỆN VẬT MINH KHÍ: Đồ thu nhỏ dùng để tùy táng, hầu hết vật dụng bằng đồng thau điển hình dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Kỹ thuật đúc các đồ đồng này thường sơ sài, mỏng manh. Vật dụng cùng chủng loại ở mỗi địa phương có khác nhau về hình dáng và hoa văn trang trí. Hình dạng chúng biến cải cho thích hợp với môi trường thiên nhiên sinh thái từng vùng. Có 3 loại hình dạng và hoa văn trang trí chủ yếu, tập trung vào 3 sông chính trong phạm vi tồn tại Văn hóa Đông Sơn. 1. Loại hình Đường Cồ, sông Hồng. 2. Loại hình Đông Sơn, sông Mã. 3. Loại hình Làng Vạc, sông Cả. Mối giao lưu trao đổi Văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa láng giềng góp phần làm tăng thêm những sắc thái địa phương các loại hình trong quá trình phát triển và hội tụ nền văn hóa. Mặt khác khẳng định tính cởi mở của người Đông Sơn về hòa nhập với các nền văn hóa lân cận. Phong cách họng lõm ở một số giáo, ở những rìu chiến, thuổng - mai, kiểu dao găm lưỡi lượn gấp khúc, kiểu dao găm có cán là các khối tượng động vật, khóa thắt lưng, các tượng tròn, tượng bẹt là kết quả học tập của Văn hóa Đông Sơn từ các nền văn hóa các cư dân chuyên chăn nuôi của Văn hóa Điền. Những âu có chân, chậu đồng, bình đồng là những hiện vật mà người Đông Sơn học người Hán nhưng khéo kết hợp những trang trí ưa thích như đường văn thừng nổi, người trang sức lông chim cách điệu, ngôi sao - mặt trời ở trung tâm các đồ vật. Đồ đồng Văn hóa Điền, Hán làm phong phú thêm chủng loại hiện vật Văn hóa Đông Sơn. Các khóa thắt lưng do người Đông Sơn chế tạo gắn thêm các lục lạc trang trí. Những thú dữ như voi, cọp trên cán dao găm hoặc vòng trang sức người Điền biến cải thành hiền hòa, dễ mến trong đồ đồng Đông Sơn. Văn hóa Đông Sơn tiếp thu những ảnh hưởng từ bên ngoài, ngược lại, ảnh hưởng của nó lan tỏa đến các vùng văn hóa khác. Ra ngoài địa phận Việt, ảnh hưởng Văn hóa Đông Sơn trải từ miền Nam Trung Quốc đến các hải đảo phía dưới Đông Nam Á. Các tỉnh miền Nam và duyên hải Nam Trung Hoa, số lượng trống đồng cổ có hoa văn trang trí hình người đội lông chim cách điệu, hình thuyền, chim Lạc và những trang trí hình học đặc biệt của Văn hóa Đông Sơn được phát hiện không ít. Các đồ đồng thau với hình dạng đặc trưng loại hình sông Hồng như rìu hình bàn chân có hoa văn trang trí hình người hóa trang, rìu gót vuông có trang trí ở họng. Dao găm có cán là khối tượng người, rìu hình lưỡi câu có hoa văn hình học, tìm thấy trong khắp vùng hạ lưu sông Dương Tử. Lao chuôi tra cán hình ngòi bút, lưỡi cuốc đồng hình chữ U đặc biệt của loại hình sông Hồng sử dụng rộng rãi lan tận vùng Bắc sông Trường Giang. Các loại rìu chiến lưỡi xéo, hay gót vuông họng lõm, lưỡi giáo tam giác có lỗ để treo các khối tượng người nhỏ, loại lưỡi cày hình tim dùng rộng rãi trong Văn hóa Điền ở Vân Nam. Những đồ đựng ốc tiền bằng đồng thau của vùng Văn hóa Điền có xuất xứ từ miền duyên hải Việt. Địa bàn Văn hóa Sa Huỳnh phía Nam, lưỡi giáo và rìu Đông Sơn tìm ra ở các vùng Tam Kỳ, Điện Bàn. Đặc biệt những năm gần đây vùng Tây Nguyên phát hiện số lớn các trống loại I Hêgơ, chứng minh sức lan tỏa mạnh mẽ Văn hóa Đông Sơn cũng như tính thống nhất trong đa dạng văn hóa này. Trong hay ngoài phạm vi phân bố Văn hóa Đông Sơn, đồ đồng Đông Sơn vẫn dễ nhận ra với màu sắc gỉ đồng, hình dáng, và các hoa văn trang trí đặc biệt. Đấy là các dấu ấn khó lầm lẫn của Văn hóa Đông Sơn độc đáo. Văn hóa Đông Sơn thống nhất làm hình thành nên bản sắc văn hóa thống nhất. Trong 1 thiên niên kỷ mà Văn hóa Đông Sơn tồn tại, trên khắp lục địa Á - Âu, những thăng trầm đầy kịch tính, các nền văn hóa khảo cổ đồng thời là thực tế lịch sử. Tồn tại sống động và phát triển rực rỡ Văn hóa Đông Sơn làm nên bản lĩnh Đông Sơn. Sau gần 1000 năm Bắc thuộc, người Việt không bị đồng hóa và giành độc lập tự do. Hiện vật Đông Sơn: Ấm đồng. Bình đồng. Dao đồng. Mũi mác. Muôi đồng. Nhạc khí đồng. Thố đồng. Thạp đồng. Hồng Hạnh (Tổng hợp) Nguồn: Nguyễn Quốc Bình, Văn hóa Đông Sơn – 85 năm phát hiện và nghiên cứu. Tạp chí Cổ vật tinh hoa, số 4 năm 2009. Nguồn Web baotanglichsu Còn tiếp
Văn hóa Đông Sơn tại Indonesia "Văn hóa Đông Sơn" Từ lâu, tôi ao ước thăm Indonesia - nước láng giềng có nhiều mối quan hệ văn hóa với Việt Nam, thậm chí còn được xem như quan hệ tộc thuộc với chúng ta. Cuối 3-2001, ao ước này mới thành sự thật. Những mối quan hệ về văn hóa giữa hai nước, tôi chỉ muốn nói tương đồng khi khảo sát văn hóa thời đại đồ đồng tại đảo quốc này. Đất nước nghìn đảo Indonesia là quần đảo ở Đông Nam lục địa Châu Á, khoảng 17.000 đảo lớn, nhỏ - tạo thành chuỗi đảo với tổng diện tích 1.922.570km2 so với 331.000 km2 của Việt Nam và bờ biển tới 55.000km so với 2.200km của Việt Nam. Phần nào vì "đa đảo" mà Indonesia cũng là một nước đa sắc tộc và đa ngôn ngữ. Trong 209 triệu người có 2 nhóm lớn nhất: Người Java chiếm 45%, người Suda chiếm 14%. Còn lại thuộc vô vàn các nhóm tộc người: Batak, Hayak, Toratja, Bugi.. Chỉ riêng đảo Kalimantan 200 nhóm. Hiện chưa thấy có tài liệu nào cho biết chữ viết cổ của các nhóm cư dân trên đảo. Chỉ có thể đoán những năm đầu Công Nguyên, các thương gia và các tu sĩ Ấn Độ mang theo Ấn Độ giáo và Phật giáo với chữ viết Sanscrit và tiếng Pali đến dân bản địa. Ngoài ngôn ngữ chung của họ là Malay – Polynesia, đúng hơn là Bahana, còn có 583 ngôn ngữ khác. Quốc đảo này có điểm hơi khác với những cộng đồng ở Đông Nam Á lục địa – nơi vương quốc xuất hiện vào sơ kỳ thời đại sắt. Theo bản văn khắc trên mái đá ở Java, mãi TK. V cấu trúc quốc gia đầu tiên mới xuất hiện với tên gọi Taruma của vua Purnavarman. Đến TK. VII, lãnh thổ Turama trải rộng ra hàng nghìn hòn đảo và tiếp tục hưng thịnh. 300 năm TCN đồ đồng được du nhập từ Việt Nam, Thái Lan và Trung Hoa, hòa cùng đồ đồng bản địa tạo nền văn hóa đồ đồng đa dạng. Tuy không giỏi về đúc đồng, người indonesia lại khá về lĩnh vực đóng thuyền để đi biển. Có thể nói những thế kỷ TCN, thuyền bè họ qua lại từ Madagascar đến Hawaii. Điều này giải thích phần lớn dân Madagascar có nguồn gốc Malay - Polynesia, đồ đồng Đông Sơn có mặt ở cả Malaysia và Thái Lan. Thêm một chút chuyện bên lề, tuyệt nhiên không món Đông Sơn nào được tìm thấy tại Philippines. Ngoài thời gian ngắn ngủi tìm hiểu đất nước, con người, chúng tôi dành phần lớn thời gian để tìm hiểu về Indonesia trầm tĩnh hơn của một thời đã qua: Viện Khảo cổ Quốc gia Indonesia GS. TS R. P. Soejono, chuyên gia về đồ đồng. Ông từng đào hai trống đồng sau đó mang tên ông. Giáo sư và bà phụ tá cho chúng tôi biết, Indonesia tìm được 80 trống đồng bao gồm cả mảnh vỡ, vụn trong đó có 78 trống loại Heger I (1), chỉ có 2 trống loại IV. Theo họ, các trống loại Heger I hầu hết nhập cảng từ Bắc Việt Nam và một số từ Nam Trung Hoa. Trống Indonesia hình dáng hoàn toàn khác. Ví dụ, trống Pejang tại Bali cao gần 186, 5cm và đường kính 160cm, niên đại những thế kỷ đầu CN, hoa văn phảng phất vài nét Đông Sơn. Rất nhiều huyền thoại về trống khổng lồ này, thậm chí nó còn là biểu tượng của trục bánh xe để chở mặt trăng (trống còn gọi Pejang Moon). Hàng trăm trống bản địa khác được sản xuất liên tục đến những thế kỷ gần đây thường cao 45cm và đường kính 20cm. Viện Bảo tàng Quốc gia Jarkata (Pusta) Do người Hà Lan xây năm 1868, Pusta là nơi trưng bày nhiều đồ gốm Việt Nam quý giá hơn cả các Viện Bảo tàng Hà Nội, Sài Gòn, Guimet Paris hay Princessechop, Lewarden.. Chúng tôi được bà Dedah tiếp trong phòng làm việc kiêm luôn nhà kho, chứa ngổn ngang các cổ vật quý trong đó có đầy rẫy trống Đông Sơn. Bà cho phép chúng tôi chụp ảnh rất nhiều hiện vật. Theo bà, đến nay, chưa ai tìm thấy bất kỳ vũ khí Đông Sơn nào ở Indonesia; chỉ có vũ khí đồ đồng bản địa có hoa văn chịu ảnh hưởng Đông Sơn. Những vấn đề chưa được giải đáp ổn thỏa Sau nhiều tìm tòi và thảo luận cùng các chuyên gia tại Indonesia, chúng tôi nhận xét và thắc mắc: 1. Kích thước hoa văn trên những trống đồng Dù đọc nhiều sách nói về trống đồng ở các Viện Bảo tàng trên thế giới cũng như các bộ sưu tập tư nhân, thế mà chúng tôi sửng sốt trước 4 trống khổng lồ của viện (3 chiếc tên Sangeang, 1 chiếc tên Kur). Dáng trống rất đẹp, hoa văn rất rõ ràng. So về thể tích, trống ở Indonesia to hơn những trống lớn nhất của Việt Nam như đang trưng bày ở Viện Bảo tàng Huế, Viện Bảo tàng Lịch sử Hà Nội.. Đáng tiếc thân trống đồng ở Indonesia hầu hết không còn được lành lặn tuy nhiên hoa văn trên mặt và thân cũng như phần chân còn rất rõ nét. Dù thiếu cảnh sinh hoạt như các trống quan trọng và đẹp nhất của ta nhưng trên trống của họ cũng thấy hình ảnh nhà sàn và người trong nhà sàn rất rõ. Tang trống và chân nhiều cảnh hiện thực với hoa văn người, ngựa, voi và công. Riêng về trống Kur, đúc nổi 8 chữ Hán phía ngoài mặt trống nơi chân của con cóc bị gẫy văng mất. Giáo sư Đại học Harvard người Trung Hoa tên L. S. Yang dịch: "Tam thế" và "Thế tam", những từ quen thuộc và đặc trưng của Phật giáo. Vì trống Kur và các trống quan trọng nhất ở Indonesia rất giống các trống lớn loại I của Việt Nam nên các học giả hai nước đều thẩm định đúc TK. II hoặc III TCN. Ý kiến này bị các học giả phương Tây bác bỏ vì theo họ, Phật giáo truyền sang Indonesia những năm đầu CN và đến những TK. II mới du nhập Việt Nam (2). Theo Kemper và một số học giả Tây phương thì trống đồng Kur chỉ đúc tại Bắc Việt Nam TK. III. Giả thuyết này được ủng hộ thêm khi gần đây, các nhà khảo cổ tìm được mảnh khuôn đúc trống đồng tại Luy Lâu. 2. Sao những trống đồng Việt Nam tìm thấy ở Indonesia lại to đẹp hơn trống đồng của giới quý tộc Việt Nam? Thoáng nghĩ thời này, người Tàu đô hộ nước ta được 200 - 300 năm; thế còn đúc trống làm gì khi chế độ Lạc Hầu, Lạc Tướng có thể không còn nữa? Hơn nữa, Mã Viện với mưu đồ đồng hóa người Việt, lệnh tịch thu khí giới và trống đồng để đúc thành ngựa đem về Lạc Dương dâng vua Hán. Sao ta lại có thể có những trống đồng đẹp đến thế? Keith Taylor cho rằng người Tàu xâm lược, thất bại trong Hán hóa người mình, ngược lại, chính họ đã Việt hóa. Việc đúc trống vẫn tồn tại, bằng chứng là các trống Mường loại Heger II vẫn sản xuất mãi đến TK. X. Thêm nữa, ta tìm ra những mảnh giáp trụ đặc trưng Lạc Việt có hoa văn tiêu biểu văn hóa Hán. Riêng điều này đồng nghĩa suy nghĩ ta vẫn còn quân đội. Các Lạc Hầu, Lạc Tướng vẫn trực tiếp cai trị dân và nhu cầu trống đồng vẫn tồn tại ngay cả khi bị Tàu đô hộ. Đặc biệt nhất, thời này, Giao Châu có Thái Thú Sĩ Nhiếp (137-226) khôn ngoan cai trị. Ông được lòng dân đến nỗi khi mất, dân lập đền thờ và tôn gọi Sĩ Vương. Kinh tế mở mang và giao thương phát triển, trống đồng Việt Nam thêm cơ hội lên thuyền ra khơi. Giải thích khác là từ khi Mã Viện xâm lược, một số thủ lĩnh người Việt đem gia quyến, thân thuộc và không quên mang theo cả báu vật giữ gìn từ nhiều thế hệ xuôi xuống phía Nam, ra tận các hải đảo lánh nạn. Họ được các "chúa đảo" - những người anh em tộc thuộc – che chở trong cơn hoạn nạn. Còn những chữ Hán trên trống, có thể vì các thủ lĩnh người Việt cúng dâng báu vật cho các chùa chiền - nên nó được các nhà sư in dấu ấn Phật giáo lên đó. Trước mùa hè 2001, Việt Nam chưa tìm ra trống lớn hơn trống Hữu Chung. Đột nhiên vài tháng sau, làm quốc lộ Bắc Nam, còn gọi đường Trường Sơn, lần lượt tìm thấy những trống lớn hơn 100cm. Đến nay, chúng tôi thấy tận mắt ít nhất 10 trống kích thước như thế. Viện BTLS Hà Nội hiện trưng bày 1 trống đường kính 117cm, Viện Bảo tàng Huế thu nhập một mặt trống đường kính 130cm. Nhà hàng sang trọng bậc nhất Hà Nội lấy tên Trống Đồng trưng bày 12 trống, có 2 trống đường kính 105cm. Tương lai, số trống khổng lồ phát hiện ở Bắc Việt Nam sẽ vượt xa số trống tìm thấy ở Indonesia. Hoa văn trên trống mới tìm được rất giống những trống khổng lồ của Indonesia. Đáng chú ý hơn là 3 trống đồng có hoa văn ở chân trống chúng tôi được xem tại Đắc Lắc vừa qua. Người ta nói với chúng tôi, 3 trống này tìm thấy ở thượng nguồn sông Dra Rang hè 2007. Đây là đặc điểm của những trống khổng lồ có ở Indonesia vì trên 100 năm nay mới phát giác ra loại này tại Việt Nam. Thêm khám phá lý thú là trên vài mặt trống tại Indonsia có hình người ngồi bó gối, đội mũ lông cao, tay ôm đầu - điểm tương tự ở rất nhiều trống tìm thấy sau này và chưa hề tìm thấy tại Nam Trung Hoa. Sau cùng, hoa văn ngựa trên trống Sangeang minh chứng hùng hồn việc trống chỉ được làm sau khi người Hán đặt chân lên đất Giao Chỉ. Hình người trên trống mặc áo dài phủ chân biểu hiện thế hệ cách xa thời đóng khố. 3. Nguồn gốc 70 trống đồng Đông Sơn có kích thước nhỏ từ đâu đến? - Do buôn bán từ nhiều thế kỷ TCN. - Do phân phát quyền uy - thuyết này do vài học giả phương Tây đưa. Thời đồ đồng, có thể Bắc Việt Nam là trung tâm quyền lực, nhiều uy tín và đông dân nhất khu vực. Dân đông gần gấp 2 lần tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây nhập lại. Thủ lĩnh các nước: Mã Lai, Indonesia, Thái Lan.. tới thăm viếng, giao hảo, khi về đều được tặng trống. - Một giả thuyết khác của các học giả Trung Hoa, có thể một số thợ chuyên môn làm trống từ Vân Nam xuôi sông Hồng, lên thuyền vượt biển tới Indonesia đúc trống cho các thủ lĩnh địa phương. Thuyết này khó đứng vững vì các nhóm thợ chuyên môn chỉ phục vụ cho các lãnh chúa hay giới quý tộc. Nếu muốn đúc trống cần nhiều bộ phận chuyên biệt, thợ rừng đốn củi, thợ gốm làm khuôn, còn thợ mỏ và thợ nấu đồng. Tới nơi xa lạ, sao biết tìm quặng mỏ chỗ nào? Nếu là thợ Vân Nam, sao họ lại không đúc trống mang phong cách mình mà phải mượn phong cách Đông Sơn vốn xa lạ với họ. Java không có thiếc là kim loại chính để pha với đồng. 4. Đặc thù hồi văn trên các đồ đồng Các hoa văn trên đồ đông Đông Sơn có loại hoa văn hình học dùng để trang trí những tư duy toán học chưa được giải mã. Hoa văn này là hồi văn hay hoa văn hình chữ "Công." Các học giả phương Tây gọi là Greek - Key. Dựa hoa văn này, Heine Geldern nói Văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc ngoại lai dù ông đề xướng và đặt tên cho nền văn hóa thời đại đồ đồng và sắt sớm ở Bắc Việt Nam là Văn hóa Đông Sơn. 1932, ông cho Đông Sơn có liên hệ đến nền văn minh cổ Hallstatt ở Trung Âu. Từ Châu Âu, nền văn minh này ảnh hưởng đến thời cổ điển Hy Lạp, truyền sang Trung Hoa thời Chu và ảnh hưởng đến nhóm Bách Việt TK. III - IV TCN, thời ông cho là cực thịnh của văn hóa Đông Sơn (3). Thoạt nhìn ta thấy hồi văn Hy Lạp rất giống hồi văn Đông Sơn nhưng nhìn kĩ, hoa văn Đông Sơn là những biến thể hoa văn vòng tròn tiếp tuyến hay dấu hỏi - loại hoa văn căn bản thường thấy trên hàng trăm, nghìn món đồ đồng Đông Sơn. Các hoa văn thời Đông Sơn không đột biến ngẫu nhiên mà là quá trình phát triển trải hàng nghìn năm từ thời Phùng Nguyên (2000 năm TCN) qua Đồng Đậu, Gò Mun. Từng bước đi các hoa văn này thể hiện rõ nhất trên đồ gốm. Dựa hoa văn này, có thể vững tâm kết đoán những bình đồng ở Kerince và Madura của Indonesia nói trên đều xuất xứ từ Bắc Việt Nam. 5. Phải chăng người Việt cổ Đông Sơn và người Dayak có mối quan hệ tộc thuộc? Câu hỏi các học giả Pháp đưa từ non thế kỷ trước, tiếp tục là thắc mắc. Dayak là bộ tộc riêng biệt ở Borneo, nơi có rất nhiều rừng rậm. Người Dayak sống sâu nội địa, người Mã Lai theo Hồi giáo thích sống vùng ven biển hơn. Phía Bắc đảo Borneo có quốc gia nhỏ nhưng giàu nhất Đông Nam Á là Brunei. Một phần phía Tây Bắc đảo thuộc Malaysia. Phần chính còn lại của đảo thuộc Indonesia gọi là Kalimantan. Nay Dayak hơn 2 triệu người. Người Dayak và người Việt cổ Đông Sơn khá nhiều điểm giống nhau: - Nơi cư trú là các vùng ven sông nước, làm ruộng nước. Phương tiện di chuyển chính là thuyền. - Người Dayak cư trú trong các nhà sàn mái cong võng rất giống hình nhà sàn khắc họa trên các trống đồng Đông Sơn và các mái đình cổ ở miền Bắc Việt Nam (4). - Phụ nữ có quyền ngang hàng hoặc hơn phái nam (tục ở rể). - Có người chết, họ dùng thuyền làm đám tang đưa linh hồn về bên kia thế giới. Các học giả phương Tây dựa phong tục này để giải thích các hình thuyền trên tang trống Đông Sơn. - TK. XX, vẫn thấy rải rác tục săn đầu người ở Indonesia (5). Giống người Việt cổ Đông Sơn, người Dayak chôn theo người chết nhiều đồ tuỳ táng bằng đồng với những hoa văn giống nhau đến ngạc nhiên. Khá nhiều việc cần phải làm để tìm câu trả lời ngọn ngành về mối quan hệ tộc thuộc giữa người Việt cổ Đông Sơn và người Dayak. Thay lời kết Thời đại đồ đồng ở Việt Nam và văn minh Đông Sơn của hơn 2000 năm trước làm cho chúng ta rất tự hào. Nhưng những nẻo đường chúng tôi qua từ Nam Trung Hoa đến Indonesia thời gian gần đây, chúng tôi mở tầm nhìn rộng hơn về vai trò Văn hóa Đông Sơn tại Đông Nam Á. Rõ ràng nhất, mọi câu trả lời, giả thuyết trên đều chưa hài lòng. Cuộc "gặp gỡ" với các trống đồng ở Indonesia năm 2001 quá ngắn. Nhưng hy vọng tương lai thật gần có dịp tỏ bày thêm - như biểu hiện tình yêu với những trống đồng Đông Sơn vừa oai vệ vừa quyến rũ. Chúng tôi muốn dùng các tài liệu khoa cổ học để truy tìm nguồn gốc người Việt. Từ lâu nhầm tưởng những trống quan trọng nhất và đẹp nhất như Hữu Chung, Ngọc Lũ chỉ dành cho vua chúa dùng. Nay biết Indonesia còn có trống lớn hơn. Thời đó, Indonesia không có vua, Nam Trung Hoa không có vua, nên niềm tin ta có vua càng giảm sút. Chúng ta phải trông cậy vào lưỡi cuốc của các nhà khảo cổ trong tương lai, phải tìm hiểu và nghiên cứu thêm, may ra vấn đề nguồn cội và thắc mắc tiêu biểu nêu trên mới sáng tỏ. Chú thích: 1. Trống loại Heger I, niên đại sớm (già) nhất, đến loại Heger II, Heger III, Heger IV là gần (trẻ) nhất. 2. Nguyễn Bá Lăng, Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, tập I - Sài Gòn 1972. Xem thêm: Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận. 3. Heine Geldern, Văn hóa Đông Sơn và cuộc thiên di của người Nam Đảo. 4. Nguyễn Văn Huyên, Góp phần nghiên cứu Văn hóa việt Nam, NXB. KHXH, Tập II - Hà Nội 1995 - 1996. 5. Đề cập đến vấn đề này với các chuyên gia ở Jakarta, họ muốn lướt qua thật nhanh. Đặc biệt người Dayak nổi tiếng rất hung dữ. Cách đây không lâu, họ chặt đầu rất nhiều dân cư ở các đảo khác sang Kalimantan sinh sống, chính quyền trung ương không can thiệp kịp. Theo các tài liệu Dân tộc học, người Việt cổ cũng có tục này. Hoa văn trên các trống quan trọng và trên thạp của Nam Việt Vương vẫn có cảnh chiến binh Đông Sơn kề dao sát cổ tù binh bị trói. Một số minh họa khác có cảnh chiến sĩ tay cầm khí giới, tay cầm đầu lâu. 1996, tìm thấy ở Thanh Hóa dao găm cán tượng người, lưng đeo đầu lâu. Nguồn: Xưa & Nay, số 303, 3 - 2008, tr 13 Tác giả bài viết: Kiều Quang Chẩn Nguồn Web vusta Phát hiện 8 trống đồng Đông Sơn hơn 2.000 năm tuổi tại Malaysia Trống đồng Đông Sơn có nguồn gốc từ Việt Nam, tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn và nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Các nhà khoa học Malaysia nhận định 8 trống đồng Đông Sơn phát hiện tại một số điểm quanh bán đảo Malaysia, lưu lại nước này thời gian giao thương từ năm 500 TCN đến 500 SCN. Dẫn lời phát biểu của PGS. TS. Adnan Jusoh (Giảng viên KHXH&NV, lịch sử của Đại học Pendidikan Sultan Idris) tại tọa đàm về khảo cổ học 9-4, ước tính trên được đưa ra dựa trên nghiên cứu mà ông và cộng sự bắt đầu thực hiện 2002 thông qua phân tích các họa tiết trên trống. Theo TS. Adnan Jusoh, nhiều họa tiết trang trí khác nhau trên mặt trống và xung quanh trống liên quan đến hệ thống văn hóa-xã hội cộng đồng thời điểm đó. Trống đồng Đông Sơn phát hiện đầu tiên ở Sungai Tembeling (bang Pahang, Malaysia) năm 1926.4 chiếc khác tìm thấy ở bang Selangor, 3 chiếc còn lại ở bang Terengganu. Trống đồng thành biểu tượng thiêng liêng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Liên quan tìm thấy trống đồng Đông Sơn, 28-3 san gạt đất làm nhà cho gia đình ở thôn Tả Thàng (xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai), những thợ phát hiện một trống đồng và một số di vật (xương, rìu đồng) nằm trong lòng đất. Tổng thể trống đồng còn tương đối nguyên vẹn, cao 38cm, rộng đáy 67, 5cm, mặt trống có đường kính rộng 63cm, phần tang trống cao 23cm, phần bầu và mặt trống cao 15cm. Trống đồng có 4 quai bố trí đối xứng hai bên cách nhau 27cm, xen kẽ giữa các hoa văn hình khắc vạch, hình người cách điệu và hình chim Lạc. Chính giữa mặt trống khắc họa hoa văn hình mặt trời gồm 12 cánh, xung quanh là những vòng hoa văn hình chim Lạc và hình răng cưa đối xứng đều nhau. Theo đánh giá bước đầu của cơ quan chuyên môn, trống này thuộc Văn hóa Đông Sơn. Tạm thời, trống đặt tên là trống đồng Gia Phú (gắn với tên địa danh hiện vật được tìm thấy). Hiện trống này đưa về Bảo tàng Lào Cai để quản lý, gìn giữ, phát huy giá trị theo quy định Luật Di sản Văn hóa. Bảo tàng Lào Cai lập tờ trình trình cấp có thẩm quyền mời các chuyên gia Viện Khảo cổ học Việt Nam, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á nghiên cứu, giám định trống này một cách khoa học, chính xác. Bảo tàng Lào Cai hiện bảo quản, trưng bày trống đồng Pha Long (Văn hóa Đông Sơn, người Lào Cai phát hiện từ 1956) được công nhận 1 trong 22 Bảo vật Quốc gia. Theo web chinhphu.vn Nguồn Web thoibaotaichinhvietnam Phát hiện trống đồng Đông Sơn của người Việt cổ tại Timor Leste Theo phóng viên TTXVN từ Timor Leste, quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á này vừa có phát hiện khảo cổ đáng chú ý khi tìm thấy trống đồng Đông Sơn còn khá nguyên vẹn. Trống đồng với đường kính 1, 03m, cao 78cm, nặng 80kg này phát hiện tình cờ tại địa điểm xây dựng ở Baucau, thành phố lớn thứ 2 của Timor Leste cuối năm ngoái. Thông tin chính thức mới chỉ được công bố cuối tháng 11 vừa qua, sau khi các nhà nghiên cứu có những đánh giá sơ bộ. Theo nhà khảo cổ Nuno Vasco Oliveira thuộc Ủy ban Văn hóa Nghệ thuật thuộc Chính phủ Timor Leste, người bỏ nhiều công sức vào công trình nghiên cứu này, có thể khẳng định 99, 99% đây là trống đồng Đông Sơn, vốn là biểu tượng cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Đây không phải lần đầu trống đồng Đông Sơn phát hiện tại Timor Leste. Hai lần trước đây chỉ có phần mặt trống và hư hại nhiều, trong khi trống đồng phát hiện lần này ở nguyên trạng khá tốt. Nhà khảo cổ Oliveira đánh giá đây là một trong những trống đồng Đông Sơn còn nguyên vẹn nhất tìm thấy ở Đông Nam Á. Theo quan sát của phóng viên TTXVN, trên mặt trống vừa phát hiện có 4 khối tượng cóc trong khi giữa mặt trống là ngôi sao 12 cánh. Do công tác phục chế mới tiến hành không lâu, nhiều họa tiết ở mặt trống và thân trống được làm rõ. Như vậy, trống đồng này nhiều khả năng thuộc nhóm C (phân loại theo sự phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống). Hiện trống đồng này đang được bảo quản tại Ủy ban Văn hóa Nghệ thuật Timor Leste. Những công tác tiếp theo dự kiến tiến hành từ đầu năm tới là tiếp tục phục chế, mở rộng tìm kiếm, khảo cổ ở khu vực xung quanh địa điểm tìm thấy trống đồng. Gửi mẫu phẩm tới Pháp để đánh giá chính xác chất liệu và niên đại (theo các chuyên gia ở Timor Leste, trống đồng Đông Sơn này có niên đại ít nhất 2.000 năm). Đây là hiện vật trưng bày tiêu biểu tại Bảo tàng Quốc gia Timor Leste đang xây dựng. Ông Oliveira nhấn mạnh phát hiện này mang ý nghĩa rất lớn với Timor Leste, một quốc gia còn non trẻ. Trước đó, các nhà khảo cổ từng tìm thấy nhiều hoa văn, họa tiết, hình khắc trên đá tương tự như trên trống đồng Đông Sơn ở các tỉnh phía Đông nước này. Việc phát hiện trống đồng Đông Sơn càng khẳng định rõ nét hơn về sự hiện diện từ hàng nghìn năm trước của Văn hóa Đông Sơn tại đây. Thông qua những nghiên cứu, lịch sử mảnh đất này sẽ được hiểu rõ hơn đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về văn hóa thời cổ ở khu vực Đông Nam Á. Ông Oliveira bày tỏ hy vọng sẽ có thể cùng các chuyên gia khảo cổ Việt Nam chia sẻ thông tin, nghiên cứu về trống đồng này. Trống đồng Đông Sơn là tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ, thường có kích thước đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hòa thể hiện trình độ cao về kỹ năng và nghệ thuật, hoa văn phong phú miêu tả sinh hoạt con người thời đại đó. Nguồn Web baohatinh Còn tiếp
Văn hóa Đông Sơn qua các loại hình di vật "Văn hóa Đông Sơn" Trống đồng Trống đồng Đông Sơn Năm 43 SCN, khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại. Thời Văn hóa Đông Sơn biểu tượng là những trống đồng Đông Sơn (loại Heger I) bị tuyệt diệt trước âm mưu phá hủy tận gốc di sản văn hóa Việt của người Hán. Mã Viện tận thu trống đồng để đúc ngựa đồng, cột đồng, muốn làm người Lạc Việt quên trống Đông Sơn, quên cội nguồn. Bất chấp mưu thâm độc, người Việt cổ vẫn đúc, dùng trống đồng. Trống Đông Sơn đúc trong sào huyệt phương Bắc - thành Luy Lâu ở TK. IV-V SCN. 11-1998, nhà khảo cổ Nishimura tìm mảnh khuôn trống Đông Sơn đầu tiên tại khu thành lũy phía Bắc Luy Lâu. Khai quật 2014-2015 của BTLSQG gần 1.000 mảnh khuôn đúc trống bằng đất nung, gồm khuôn ngoài và khuôn trong, thuộc các bộ phận mặt, tang, lưng, chân. Các mảnh khuôn ngoài thường có những vòng hoa văn điển hình trống Đông Sơn: Vòng tròn tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm, vạch ngắn song song, văn bông lúa.. Mảnh khuôn ngoài thường đỏ hoặc đỏ nhạt, mảnh khuôn trong thường trắng xám, đặc. Tìm thấy mảnh khuôn trống, một số hiện vật liên quan quy trình đúc trống, ví dụ bàn xoay hay phễu rót đồng. Các mảnh khuôn đúc này phát hiện trong tầng văn hóa từ TK. I SCN. Phát hiện trên có ý nghĩa cực quan trọng, sức sống Đông Sơn vẫn mãnh liệt, kể cả khi Giao Chỉ bị đô hộ. Kẻ thù thất bại đồng hóa. Trống đồng loại II Heger, tiếp nối truyền thống trống Đông Sơn Trống loại II (theo phân loại Heger) kế thừa tiếp nối trống Đông Sơn. Trống loại II nảy sinh trên cơ sở trống loại I Heger đang suy tàn [10, tr. 179] . Trống này là trống Mường, vì thấy nhiều ở vùng dân tộc Mường. Kế thừa kỹ thuật đúc trống đồng loại II (như các con kê rải giữa khuôn trong và khuôn ngoài để định vị đồng nóng chảy khỏi phá khuôn). Chứng tỏ thợ đúc trống Đông Sơn cũng đúc trống loại II. Kế thừa mô típ hoa văn trống Đông Sơn trên nhóm trống loại II sớm, sớm có hoa văn người múa hóa trang, hoa văn hình học Đông Sơn. Nhiều trống loại II ít nhiều ảnh hưởng mô típ trang trí hoa văn Hán, hoa văn ô trám đơn, ô trám lồng phổ biến trên trống đồng, phổ biến trên gạch trong mộ gạch thời Hán, tức có giao lưu văn hóa Hán - Việt [8, tr. 53-59] . Trống loại II phát triển mạnh từ thời Bắc thuộc đến Lý - Trần. Nhiều hoa văn trên trống loại II đậm dấu ấn hoa văn trên đá, trên gốm Lý - Trần như hoa văn hình rồng Lý - Trần uốn khúc hình sin, hoa văn chim phượng. Trống đồng Xóm Rậm ở huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) bố cục hoa văn cánh sen trên mặt trống khá giống bố cục trên bệ đá chùa Phật Tích.. Thời Hậu Lê, nhiều hoa văn trên đá, gốm thời này ảnh hưởng đến hoa văn trang trí trên trống đồng loại II. Ví dụ trên trống loại II có nhiều hoa văn Phật giáo (như lá đề, lá sen trang trí theo phong cách đối đỉnh trong các băng hoa văn trên thân trống, giống hoa văn trang trí lá đề, lá sen đối đỉnh trang trí trên các chân đèn gốm thời Lê - Mạc). Bên dòng trống loại II tồn tại, phát triển suốt thời Bắc thuộc, đến các triều đại quân chủ độc lập, người Việt còn sáng tạo những trống đồng khác. Đó là trống đồng Cảnh Thịnh, đúc năm 1800, khá đẹp; nhưng hình dáng không chia làm 3 phần như các trống đồng truyền thống, mà là hình trụ tròn. Ảnh hưởng một số hoa văn các loại trống khác (như hoa văn lá đề trống loại II, hoa văn nhũ đinh trống loại IV). Trống đồng trong đời sống tinh thần người Việt Tâm thức người Việt, trống đồng như người bạn đường lịch sử, hồn cốt đọng lại sâu lắng đời sống tinh thần dân tộc bao đời nay. Người Việt nhân cách hóa trống đồng, coi là hiện thân thần linh thiêng trong đình, đền, chùa. Ở Việt Nam, tục thờ trống đồng từ rất sớm. TK. X, Đinh Tiên Hoàng chú ý thu trống đồng phong tặng cho các địa phương để thờ. Khi Lý Thái Tông còn là thái tử, hành quân qua núi Đồng Cổ, mơ thấy thần núi xin theo đánh giặc. Sau này lập miếu thờ phía Bắc thành Thăng Long. Tây Sơn, con trai Quang Trung là Nguyễn Quang Bân lập đền thờ ở núi Đồng Cổ, ở làng Đan Nê, Thanh Hóa. Tận gần đây, những trống Ngọc Lũ, Thượng Lâm vẫn thờ trong đình, đền vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hà Nội có đền Đồng Cổ ở phố Thụy Khuê, quận Ba Đình, nơi hàng năm hội thề Trung Hiếu vẫn vẹn nguyên linh thiêng và lòng tôn kính. Trống đồng luôn có vị trí quan trọng đời sống văn hóa tinh thần dân tộc, khiến trống đồng cùng âm hưởng của nó luôn có sức sống mãnh liệt suốt lịch sử. Nguồn Web tapchikhxh Trống đồng Bắc Lý: Biểu tượng văn hóa Đông Sơn ở Bắc Giang (BGĐT) - Có thể nói trống đồng Bắc Lý là sản phẩm độc đáo và tiêu biểu Văn hóa Đông Sơn ở Bắc Giang. Trống đồng Bắc Lý vinh danh trong tập sách những trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam. Tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, trống đồng Bắc Lý trưng bày giới thiệu thu hút chú ý của khách tham quan và các nhà nghiên cứu về vẻ đẹp và giá trị của nó. Văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam, trong đó có vùng Bắc Giang. 1975, tại Gò Mụ, ấp Thi Đua, xã Bắc Lý (Hiệp Hòa) phát hiện trống đồng Bắc Lý và đến năm 1998 lại phát hiện trống đồng Xuân Giang tại xã Mai Trung (Hiệp Hòa). Trống đồng Bắc Lý có đặc điểm giống trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, chứng tỏ tồn tại Văn hóa Đông Sơn, địa bàn sinh sống của cư dân Việt cổ ở vùng đất này. Trống đồng Bắc Lý cao 45cm, đường kính mặt 55cm, hoa văn trang trí mang nhiều đặc điểm trống đồng Đông Sơn. Mặt trống trang trí hoa văn hình học và hoa văn hình chim theo xu hướng đơn giản hóa. Chính giữa phủ kín bằng 9 vành hoa văn xung quanh ngôi sao nổi 12 cánh, xen các cánh là những vạch chéo song song, gần rìa mặt có 4 khối tượng cóc ngồi xung quanh ngược chiều kim đồng hồ. Tang trống phình rộng cong tròn đầy, ôm gọn mặt trống. Chân trống choãi ra đường bệ theo kiểu hình nón cụt, trang trí hoa văn theo hình răng cưa, đầu nhọn quay xuống phía dưới tạo thành hình tam giác và có hoa văn vòng tròn kép. Tang trống và đế trống nối lại với nhau bởi phần lưng trống thắt lại thanh thoát. Thân trống trang trí hoa văn từng đoạn theo phương thẳng đứng, hai dải hoa văn hình học kiểu đường tròn đồng tâm không có tiếp tuyến. Phần quai trống kiểu quai kép hình chữ C còn đủ hai đôi quai gắn vào giữa tang và thân trống. Về hình thức, trống đồng Bắc Lý giống trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ. Các hoa văn tuy đơn giản nhưng các nghệ nhân khéo léo phối hợp hoa văn hình học, hoa văn răng lược với vòng tròn có chấm tiếp tuyến, vòng tròn lồng nhau có chấm nổi tiếp tuyến tạo nét độc đáo riêng cho loại hình trống đồng Bắc Lý. Điểm nổi bật trong phong cách trang trí hoa văn trên trống đồng Bắc Lý là vành hoa văn chủ đạo trang trí hình chim. Nghệ nhân tạo họa hình chim có mỏ dài, đuôi dài được phác họa bằng những đoạn thẳng gọn, có rất ít những đường lượn mềm thể hiện tạo họa hình chim. Điều đó nói lên xu hướng cách điệu trong nghệ thuật trang trí của các nghệ nhân. Điểm khác biệt ở phong cách trang trí hoa văn trống đồng Bắc Lý là ở vành trang trí hình chim. Có 5 hình chim mỏ dài, đuôi dài. Số lượng hình chim trang trí lẻ như vậy chưa hề thấy trong nhóm C của phân loại trống đồng Đông Sơn. Nghệ nhân trang trí trống đồng Bắc Lý không tuân theo quy luật "ưu tiên số chẵn" như quy luật trang trí trống đồng Đông Sơn vốn có. Hình dáng tổng thể, tính chất hài hòa và cân đối của vành trang trí hoàn toàn không bị phá vỡ. Trống đồng Bắc Lý không chỉ là hiện vật quý mà qua hiện vật này còn tìm thấy sự phát triển khá cao nghề đúc đồng. Các họa tiết hoa văn trang trí ở trống đồng còn phản ánh những ý niệm, tư tưởng, tình cảm người xưa. Hình ảnh ngôi sao 12 cánh, 4 tượng cóc ở xung quanh biểu thị ý niệm về mặt trời, 12 tháng trong năm, tín ngưỡng thờ thần mặt trời trong tuần hoàn 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; 5 con chim mỏ dài, biểu tượng cư dân Lạc Việt và nền văn minh lúa nước phát triển sớm trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. Trống đồng Bắc Lý là sản phẩm độc đáo và tiêu biểu của Văn hóa Đông Sơn ở Bắc Giang. Trống đồng Bắc Lý được vinh danh trong tập sách những trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam. Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, trống đồng Bắc Lý được trưng bày giới thiệu thu hút sự chú ý của khách tham quan và các nhà nghiên cứu về vẻ đẹp và giá trị của nó. Nguồn Web baobacgiang Còn tiếp
Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn (phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa) "Văn hóa Đông Sơn" Sách "Thanh Hóa di tích và thắng cảnh" (tập I – NXB. Thanh Hóa 2000) có bài giới thiệu: "Hàm Rồng Kỳ Tú, Hàm Rồng Anh Hùng" của nhà nghiên cứu sử học Phạm Tấn. Vẻ đẹp địa danh Hàm Rồng - sông Mã được Phạm Tấn tả sinh động được thiên nhiên ban tặng và là vẻ đẹp vùng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo. Bài viết này chúng tôi chỉ mong làm rõ thêm những giá trị lịch sử - văn hóa vùng đất Hàm Rồng dưới góc nhìn di chỉ khảo cổ học. Địa điểm Đông Sơn nằm ở vị trí: 2206 vĩ tuyến Bắc, 114.093 kinh tuyến Đông, cách cầu Hàm Rồng không đầy 1km phía Tây Bắc. Cách thành phố Thanh Hóa nay hơn 4km về phía Bắc - Đông Bắc, ngay bên hữu ngạn sông Mã, nằm vào khoảng trung tâm đồng bằng Thanh Hóa được thành tạo bởi phù sa hai sông Mã và Chu. Cảnh quan ở đây có đặc điểm là đồng bằng với nhiều núi đảo thành tạo do đất nền nằm nông có trầm tích kỷ đệ tứ không dày lắm. Nhìn thế đất, thế núi, thế sông đủ thấy người Đông Sơn xưa chọn địa điểm quần cư có vị trí ý nghĩa về kinh tế, quân sự lẫn chính trị. Dựa lưng vào núi Rồng, một bộ phận của những dãy núi đất, đá vôi chằng chịt xung quanh như núi Cảnh Tiên, núi Chồng Mâm, núi Cuộc, núi Mướn, núi Tún.. từ đó có thể khai thác gỗ, đá để sản xuất, xây dựng, có thể săn bắt thú rừng hoặc phát triển chăn nuôi. Phía thượng lưu và trước mặt bên kia sông là dải đất bằng phẳng, rộng mênh mông thẳng cánh cò bay, rất thuận tiện làm ruộng, cấy trồng, có lẽ đó là nguồn sống chủ yếu của người Đông Sơn xưa và trên cơ sở đó góp phần xây dựng nền văn hóa trống đồng rực rỡ. Vì ngay bên sông nước khiến nghề đánh cá còn giữ vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế thời đó. Dùng sông nước làm phương tiện đi lại vốn là đặc điểm giao thông của người Việt xưa. Từ đây có thể ngược dòng sông Mã gắn bó các nhóm tộc miền núi anh em hoặc có thể trôi xuôi ra biển giao tiếp những miền đất xa hơn. Ba mặt có núi cao ngăn cách, phía trước là sông là vị trí tuyệt đẹp cho phòng thủ, yếu tố khách quan khá tốt bảo đảm an ninh cho tập thể người ở đây sống vào thời điểm xã hội nhiều biến động. Vùng kinh tế thịnh đạt, đầu mối giao tiếp nối liền hệ thống các điểm quần cư như Thiệu Dương, Núi Nấp, Hoằng Lý, Hoằng Quỳ, Hoằng Phượng.. cứ điểm phòng ngự đáng tin cậy, địa điểm Đông Sơn hẳn có vai trò khá lớn về chính trị. Biết đâu, đây lại không phải là trị sở của bộ Cửu Chân nước Văn Lang xưa. Biết đâu đây chẳng phải là căn cứ cuối cùng của nghĩa quân Hai Bà Trưng do Đô Dương tập họp chống lại đội quân Mã Viện[1] . Khu vực Đông Sơn có thể giữ tư cách là trung tâm của bộ Cửu Chân thời Hùng Vương như trên chứng minh bằng ý nghĩa và tác dụng của vị trí địa lý tự nhiên của vùng này, nó còn có thể chứng minh bằng khảo cổ học. Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn phát hiện 1924 do ngẫu nhiên tình cờ. Nguyễn Văn Lắm người làng Đông Sơn lúc đào giun để câu cá ngoài bờ sông Mã tình cờ phát hiện nhóm đồ đồng do đất sông lở làm lộ ra. Những đồ đồng vừa tìm ở đây bị lọt vào tay một số người ngoại quốc như A. Pouyanre, L. Pajot, ngay sau đó trường Viễn Đông Bác Cổ (Louis Finot) liền uỷ nhiệm cho Pajot[2] - viên thương chính tỉnh Thanh Hóa lúc đó tiến hành những cuộc đào tìm cổ vật liên tục từ 1924 đến 1928 ở Đông Sơn, đặc biệt là dọc theo hữu ngạn sông Mã. Một số lớn hiện vật đào ở Đông Sơn bán cho trường Viễn Đông Bác Cổ. L. Aurouseau, Giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ lúc đó dự định nghiên cứu món tài liệu đã sưu tập được và công bố các hiện vật, nhưng 1929 ông mất nên không kịp thực hiện kế hoạch. Về sau, từ những tài liệu đó, V. Goloubew - nhà nghiên cứu nghệ thuật học tổng kết cuộc đào của Pajot trong tác phẩm "Thời đại đồ đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ" (L' Age du bronze au Tonkin et dans le Nord Annam - BEFEO, Hanoi, Vol XXIX, p. 1-16). Tuy phải thừa nhận có thời đại đồng thau ở Việt Nam nhưng tác giả lại cho niên đại thời đó chỉ bắt đầu ở đất Cửu Chân mọi rợ từ TK. I SCN do người bản xứ vốn còn ở thời kỳ đồ đá học được thuật luyện kim của người Trung Hoa mà có. Công trình này của Goloubew không soi sáng mảy may những điều cần biết về tư liệu, nó hầu như không đem lại hiểu biết gì về địa điểm nổi tiếng này. Tiếp sau L. Pajot, năm 1934 trong khi dẫn đầu chiến dịch khảo cổ do các viện bảo tàng ở Paris phối hợp trường Viễn Đông Bác Cổ cùng bảo trợ, ông George Coedes Giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ uỷ thác cho O. Janse nhà khảo cổ học người Thuỵ Điển nghiên cứu địa điểm Đông Sơn. Từ tháng Giêng năm 1935 đến 1939, O. Janse tiến hành 3 đợt khảo sát, khai quật tại Đông Sơn. Báo cáo của những lần khai quật ở đây được O. Janse công bố trong tập III công trình: "Nghiên cứu Khảo cổ học ở Đông Dương" (Archaeological Research in Indo - China - Volum III - ST - Catherine. Press LTD - 1958). So với L. Pajot thì O. Janse khai quật ở Đông Sơn có hệ thống và khoa học hơn, song chưa phải là báo cáo khoa học thuần. Hoàn toàn không theo dõi diễn biến của di vật, di tích trong lớp đất văn hóa. Và tư liệu của O. Janse để lại gây cảm giác niên đại quá muộn của địa điểm Đông Sơn, khi chủ nhân nó tiếp xúc với văn hóa Hán. Thành tựu lớn nhất khai quật Đông Sơn trước 1945 có lẽ là đưa di tích Đông Sơn vào nhận thức khoa học. Những trống đồng được sưu tầm có một nền khảo cổ là những di vật trong di tích khảo cổ Đông Sơn. Chứng tích đó cho phép gọi những trống Heger I là trống Đông Sơn[3] . Những tư liệu gốc và những ý kiến do các học giả phương Tây công bố và phát biểu về địa điểm Đông Sơn còn rời rạc, tản mạn, độ tin cậy thấp. Điều này đặt ra cho nền khảo cổ học nước nhà nhiệm vụ nặng nề. Muốn hiểu thực sự về địa điểm này rõ ràng phải kiểm tra cẩn thận nghiêm túc nếu không muốn nói trở lại từ đầu. Cuối 1961 đầu 1962, cùng nhiệm vụ công tác nghiên cứu thời đồng thau nước nhà và thúc bách phải "chữa cháy", nhằm giải phóng mặt bằng cho nhà máy phân lân Hàm Rồng mở rộng phân xưởng. Đội khảo cổ học (lúc đó thuộc Vụ Bảo tồn Bảo tàng) triển khai đào khai quật 1000m2 tại khu ven sông sát nhà máy phân lân hiện tại. Nhiều hiện vật, di tích hiếm quý được phát hiện. Kết quả lần khai quật này làm rõ được di tích Đông Sơn có tầng văn hóa khảo cổ khá dày, nhưng bị xáo trộn. Khẳng định những điều thu nhận từ trước 1945 là khu di chỉ cư trú và mộ táng thuộc giai đoạn Đông Sơn muộn. Kế hoạch 3 năm nghiên cứu thời Hùng Vương (1968 - 1970) thôi thúc các nhà khảo cổ trở lại Đông Sơn. Nghiên cứu thời Hùng Vương dưới góc độ khảo cổ học, trọng tâm là tìm hiểu lại văn hóa Đông Sơn khâu chủ yếu là địa điểm Đông Sơn. Yêu cầu "chữa cháy" cho phục hồi lại nhà máy phân lân Hàm Rồng sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đặt yêu cầu cho các nhà khảo cổ trở lại Đông Sơn. Trước khai quật này, các hố khai quật đều tập trung ở khu ven sông. Khai quật Đông Sơn 1969 - 1970 ở khu sườn núi và khu Cửa Luỹ (trong làng Đông Sơn) và khu ven sông. Diện tích khai quật đợt này 509m2. Kết quả đem đến nhận thức mới về khu di tích Đông Sơn. Qua địa tầng có thể phân rành mạch thành 2 giai đoạn chính, phát triển liên tục Văn hóa Đông Sơn. Tính kế thừa trực tiếp giai đoạn này còn chứng minh qua tư liệu mộ táng. Đồng thời khai quật lần này là lần đầu đưa được những tài liệu về địa tầng cũng như mộ táng giai đoạn trước Đông Sơn, trực tiếp phát triển lên Văn hóa Đông Sơn. Sau này với nhiều tài liệu mới bổ sung gọi là giai đoạn Văn hóa Quỳ Chử. Khai quật năm 1976 tiến hành thành 2 đợt do Viện Khảo cổ học chủ trì, đào 684m2 trên khu sườn núi. Kết quả đào khẳng định và làm rõ thêm địa tầng và các lớp mộ phát hiện 1969-1970. 3 khai quật lớn của các nhà khảo cổ Việt Nam với tổng diện tích 2.275m2. Về địa tầng ở khu sát bờ sông có thể khảo sát địa tầng ở hố V khai quật 1969-1970. - Trên cùng là lớp cát sỏi dày trung bình 0, 40m. - Thứ 2 là lớp đất màu đen sẫm, cứng và sỏi dăm thô, dày trung bình 0, 60m, có vết tích giai đoạn tiếp xúc Hán và thời muộn hơn Hán. - Thứ 3 là lớp đất pha cát nhẹ và sỏi dăm, màu nâu xám hoặc xám vàng, dày 0, 40m - 0, 50m, có vết tích giai đoạn trước khi tiếp xúc với Hán. - Thứ 4 là đất sét thịt pha cát, màu nâu, xám đen, xám trắng, dày 0, 30m - 0, 40m. Hiện vật thưa thớt, gốm mỏng hơn, dễ vỡ, khác với lớp trên. Khu vực sườn núi có thể lấy địa tầng hố VII của đợt khai quật 1976 làm tiêu biểu. - Trên cùng là lớp đất núi màu đỏ dày 0, 60m - 1m, do máy ủi san bạt tạo thành. - Thứ 2 là lớp đất vàng sáng dày trung bình 0, 60m, đất tơi mềm, vết tích văn hóa muộn thuộc những thế kỷ SCN. Phần trên lớp đất này là đất canh tác. Như vậy lớp thứ 2 này phần trên có thể tương ứng với lớp thứ nhất của khu bờ sông. Phần dưới tương ứng với lớp thứ 2 của khu bờ sông. - Thứ 3 là lớp đất đen sẫm, dày trung bình 0, 60m, đất cứng, nhiều sỏi dăm, chứa phần lớn gốm thô, ít gốm cứng muộn (khoảng 25%), chứa các mộ nhóm III. Lớp này tương đương với lớp thứ 3 của khu bờ sông. - Thứ 4 là lớp đất đen xám, dày trung bình 0, 40m - 0, 50m. Đất mềm, mịn, màu sắc sáng hơn so với lớp trên, chứa gốm thô thuần và các mộ nhóm II. Lớp này tương đương lớp thứ 4 của khu bờ sông. - Thứ 5 là lớp đất sét vàng xám, dày trung bình 0, 15m - 0, 20m, thuần sét mịn, không có gốm, chứa nhóm mộ I. Lớp này tương đương với sinh thổ khu bờ sông. Trong tầng văn hóa, ngoài những mộ táng chôn xen vào, những dấu vết khu cư trú là những mảnh gốm vỡ, những hiện vật bằng nhiều chất liệu.. còn có các di tích như những rãnh đất đen, đa số hình chữ nhật. Những hố đất đen có hình dáng ổn định, có chứa gốm và xương thú. Các hố chôn cột được phân bố theo quy luật nhất định. Các hố bếp cạnh có đá tảng xếp có ý thức. Có những cây gỗ có vết chặt, đục, đẽo, có lẽ là vết tích nhà sàn. Tóm lại, về địa tầng từ lớp đất thứ 4 khu bờ sông và lớp đất thứ 4, thứ 5 của khu sườn núi thuộc văn hóa trước Đông Sơn, phần còn lại của tầng văn hóa gồm lớp đất thứ 2, thứ 3 khu bờ sông và khu sườn núi thuộc Văn hóa Đông Sơn. Tầng văn hóa sâu 1, 40m - 1, 80m, dày trung bình 1, 00m - 1, 40m. Phân biệt được 2 giai đoạn trước khi tiếp xúc với Hán và đã tiếp xúc Hán. Về mộ táng, so sánh phân tích di vật có trong các mộ kết hợp vị trí mộ trong các lớp đất thấy có tương ứng giữa các lớp mộ và các lớp đất. Cụ thể là nhóm mộ trong lớp đất sâu nhất màu vàng, lớp đất thứ 5 ở khu sườn núi hoặc nằm trên lớp đất vàng này chứa gốm minh khí, bình con tiện có vai tròn, vỏ màu nâu ca cao nhạt, dễ bong lớp áo, khuyên tai đá, vòng tay mặt cắt chữ T. Có đồ đồng nhưng rất ít, đặc biệt có loại dao xéo, giáo búp đa mặt cắt họng bầu dục. Có thể coi những mộ này thuộc giai đoạn trước Đông Sơn. Những nhóm mộ còn lại nằm trong lớp đất thứ tư trở lên thuộc Văn hóa Đông Sơn. Có diễn biến sớm muộn rõ nét. Ở nhóm mộ nằm trong lớp thứ 4, đồ gốm minh khí giảm mạnh, vòng tai đá còn nhiều. Gần gũi nhóm mộ trước Đông Sơn về chủng loại hiện vật. Nằm trong lớp đất thứ 3 có các nhóm mộ xuất hiện gốm loại hình chậu hoa, nồi to. Gốm đỏ. Không còn gốm minh khí. Đồ đồng có những hiện vật điển hình Văn hóa Đông Sơn, vẫn còn khuyên tai. Nhóm mộ muộn hơn có nhiều loại bát gốm thô. Vòng tai đá bằng thạch anh và đá quý nhiều màu sắc. Xuất hiện đồ đồng minh khí. Ở nhóm mộ nằm trong lớp đất thứ 2, đồ tuỳ táng xuất hiện di vật ngoại lai, đồ thuỷ tinh, đồ sắt nhiều. Số lượng mộ táng phát hiện trong các khai quật của L. Pajot không được biết chính xác, chỉ còn 7 bản vẽ của các cuộc khai quật số 1, 2, 3 có lẽ ấn định cho các mộ. Những khai quật của O. Janse phát hiện 2 mộ bản địa, 16 hố mai táng. Khai quật 1960 - 1961 phát hiện 35 mộ Đông Sơn trong đó 21 mộ có dấu vết tiếp xúc Việt - Hán, 14 mộ thuần bản địa. Khai quật 1969-1970 và 1976 có thể phân biệt rạch ròi hơn: Giai đoạn trước Đông Sơn có 168 mộ, giai đoạn Đông Sơn sớm có 32 mộ, giai đoạn Đông Sơn đã tiếp xúc với Hán có 24 mộ. 2003, để chuẩn bị kỷ niệm 80 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn (1924-2004), Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa phối hợp Khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia tiến hành điều tra khai quật: Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn lần thứ VI, nhằm quy hoạch khoanh vùng bảo vệ và phát huy giá trị di tích khảo cổ học Đông Sơn. Di tích Đông Sơn sau gần 80 năm phát hiện đến nay việc quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích hầu như chưa được thực hiện. Yêu cầu lần khai quật này còn nhằm tìm vị trí thuận lợi để xây dựng trưng bày hố khai quật giới thiệu di chỉ khảo cổ học Đông Sơn dịp diễn ra hội nghị 80 năm. Sau khảo sát, điều tra, đào thăm dò, đoàn khai quật quyết định mở hố khai quật tại khu vườn chùa trong làng Đông Sơn. Vị trí hố khai quật lần này cách hố khai quật ở Cửa Lũy 1970 về phía Tây Nam 300m. Diện tích hố khai quật là 21m2 (7 x 3). Dù diện tích khai quật không lớn nhưng kết quả rất khả quan, địa tầng hố khai quật ổn định không bị xáo trộn. Các lớp văn hóa phân biệt được giai đoạn Văn hóa Đông Sơn tiếp xúc Hán, giai đoạn Đông Sơn trước khi tiếp xúc Hán và giai đoạn tiền Đông Sơn. Đặc biệt trong lớp đất sát tầng sinh thổ phát hiện lớp mộ sớm tương tự ở các hố đợt khai quật 1969-1970 và 1976. Như vậy hố khai quật 2003 đem lại nhận thức mới về di chỉ Đông Sơn khu vực trong làng. Nếu trước đây O. Janse khi khai quật trong làng Đông Sơn chỉ giới hạn niên đại sớm nhất vào thời Tống (TK. X - XI). Khai quật 1969 - 1970 cũng chỉ dừng ở mức độ nhận định khu di chỉ trong làng Đông Sơn có niên đại phân biệt được giai đoạn Đông Sơn trước khi tiếp xúc Hán. Kết quả chỉnh lý sơ bộ hố khai quật đợt VI cho biết giai đoạn Văn hóa tiền Đông Sơn ở khu trong làng là rất rõ nét. Lớp đất văn hóa thứ IV gốm giai đoạn Văn hóa Quỳ Chử rất rõ rệt. Chỉ trong 21m2 lớp đất sét vàng xám (0, 15 - 0, 20cm) sát sinh thổ phát hiện ít nhất dấu vết 8 mộ sớm (tương đương nhóm mộ I ở hố khai quật số VII đợt 1976). Theo phân tích của PGS-TS khảo cổ học Phạm Minh Huyền (Viện Khảo cổ học Việt Nam), các mộ ở hố khai quật vườn chùa 2003 có dạng mộ quây đá, mộ đất. Hố khai quật di chỉ Đông Sơn trong làng 2003 cho đánh giá lại những gì trước đây quan niệm về di tích Đông Sơn khu trong làng. Tầng văn hóa khảo cổ không hề mỏng mà tương đối dày trung bình 1m50. Đặc biệt là khu di chỉ trong làng Đông Sơn cũng là khu di chỉ cư trú và mộ táng đồng tính chất như khu vực ngoài bờ sông Mã. Khu vực phát hiện hố khai quật có diện tích rộng hàng ngàn m2 nằm ở khu vực vườn chùa, sân kho hợp tác của thôn Đông Sơn là địa điểm lý tưởng để khoanh vùng bảo vệ nghiên cứu lâu dài. Di tích khảo cổ học Đông Sơn qua 6 lần khai quật chính thức, nhiều lần điều tra thám sát đem lại khối tư liệu phong phú về các loại hình di tích từ di tích cư trú (nhà sàn, bếp đun.) đến di tích mộ táng. Hàng vạn hiện vật độc đáo từ những trống đồng Đông Sơn biểu trưng thủ lĩnh vùng đến những hòn chì lưới của nông dân đánh cá, từ những hiện vật các vùng miền xa xôi trên thế giới đến những mảnh gốm nung đốt trên Đông Sơn. Tất cả phản ánh sinh động khách quan trình độ đời sống vật chất - tinh thần của người Đông Sơn. Đây là vùng đất trung tâm văn minh lưu vực sông Mã thời Hùng Vương. Nguồn: Đỗ Quang Trọng, Di chỉ Khảo cổ học Đông Sơn, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa di tích danh thắng, tập 3, NXB. Thanh Hóa, năm 2004, trang 16 - 28. [1] Xem: Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí - Tập I - Dư địa chí - Nhân vật chí. NXB. Sử Học, Hà Nội 1960, tr28-29 [2] Louis Pajot là nghệ sĩ xiếc, nhưng vì muốn đi đây đi đó, ông làm thuỷ thủ đến Đông Dương. Sau đó ông kiếm 1 chức vụ phụ trách thương chính ở Thanh Hóa. Pajot sưu tập đồ cổ, một phần cung cấp cho trường Viễn Đông Bác Cổ, còn lại đem bán cho các nhà sưu tầm tư gia. Louis Pajot từ trần trong cảnh ngộ bi đát thời chiến tranh. Ông để lại một số báo cáo về những hiện vật tìm ở Đông Sơn và một số địa điểm khác ở Thanh Hóa (báo cáo tại trường Viễn Đông Bác Cổ, nay Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) [3] Năm 1934 H. Geldern đề nghị lấy địa danh Đông Sơn đặt tên cho nền văn hóa thời đại đồng thau. Nguồn Web thanhnhaho Còn tiếp