Câu 1: Vai trò của sắt đối với thực vật là: A. Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim. B. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp (quang phân li nước) C. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốtpholipit, côenzim; cần cho sự nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. D. Thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim. Câu 2: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai? A. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật. B. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. C. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. D. Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì cân đối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 3: Một quần thể ngẫu phối, alen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với alen a quy định lông ngắn; alen B quy định lông đen trội không hoàn toàn so với alen b quy định lông vàng, kiểu gen Bb cho kiểu hình lông nâu. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST thường. Thế hệ xuất phát của quần thể này có tần số alen A là 0, 2 và tần số alen B là 0, 6. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, Phát biểu nào sau đây sai về quần thể này? A. Tần số kiểu hình lông dài, màu đen trong quần thể là 0, 3024 B. Tần số kiểu gen AaBb là 0, 1536 C. Quần thể có 9 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình D. Số cá thể lông ngắn, màu nâu chiếm tỉ lệ lớn nhất trong quần thể Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất thực vật có hạt xuất hiện ở kì nào Sau đây? A. Kỉ Silua B. Kỉ Cambri C. Kỉ Cacbon D. Kỉ Đêvôn Câu 5: Vai trò cụ thể của các hoocmôn do tuỵ tiết ra như thế nào? A. Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ rất nhanh B. Dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen, còn với tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ. C. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ. D. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ nhờ đó nồng độ glucôzơ trong máu giảm. Câu 6: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quá trình hình thành loài mới? (1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lý hoặc khác khu vực địa lý. (2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. (3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. (4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 7: Cho các phương pháp sau: (1) Nuôi cấy mô tế bào. (2) Cho sinh sản sinh dưỡng. (3) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa các dòng đơn bội. (4) Tự thụ phấn bắt buộc. Ở thực vật, để duy trì năng suất và phẩm chất của một giống có ưu thế lai. Phương pháp sẽ được sử dụng là: A. (1), (2). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3). Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn nguyên liệu tiến hóa? A. Biến dị tổ hợp được tạo ra qua quá trình sinh sản là nguyên liệu thứ cấp. B. Đột biến gen xuất hiện với tần số thấp, là nguyên liệu sơ cấp. C. Nguyên liệu tiến hóa của quần thể có thể được bổ sung bởi sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác vào. D. Thường biến không di truyền được nên không có ý nghĩa đối với tiến hóa. Câu 9: Cho các mối quan hệ sau đây trong quần xã sinh vật: (1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa. (2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ. (3) Cây tầm gửi sống trên thân cây khác. (4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn. (5) Trùng roi sống trong ruột mối. (6) Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò. Có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài được lợi? A. 2 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 10: Cho các phát biểu sau đây về ưu thế lai: (1) Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở cơ thể mang nhiều cặp gen đồng hợp trội nhất. (2) Lai thuận nghịch có thể làm thay đổi ưu thế lai ở đời con. (3) Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có ưu thế lai cao. (4) Người ta không sử dụng con lai có ưu thế cao làm giống vì chúng không đồng nhất về kiểu hình. (5) Phương pháp sinh sản sinh dưỡng là phương pháp phổ biến nhất để duy trì ưu thế lai ở thực vật. (6) Phương pháp sử dụng hai dòng thuần chủng mang các cặp gen tương phản để tạo con lai có ưu Thế lai được gọi là lai khác dòng kép. Số phát biểu không đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11: Ý nào dưới đây đúng với chu trình canvin? A. Cần ADP từ pha sáng để thực hiện tổng hợp chất hữu cơ. B. Giải phóng ra CO2. C. Xảy ra vào ban đêm. D. Sản xuất C6H12O6 (đường). Câu 12: Bao nhiêu hoạt động sau đây của con người góp phần vào việc khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? (1) Bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng. (2) Bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch. (3) Tiết kiệm năng lượng điện. (4) Giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 13: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới. Câu 14: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái? (1) Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. (2) Trong diễn thế nguyên sinh, những quần xã xuất hiện càng muộn thì thời gian tồn tại càng dài. (3) Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. (4) Diễn thế thứ sinh không thể hình thành nên những quần xã sinh vật tương đối ổn định. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là A. 2 B. 8 C. 6 D. 4 Câu 16: Người ta tiến hành chọc dò dịch ối để sàng lọc trước sinh ở một bà mẹ mang thai, trong các tiêu bản quan sát tế bào dưới kính hiển vi, người ta nhận thấy ở tất cả các tế bào đều có sự xuất hiện của 94 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào, trong đó có 6 NST đơn có hình thái hoàn toàn giống nhau. Một số nhận xét được rút ra như sau: (1) Các tế bào trên đang ở kì sau của quá trình giảm phân 1. (2) Thai nhi có thể mắc hội chứng Đao hoặc hội chứng Claiphentơ. (3) Thai nhi không thể mắc hội chứng Tơcnơ. (4) Đã có sự rối loạn trong quá trình giảm phân của bố hoặc mẹ. (5) Có thể sử dụng liệu pháp gen để loại bỏ những bất thường trong bộ máy di truyền của thai nhi. Số kết luận đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 17: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là: A. Vỏ → biểu bì → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ sơ cấp → tuỷ B. Biểu bì → vỏ → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ sơ cấp → tuỷ C. Biểu bì → vỏ → gỗ sơ cấp → tầng sinh mạch → mạch rây sơ cấp → tuỷ D. Biểu bì → vỏ → tầng sinh mạch → mạch rây sơ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ Câu 18: Quang phân li nước là quá trình: A. Diệp lục sử dụng năng lượng ánh sáng, biến đổi nước thành H2 và O B. Oxi hóa nước tạo H+ Và điện tử, đồng thời giải phóng oxi C. Sử dụng H+ và điện tử, tổng hợp ATP D. Biến đổi nước thành lực khử NADPH. Câu 19: Trong loài người Homo erectus, đặc điểm nào sau đây chỉ có ở người cổ Bắc Kinh (Xinantrop) ? A. Đi thẳng đứng B. Biết dùng lửa C. Có lồi cằm D. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động bằng đá. Câu 20: Hai loại bào quan của tế bào làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng là: A. Ti thể và ribôxôm B. Bộ máy gôngi và lục lạp C. Nhân và ti thể D. Ti thể và lục lạp. Câu 21: Quá trình tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa diễn ra như thế nào? A. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và hấp thụ vào máu. B. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. C. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi hóa học trở thành chất đơn giản và hấp thụ vào máu. D. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào. Câu 22: Một quần thể đang cân bằng di truyền, trong đó tỉ lệ kiểu gen Aa bằng 8 lần tỉ lệ của kiểu gen aa. Tần số của alen a là: A. 0, 5 B. 0, 4 C. 0, 3 D. 0, 3 Câu 23: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là: A. A = T = 1799; G = X = 1200. B. A = T = 1800; G = X = 1200. C. A = T = 899; G = X = 600. D. A = T = 1799; G = X = 1800. Câu 24: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có mặt đồng thời hai alen A và B cho kiểu hình hoa màu đỏ; khi chỉ có mặt một trong hai alen A hoặc B cho hoa màu hồng; không có mặt cả hai alen A và B cho hoa màu trắng. Nếu cho lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau, ở đời con thu được 50% số cây có hoa màu Hồng. Có bao nhiêu phép lai sau đây là phù hợp? (1) AAbb × aaBb. (2) Aabb × aabb. (3) AaBb × aabb. (4) AABb × AAbb. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 25: Ở ngô, gen nằm trong tất cả các lạp thể của một tế bào sinh dưỡng bị đột biến. Khi tế bào này nguyên phân bình thường, kết luận nào sau đây là đúng? A. Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến nhưng không biểu hiện ra kiểu hình. B. Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến và biểu hiện ra kiểu hình tạo nên thể khảm. C. Chỉ một số tế bào con mang đột biến và tạo nên trạng thái khảm ở cơ thể mang đột biến. D. Gen đột biến phân bố không đồng đều cho các tế bào con và biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp. Câu 26: Giả sử có một chủng vi khuẩn E. Coli đột biến khiến chúng không có khả năng phân giải đường lactôzơ cho quá trình trao đổi chất. Đột biến nào sau đây không phải là nguyên nhân làm xuất hiện chủng vi khuẩn này? A. Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. B. Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. C. Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã. D. Đột biến ở gen cấu trúc Y làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức Năng. Câu 27: Cho các phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái: (1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn. (2) Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. (3) Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi. (4) Lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao. (5) Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài. (6) Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng phía trước. (7) Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn quần xã được hình thành trước. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 29: Trình tự các giai đoạn của đồ thị điện thế hoạt động là: A. Mất phân cực → Khử cực → Tái phân cực B. Đảo cực → Khử cực → Tái phân cực C. Tái phân cực → Mất phân cực → Đảo cực D. Khử cực → Đảo cực → Tái phân cực. Câu 30: Diễn biến của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào? A. Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu →tĩnh mạch → Tim. B. Tim → Động mạch → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu →tĩnh mạch → Tim. C. Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào →tĩnh mạch → Tim. D. Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → tĩnh mạch → Tim. Câu 31: Thế hệ xuất phát của một quần thể có 0, 5AA + 0, 4Aa + 0, 1aa = 1. Quần thể tự thụ qua 5 thế hệ, các cá thể có kiểu hình lặn bị chết ngay ở giai đoạn phôi. Cấu trúc di truyền của quần thể F5 là: A. 0, 49AA + 0, 42Aa + 0, 09aa = 1. B. 19/25AA + 6/25Aa = 1. C. 13/17AA + 4/17Aa = 1 D. 111/113AA + 2/113Aa = 1 Câu 32: Một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể tứ nhiễm ở NST số 10 có kiểu gen là AAAa thực hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở mỗi tế bào đều diễn ra bình thường nhưng trong lần giảm phân II, một nhiễm sắc thể số 10 của một trong hai tế bào con được tạo ra từ giảm phân I không phân li thì tế bào này không thể tạo được các loại giao tử nào sau Đây? A. AAA, AO, aa B. Aaa, AO, AA C. AAA, AO, Aa. D. AAa, aO, AA. Câu 33: Ở một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen thuộc 1 cặp NST thường. Nếu giả sử quần thể bao gồm các loại cây thể lưỡng bội, tam nhiễm và tứ nhiễm đều có khả năng sinh giao tử bình thường và các giao tử đều sống sót thì theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai cho đời con có sư phân li kiểu gen theo tỉ lệ 1: 2: 1? A. 3 B. 8 C. 9 D. 15 Câu 34: Ở cừu, xét 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường: A qui định có sừng, a qui định không sừng. Biết rằng, ở cơ thể cừu đực, A trội hơn a, nhưng ngược lại, ở cừu cái, a lại trội hơn A. Trong 1 quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ đực: Cái bằng 1: 1, cừu có sừng chiếm 70%. Người ta cho Những con cừu không sừng giao phối tự do với nhau. Tỉ lệ cừu không sừng thu được ở đời con là: A. 7/34 B. 10/17 C. 17/34 D. 27/34