Thai kỳ trọn vẹn

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Rùa Siêu Tốc, 22 Tháng tám 2018.

  1. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    452
    Phần XI: 14 lưu ý sản phụ nên biết về bệnh lý đái tháo đường thai kỳ

    Với sự ngày càng gia tăng của bệnh đái tháo đường nói chung, thì thai kỳ cũng dễ xuất hiện bệnh lý này. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả những kiến thức về đái tháo đường thai kỳ, cũng như cách quản lý nếu trường hợp không may bị bệnh.

    1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

    Đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu quá nhiều và không được sử dụng để sản sinh năng lượng. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Khi đái tháo đường xuất hiện ở một phụ nữ mang thai mà trước đó cô ấy không bị gọi là đái tháo đường thai kỳ. Những thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ cần được chăm sóc đặc biệt hơn trong và sau khi sinh.

    2. Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ

    Cơ thể con người bình thường đều sản sinh ra một loại nội tiết tố (hormone) gọi là insulin. Nội tiết tố này có tác dụng duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường. Khi có thai, nồng độ nội tiết tố mang thai tăng lên có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động của insulin. Thông thường khi có thai cơ thể phải sản xuất nhiều insulin hơn để duy trì lượng đường trong giới hạn bình thường. Nhưng một số người không sản xuất đủ insulin do đó lượng đường trong máu bị tăng cao, dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.

    3. Những người có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ

    [​IMG]
    Có một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. (Ảnh: Doctissimo)
    Có một vài yếu tố nguy cơ liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể xuất hiện ở trên cả những người không có yếu tố nguy cơ. Phụ nữ có những yếu tố sau thì có nguy cơ cao bị mắc bệnh:


      • Thừa cân hoặc béo phì
      • Lối sống thụ động ít vận động
      • Bị đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước
      • Đã từng sinh con nặng trên 4 kg
      • Tăng huyết áp
      • Tiền sử bệnh tim
      • Hội chứng buồng trứng đa nang
      • Người nhân chủng châu Á cũng có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn so với các nhân chủng khác
    4. Những ảnh hưởng của đái tháo đường lên thai kỳ

    Trong thai kỳ

    Đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn đến xuất hiện tăng huyết áp, tình trạng này làm gia tăng áp lực lên tim và thận. Ngoài ra đái tháo đường thai kỳ cũng có thể dẫn đến “tiền sản giật”, bệnh lý này có thể phải sinh em bé sớm mặc dù vẫn chưa phát triển đầy đủ.

    Trong cuộc sinh nở

    Khi mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, thì lượng đường cũng được truyền qua em bé nhiều hơn so với nhu cầu từ đó thai nhi sẽ tăng cân nhiều. Khi cân nặng em bé tăng đến mức hơn 4kg thì có thể dẫn tới các biến chứng cho mẹ như:


      • Chuyển dạ khó khăn, có thể phải chỉ định sinh mổ
      • Chảy máu sau sinh nhiều
      • Rách nghiêm trọng ống sinh, hoặc những vùng xung quanh thậm chí có thể gây rách hậu môn.
    Ảnh hưởng đến em bé.

    Trong quá trình mang thai, đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ bị thai chết lưu. Những em bé có biến chứng nặng cân dễ bị chấn thương vai trong khi sinh và có nguy cơ phải nhập khoa điều trị tích cực. Em bé được sinh ra từ những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể gặp vấn đề về hô hấp và vàng da, ngoài ra còn có nguy cơ bị hạ đường huyết.

    5. Những ảnh hưởng lâu dài đến mẹ

    Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ bị bệnh tái phát ở lần mang thai tiếp theo và bệnh đái tháo đường sau này khi bạn không còn mang thai. Khoảng 1/3 phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ sẽ bị đái tháo đường hoặc tăng đường huyết dạng nhẹ sau sinh. Có khoảng từ 15 – 70% phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ bị đái tháo đường sau này.

    [​IMG]
    Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc ở lần mang thai tiếp. (Ảnh: PARENTS.fr)
    Nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ thì bạn hãy xét nghiệm máu lại khoảng từ 4 – 12 tuần sau sinh để phát hiện bệnh đái tháo đường. Nếu kết quả bình thường thì bạn nên xét nghiệm lại từ 1 – 3 năm sau. Những phụ nữ có kèm theo bị tăng huyết áp hoặc tiền sản giật khi mang thai thì có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch và đột quỵ sau này. Do đó hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện những biến chứng để được điều trị kịp thời.

    6. Những ảnh hưởng lâu dài đến em bé

    Những em bé sinh ra từ bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì và bệnh đái tháo đường sau này hơn so với những em bé được sinh ra từ những bà mẹ bình thường. Do đó hãy nói với bác sĩ Nhi khoa rằng trong khi mang thai mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, để bác sĩ lưu ý theo dõi để phát hiện bệnh sớm.

    7. Sàng lọc đái tháo đường thai kỳ

    Tất cả phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Trong khi khám thai ở những lần đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định xem bạn có yếu tố nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ không? Nếu bạn có yếu tố nguy cơ thì bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm sàng lọc sớm hơn. Nếu không có yếu tố nguy cơ, hay xét nghiệm sàng lọc sớm cho kết quả âm tính thì bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm sàng lọc ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.

    8. Quản lý đái tháo đường thai kỳ

    Bạn sẽ cần phải tới khám bác sĩ thường xuyên hơn và được hướng dẫn theo dõi đường huyết ở trong giới hạn cho phép. Đa số các trường hợp, chỉ cần thay đổi chế độ ăn và luyện tập là lượng đường trong máu sẽ được kiểm soát trong giới hạn cho phép. Một số trường hợp cần phải kết hợp dùng thuốc để kiểm soát đường huyết.

    9. Tự theo dõi đường huyết tại nhà

    [​IMG]
    Bạn nên biết cách sử dụng máy đo đường huyết ở nhà. (Ảnh: sohu,com)
    Bạn nên biết cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Thiết bị này sẽ đo lượng đường trong máu thông qua một giọt máu nhỏ được lấy ở đầu ngón tay. Bạn sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cách sử dụng, sau đó bạn cần tiến hành đo lại và ghi chép vào sổ. Sau đó phải mang theo sổ ghi chép của mình mỗi lần đi khám. Việc tự theo dõi đường huyết tại nhà đóng vai trò quan trọng, nó giúp bác sĩ chăm sóc cho bạn tốt hơn, và góp phần hạn chế được biến chứng.

    10. Thay đổi chế độ ăn khi bị đái tháo đường thai kỳ

    Chế độ ăn phù hợp đóng vai trò then chốt để duy trì lượng đường trong máu ổn định. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ngoài 3 bữa ăn chính bạn cần ăn thêm các bữa ăn phụ, đặc biệt là vào ban đêm để tránh hạ hoặc tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột. Thông thường, bạn nên ăn thêm 2 bữa ăn nhẹ ngoài 3 bữa ăn chính. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột, tăng khẩu phần ăn chứa đạm. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải ăn ở mức hợp lý để đảm bảo cho em bé phát triển.
    Ngoài ra, tăng cân hợp lý cũng là một phần quan trọng trong điều trị đái tháo đường thai kỳ, khi cân nặng tăng quá nhiều hoặc tăng quá nhanh trong một thời gian ngắn thì sẽ khó kiểm soát được đường huyết.

    11. Tác dụng của luyện tập trong kiểm soát đường huyết

    [​IMG]
    Luyện tạp thể thao có tác dụng tốt kiểm soát đường huyết. (Ảnh: Conlatatca.vn)
    Luyện tập có tác dụng tốt để kiểm soát đường huyết. Thông thường nên luyện tập những bài tập thể dục có cường độ trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần. Đi bộ cũng là một cách luyện tập hiệu quả. Cùng với các bài tập thể dục thì bạn nên đi bộ khoảng 10 – 15 phút sau mỗi bữa ăn. Cách làm này có tác dụng kiểm soát đường huyết tốt hơn.

    12. Khi nào cần phải dùng thuốc?

    Những trường hợp sau khi thay đổi chế độ ăn và luyện tập mà đường huyết vẫn không kiểm soát được thì cần phải dùng thuốc. Insulin là thuốc thường được sử dụng nhất, vì nó không qua nhau thai, do đó không ảnh hưởng tới em bé. Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng trong trường hợp có chỉ định, thường là tiêm insulin dưới da ở vùng bụng. Ngoài ra một số trường hợp bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc uống.

    13. Theo dõi sức khỏe thai

    Sức khỏe của thai nhi cần được đánh giá thông qua một số thăm khám và xét nghiệm như:


      • Đếm cử động thai: Đây là cảm nhận thai nhi di chuyển trong bụng mẹ. Một thai nhi khỏe mạnh bình thường sẽ có số lần cử động mỗi ngày là như nhau. Khi bạn có cảm nhận thai đạp yếu hơn bình thường, thì hãy đi khám ngay.
      • Thử nghiệm không kích thích (Nonstress test): Thử nghiệm này theo dõi sự thay đổi nhịp tim của thai nhi mỗi khi thai nhi cử động. Không kích thích có nghĩa là không có bất kỳ can thiệp nào lên em bé, chỉ có một đầu dò đặt lên bụng mẹ để ghi nhận biểu đồ tim thai.
      • Đánh giá các chỉ số sinh lý (Biophysical profile (BPP)): Xét nghiệm này bao gồm đo biểu đồ tim thai và siêu âm đo lượng nước ối, nhịp thở, cử động và trương lực cơ của thai. Xét nghiệm đánh giá các chỉ số sinh trắc cải tiến chỉ bao gồm đo biểu đồ tim thai và siêu âm đo lượng nước ối.
    14. Thời điểm sinh khi mẹ bị đái tháo đường thai kỳ

    Hầu hết các trường hợp bị đái tháo đường thai kỳ có đường huyết được kiểm soát tốt thì thai kỳ có thể được kéo dài đến khi thai trưởng thành. Nhưng khi mẹ hoặc thai nhi có những biến chứng thì có thể cần phải gây chuyển dạ để sinh em bé ra sớm hơn dự kiến.

    Những trường hợp đái tháo đường thai kỳ vẫn có thể sinh thường, nhưng có nguy cơ bị mổ sinh cao hơn so với các phụ nữ mang thai bình thường khác. Khi thai nặng cân thì có thể cần phải mổ sinh.
     
    Phoenixfire thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng chín 2018
  2. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    452
    Phần XII. Những điều cần biết về thai ngoài tử cung

    [​IMG]

    Phôi được tạo ra nhờ trứng kết hợp với tinh trùng, quá trình này diễn ra ở ống dẫn trứng. Trên đường di chuyển vào trong lòng tử cung để làm tổ thì đa số không xảy ra sự cố gì. Tuy nhiên, một số trường hợp phôi không di chuyển được vào lòng tử cung và làm tổ bên ngoài gây ra một bệnh lý cần phải điều trị đó là “thai ngoài tử cung”. Đại Kỷ Nguyên sẽ cung cấp cho bạn đọc những vấn đề cơ bản của tình trạng này.

    1. Thế nào là thai ngoài tử cung?

    Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã được thụ tinh phát triển ở ngoài tử cung. Hầu hết thai ngoài tử cung (khoảng 90%) là ở ống dẫn trứng (cũng gọi là vòi trứng). Khi khối thai lớn lên thì sẽ gây vỡ ống dẫn trứng từ đó gây chảy máu ở trong ổ bụng. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng và cần phải được phẫu thuật cấp cứu.

    [​IMG]
    Các vị trí có thể gặp của thai ngoài tử cung. (Ảnh: hinhanhykhoa.com)
    2. Những yếu tố nguy cơ của thai ngoài tử cung

    Những yếu tố phụ khoa và ngoại khoa làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung

    • Đã từng bị thai ngoài tử cung
    • Đã từng phẫu thuật ở ống dẫn trứng trước đây
    • Đã từng có phẫu thuật ổ bụng hoặc vùng chậu trước đây
    • Bị một số bệnh lây qua đường tình dục
    • Viêm vùng chậu
    • Lạc nội mạc tử cung
    Những yếu tố khác làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung

    • Hút thuốc lá
    • Tuổi lớn hơn 35
    • Trước đây bị vô sinh
    • Thụ tinh nhân tạo (IVF)
    Tuy nhiên, có khoảng 50% số trường hợp bị thai ngoài tử cung không có yếu tố nguy cơ từ trước.

    3. Triệu chứng của thai ngoài tử cung

    Ban đầu, những người bị thai ngoài tử cung có những triệu chứng như người mang thai bình thường như: trễ (chậm) kinh, căng đau vú, hoặc khó chịu ở bao tử. Một số có thể có các triệu chứng như:

    • Ra máu âm đạo bất thường
    • Đau lưng dưới
    • Đau bụng hoặc đau âm ỉ vùng chậu
    • Đau quặn ở một bên vùng bụng
    [​IMG]
    Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn ở một bên vùng bụng. (Ảnh: Phununews.vn)
    Tại giai đoạn này rất khó để phân biệt được giữa có thai bình thường và thai ngoài tử cung. Nếu bạn bị ra máu bất thường hoặc đau vùng bụng dưới thì hãy đi khám bác sĩ Sản phụ khoa.

    Khi khối thai càng lớn thì sẽ càng dễ bị biến chứng nặng như vỡ ống dẫn trứng có biểu hiện như sau:

    • Đau dữ dội và đột ngột vùng bụng dưới
    • Đau vai
    • Thấy yếu, chóng mặt, say sẩm
    • Vỡ ống dẫn trứng gây ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
    Do đó, nếu có một trong các triệu chứng trên thì bạn cần đến bệnh viện khám ngay.

    4. Chẩn đoán thai ngoài tử cung

    Nếu bạn không có triệu chứng của vỡ ống dẫn trứng, nhưng bác sĩ nghi ngờ bạn bị thai ngoài tử cung thì bạn có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm như:

    • Siêu âm vùng chậu, để xác định khối thai.
    • Xét nghiệm nội tiết tố (hormone) gọi là nội tiết tố thai kì (hCG).
    5. Điều trị thai ngoài tử cung

    Khi thai đã làm tổ ở ngoài thì không thể di chuyển được vào trong lòng tử cung, do đó cần phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Bạn có thể cần phải được theo dõi vài tuần sau đó.

    [​IMG]
    Thai ngoài tử cung có thể điều tị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. (Ảnh: PTAheute)
    Thuốc dùng để điều trị thai ngoài tử cung

    Thuốc hiện được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung là methotrexate.Thuốc này có tác dụng làm tế bào ngưng phát triển từ đó ức chế khối thai lớn lên. Sau đó khối thai sẽ được cơ thể hấp thu trong khoảng từ 4 – 6 tuần. Do đó ống dẫn trứng không bị cắt bỏ.

    Những điều kiện để sử dụng thuốc

    Methotrexate được dùng khi ống dẫn trứng chưa bị vỡ. Một yếu tố quan trọng nữa là nồng độ nội tiết tố hCG trong máu. Những trường hợp đang cho con bú hoặc mắc một số vấn đề sức khỏe sẽ không được sử dụng.

    Cách sử dụng methotrexate

    Methotrexate thường được tiêm (chích) một liều duy nhất vào bắp tay, đùi hoặc mông. Trước khi chích thuốc cần phải làm xét nghiệm đánh giá chức năng của một số cơ quan như gan, thận, máu và đo nồng độ hCG trong máu. Sau khi tiêm thuốc nếu nồng độ hCG không giảm đến mức theo yêu cầu thì có thể phải chích lặp lại. Bạn sẽ được hẹn tái khám cho đến khi nồng độ nội tiết tố giảm xuống đến mức không có thai.

    Các tác dụng phụ có thể xảy ra do methotrexate

    [​IMG]
    Hãy đến bệnh viện ngay khi có những dấu hiệu bất tường trong quá trinh sử dụng thuốc. (Ảnh: Pinterest)
    Methotrexate có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau bụng, xuất huyết âm đạo, rỉ một vài giọt máu. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra như:

    • Buồn nôn
    • Nôn
    • Tiêu chảy
    • Chóng mặt
    Bạn cần phải được theo dõi cho đến khi ngưng thuốc. Nguy cơ bị vỡ ống dẫn trứng vẫn còn cho tới khi bạn được điều trị khỏi hoàn toàn. Trong thời gian theo dõi nếu có bất kỳ dấu hiệu như: đau bụng đột ngột, đau vai, và yếu mệt thì hãy đến bệnh viện khám ngay.

    Những điều cần tránh khi đang sử dụng methotrexate

    • Tập thể dục cường độ mạnh
    • Sinh hoạt vợ chồng
    • Uống rượu
    • Không dùng các thuốc vitamins và đồ ăn có chứa axit folic như bánh mì, mì, đậu phộng (lạc), những rau có lá màu xanh thẫm, nước ép cam và hạt đậu.
    • Không dùng các thuốc giảm đau non-steroid như ibuprofen vì nhóm thuốc này sẽ làm giảm tác dụng của methotrexate.
    • Tránh những đồ khó tiêu vì nó sẽ gây cảm giác khó chịu và làm lu mờ triệu chứng bị vỡ ống dẫn trứng.
    • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu vì methotrexate có thể làm tăng nhạy cảm với ánh nắng.
    6. Khi nào phẫu thuật được chỉ định

    Nếu ống dẫn trứng bị vỡ thì cần phải được phẫu thuật cấp cứu. Đôi khi phẫu thuật được chỉ định kể cả khi ống dẫn trứng chưa bị vỡ nhưng khối thai đã lớn. Khi phẫu thuật, khối thai có thể được lấy ra khỏi ống dẫn trứng hoặc là cắt bỏ hẳn ống dẫn trứng có chứa khối thai.

    [​IMG]
    Thai ngoài tử cung có thể được chỉ định phẫu thuật. (Ảnh: baomoi.com)
    Cách tiến hành phẫu thuật

    Đa số trường hợp là được phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật này cần đâm một vài ống rỗng nhỏ qua thành bụng vào ổ bụng qua một đường rạch nhỏ ngoài ra còn cần dùng một camera có dây nối cùng cách dụng cụ khác. Bạn cần phải được gây mê.

    Những biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật

    Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tư vấn các nguy cơ có thể gặp như: đau sau mổ, mệt mỏi, chảy máu và nhiễm trùng.

    7. Những cảm giác sau khi điều trị

    Bất kể bạn điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật thì bạn có thể cảm thấy mệt mỏi trong một vài tuần sau đó. Bạn có thể thây đau hoặc khó chịu ở vùng vụng. Nêu bạn bị đau nhiều mà không giảm thì hãy đi khám Bác sĩ. Sẽ cần phải có một thời gian để nội tiết tố mang thai hCG trở về tráng thái bình thường. Chu kì kinh nguyệt của bạn có thể thất thường trong một vài tháng rồi mới trở lại bình thường.

    Trợ giúp tâm lý sau điều trị thai ngoài tử cung

    Thai ngoài tử cung có thể gây ra sang chấn tâm lý. Nếu những tác động về tâm lý này ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn thì bạn cần phải đi khám Bác sĩ tâm lý, hoặc tìm trợ giúp tâm lý từ người thân.

    Ảnh hưởng của thai ngoài tử cung đến các lần mang thai tiếp theo

    Một khi bạn bị thai ngoài tử cung thì bạn có nguy cơ cao bị mắc thai ngoài tử cung ở lần có thai tiếp theo. Trong lần mang thai tiếp theo hãy chú ý đến các triệu chứng tương tự, và đi khám bác sĩ cho đến khi xác định được khối thai nằm đúng vị trí.
     
    Phoenixfire thích bài này.
  3. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    452
    Phần XIII. Một số kiến thức cơ bản về đa thai

    [​IMG]

    Phụ nữ mang đa thai có nhiều nguy cơ cho cả cả mẹ và bé hơn những người mang một thai. Do vậy ngay từ khi xác nhận đa thai thì thai phụ cần phải phối hợp với bác sĩ lên kế hoạch quá trình chăm sóc thai kỳ để thai nhi phát triển bình thường và quá trình sinh nở diễn ra tốt đẹp.

    Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về đa thai:

    1. Sự tạo thành đa thai

    [​IMG]
    Phụ nữ mang 2 thai, 3 thai hay thậm chí nhiều hơn được gọi là đa thai. (Ảnh: aFamily)
    Một thai phụ mang 2 thai (song thai), 3 thai hay thậm chí nhiều hơn được gọi chung là “đa thai”. Nếu có nhiều hơn hai trứng cùng rụng trong một chu kỳ kinh nguyệt đều được thụ tinh thì sẽ tạo ra nhiều phôi cùng làm tổ và lớn lên trong tử cung, trường hợp này gọi là song thai (hoặc tam thai hoặc hơn) khác trứng.

    Khi có một trứng được thụ tinh và trong những lần nhân đôi đầu tiên, phôi sau khi nhân đôi sẽ tách ra riêng ra và tạo thành nhiều phôi độc lập, cùng phát triển, trường hợp này gọi là song thai (tam thai hay nhiều hơn) cùng trứng.

    Song thai khác trứng thường gặp hơn song thai cùng trứng.

    2. Nguyên nhân gây đa thai

    Việc sử dụng các thuốc điều trị hiếm muộn thường gây rụng nhiều hơn một trứng trong một chu kỳ (bình thường mỗi một chu kì kinh nguyệt chỉ rụng một trứng). Mặt khác trong kĩ thuật thụ tinh nhân tạo, nhiều hơn một phôi được chuyển vào buồng tử cung. hay trứng được thụ tinh trong ống nghiệm sau khi chuyển vào tử cung cũng có thể phân chia tạo thành nhiều phôi độc lập, các phôi này phát triển thành các em bé riêng rẽ.

    Phụ nữ trên 35 tuổi thường có hiện tượng phóng nhiều hơn một trứng trong một chu kì hơn so với những phụ nữ trẻ, do đó nhóm phụ nữ này cũng có khả năng mang đa thai cao hơn.

    3. Những dấu hiệu của mang đa thai

    Phụ nữ mang đa thai thường nghén nặng hơn, vú đau nhiều hơn, tăng cân nhanh và nhiều hơn những người mang đơn thai. Số lượng thai trong tử cung sẽ được xác định qua siêu âm.

    Tăng cân khi mang đa thai

    [​IMG]
    Người phụ nữ mang đa thai cần phải tăng cân nhiều hơn người mang đơn thai. (Ảnh: marrybaby.vn)
    Thường thì những phụ nữ mang đa thai cần phải tăng cân nhiều hơn những người mang đơn thai. Do vậy nhu cầu ăn uống cũng cao hơn, điều này là cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Không có con số khuyến cáo cụ thể, sự tăng cân sẽ tùy thuộc vào số lượng thai và thể trạng của từng cá nhân.

    4. Số lượng bánh nhau và số lượng buồng ối

    Ở giai đoạn sớm của thai kỳ, siêu âm sẽ được tiến hành để xác định mỗi thai có riêng một bánh nhau và riêng buồng ối hay không. Có 3 loại song thai được phân chia dựa vào số lượng bánh nhau và số lượng buồng ối.




      • Hai bánh nhau – hai buồng ối: Mỗi một thai có một bánh nhau và một buồng ối riêng. Có thể là song thai cùng trứng hoặc khác trứng.
      • Một bánh nhau – hai buồng ối: Hai thai có chung nhau một bánh nhau nhưng mỗi thai có riêng một buồng ối, là song thai cùng trứng.
      • Một bánh nhau – một buồng ối: Hai thai cùng chung một bánh nhau và một buồng ối, là song thai cùng trứng.
    5. Những nguy cơ liên quan đến song thai một bánh nhau

    Song thai một bánh nhau có nhiều nguy cơ hơn song thai hai bánh nhau. Những trường hợp song thai một bánh nhau sẽ có nguy cơ cao bị hội chứng truyền máu song thai, đó là hiện tượng mất cân bằng của dòng máu từ bánh nhau qua mỗi thai. Một thai sẽ truyền máu cho một thai kia, dẫn đến tình trạng một thai thì nhận quá nhiều còn một thai thì nhận quá ít máu. Hội chứng này xuất hiện càng sớm thì càng gây hậu quả nghiêm trọng cho cả hai thai.

    [​IMG]
    Hội chứng truyền máu song thai xuất hiện cao ở người mang song thai một bánh nhau. (Ảnh: saloona.co.il)
    Song thai một bánh nhau một buồng ối rất hiếm gặp, nhưng một khi xuất hiện thì tình trạng này có nhiều nguy cơ cho thai, phổ biến nhất là những bất thường về dây rốn. Những thai phụ mang song thai một bánh nhau, một buồng ối phải được thăm khám thường xuyên hơn và thường phải mổ sinh sớm hơn.

    6. Biến chứng hay gặp của đa thai

    Biến chứng thường gặp nhất của đa thai là sinh non. Hơn một nửa số trường hợp mang thai đôi bị sinh non và hầu hết những trường hợp mang số lượng thai lớn hơn hai đều bị sinh non.

    Sinh non là sinh trước 37 tuần, tình trạng này làm em bé tăng nguy cơ bị nhiều vấn đề sức khỏe ngắn và dài hạn như vấn đề về hô hấp, ăn uống, và thân nhiệt, ngoài ra còn gặp một số vấn đề như khả năng học tập, rối loạn hành vi có thể xuất hiện khi còn nhỏ hoặc thậm chí là sau khi lớn lên. Trẻ được sinh ra ở tuổi rất non (trước 32 tuần) có thể tử vong hoặc có những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và thậm chí phải nhập khoa điều trị tích cực sơ sinh.

    7. Các nguy cơ của thai kỳ đa thai

    Đa thai chứa đựng nhiều nguy cơ biến chứng hơn đơn thai, bạn phải đi thăm khám thường xuyên hơn, khoảng cách thăm khám trung bình là mỗi 4 – 6 tuần. Nếu khi có bất thường thì sẽ cần phải làm thêm một số xét nghiệm và có thể phải siêu âm nhiều lần.

    Nguy cơ bị tiền sản giật ở thai kỳ đa thai

    [​IMG]
    Cần đi khám định kỳ để phát hiện bệnh lý tiền sản giật. (Ảnh: suckhoevabe.vn)
    Tiền sản giật là một rối loạn về huyết áp xuất hiện sau tuổi thai 20 tuần hoặc sau sinh. Nó thường có xu hướng xuất hiện sớm hơn ở thai kỳ đa thai. Tình trạng này có thể gây tổn thương nhiều cơ quan của mẹ như: thận, gan, não, và mắt. Khi tiền sản giật trở nặng sẽ dẫn đến bị co giật, gọi là Sản giật. Một khi biến chứng này xuất hiện thì cần phải sinh em bé ngay, thậm chí khi thai còn chưa phát triển đầy đủ.

    Nguy cơ đái tháo đường ở thai kỳ đa thai

    Phụ nữ mang đa thai có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ hơn, tình trạng này làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật và đái tháo đường sau này. Em bé sinh ra từ bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể có vấn đề về hô hấp và hạ đường huyết sau sinh.

    8. Một số ảnh hưởng của đa thai lên mẹ và bé

    Ảnh hưởng của đa thai đến sự phát triển của thai

    Mang đa thai thường hay có vấn đề về tăng trưởng của em bé hơn đơn thai, một tình trạng có thể xuất hiện là hai thai phát triển bất cân xứng, đó là hiện tượng một thai nhỏ hơn thai kia nhiều. Đôi khi có một thai bị chậm tăng trưởng do nhiễm trùng, do truyền máu song thai hoặc do bất thường của bánh nhau hoặc dây rốn. Nếu một thai có ghi nhận bất thường thì cần phải thăm khám thường xuyên hơn.

    Ảnh hưởng của đa thai lên cuộc sinh

    [​IMG]
    Cần có sự thăm khám kỹ lưỡng trước khi quyết định phương án sinh cho các mẹ.
    Đa số các trường hợp đa thai cần phải được mổ sinh. Một số trường hợp song thai có thể sinh tự nhiên, tình huống này phụ thuộc vào các yếu tố sau:




      • Số lượng thai, ngôi thai, cân nặng và tình trạng sức khỏe của mỗi thai.
      • Sức khỏe của bà mẹ và diễn tiến của cuộc chuyển dạ
      • Kinh nghiệm của bác sĩ Sản khoa.
    Ảnh hưởng của đa thai tới nguy cơ trầm cảm sau sinh

    Đa thai làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. Nếu bạn cảm thấy buồn, lo lắng, tuyệt vọng và những cảm giác này khiến bạn không thể thực hiện được các công việc hàng ngày thì hãy đi khám bác sĩ Sản khoa.

    9. Luyện tập khi mang đa thai

    Luyện tập là vấn đề cần thiết và quan trọng để duy trì sức khỏe khi bạn mang thai, đặc biệt là mang đa thai, tuy nhiên cần tránh những bài tập vận động mạnh. Tập những môn nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, thiền, hoặc đi bộ. Bạn nên duy trì luyện tập ít nhất 30 phút một ngày. Nếu khi có vấn đề xuất hiện thì có thể phải ngừng tập, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

    10. Cho con bú sau sinh đa thai

    Bạn vẫn hoàn toàn toàn có thể cho em bé bú, và bạn nên làm như vậy. Tuy nhiên bạn cũng cần phải có một vài trợ giúp. Bạn cần phải có một chế độ ăn phù hợp với nhu cầu của cả hai bé.
     
    Phoenixfire thích bài này.
  4. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    452

    Phần XIV. Thai kỳ của mẹ bị nhiễm viêm gan B, C



    [​IMG]

    Việt Nam là một nước có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B, C ở mức độ khá cao. Đôi khi bệnh không có biểu hiện lâm sàng, do đó việc phát hiện hầu hết thông qua việc xét nghiệm. Phụ nữ có thai bị nhiễm có nguy cơ lây truyền cho em bé, và có thể gây những biến chứng nặng. Bài viết này sẽ cung cấp cho độc giả kiến thức phổ thông về hai loại bệnh này, cũng như phương pháp phòng ngừa.


    1. Viêm gan B và C là gì?

    Viêm gan B và viêm gan C là bệnh lý của gan do virus gây nên. Cả hai bệnh này có thể dẫn tới biến chứng nặng và kéo dài.

    2. Những nguy cơ trong thai kỳ khi mẹ bị nhiễm virus viêm gan B và C

    [​IMG]
    Khi mang thai, mẹ có nguy cơ bị bùng phát bệnh viêm gan. (Ảnh: ViCare)
    Khi mang thai, người mẹ có nguy cơ bị bùng phát đợt bệnh viêm gan và bệnh cũng có nguy cơ truyền qua thai nhi. Nhiều trường hợp không biết là mình bị bệnh do đôi khi người bị mắc bệnh không có biểu hiện gì.

    3. Viêm gan B trong thai kỳ

    Đường lây truyền của virus viêm gan B

    Viêm gan B lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể như qua đường tình dục, đường máu như dùng chung bơm tiêm chích ma túy, lây truyền từ mẹ sang con. Bệnh cũng có thể lây truyền qua dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu. Viêm gan B không lây qua tiếp xúc da và đồ vật cũng như không lây qua đường sữa mẹ.

    Nhiễm virus viêm gan B cấp

    Bệnh viêm gan B có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính (kéo dài). Diễn biến cấp tính là biểu hiện bệnh trong thời gian ngắn, xuất hiện 6 tháng đầu tiên sau khi bị nhiễm virus. Những triệu chứng có thể gặp bao gồm:

    • Mệt mỏi
    • Ăn không ngon
    • Buồn nôn và nôn
    • Vàng da vàng mắt
    • Đau vùng dạ dày
    • Đau cơ và khớp
    Virus có thể được loại trừ hoàn toàn mà không cần điều trị sau một vài tuần, những người này sẽ có miễn dịch đối với virus viêm gan B và sẽ không bị mắc lại nữa.

    Nhiễm virus viêm gan B mạn

    Có một lượng nhỏ người trưởng thành và nhiều trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc mà không bao giờ diệt trừ hết được virus. Tình trạng này gọi là nhiễm virus viêm gan B mạn, những người này sẽ mang virus suốt đời và được gọi là “người mang virus”. Phần lớn những “người mang virus”không có triệu chứng, và có một lượng nhỏ nhóm người mang virus này bị viêm gan mạn tính, có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và tử vong sớm.

    Nhiễm virus viêm gan B có thể được chữa khỏi không?

    Hiện nay, không có phương pháp nào chữa khỏi được bệnh chỉ có thể điều trị triệu chứng. Bệnh có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Những người chưa từng được tiêm vắc xin gần đây nếu bị nhiễm virus thì có thể được chích kháng thể kháng virus viêm gan B cùng với vắc xin. Kháng thể có tác dụng chống lại virus nó có thể hỗ trợ trong một số trường hợp. Các biện pháp dự phòng khác cần được tiến hành như tránh tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh.

    Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang thai

    [​IMG]
    Virus viêm gan B từ mẹ có thể truyền qua thai nhi. (Ảnh: passionemamma.it)
    Khoảng 90% trường hợp mang thai bị nhiễm virus viêm gan B cấp sẽ truyền qua thai nhi. Trường hợp mẹ bị nhiễm mạn thì nguy cơ truyền là từ 10 – 20%.

    Ảnh hưởng của virus viêm gan B lên em bé

    Nhiễm virus viêm gan B có thể gây ra biến chứng nặng nề, đe dọa mạng sống của em bé. 90% số em bé sơ binh bị nhiễm sẽ mang virus suốt đời và có thể lây truyền cho người khác. Khi lớn lên 25% số em bé này có nguy cơ bị chết vì xơ gan, hoặc ung thư gan.

    Chẩn đoán nhiễm virus viêm gan B

    Tất cả phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm virus viêm gan B. Một số xét nghiệm được chỉ định có thể cho biết bạn bị nhiễm virus gần đây hay là người mang virus. Xét nghiệm cũng cho bạn thấy đã từng bị nhiễm hay không, hiện tại bạn có miễn nhiễm với nó không, hoặc đã được chích vắc xin chưa?

    Theo dõi thai kỳ mẹ có xét nghiệm virus viêm gan B dương tính

    Khi xét nghiệm cho thấy bạn bị nhiễm virus, thì bác sĩ cần làm thêm một số xét nghiệm để kiểm tra chức năng gan và sức khỏe tổng quát của bạn. Những người khác trong gia đình bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm do đó hãy nói họ đi chích ngừa.
    Nếu chức năng gan của bạn bất thường thì có thể cần làm thêm xét nghiệm đo nồng độ virus trong máu. Thai kỳ sẽ được phối hợp theo dõi bởi bác sĩ sản phụ khoa và bác sĩ điều trị bệnh truyền nhiễm.

    Phương pháp sinh của những sản phụ nhiễm virus viêm gan B

    Viêm gan B không ảnh hưởng đến cách thức sinh em bé. Bạn vẫn có thể sinh thường.

    Nuôi con bằng sữa mẹ

    [​IMG]
    Em bé vẫn có thể bú sữa mẹ khi đã được thực hiện các biện pháp dự phòng. (Ảnh: singlemum.vn)
    Bạn vẫn có thể cho em bé bú sữa mẹ miễn là em bé đã được thực hiện các biện pháp dự phòng

    Dự phòng lây truyền từ mẹ sang bé

    Trong vòng vài giờ sau sinh, em bé sẽ được chích mũi vắc xin đầu tiên và một mũi kháng thể. Mũi hai sẽ được chích vào 6 tháng sau. Sau khi chích hết 3 mũi vắc xin em bé sẽ được xét nghiệm để kiểm tra.

    Chăm sóc em bé có xét nghiệm virus viêm gan B dương tính

    Nếu kết quả cho thấy em bé bị nhiễm virus viêm gan B thì cần phải có sự theo dõi thăm khám bác sĩ liên tục. Cần phải đi khám định kỳ để đánh giá sức khoẻ tổng quát và chức năng gan của bé.

    Dự phòng cho em bé ở những bà mẹ không bị nhiễm virus viêm gan B.

    Tất cả em bé đều được chích ngừa dự phòng viêm gan B. Nếu bà mẹ không bị nhiễm thì em bé sẽ được chích mũi đầu tiên trước khi xuất viện, mũi thứ 2 được chích vào tháng thứ 2 sau sinh, mũi cuối được chích trong khoảng từ 6 – 18 tháng tiếp theo.

    4. Viêm gan C trong thai kỳ

    Đường lây truyền của virus viêm gan C

    Virus viêm gan C có đường lây truyền giống virus viêm gan B đó là lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể như qua đường tình dục, đường máu như dùng chung bơm tiêm chích ma túy, lây truyền từ mẹ sang con. Bệnh cũng có thể lây truyền qua dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu. Viêm gan C không lây qua tiếp xúc da và đồ vật cũng như không lây qua đường sữa mẹ.

    Triệu chứng của viêm gan C

    [​IMG]
    Mệt mỏi là một trong những triệu chứng biểu hiện của viên gan C. (Ảnh: HeaClub)
    Nhiễm virus viêm gan C có triệu chứng tương tự như nhiễm virus viêm gan B, và cũng có thể không có triệu chứng gì. Có từ 75 – 85% người lớn bị nhiễm sẽ trở thành người mang virus, và hầu hết những người này sẽ trở thành mạn tính. Có một lượng nhỏ số người mắc bệnh mạn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và những bệnh gan nguy hiểm khác.

    Nguy cơ lây truyền virus viêm gan C cho thai

    Có khoảng 4% phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan C sẽ truyền cho em bé. Nguy cơ lây nhiễm tùy thuộc vào tải lượng virus và có bị HIV kèm theo hay không.

    Xét nghiệm cho em bé sau sinh

    Nếu bà mẹ mang thai nhiễm viêm gan C thì em bé thường sẽ được xét nghiệm vào lúc 18 tháng tuổi.

    Nuôi con bằng sữa mẹ.

    Không có chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ đối với bà mẹ cho con bú bị nhiễm viêm gan C.

    Dự phòng lây nhiễm virus viêm gan C

    Không có vắc xin dự phòng được virus viêm gan C. Do vậy dự phòng chủ yếu là tránh những hành vi có thể truyền bệnh.
     
    Phoenixfire thích bài này.
  5. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    452
    Phần XV. Thai kỳ mẹ bị nhiễm HIV – cần làm gì để giữ an toàn cho mẹ và thai nhi?


    [​IMG]

    Với sự gia tăng nhanh chóng của dịch HIV ở người trẻ, số người nhiễm ở Việt Nam cũng tăng lên hàng năm. Do đó, số bà mẹ nhiễm HIV có thai cũng ngày càng tăng. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt theo điều trị của bác sĩ, thì nguy cơ lây truyền cho em bé là rất ít. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả những kiến thức cần thiết để có cái nhìn đúng đắn về căc bệnh thể kỷ dưới góc độ y học hiện nay.


    HIV là gì?

    HIV là một loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

    Đường lây truyền của HIV

    [​IMG]
    HIV lây qua đường tiếp xúc với dịch cơ thể. (Ảnh: WordPress.com)
    HIV lây qua đường tiếp xúc với dịch cơ thể như: máu hoặc dịch tiết từ cơ quan sinh dục. Khi xâm nhập được vào máu, virus sẽ chui vào các tế bào CD4 và phá hủy nó. CD4 là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi những tế bào này bị phá hủy nhiều thì cơ thể sẽ giảm khả năng chống chịu với bệnh tật.

    AIDS là gì?

    AIDS là hội chứng xuất hiện khi số lượng tế bào CD4 giảm xuống một mức mà người đó dễ bị mắc những bệnh thông thường mà hệ miễn dịch có thể chống lại, những bệnh này bao gồm: viêm phổi, một số loại ung thư, và nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác.

    Thời gian HIV tiến triển thành AIDS

    Phải mất nhiều tháng, hoặc nhiều năm thì người nhiễm HIV mới chuyển sang giai đoạn AIDS. Nếu không đi xét nghiệm thì người nhiễm HIV có thể không phát hiện ra cho đến khi bị bệnh nhiễm trùng cơ hội.

    Điều trị HIV

    HIV có thể kiểm soát được bằng thuốc nhưng không chữa khỏi được hoàn toàn. Dùng thuốc chống virus có thể giúp người bị nhiễm sống khỏe mạnh trong một thời gian dài và có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Hiện tại không có vắc xin dự phòng HIV.

    Nguy cơ truyền cho thai nhi khi mẹ bị nhiễm HIV

    [​IMG]
    Virus HIV của mẹ có thể truyền cho thai nhi theo nhiều cách thức. (Ảnh: Webtretho)

    • Khi mang thai, HIV có thể truyền qua nhau sang thai nhi.
    • Trong khi chuyển dạ và khi sinh, em bé có thể tiếp xúc với virus ở trong máu và các dịch cơ thể khác của mẹ. Vào thời điểm màng ối bị vỡ thì nguy cơ truyền virus cho em bé tăng lên. Hầu hết các em bé bị nhiễm HIV từ mẹ là xung quanh khoảng thời gian sinh.
    • Virus HIV cũng có thể truyền qua sữa mẹ.
    Các biện pháp phòng ngừa làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con

    Các biện pháp hiện tại đang được tiến hành để làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con bao gồm:

    • Uống thuốc kháng virus dạng kết hợp trong suốt quá trình mang thai.
    • Mổ sinh nếu kết quả xét nghiệm cho thấy tải lượng virus HIV trong máu mẹ tăng.
    • Duy trì uống thuốc kháng virus ngay cả khi chuyển dạ và khi sinh nếu cần.
    • Cho em bé uống thuốc kháng virus sau sinh.
    • Không cho em bé bú.
    Nếu tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn này thì có đến 99% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV sẽ không truyền cho em bé.

    Mục đích của điều trị HIV trong thai kỳ

    Điều trị HIV trong thai kỳ có hai mục đích: 1) bảo vệ sức khỏe của mẹ, 2) giúp ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con. Hiện tại trên thị trường đã có thuốc loại viên kết hợp, tiện lợi khi sử dụng, thuốc kháng virus có tác dụng làm giảm tải lượng virus trong cơ thể.

    Tác dụng phụ của thuốc kháng virus

    [​IMG]
    Phụ nữ mang thai dùng thuốc điều trị HIV thường gặp tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ… (Ảnh: Verywell Family)
    Thuốc điều trị HIV có thể gây ra những tác dụng phụ thường gặp như: buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ. Ngoài ra, có các biến chứng ít gặp như: thiếu máu, tổn thương gan, loãng xương. Một số trường hợp hiếm gặp có thể xuất hiện đó là ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên nếu không dùng thuốc thì thai nhi có nguy cơ cao bị nhiễm virus từ mẹ.

    Vai trò của xét nghiệm đo tải lượng virus và số lượng tế bào CD4.

    Tải lượng virus (là số lượng virus có trong cơ thể của người bị nhiễm) và số lượng tế bào CD4 có vai trò quan trọng trong điều trị. Nếu tải lượng virus cao và số lượng tế bào CD4 thấp thì nguy cơ lây truyền cho em bé cao và người mẹ cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng cơ hội khi đang mang thai. Ngược lại, nếu tải lượng virus thấp và số lượng tế bào CD4 nhiều thì nguy cơ lây truyền ít hơn, tuy nhiên vẫn có.

    Sử dụng bao cao su trong sinh hoạt vợ chồng

    Nên sử dụng bao cao su trong sinh hoạt vợ chồng cho dù chồng có bị nhiễm HIV hay không. Nếu chồng không bị nhiễm, thì cùng với việc sử dụng bao cao su, có thể dùng thêm thuốc giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh.

    Nguy cơ tăng thêm khi mổ sinh đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV

    [​IMG]
    Mổ sinh sẽ làm tăng nguy cơ cho mẹ bị nhiễm HIV. (Ảnh: dkn.tv)
    Mổ sinh làm tăng thêm nguy cơ cho người mẹ bị nhiễm HIV. Nếu người mẹ có số lượng CD4 thấp thì hệ miễn dịch trở nên yếu và dễ bị nhiễm trùng sau mổ, vết mổ chậm liền và có thể phải dùng thêm kháng sinh để dự phòng nhiễm trùng.

    Xét nghiệm cho em bé sau sinh

    Em bé được sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV sẽ được xét nghiệm kiểm tra sự hiện diện của virus trong máu một vài lần trong tháng đầu tiên. Em bé được chẩn đoán nhiễm HIV khi có hai lần xét nghiệm dương tính. Nếu hai lần xét nghiệm âm tính thì em bé được chẩn đoán là không nhiễm. Một lần xét nghiệm nữa sẽ được tiến hành khi em bé được khoảng từ 12-18 tháng tuổi.
     
    Phoenixfire thích bài này.
  6. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    452
    Phần XVI. Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ


    Thời khắc ba mẹ chuẩn bị gặp con thì người mẹ phải trải qua một quá trình được gọi là giai đoạn chuyển dạ. Tuy nhiên cũng có thể có những ‘biểu hiện giả’ xuất hiện vào thời điểm cuối của thai kỳ. Vậy làm sao để biết được chuyển dạ thực sự đang diễn ra? Mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.


    Các dấu hiệu của chuyển dạ

    [​IMG]
    Khi chuyển dạ bắt đầu thì cổ tử cung được mở ra. (Ảnh: telemetro.com)
    Khi chuyển dạ bắt đầu thì cổ tử cung được mở ra, tử cung lúc này xuất hiện những cơn co đều đặn. Khi xuất hiện cơn co tử cung thì bụng cứng lên, giữa các cơn co thì bụng trở nên mềm. Trong giai đoạn đầu của chuyển dạ thì thai nhi vẫn cử động. Sau đây là một số dấu hiệu thường xảy ra.

    • Cảm thấy em bé như tụt xuống dưới. Cảm giác này có khoảng vài tuần trước cuộc sinh. Cảm giác này là do đầu của em bé đi sâu vào khung chậu của bạn.
    • Ra dịch nhầy âm đạo. Trong quá trình mang thai có một nút nhầy tích lại ở cổ tử cung. Khi cổ tử cung mở thì nút này được tống ra âm đạo. Ra nút nhầy âm đạo xảy ra vài ngày trước chuyển dạ hoặc ngay khi chuyển dạ bắt đầu. Do đó khi có hiện tượng này xảy ra, bạn nên đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám.
    • Đau lưng, cơn co tử cung kéo dài xuất hiện nhiều hơn. Khi bắt đầu chuyển dạ, tử cung co bóp để sinh em bé.
    • Chảy dịch trong từ âm đạo. Thường xuất hiện trong chuyển dạ do hiện tượng vỡ ối.
    Chuyển dạ giả

    Tử cung của bạn cũng có thể co trước khi diễn ra chuyển dạ thật sự. Những cơn co này có đặc điểm không đều, chúng được gọi là chuyển dạ giả hay cơn co Braxton Hicks. Đây là những cơn co bình thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ, đôi khi cũng có thể gây đau, bạn thường cảm nhận chúng rõ hơn vào thời điểm cuối ngày.

    Sự khác nhau giữa chuyển dạ thật sự và chuyển dạ giả

    [​IMG]
    Cần phân biệt chuyển dạ thật sự và chuyển dạ giả. (Ảnh: Hamilelikhesaplama.net)
    Thông thường thì cơn co chuyển dạ giả xuất hiện không thường xuyên và không mạnh bằng cơn co chuyển dạ thật sự. Đôi khi phải khám âm đạo để kiểm tra cổ tử cung mới có thể xác định được.

    Bạn cũng có thể tự phân biệt bằng cách ghi nhận số cơn xuất hiện trong 10 phút. Nếu trong 10 phút có 2 – 3 cơn đau, mỗi cơn đau kéo dài khoảng 20 – 30 giây, sau đó nghỉ 3 – 4 phút và xuất hiện thêm ra dịch hoặc nhầy hồng âm đạo thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra.

    Sau đây là một số đặc điểm giúp bạn phân biệt cơn co chuyển dạ giả và cơn co chuyển dạ thật sự.

    Cơn co chuyển dạ giả (còn gọi là cơn co Braxton Hicks).

    • Tần suất xuất hiện cơn co: Thường không đều và không xuất hiện dày hơn. Thời gian mỗi cơn co ngắn.
    • Thay đổi cơn co khi sản phụ di chuyển: Cơn co có thể ngưng khi bà bầu đi bộ hoặc nghỉ ngơi, hay thậm chí là chỉ cần thay đổi tư thế.
    • Cường độ cơn co: Thường yếu và không mạnh lên (có thể mạnh lên rồi yếu đi).
    • Vị trí xuất hiện cơn đau: Chuyển dạ giả thường gây đau ít ở bụng dưới.
    Cơn co chuyển dạ thật

    • Tần suất xuất hiện cơn co: Cơn co xuất hiện đều đặn và ngày càng dày hơn. Mỗi cơn kéo dài từ 30 – 70 giây.
    • Thay đổi cơn co khi sản phụ di chuyển: Cơn co vẫn tiếp tục mặc dù bạn di chuyển, thay đổi tư thế…
    • Cường độ của cơn co: Tăng dần và liên tục.
    • Vị trí xuất hiện cơn đau: Thường xuất phát từ lưng rồi lan ra phía bụng.
     
    Phoenixfire thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...