Từ thời nguyên thủy tới thời phong kiến thậm chí là cả thời nay, người ta luôn quan niệm giết người thì phải đền mạng. Nợ máu thì phải trả bằng máu. Nhưng pháp luật thì không cho phép, chúng ta có bộ máy hành pháp, tư pháp, lập pháp một cách rõ ràng nhằm bảo vệ trật tự và không để giết chóc tràn lan xảy ra. Người ta vẫn thường hay nói về quyền con người, trong luật pháp quốc tế và lẫn luật pháp Việt Nam đều nói tính mạng con người là bất khả xâm phạm, không ai quyền tước đoạt đi tính mạng của người khác. Vì thế nhiều khi người khác tước đoạt tính mạng người khác mà không đền mạng, nhiều nạn nhân họ cảm thấy mất mát và chỉ bỏ tù kẻ sát nhân là chưa đủ. Ngày nay đã có nước xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình. Nhưng đa số các nước vẫn còn giữ hình phạt này. Trong bộ luật hình sự mới nhất của Việt Nam cũng đã hạn chế tội có hình phạt tử hình. Xung quanh vấn đề có hay không tử hình kẻ sát nhân thì có hai luồng quan điểm trái ngược nhau. Một là phải tử hình kẻ sát nhân bởi vì chúng là cặn bã của xã hội, tội của chúng không đáng được tha thứ. Còn quan điểm còn lại chúng ta là con người thì không có quyền gì mà phán xét quyền sống của người khác. Điều đó là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Còn bạn đồng tình với ý kiến nào?
Theo ý bạn thì quá tốt, nhưng nếu giả sử người thân của bạn bị kẻ sát nhân giết chết thì bạn có trả thù không? Tù chung thân cho kẻ sát nhân có làm cho bạn nguôi ngoi.
Ak ý em là mạng sống của con người là vô giá, có những tác phẩm luôn đề cao giá trị của con người từ xưa tới nay thế thì tại sao ta không cho họ một cơ hội để sửa chữa sai lầm, nếu họ không sửa được thì lúc đó phán quyết cũng chưa muộn mà!
Uhm. Nếu tất cả mọi người đều chấp hành quy định của pháp luật thì hay quá. Xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Haha, đó là bầu trời của sự ảo tưởng. Không một thế giới nào lại chứa chấp toàn thứ tốt đẹp đâu. Song hành với người lương thiện sẽ có kẻ gian manh, tù tội.