Những điều cần biết về bệnh đau dạ dày

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Rùa Siêu Tốc, 10 Tháng bảy 2018.

  1. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Bài viết:
    453
    Đau dạ dày, căn bệnh dường như đã quá quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Tại nước ta, tỷ lệ người mắc bệnh đau dạ dày đang gia tăng một cách đáng báo động. Bất cứ ai, người lớn trẻ nhỏ, nam hay nữ, đều có nguy cơ mắc phải bệnh này. Để biết thêm thông tin về bệnh này bạn có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    1. Đau dạ dày là gì?

    [​IMG]

    Đau dạ dày là tình trạng cơn đau do những tổn thương bên trong dạ dày, niêm mạc dạ dày với những biển hiện, triệu chứng rất rõ ràng. Tùy vào từng vị trí dạ dày mà sẽ gọi với cái tên khác nhau như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày tá tràng, viêm bờ cong nhỏ dạ dày..

    – Viêm dạ dày là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày. Triệu chứng thường thấy của viêm dạ dày là hiện tượng đau bụng liên quan với tình trạng bất ổn. Các triệu chứng khác có thể có liên quan, chẳng hạn như chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi. Ngoài ra nôn ra máu là một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng và nó có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa.

    2. Người đau dạ dày thường có các triệu chứng sau:

    [​IMG]

    Các triệu chứng thường thấy nhất của đau dạ dày

    • Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị:

    Đây là dấu hiệu nhận biết cơ bản nhất, thường gặp nhất ở bệnh nhân đau dạ dày.

    Vị trí đau là ở phía trên rốn đến phía dưới các xương sườn. Những cơn đau thường xuất hiện sau ăn 2-3 giờ, hoặc một số trường hợp vào ban đêm. Các cơn đau có thể tập trung thành đợt trong vài tuần, xen kẽ là những thời điểm không có triệu chứng gì từ vài tháng tới vài năm. Đau tăng theo mùa, nhất là mùa đông, khiến người bệnh mất tập trung, dễ nổi nóng và cáu gắt.

    • Nôn và buồn nôn:

    Khi đánh răng mà bạn thường xuyên thấy nôn, buồn nôn thì nguy cơ cao là bạn bị mắc đau dạ dày.

    Nôn là hiện tượng thức ăn (trộn lẫn dịch vị tiêu hóa) trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Nhưng khác với bao tử được bảo vệ bởi lớp màng nhày, niêm mạc thực quản phải tiếp xúc trực tiếp với acid dịch vị. Do đó dễ rách gây chảy máu, thậm bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong.

    Nôn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như đau dạ dày cấp, loét dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày.

    • Ợ hơi, ợ chua:

    Triệu chứng ban đầu và phổ biến ở những người đau dạ dày. Do sự rối loạn vận động không ngừng của dạ dày, khiến thức ăn khó tiêu, lên men và biểu hiện ở bên ngoài là ợ hơi. Triệu chứng thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 3-4 giờ. Ợ hơi, ợ chua kèm theo đau thượng vị khiến người bệnh rất khó chịu.

    • Cơ thể mỏi mệt, cảm giác chán ăn:

    Đau dạ dày khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, lâu dần dẫn đến cảm giác chán ăn. Ăn ít, không đủ năng lượng nên người bệnh luôn không đủ sức làm việc, mệt mỏi, và bi quan. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp kém ăn nào cũng là mắc đau dạ dày.

    • Xuất huyết dạ dày:

    Ngoài những triệu chứng thông thường ở trên, đau dạ dày còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, điển hình là xuất huyết tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu (máu tươi hoặc đen) hoặc đi ngoài ra máu. Nếu phát hiện thì người nhà bệnh nhân cần đưa đi cấp cứu ngay. Các bệnh thường dẫn tới biến chứng này có thể kể tới như viêm loét, ung thư dạ dày.

    3. Cách chẩn đoán bệnh đau dạ dày là gì?

    [​IMG]

    Để chẩn đoán căn bệnh đau dạ dày, bạn có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng gây ra bệnh như biểu hiện đau bụng, đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đầy bụng, ăn không tiêu.. Ngoài ra để đưa ra được câu trả lời chính xác, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Dựa vào kết quả kiểm tra lâm sàng, cộng với kết quả chụp chiếu, thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra được câu trả lời chuẩn xác nhất.

    4. Nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày là gì?

    [​IMG]

    Việc ăn uống hàng ngày


    Chế độ ăn uống là lý do hàng đầu gây ra bệnh đau dạ dày. Việc ăn uống vô độ, ăn không đúng giờ đúng bữa, thường xuyên bỏ bữa sáng, thường xuyên rượu chè nhậu nhẹt, ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, vấn nạn thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm.. Tình trạng này dần dần sẽ gây tổn thương ở dạ dày và hình thành căn bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày..

    [​IMG]

    Tinh thần

    Theo các nhà khoa học, bác sĩ nghiên cứu và chứng minh, những người làm các công việc mệt mỏi về đầu óc, căng thẳng tinh thần, sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày cao hơn nhiều so với những người khác.

    Người bệnh mắc đau dạ dày dù không sử dụng rượu bia và thuốc lá. Nguyên nhân là người bệnh thường xuyên chịu áp lực tâm lý từ công việc, tình cảm, cuộc sống.. Stress làm tăng tiết acid dịch vị, là yếu tố tấn công làm tổn hại, viêm loét dạ dày.

    Vi khuẩn Hp


    Có đến 70% người trưởng thành mắc căn bệnh đau dạ dày là do vi khuẩn Hp gây ra. Con vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng, đường ăn uống hàng ngày. Nó trú ngụ ở lớp niêm mạc dạ dày và dần dần tiết ra các chất kích thích làm tăng tiết dịch vị acid dạ dày và dẫn đến viêm loét dạ dày.

    Loại vi khuẩn này còn phát triển mạnh hơn nếu gặp các tác nhân như: Khói thuốc lá, caffein.. Xoắn khuẩn HP có thể lây qua nhiều con đường như Miệng – Miệng, Phân – Miệng..

    Vi khuẩn HP vừa là nguyên nhân trực tiếp gây ra vết loét, làm khởi phát bệnh đau dạ dày, mà còn là yếu tố tấn công (ức chế khả năng chống viêm.) làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.


    [​IMG]

    Tiêu diệt vi khuẩn Hp là mục tiêu hàng đầu trong việc điều trị các bệnh về dạ dày. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này sống rất dai, cần thời gian dài để tiêu diệt. Bệnh nhân nếu không muốn gây tổn hại tới gan thận thì nên sử dụng các phương thuốc Đông y để chữa trị. Hiệu quả nhất, hãy lựa chọn các bài thuốc chữa đau dạ dày từ Nhân Trần. Vị thảo mộc này có khả năng tiêu diệt khuẩn Hp cực mạnh mà lại an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ thể.

    Do thuốc tân dược

    Sử dụng thuốc tân dược trong thời gian dài, nguy cơ gặp tác dụng phụ là cực kỳ cao. Và dĩ nhiên dạ dày, gan, thận.. sẽ là những cơ quan nội tạng có khả năng bị tổn thương nhiều nhất.

    Thuốc giảm đau NSAID như ibuprofen, diclofenac.. được dùng để giảm đau trong các trường hợp viêm khớp, bệnh tim mạch.. là một nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến.

    5. Những bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày thường thấy


    – Đau dạ dày

    – Viêm loét dạ dày

    – Viêm xung huyết dạ dày (xuất huyết dạ dày)

    – Viêm trượt dạ dày

    – Trào ngược dạ dày

    – Dối loạn tiêu hóa

    – Viêm hành tá tràng

    – Viêm thực quản

    7.
    Lời khuyên của bác sĩ

    Để có thể ngăn ngừa căn bệnh đau dạ dày, hạn chế triệu chứng do bệnh gây ra, mọi người nên tham khảo và thực hiện theo các lời khuyên của bác sĩ sau đây :



      • Thực hiện chế độ ăn đúng giờ đúng giấc

      • Không ăn quá no nhất là vào buổi tối

      • Tránh xa các loại thực phẩm mà người bệnh dạ dày cần kiêng như rượu bia, đồ ăn cay nóng..

      • Giữ tinh thần vui vẻ,

      • Chú ý khi sử dụng các loại thuốc tân dược, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ

      • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

    [​IMG]

    [​IMG]

    8. Một số cách điều trị bệnh đau dạ dày thông thường và những ưu nhược điểm của nó


    a) Điều trị bệnh đau dạ dày bằng các phương pháp tự nhiên

    Đây là phương pháp sử dụng mật ong, nghệ đen, nghệ vàng, dạ dày nhím.. uống nhằm giảm thiểu các cơn đau dạ dày thông thường của đa số người bị bệnh đau dạ dày.

    – Ưu điểm: Đều là những sản phẩm từ tự nhiên vì vậy khi người bệnh sử dụng mang lại tính an toàn cao và với chi phí thấp.

    – Nhược điểm: Thời gian điều trị quá dài, không phải ai cũng có thời gian để duy trì lâu dài, các triệu chứng giảm không đáng kể, việc sử dụng lâu dài mà không có kết quả, như vậy gây nên tình trạng bệnh phát triển ngày một nặng thêm.

    b) Sử dụng 1 số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ và điều trị bệnh đau dạ dày

    – Ưu điểm: Dễ mua dễ sử dụng, an toàn, sản phẩm là những viên nang dùng để uống hằng ngày rất tiện lợi

    – Nhược điểm: Thời gian sử dụng lâu dài (3-6 tháng), tác dụng chậm

    c) Điều trị bệnh tại các phòng khám chuyên khoa, bệnh viện

    Tại Việt Nam các bác sĩ sau khi có kết luận chính thức từ việc đưa ống vào nội soi, người bệnh thường được các bác sĩ kê đơn thuốc, tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ sẽ kê: Cimetidin, nizatidine, famotidine;lanzoprazole.. về điều trị tại nhà.

    – Ưu điểm: Việc chữa trị trong các chuyên khoa hoặc bệnh viện công lập giúp bệnh nhân yên tâm về mặt tâm lí do ở Việt Nam thường có tâm lí tin tưởng bác sĩ ở các bệnh viện công lập.

    – Nhược điểm: Với hàm lượng dược lý mạnh những thuốc này có tác dụng ức chế cơn đau tức thời, cơn đau giảm một cách rõ rệt trong những ngày đầu và giảm hẳn trong khoảng 10 đến 15 ngày đi kèm với ăn kiêng (chủ yếu là cháo loãng). Quá trình ngưng sử dụng thuốc người bệnh trở về với cuộc sống và công việc hằng ngày, chế độ ăn uống cũng cẩn thận hơn không dám ăn những đồ cay nóng, chua, chất kích thích.. Quá trình này thường không kéo dài vì khi đã khỏi bệnh người bệnh thường có tâm lí chủ quan hoặc do môi trường công việc (thường xuyên phải uống rượu bia tiếp khách, thức khuya suy nghĩ về áp lực công việc) dần dần các cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện trở lại, người bệnh hoang mang lo lắng không biết giải quyết thế nào vì đã chữa ở bệnh viện của nhà nước mà không khỏi dứt điểm?

    D) Chữa đau dạ dày bằng các loại thuốc gia truyền, thuốc dân tộc

    Tin tưởng vào lời quảng cáo nhưng không khỏi bệnh hoặc bị tái phát nhanh chóng người bệnh không biết tin vào ai nữa. Lúc này ai mách gì chữa nấy theo thói quen có bệnh thì vái tứ phương người bệnh tự chữa ở nhà hoặc đi chữa ở các nhà thuốc gia truyền, những thầy Lang trong vùng.. Tùy vào trình độ của từng nhà thuốc và thầy Lang mà bệnh có thể khỏi hoặc tạm dứt nhưng thường không được lâu.

    Tóm lại: Để chữa được bệnh đau dạ dày trước tiên chúng ta cần chú ý thay đổi chế độa ưn uống lành mạnh sau đó kết hợp sử dụng những loại thuốc hỗ trợ và điều trị bệnh đau dạ dày. Do dạ dày bị viêm loét nên cần có thời gian 3-6 tháng hoặc thậm chí cả năm trời để dạ dày có thể phục hồi các tổn thương. Tuyệt đối không nóng vội khi điều trị bệnh đau dạ dày.
     
    kwondami.cb thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng một 2019
Trả lời qua Facebook
Đang tải...