Bé bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Admin, 26 Tháng mười hai 2015.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Khi bé bị tiêu chảy mẹ nên làm gì, ăn gì và kiêng ăn gì?

    Trẻ bị tiêu chảy mà kiêng ăn thịt, cá, chất tanh, trứng, sữa.. là một quan niệm sai lầm. Điều này vô tình làm giảm sức chống đỡ bệnh tật của bé, tiêu chảy càng kéo dài, nguy cơ bị suy dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên vẫn có những nhóm thực phẩm các mẹ cần đề phòng để bé không bị tiêu chảy nặng hơn, các mẹ cùng đọc kỹ bài viết sau để giúp bé nhanh khỏi bệnh nhất nhé.

    [​IMG]

    Những thực phẩm nên kiêng khi trẻ bị tiêu chảy

    Với trẻ đang ăn dặm hoặc đã ăn được:

    Không cho trẻ ăn các loại lá và quả chát có nhiều chất tanin như lá nhọ nồi, lá ổi xanh, quả ổi xanh, quả hồng xiêm xanh.. Chất tanin có tác dụng làm săn màng ruột, có tác dụng ngay tức khắc, nên trẻ cầm tiêu chảy ngay lập tức. Tuy nhiên, bệnh chỉ đỡ giả tạo, còn các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm.. thải hồi rất chậm do màng ruột bị săn, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn.

    Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường, ngọt vì đường là nguyên nhân thể làm tiêu chảy nặng hơn.

    Không cho con uống các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn chế biến sẵn vì chúng làm tăng bệnh.

    Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

    Với mẹ đang cho con bú:

    Kiêng ăn đồ ngọt, hạn chế những món chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, kiêng hải sản. Không ăn các loại thức ăn chế biến sẵn mua ngoài chợ: Giò chả, xúc xích, bate..

    Những thực phẩm cần thiết cho mẹ & bé

    Trẻ đang bị tiêu chảy thì cha mẹ càng cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, cho bú bình thường, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, chuối tiêu, uống sữa.. và ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu trẻ dùng sữa mà bị tiêu chảy nhiều thì nên dùng loại không có lactose.

    Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy gồm: Gạo (bột gạo), khoai tây; thịt gà, lợn, cá nạc; sữa đậu nành, sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose; dầu thực vật: Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.

    Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì nên tiếp cho bé bú bình thường và tăng số lần bú đề bù lại lượng nước đã mất cho trẻ. Nếu trẻ không bú sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.

    Mẹ của bé nên ăn tất cả các loại thực phẩm để tăng sức đề kháng cho trẻ. Chỉ cần chú ý hạn chế đồ nhiều đường, đồ giải khát công nghiệp, món nhiều dầu mỡ, hải sản. Mình có đọc bài báo cho rằng ăn nhiều dầu mỡ và hải sản không những không cần phải kiêng mà còn giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ vì có thêm nhiều chất điều này cũng chẳng ai chứng minh được cả nhưng đã kiêng rồi thì nên kiêng cho trót. Vì nhiều chất cũng đúng nhưng dầu mỡ & hải sản cũng là đồ ăn khó tiêu, gây gánh nặng cho đường ruột nhất là với hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ.

    Với trẻ 6 tháng tuổi trở lên, ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như: Thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa..

    Chú ý: Thức ăn cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm.

    Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì phải đun lại trước khi cho ăn. Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước ép quả như: Chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm để tăng thêm sức đề kháng giúp trẻ mau khỏi bệnh.

    Cho trẻ ăn càng nhiều càng tốt, 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp bé phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong 2 tuần liền. Bên cạnh đó bổ sung cho trẻ men vi sinh để trẻ cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, hỗ trợ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột.

    Chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

    Khi bé tiêu chảy, để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mẹ nên cho bé luân phiên uống những loại nước sau: Nước đun sôi để nguội, nước dừa, sữa mẹ.. Sữa mẹ được xem là thức ăn tốt nhất cho bé lúc này vì sữa mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng, lại có bifidus – chất cần thiết để cân bằng môi trường đường ruột.

    Ngoài ra, sau từng khoảng thời gian ngắn, đặc biệt khi bé bị nôn trớ, mẹ cần cho bé uống một vài thìa chất lỏng. Nên cho trẻ uống dung dịch Oresol pha đúng cách.

    Trong thời gian bé bị tiêu chảy, nên cho bé ăn thức ăn nhẹ và mềm để bé dễ tiêu hóa, chẳng hạn, cháo gạo trắng loãng, cháo thịt nạc, cháo carrot thịt nạc, carrot hầm nhừ, soup gà, khoai tây hầm nhừ..

    Nên nhớ cho bé ăn một lượng thịt ít hơn thường ngày (nếu cho bé ăn nhiều chất đạm, bé sẽ khó tiêu hóa). Trường hợp này, cha mẹ nên chọn loại sữa dành cho bé bị tiêu chảy vì lượng đường trong sữa tuy thấp nhưng nó vẫn chứa đủ các chất dinh dưỡng khác.

    Táo là loại quả thích hợp cho bé bị tiêu chảy vì chúng chứa nhiều kali, giúp cơ thể nhanh hồi phục. Có thể hấp hoặc hầm nhừ táo để bé dễ tiêu hóa.

    Kết luận:

    Những thực phẩm cần ăn:

    Tất cả các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng & vitamin cho bé có sức đề kháng chống lại bệnh tật. Với trẻ sơ sinh cần cho bú nhiều thêm để bù lại lượng nước đã mất cho trẻ. Điều này rất quan trọng vì mất nước quá nhiều có thể gây tử vong hoặc sau khi khỏi bệnh sẽ bị suy dinh dưỡng. Cho trẻ uống nước carot để trị tiêu chảy theo hướng dẫn bên dưới.

    Những thực phẩm cần kiêng:

    Đồ ngọt, có đường, nước giải khát công nghiệp, món có nhiều dầu mỡ, hải sản, sữa có chứa lactose. Các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

    Những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ

    Tiêu chảy bắt đầu với dấu hiệu trẻ đi tiêu 3 lần/ngày, tình trạng này cứ thế diễn ra vài ngày, kéo dài lên đến cả tuần, vài tuần. Nguyên nhân chính thường là do trẻ ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, vệ sinh ăn uống chưa sạch sẽ chẳng hạn không rửa tay trước khi ăn.

    Khi trẻ bị tiêu chảy, nếu không được bù nước và điện giải kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao, 70% trẻ em tử vong do không được bù nước kịp thời vì bị tiêu chảy. Nhẹ hơn, trẻ sẽ mắc phải chứng suy dinh dưỡng do chán ăn trong lúc bệnh, hơn nữa, mẹ cũng ngại cho con ăn nhiều, ăn đủ vì sợ bệnh nặng hơn.

    Phòng tránh bệnh như thế nào?

    Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé phòng tránh bệnh tiêu chảy rất tốt. Sữa mẹ đảm bảo vệ sinh, nhiều kháng thể giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Với những trẻ lớn hơn, mẹ nên đảm bảo cho bé ăn sạch, uống sạch. Sử dụng nguồn nước sạch cho việc vệ sinh và ăn uống: Nước uống cho trẻ cần đun sôi, để nguội, không cho trẻ uống nước lã.

    Việc vệ sinh tay chân, cơ thể kỹ càng là một việc làm mà ai cũng biết nhưng nhiều người lại xem nhẹ. Cha mẹ cần thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh đồ chơi cho bé, vệ sinh đồ dùng xung quanh bé.

    Tuy nhiên, cách phòng bệnh tốt cho trẻ đó là cha mẹ cần đưa bé tới trung tâm y tế để uống vắc xin phòng bệnh. Việc uống vắc xin phòng virus Rota cho trẻ trước 6 tháng là điều vô cùng cần thiết và có hiệu quả cao.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng tám 2021
  2. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Cà rốt điều trị tiêu chảy cho bé

    Bé sơ sinh nên hệ tiêu hóa còn non yếu rất hay mắc bệnh tiêu chảy. Trong khi đó hầu hết các mẹ xót con nên không muốn cho bé uống thuốc vì còn quá nhỏ.

    Sử dụng cà rốt trị tiêu chảy cho bé là một trong những cách hữu hiệu, lành nhất, lại dứt điểm được bệnh và còn giúp con phòng bệnh nữa.

    [​IMG]

    Công dụng của cà rốt

    Cà rốt không chỉ được sử dụng như một loại thức ăn thông dụng trong bữa ăn hằng ngày mà còn là một loại thuốc quý được dùng trong điều trị một số bệnh, trong đó có tiêu chảy. Trong cà rốt có một lượng lớn chất pectin. Khi vào đến ruột, chất này trương nở thành một dạng keo có thể làm dịu nhu động ruột nên hạn chế được tiêu chảy; đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nội sinh phát triển, lấn át các vi khuẩn ngoại lại và các vi khuẩn lên men thối ở ruột già. Mặt khác, do hút được các chất nhày, nước, axit dịch vị, vi khuẩn, độc tố nên chất pectin còn giúp niêm mạc ruột chóng hồi phục, phân chóng trở lại bình thường. Do có nhiều muối khoáng, đặc biệt là kali, cà rốt có thể bù đắp được lượng chất điện giải bị mất theo phân. Do những đặc tính nói trên, trong lâm sàng, người ta thường dùng súp cà rốt như một biện phápchữa bệnh tiêu chảy

    Cách chế biến cà rốt

    Cách chế biến cà rốt khá đơn giản, các mẹ dễ dàng mua được cà rốt ở chợ mẹ chỉ cần mua cà rốt tươi về, rửa sạch, cắt miếng nhỏ một chút rồi luộc lên. Sau khi đã luộc chín, mẹ đem các miếng cà rốt ra xay cùng với nước luộc cho nhuyễn rồi cho vào cháo bé ăn hàng ngày.

    Hoặc các mẹ có thể làm bài thuốc theo công thức sau:

    Lấy 500 gam cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh mỏng, đun nhỏ lửa với 2 lít nước trong 1 giờ, để cho cạn còn 1 lít, vớt cà rốt ra, đem nghiền kỹ, lọc qua vải thưa, loại bỏ bã, cho thêm 3 gam muối rồi đun sôi lại để dùng.

    Nếu bé đang ăn bổ sung, ngoài bú mẹ, mẹ cho bé ăn cháo hoặc súp nấu với thịt (thịt lợn nạc hoặc thịt gà), nấu nhừ và loãng hơn khi bình thường, chế thêm khoảng 100 ml súp cà rốt. Cho bé ăn ít một, ăn nhiều bữa (6-8 bữa một ngày). Khi bé bớt tiêu chảy, cho giảm bớt lượng súp cà rốt, tăng dần lượng cháo. Khi phân đã thành khuôn, cho bé ăn chế độ ăn bình thường; nhớ ưu tiên bé ăn thêm bữa trong một vài tuần và nhiều thức ăn hơn để bé mau lại sức.

    Hiệu quả được kiểm chứng từ chính bé nhà mình.

    Bé bị tiêu chảy cấp hơn 3 ngày đến ngày thứ 4 bắt đầu nặng ngày đi hơn chục lần những lần sau chỉ toàn ra nước. Mình đã luộc cà rốt và ép lấy nước cho bé uống thì ngay trong chiều hôm đó bé đã ngừng đi ngoài hẳn và mình cho uống thêm liền 2 ngày nữa và bé đã khỏi hoàn toàn. Phải công nhận tác dụng thần kỳ của carot trong việc điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng chín 2018
  3. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Bác sỹ cũng nói Cà Rốt có thể dùng được để trị tiêu chảy nên các mẹ yên tâm nhé.

    Hỏi đáp với bác sỹ:

    Cà rốt có tác dụng với bệnh tiêu chảy không?

    Bác sĩ cho em hỏi cà rốt có tác dụng gì đối với bệnh tiêu chảy ở trẻ em không?


    Bác sỹ trả lời:


    Chào bạn,

    Cà rốt là một trong những thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin . Ngoài ra tinh dầu trong cà rốt cũng có tác dụng diệt khuẩn.

    Theo Y học cổ truyền thì cà rốt tính cam, bình, hạ khí, bổ trung lợi, trường vị, an ngũ tạng và nhuận thận mệnh, tráng nguyên dương, ấm chân tay, trừ hàn thấp, vì vậy cà rốt có thể chữa một số bệnh trong đó có bệnh tiêu chảy, đi lỵ mãn tính.

    Trẻ bị tiêu chảy có thể uống súp cà rốt muối với cách làm như sau:Cà rốt 500g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang. Không nên cho đường vì cà rốt đã ngọt rồi & đường làm tăng tiêu chảy. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ cho một nhúm muối đun sôi lại cho trẻ uống dần. Hoặc Mẹ chỉ cần mua cà rốt tươi về, rửa sạch, cắt miếng nhỏ một chút rồi luộc lên. Sau khi đã luộc chín, mẹ đem các miếng cà rốt ra xay cùng với nước luộc cho nhuyễn rồi cho vào cháo bé ăn hàng ngày.

    Chúc bạn vui khỏe.

    BS. Nguyễn Thị Vân. Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng hai 2016
  4. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Mùa thu đông trẻ sơ sinh vẫn có thể bị tiêu chảy cấp do ăn uống không hợp vệ sinh hoặc nhiễm virus tiêu chảy. Do đó, các bác sỹ vẫn khuyên chị em cần cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh và an toàn.

    Trên thực tế, tiêu chảy thông thường không phải là bệnh quá nghiêm trọng và mẹ hoàn toàn có thể tự điều trị cho bé tại nhà. Tuy nhiên, cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy thì không thể theo cảm tính hay tự phát mà cần có kiến thức nhất định. Một số biện pháp chữa trị và chăm sóc sai lầm của mẹ khi trẻ bị tiêu chảy có thể khiến con “càng chữa càng bệnh”.

    Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên cân nhắc những việc sau:

    Con tiêu chảy thì thôi ăn ít đi?

    Một số bà mẹ nghĩ rằng khi con bị tiêu chảy thì nên ăn ít đi vì cứ ăn là lại “ra” và để giảm bớt gánh nặng đường ruột. Trong thực tế, sự “hiểu biết” này là sai làm

    Khi trẻ bị tiêu chảy, cơ thể mất rất nhiều nước và muối vô cơ, nếu bé ăn ít có thể gây ra thiếu năng lượng. Kết quả là cơ thể trẻ phải phá vỡ glycogen, chất béo, protein dự trữ để duy trì lượng đường trong máu.

    Ngoài ra, ăn ít cũng vẫn có thể gây tiêu chảy, thậm chí cơ thể thiếu chất dinh dưỡng còn kéo dài thời gian phục hồi các tổn thương đường ruột. Đường ruột lâu lành lại làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Vì vậy, không chỉ không nên cho bé ăn ít đi khi bị tiêu chảy mà mẹ nên chú ý chế biến cho bé một số món ăn, thực phẩm dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như tinh bột củ sen, bột trứng, sữa, mì, cháo sen, vv. Các khẩu phần ăn nên được xắt nhỏ, ăn chậm, để tạo điều kiện cho cơ thể còn yếu của bé dễ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.

    Chuyện ăn uống của trẻ bình thường đã rất rắc rối nhưng với trẻ bị tiêu chảy, đây còn là vấn đề "sống còn" (ảnh minh hoạ)


    Trẻ tiêu chảy có cần kiêng ăn tỏi?

    Tỏi có chứa allicin và tỏi enzyme, có thể tạo ra allicin trong dạ dày, có khả năng diệt khuẩn mạnh, ngoài ra tỏi có thể đóng một vai trò quan trong ức chế những vi khuẩn đường ruột có hại. Nhưng sau khi trẻ bị tiêu chảy và viêm ruột, nhiều bà mẹ lại được khuyên nên kiêng cho bé ăn tỏi. Điều này là chính xác

    Thực tế, nguyên nhân của tiêu chảy là do cơ thể bị cảm lạnh hay ăn phải thực phẩm ôi thiu, gây phù nề mô đường ruột, tuyến ruột hypersecretion, rất nhiều chất dịch cơ thể vào ruột của các kết quả. Tại thời điểm này ruột đã bão hòa, nếu trẻ ăn tỏi và các loại thực phẩm nhiều gia vị khác, mẹ có thể làm tăng kích thích thành ruột, thúc đẩy hơn nữa tình trạng tắc nghẽn mạch máu đường ruột và phù nề, do đó làm tăng tiêu chảy.

    Trẻ bị tiêu chảy cấp không nên ăn tỏi, đặc biệt là tỏi nguyên miếng. Tại thời điểm này trẻ ăn các món ăn mặn hoặc cháo, nước trái cây, nước lọc...sẽ phù hợp hơn.


    Trẻ tiêu chảy có nên ăn nhiều rau?


    Trẻ bị tiêu chảy mà ăn những thức ăn có dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và khiến tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn, vì vậy các bà mẹ tìm cách để con ăn rau xanh, nghĩ rằng làm vậy là đúng. Trong thực tế, điều này không chỉ gây bất lợi cho bệnh tiêu chảy, mà còn có hại.

    Nhiều loại rau tươi như bắp cải, tỏi tây, rau bina, cải bắp đều chứa nitrite hoặc nitrate, nói chung các loại rau này không có ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, khi trẻ đang rối loạn chức năng tiêu hóa hoặc tiêu chảy, hoặc nồng độ axit dạ dày là quá thấp, các vi khuẩn đường ruột cũng giảm theo. Ăn nhiều rau vào thời điểm này, ngay cả khi các loại rau rất tươi, cũng có thể gây ngộ độc, thiếu oxy cho cơ thể. Vì vậy khi con bị tiêu chảy, mẹ tốt nhất nên giảm một chút lượng rau trong khẩu phần ăn của bé.
     
  5. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Dấu hiệu & nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

    Tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em. 80% ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Do đó, trang bị những kiến thức nhất định về bệnh tiêu chảy là điều cần thiết để cha mẹ có cách bảo vệ và xử lý kịp thời khi phát hiện con mình nhiễm bệnh. Đồng thời, tránh khỏi những sai lầm khi điều trị và chăm sóc có thế khiến tình trạng bệnh của bé nghiêm trọng hơn.

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường có các biểu hiện sau:
    - Đi ngoài phân lỏng hơn bình thường
    - Đi ngoài trên 3 lần/ ngày

    Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Nhưng đa phần, trẻ bị tiêu chảy vì 1 trong 4 nguyên nhân chính sau đây:

    1. Nhiễm trùng đường ruột

    Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng đường ruột do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Virus gây tiêu chảy ở một số trẻ có thể tự khỏi và không cần điều trị. Những trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể được chữa bằng kháng sinh. Các trường hợp trẻ bị tiêu chảy khác là do nhiễm ký sinh trùng có trong nước pha sữa công thức.

    2. Dị ứng thực phẩm

    Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với protein có trong sữa công thức, hoặc dị ứng với thức ăn, đặc biệt là thức ăn đóng hộp, khi mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm, dẫn đến tiêu chảy.

    3. Khả năng dung nạp thức ăn kém

    Một số trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa khi dung nạp một số loại thức ăn. Dưỡng chất có trong các loại thức ăn này không đi được vào máu mà nằm lại trong ruột, dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất, dạ dày khó tiêu hóa, gây nên đau bụng, tiêu chảy.

    4. Rối loạn tiêu hóa bình thường

    Tiêu chảy thường được xem như hiện tượng rối loạn tiêu hóa bất thường ở trẻ sơ sinh, nhưng thực chất, không phải lúc nào cũng như vậy. Một số trẻ có thể bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa của trẻ, bao gồm cả đường ruột, lúc này vẫn còn non nớt và nhạy cảm với những thay đổi. Dù chỉ là thay đổi nhỏ từ sữa mẹ chuyển sang sữa công thức cũng có thể làm trẻ bị tiêu chảy. Hay khi lần đầu tiên ăn dặm, bé cũng có thể bị hiện tượng này.
     
  6. Wall-E

    Bài viết:
    595
    Bé cứ bú vào là bị tiêu chảy, có phải tại sữa của em không tốt?

    Chào bác sĩ,

    Em đang hoang mang và lo lắng quá. Bé nhà em mới sinh được 5 ngày. Từ chiều tối hôm qua bé nhà em bị đi phân lỏng và mỗi lần đều phát ra tiếng kêu như là tiếng xì hơi. Bé bị như vậy liên tục, cứ bú ti mẹ vào là bé lại bị đi ị ngay.

    Vì mấy ngày trước em chưa có sữa nên có cho bé dùng sữa ngoài nhưng dùng có 2 muỗng rồi thôi vì sau đó em có sữa. Đến hôm sau thì bé bị đi ị như vậy, nhưng hôm đó em bị đau bụng và muốn đi ngoài, nhưng không bị tiêu chảy. Em lo là do sữa của em làm cho bé bị đi ngoài như vậy.

    Sáng nay em lo quá, cho bé đi viện nhi của tỉnh khám, nhưng BS ở đó chỉ nhìn qua phân của bé rồi kết luận bé bị tiêu chảy cấp và kê đơn thuốc: Oralzin Syrup, Emedimum, Smecta, Oresol. Nhưng em cho bé uống rồi mà bé vẫn bị như vậy. Vừa uống xong thuốc hoặc bú ti mẹ xong là bị đi ngoài luôn. Bây giờ em phải là sao ạ, em có nên cho bé bú ti mẹ nữa không ạ?

    Bác sĩ trả lời:

    Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho bé dưới 6 tháng tuổi, ngoại trừ mẹ có bệnh lý gì đó mà không thể cho bé bú mẹ mới dùng sữa ngoài. Do vậy, em yên tâm cho bé bú mẹ, nhất là trong giai đoạn này, em cần cho bé tăng cường bú mẹ, càng nhiều càng tốt để bù lại lượng nước mất qua tiêu chảy.

    Em không cho biết mỗi lần đi bé đi ngoài số lượng nước có nhiều không, có đàm máu hoặc nhầy nhớt gì không? Nếu mỗi lần đi ngoài với lượng nước nhiều, đi nhiều lần trong ngày hoặc trong phân có đàm máu hay nhầy nhớt hoặc bé không đáp ứng với điều trị thì em cần nhanh chóng cho bé vào viện.

    Nếu bé chỉ tiêu chảy cấp thì em cần cho bé uống men vi sinh và sirô kẽm, kết hợp bù nước bằng cách tăng cường cho bé bú mẹ.



    Bú sữa mẹ, bé đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày



    Kính thưa Bác sĩ, em có chuyện này muốn nhờ Bác sĩ giải đáp cho em! Em có con gần 4 tháng tuổi, (3 tháng 28 ngày), từ lúc sinh ra đến lúc bé 2 tháng tuổi bé ăn và ngủ, đi cầu bình thường, đúng 2 tháng tuổi em cho bé đi vacxin thì bé về bị sốt và khóc nhiều sau đó bị viêm hô hấp trên.

    Bác sĩ cho em 3 ngày thuốc kháng sinh và hạ sốt về cho bé uống, sau đó hết em ra lấy tiếp 3 ngày nữa, sau khi uống thuốc bé bị táo bón, em đã mua sorbiton và men tiêu hóa sống cho bé uống, em cho bé uống một ngày thì tình trạng đã cải thiện hơn nhưng hai ngày hoặc ba ngày bé mới đi cầu phân màu vàng hoa cải, 3 tháng đầu bé tăng ký tốt lần lượt là 1, 6kg, 1, 4kg, và 1kg.

    Khi bé tròn 3 tháng em cho bé đi uống vacxin rota virut, 3 ngày sau khi về bé không đi cầu sang ngày thứ 4 bé đi cầu phân màu vàng hoa cải, nhưng từ đó đến 7 ngày tiếp theo bé đi cầu nhiều phân toàn nước và có chất nhày, màu xanh, có mùi hôi va chua đến ngày thứ 3 em ra Trung tâm chăm sóc bà mẹ trẻ em hỏi thì tư vấn viên ở đây nói là bé uống vacxin rota virut nên đi cầu như vậy là bình thường do đó là tác dụng phụ của vacxin.

    Nhưng đã gần một tháng trôi qua mà bé vẫn đi cầu phân lỏng, tuy đi không nhiều có ngày đi 3 lần, 4 lần có ngày đi 6 lần và có ngày không đi, trong các ngày đi cầu lần đầu tiên phân có màu vàng có lẫn ít nước màu xanh, nhưng những lần sau toàn đi ra nước lẫn hạt phân màu vàng, có thêm một ít chất nhầy có mùi hôi và chua.

    Sắp đến ngày bé uống liều hai vacxin rota virut em có nên cho bé uống nữa không. Và tháng thứ 4 này bé chỉ tăng khoảng 0, 5kg. Em rất mong Bác sĩ tư vấn cho em. Em xin chân thành cảm ơn! (Thùy Linh – Hà Nội)

    Bác sĩ nhi khoa trả lời:

    Bạn không nói với chúng tôi là con bạn hiện đang được nuôi theo chế độ dinh dưỡng gì? Nếu nuôi theo sữa mẹ thì như vậy là rất tốt, bé lên cân tốt và bạn cũng nên nhớ rằng khi trẻ càng lớn sự lên cân của trẻ sẽ giảm dần, 1 tháng lên đến 0, 5kg là rất tốt. Còn vấn đề đi tiêu lỏng của con bạn, theo tôi thì không có gì quan ngại lắm. Nếu bé bú sữa mẹ, cháu có thể đi phân lỏng hoa cà hoa cải, bé không sốt, không sụt cân, tiêu không máu và số lần đi tiêu dưới 3 lần trong ngày.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...