Chuyện là mình và cô mình có đi qua một ngôi chùa nhỏ gần nhà rồi cô mình thấy trên cây ổi trong chùa có ổi ngon quá hái về ăn một miến mà không xin phép sư thầy, xong chiều hôm đó cô bị bọ cạp chích vô tay còn răng bị đau cả buổi khó chịu luôn. Vậy đây là do nhân quả hay là ngẫu nhiên, các bạn tin điều gì? Riêng mình thì mình tin có kiêng có lành bạn ạ.
Theo góc nhìn ếch ngồi đáy giếng của mình thì... Mình không có tầm hiểu biết về nhân quả cho lắm. Mình chỉ hiểu khái niệm của nó là "Mỗi hành động đều mang lại một kết quả tương ứng" Đó vốn là lý thuyết. Tuy nhiên trong cuộc sống này, mọi thứ sẽ không dễ xảy ra đúng hướng mà chúng ta biết. Mọi thứ quyết định trong câu trả lời của thời gian. Mình không tin vào "Nhân quả báo ứng" đâu. Nhưng mình tin vào một định luật trong cuộc sống rằng làm chuyện xấu, chắc chắn tâm không yên. Tâm mà không yên thì dù cho có gặp chuyện lành hay dữ, thì nó vẫn không thể làm con người ta hài lòng với cái hiện tại. Con người ta cứ tiếp tục lo lắng, đề phòng xung quanh mà thôi. Đặc biệt con người vốn là những sinh vật dễ xung đột với nhau, con người cũng là sinh vật dễ xung đột với những lẽ tự nhiên. Làm chuyện xấu với nhau thì cũng đừng mong họ báo đáp bạn một cách thân thiện. Dù vậy, mình đề cử một quan niệm gọi là "Có kiêng có lành" nên được nhắc đến nhiều hơn trong cuộc sống. Đó là việc tôn trọng quy định và giữ gìn phép tắc chung, lòng kính trọng đối với những nơi linh thiêng như chùa chiền có thể giúp ta tránh những rủi ro không mong muốn và cảm thấy an tâm hơn trong cuộc sống. Dẫu thế, tin vào nhân quả cũng giúp chúng ta ý thức hơn về lời nói và hành động của bản thân, đồng thời có trách nhiệm hơn với những gì mình làm. Tin vào sự ngẫu nhiên giúp chúng ta cởi mở hơn với những khả năng khác nhau và bớt phiền muộn khi gặp phải những điều không may. Đó cũng là một điều có lợi phải không nhỉ?
Nhân quả báo ứng thì mình cũng có nghe nhiều. Theo góc nhìn của mình thì khi bạn làm một việc gì đó đều để lại kết quả của nó. Ví dụ như bạn đánh một ai đó bị thương. Người đó có thể phải chịu đau đớn về thể xác và ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần nhưng bản thân bản sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hoặc có thể sẽ phải đối mặt với sự xa lánh và chỉ trích của những người xung quanh rằng bạn là một người bạo lực, cục súc.. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, kết quả của hành động trước đó có thể diễn ra theo một chiều hướng khác rất khó đoán biết. Ví dụ bạn giúp một người gặp tai nạn trên đường đi cấp cứu. Có thể trong trường hợp 1 bạn sẽ nhận được những lời cảm ơn hay xa hơn là có thể được "trả ơn" cho hành động giúp đỡ của bạn. Nhưng ở trường hợp khác, bạn có thể sẽ bị người thân của người đó hiểu lầm là người gây tai nạn, sau đó đưa người kia đi cấp cứu để che giấu hoặc bạn cũng sẽ bị chính người đó hiểu lầm nếu như người đó gặp chấn thương ở đầu gây ra mất trí nhớ chẳng hạn. Xét theo trường hợp thứ 2 thì rõ ràng là luật nhân quả không diễn ra như người ta thường nói (mình không khuyến khích chuyện bỏ mặc người khác khi gặp nạn). Vì thế, mình phải là người tự tạo ra kết quả. Ở đây cụ thể là phải tìm cách chứng minh mình là người vô tội, không phải là người gây ra tai nạn. Và cũng ở một trường hợp khác như ví dụ về việc cảnh sát bắt kẻ sát nhân vậy. Có những kẻ sát nhân rất tinh quái và thủ đoạn, luôn tìm cách che giấu tội của mình, gây ra khó khăn cho việc điều tra, truy vết. Đã có những vụ án không thể phá giải (ví dụ thì bạn có thể search google). Nhưng nếu áp dụng câu "nhân quả báo ứng" trong trường hợp này thì liệu có đúng hay không nếu như không có sự thực thi công lý? Chắc chắn là không bởi nếu như kẻ sát nhân không bị bắt và xử tội thì hắn vẫn ung dung gieo thêm bao nhiêu cái chết. Nhưng nếu như hắn bị bắt và bị xử tội thì câu "nhân quả báo ứng" mới đúng theo như chính ý nghĩa của nó. Còn theo câu chuyện như bạn nói ở trên thì thật khó lý giải vì trong cuộc sống vẫn còn những điều bí ẩn, chưa giải mã được. Cũng có thể đó là sự ngẫu nhiên, cũng có thể là do một sự siêu nhiên nào đó. Nhìn chung thì làm việc gì cũng nên có sự tôn trọng quy định ở các nơi thờ tự. Như câu chuyện của bạn thì lẽ ra cô bạn nên hỏi sư thầy trước. Nếu được đồng ý thì hái còn không thì nên tuân theo quy định ở đó. Nói về chuyện tin hay không tin thì rất khó nói, mình vẫn đang ở giữa không nghiêng về bên nào.
Mình tin là có nhân quả báo ứng. Mình đã được nghe kể rất nhiều câu chuyện có thật xảy ra. Mình nghĩ đó cũng không phải là ngẫu nhiên đâu. Ngày trước ở làng mình có một ngôi chùa. Mình nghe mọi người kể rằng trước có một tay trộm nhảy vào chùa để ăn trộm chiếc lọ hoa bằng đồng và chỉ ít ngày sau đó hắn bị đột tử chết. Rồi ở làng mình có hai cây đa to lắm được trồng ngay cạnh chùa. Nhưng một hôm ông trưởng làng đã tự ý bảo người đến chặt cây đi mà không xin phép chùa. Vài ngày sau ông cũng bị tai nạn chết. Rồi bụi chuối trồng ở khu vườn ngay cạnh chùa. Có hôm có mấy tay trộm đến chặt trộm chuối để đem đi bán. Thế rồi chỉ một hai hôm sau mấy tay trộm, tên thì bị gãy tay, tên thì bị gãy chân, tên thì méo miệng.. Mình tin là chuyện có thật. Một khi đã mạo phạm ở chốn linh thiêng thì sẽ bị trừng phạt rất sớm. Và cho dù là ở đâu cũng vậy. Gieo nhân ác tất sẽ gặp báo ứng. Chỉ có điều là nó đến sớm hay muộn mà thôi.
Đối với mình thì nhân quả báo ứng không phải là một điều mình tin. Theo góc nhìn của mình thì thế giới chỉ đơn giản vận hành bằng cách "gieo nhân nào gặt quả nấy", tức có nhân ắt có quả. Mỗi việc trên đời mình làm dều sẽ dẵn tới một kết quả nào đó, dù muốn hay không. Tất nhiên xét theo góc độ tâm linh thì định nghĩa "nhân quả báo ứng" có thật, nhưng mình nghĩ rằng đây chỉ là một câu mà cha ông ta truyền lại nhằm để răn dạy người đời, với một mục đích tốt đẹp là muốn chúng ta trở thành 1 con người tốt hơn, trước khi làm gì cũng phải luôn suy nghĩ tới hậu quả. Nên với mình, đây chỉ là một câu nói nhằm tính chất giáo dục con người, hướng con người tới điều tốt chứ thật ra chẳng có nhân quả báo ứng gì đâu
Xét theo câu chuyện này thì không thể gọi là nhân quả báo ứng bạn ạ. Mà chính xác là cô bạn đã bị người khuất mặt hay nhà Phật gọi là oan gia trái chủ trừng phạt cái tội "tham vặt" Chùa chiền thì người khuất mặt ở rất nhiều, họ nương tựa để được giải thoát, đồng thời cũng sẽ là những "bảo vệ" giữ chùa. Cho nên bất kỳ cái cây hay ngọn cỏ nào trong chùa đều có sự tồn tại của họ. Kỳ thực ngay cả khi bạn xin sư thầy thì sư thầy ra hái cũng phải "xin" họ. Đàng này cô bạn không xin sư thầy không nói đi, thầy có biết cũng không có trách, có trái ổi chỉ là chuyện nhỏ, nhưng người khuất mặt ở cái cây đó cô bạn lại không xin. Giống như thấy chủ nhà đứng đó mà ngang nhiên hái trái cây của người ta không xin vậy, không vát cây đập đã là hên kkkk. Cho nên trừng phạt nhỏ cho bỏ. Nên nhớ, Phật là bậc từ bi vị tha, không bắt tội ai. Nhưng, các vị ấy cũng chỉ là chúng sanh, có hỉ nộ ái ố, cũng giống như chúng ta vậy. Cho nên, đến chùa chiền, đình miếu, nhà thờ gì gì đó, nhớ tém tém cái tham mình lại. Hoặc không khống chế nổi thì chịu khó xin "người ta", ngược lại mình được mạnh giỏi nữa, bởi vì trái cây trồng trong chùa đều có Phật chú mà.