Hỏi đáp Con cái cho cha mẹ nhiều hơn hay cha mẹ cho con cái nhiều hơn?

Discussion in 'Hỏi Đáp' started by Lagan, Aug 16, 2023.

  1. MTrang1102 Ờm …

    Messages:
    610
    Mình cũng từng có suy nghĩ như này, một người đàn ông hay phụ nữ chỉ được gọi là cha mẹ khi đứa con của mình xuất hiện, nên có suy nghĩ, đứa con mới chính là người tạo nên một người bố, người mẹ chứ nhỉ? Không có sự xuất hiện của một đứa con, một người đàn ông làm sao ccó thể làm bố được. Nhưng cũng chính người bố, người mẹ mới là người tạo nên đứa con mà, không có họ thì sao một đứa con ra đời.

    Một người muốn được làm cha làm mẹ, buộc phải có đứa con để tạo nên chức danh ấy, vì vậy đứa con cũng có thể là cội. Nhưng người con cũng cần đến sự sinh thành của cha mẹ để mà xuất hiện giữa cuộc đời này, vì vậy cha mẹ cũng có thể là cội.

    Càng nghĩ mình càng bế tắc, bởi nó giống như một câu hỏi triết học kinh điển "Con gà có trước hay quả trứng có trước?" vậy, rất nhiều lý lẽ và dẫn chứng khoa học được đưa ra để minh chứng cho lý lẽ của mình là đúng, nhưng càng nghe thì mình cảm thấy bên nào cũng có lý. Nên dần mình cũng phải nghĩ lại, cha mẹ và con cái chính là sự kết nối qua lại cùng tạo ra nhau. Vì vậy, với mình không cần cố đi tìm lời giải thích ai cho ai nhiều hơn, mà quan trọng là tự học cách cho đi nhiều nhất có thể, vì sau cùng bản thân mình cũng đâu thể thay đổi được gì lớn lao ngoài kia ngoại trừ có thể tự thay đổi suy nghĩ của mình, tự hoàn thiện mình để sau này theo một dòng tuần hoàn, chính mình cũng sẽ là một người cha người mẹ chập chững học cách gánh vác trách nhiệm và dành tình cảm nuôi nấng con cái thật tốt.

    Đây chỉ là suy nghĩ riêng của mình về vấn đề bạn đặt ra, nên cảm ơn bạn đã đọc chia sẻ của mình nhé!
     
    Last edited: Aug 17, 2023
  2. Katy Nguyễn 90

    Messages:
    26
    Cảm ơn bạn đã tag mình.

    Theo suy nghĩ cá nhân mình:

    Cha mẹ và con cái là mối quan hệ "duyên - nợ"

    Và tùy theo quan điểm mỗi cá nhân, gia đình, hay dân tộc, tôn giáo mà đó là duyên hay là nợ.

    Không phải tự nhiên một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình nào đó.

    Và không phải một gia đình nào cũng có thể đào tạo được một đứa trẻ như ý.

    Ví dụ: Một gia đình, cha sáng say, chiều xỉn, ngoại tình tứ tung, mẹ cờ bạc đủ kiểu, nhưng đứa trẻ vẫn cố gắng vượt qua, lớn lên học hành ngoan ngoãn, thành đạt, báo hiếu đàng hoàng.

    Thì trong trường hợp này có thể nói đứa trẻ cho cha mẹ nhiều hơn. Đây được gọi là cái phước của người làm cha mẹ.

    Ngược lại, có những gia đình, cha mẹ rất đàng hoàng, thành đạt, giỏi giang, khéo léo, nhưng con cái lại chẳng ra gì, bất hiếu ngỗ ngược thì đây gọi là cái nghiệp và thường thì trong trường hợp này, cha mẹ phải trả cho con nhiều hơn.

    * * *


    Còn một số dân tộc thì lại có quan niệm mối quan hệ của cha mẹ và con cái là bình đẳng: Cha mẹ sinh ra con cái là một phần nghĩa vụ sinh sản, duy trì giống nòi, phát triển gia tộc.. Con cái được xem là một trong những người đồng hành của họ ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời chứ không phải là tất cả. Nên họ sẽ không đòi hỏi con cái phải phụng dưỡng, báo hiếu. Và con cái cũng xem họ là những "người bạn lớn tuổi", chia sẻ kinh nghiệm để cùng thành đạt.

    Mối quan hệ đó sẽ bình đẳng, song hành và cùng hỗ trợ phát triển, không ai cho ai và cũng không ai nợ ai. Quan điểm này thường gặp ở các nước phương Tây nhiều hơn.

    Còn ở các nước phương Đông thì sẽ vẫn còn có quan điểm: Cha mẹ, ông bà là lớn nhất.

    "Con người có tổ có tông

    Như cây có cội, như sông có nguồn"

    Nên đôi khi trong thời điểm giao thoa văn hóa hiện nay, nhiều gia đình cảm thấy bối rối và mệt mỏi vì mối quan hệ tưởng như đơn giản nhưng thiêng liêng này.

    Khoảng cách thế hệ luôn luôn tồn tại, và nếu không khéo léo sẽ dễ dẫn đến nhiều bi kịch.

    Nếu nhìn ở góc độ vật chất và tinh thần bình thường thì cha mẹ ở VN lo cho con đến tuổi trưởng thành. Và con lo cho cha mẹ khi tuổi già xế bóng, ốm đau, bệnh tật. Đó là nghĩa vụ, trách nhiệm trong mối quan hệ của cha mẹ và con cái. Và đó cũng là lễ nghĩa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

    Còn trong góc độ tình cảm thì thật ra con người ta hay có khuynh hướng nhìn về phía thấp hơn. Như thường người ta sẽ hướng về con của chính mình nhiều hơn.

    "Con dù lớn vẫn là con của mẹ

    Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

    Bạn nào có con rồi sẽ rõ vấn đề này.

    Trong bản chất, bạn sẽ yêu con mình nhiều hơn và muốn dành mọi thứ tốt đẹp cho chúng.

    Nên, tùy theo cá nhân mỗi người, gia đình mà nhìn nhận lại mối quan hệ, cân bằng, sắp xếp, sau cho ổn thỏa để không bao giờ phải hối tiếc.

    * * *

    Còn riêng cá nhân mình thì có lẽ thế hệ sau này con cái mình chắc ít nhiều ảnh hưởng "tư tưởng phương Tây", nên mình cũng không muốn trở thành ràng buộc và gánh nặng của con. Chỉ muốn là một người bạn đồng hành, hỗ trợ chúng khi cần thiết và mình vẫn có cuộc sống của mình.

    Còn với cha mẹ, chỉ mong đủ khả năng kinh tế để lo cho cha mẹ lúc về già thôi. Hi vọng sẽ thực hiện được.

    Hì, vài lời góp vui cho chủ đề. Chúc các bạn vui, khoẻ.
     
    Ngọc Thiền Sầu and Lagan like this.
  3. Tui nghĩ là cha mẹ và con cái là mối quan hệ ruột thịt máu mủ khó mà chia đứt nên không thể so sánh ai cho ai nhiều hơn. Huống chi là mỗi nhà mỗi cảnh khác nhau.

    Lúc con cái còn nhỏ và cha mẹ còn trẻ khỏe thì cha mẹ sẽ con cái nhiều hơn. Cha mẹ đi làm cực khổ, nhịn ăn nhịn mặc hay hi sinh tuổi xuân vì con cái. Nhưng đến lúc cha mẹ già yếu thì lại cần nhờ đến con cái chăm sóc. Lúc này cha mẹ ốm đau thì con cái là người lo lắng thuốc thang và kiếm tiền nuôi cha mẹ.

    Tất nhiên sẽ có những trường hợp trong xã hội mà con cái cho nhiều hơn hay cha mẹ cho nhiều hơn. Nhưng mình nghĩ hầu hết chúng ta các bậc cha mẹ và con cái đều muốn cho đi những gì tốt đẹp nhất cho máu mủ của mình và không hề toan tính thiệt hơn.
     
Trả lời qua Facebook
Loading...