Đọc hiểu Nguồn gốc sâu xa của hiểm hoạ, đoạn văn NLXH 200 chữ về vô cảm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 5 Tháng bảy 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    [​IMG]

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con-Người của mỗi sinh thể người "con" và tính "người" luôn luôn hình thành, phát triển ở môi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, một vật sở hữu con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất.. Có mất có được nhưng không phải ai cũng nhận ra cái gì mà mình đã thu được có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta nhất là giới trẻ.

    Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn ngốc sâu xa của sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân vân về bệnh vô cảm.

    (Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập ngữ văn 12, Tập 1, NXB giáo dục Việt Nam, 2014, tr 36-37)

    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?

    Câu 3. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?

    Câu 4. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người "Chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn khô héo dần"? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

    * Đáp án:

    Câu 1:

    Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là nghị luận.

    Câu 2:

    Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là do sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.

    Câu 3:

    Thái độ của tác giả khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay:

    - Phê phán căn bệnh vô cảm của con người trong xã hội ngày nay.

    - Lo lắng, băn khoăn, trăn trở trước căn bệnh vô cảm đang ngày càng phổ biến và lan rộng; khiến cho bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều và dữ dằn, dẫn đến sự xuống cấp nghiêm trọng về tính nhân văn của con người.

    - Cảnh báo những nguy cơ không trông thấy về sự vơi cạn, khô héo dần trong tâm hồn con người.

    Câu 4:

    Bày tỏ thái độ trước hiện tượng có những người "chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần" :

    - Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đa số mọi người đều quan tâm đến vật chất mà ít tuới tắm cho tâm hồn.

    - Nếu tâm hồn khô cằn, chai sạn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, đạo đức của toàn xã hội, nhất là thế hệ trẻ.

    - Con người cần thường xuyên nhận thức được tầm quan trọng của vẻ đẹp tâm hồn và có ý thức bồi dưỡng, làm đẹp thêm thế giới tâm hồn của mình vì "nghèo nàn về vật chất thì dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn thì rất khó chữa" và"tâm hồn cũng cần được ăn uống.

    [​IMG]
     
    LieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng chín 2023
  2. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    * Đoạn văn NLXH 200 chữ về vô cảm:

    Anhxtanh từng phát biểu "Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những người làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả". Từ đây ta thấy được căn bệnh vô cảm có sức tổn hại lớn đến mức nào. Vô cảm là tình trạng thờ ơ, lạnh nhạt với những điều mắt thấy tai nghe, với thế giới thì dửng dưng không cảm xúc. Nó đã và đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của xã hội. Người mắc bệnh vô cảm có trái tim lạnh giá, vô tâm, không động lòng trước bất cứ trường hợp nào của cuộc sống, dù buồn, dù vui. Người vô cảm sống khép kín, ích kỷ, lạnh lùng. Trước những hoàn cảnh hiểm nghèo không mảy may thương xót. Người vô cảm thường có biểu hiện thờ ơ với buồn vui, sướng khổ, với những số phận của những người xung quanh mình. Chứng kiến mọi sự với thái độ "Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!" (Tố Hữu). Với những vấn đề xã hội cũng không ngoại lệ, dù lớn, dù nhỏ, các phong trào, các sự kiện. Người vô cảm bỏ quên luôn cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, của con người. Đối mặt với cái xấu, cái ác, họ không hề căm phẫn hay lên ấn, chỉ biết nhìn với vẻ mặt trống rỗng. Với chính tương lai của bản thân, họ cũng dửng dưng nốt, không bận tâm, không lo lắng. Căn bệnh tai hại này đang có xu hướng lan rộng, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, bám víu, bôi quét lên con người, làm nen một kỉ nguyên với loài người lãnh đạm. Có lẽ, bênh vô cảm bắt nguồn từ cách sống vị kỷ của mỗi con người, từ nhịp sống, guồng quay hối hả, đầy tốc độ của xã hội thời hiện đại. Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm đối với mỗi cá nhân và xã hội. Vì vô cảm, mà con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không nói là đã mục nát ngay từ trong trứng nước? Bệnh vô cảm khiến cho người ta sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất màu mỡ để sinh sôi nảy nở như "cỏ mọc hoang" và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.
     
    LieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...