Cảm nhận tâm trạng bà cụ Tứ: Bà lão phấp phỏng...bước dài ra sân - Vợ nhặt - Kim Lân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 22 Tháng sáu 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét về cách tiếp cận con người trong nạn đói của nhà văn Kim Lân. "Bà lão phấp phỏng theo con vào trong nhà [..] bước từng bước dài ra sân".

    [​IMG]

    Bài làm

    Nhà thơ Xuân Quỳnh trong thi phẩm "Thơ vui về phái yếu" có viết:

    "Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng

    Là bác học.. hay là ai đi nữa

    Vẫn là con của một người phụ nữ

    Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên'`

    Xuân Quỳnh đã nói một cách giản dị, hóm hỉnh mà không kém phần sâu sắc khi diễn tả niềm tự hào của giới nữ về thiên chức làm mẹ của mình. Người phụ nữ sánh ngang với Hóa công khi tạo nên sự sống muôn màu trên trái đất, trong mỗi cuộc đời. Điều có thể nhận thấy nổi lên trên mỗi trang viết về người mẹ là chất nhân văn sâu thẳm lấp lánh trong từng con chữ. Đúng như Pauxtopxki quan niệm" Nhà văn là người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp ", người đọc đã được trải nghiệm, tắm mình trong suối nguồn trong trẻo của lòng nhân ái khi khám phá hình tượng nhân vật người mẹ qua những sáng tác văn chương. Đó phải chăng là nguyên cớ ta để hồn mình neo đậu, lưu luyến trong giây phút gặp gỡ với tấm lòng đôn hậu, giàu lòng yêu thương con của bà cụ Tứ trong truyện ngắn" Vợ nhặt "của nhà văn Kim Lân? Đoạn trích đã miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ trước sự kiện con trai mình nhặt vợ. Từ đó, ta thấy được cách tiếp cận con người rất đôn hậu của nhà văn Kim Lân đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm:

    " Bà lão phấp phỏng theo con vào trong nhà [..] bước từng bước dài ra sân ".

    Tác phẩm được viết năm 1954 theo " đơn đặt hàng " của Báo Văn dân dịp kỉ niệm 10 năm cách mạng tháng tám thành công. Tác giả dựa vào cốt truyện" Xóm ngụ cư "để viết thành" Vợ nhặt ". Truyện được viết bắt nguồn từ nạn đói năm 1945 và chủ yếu những con người trong nạn đói ấy. Thông qua truyện, Kim Lân muốn khẳng định " Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khó nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui mà hy vọng ". Khi nói chuyện về tác phẩm của mình Kim Lân có chia sẻ: " Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong hoàn cảnh đường cùng ấy, nơi cuộc sống dường như không có lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự yêu thương nhau chứ không phải là giành giật nhau ". Truyện kể về nạn đói năm 1945, một anh tên là Tràng nhà nghèo, dân ngụ cư, không lấy được vợ. Một lần anh đi kéo xe thóc lên tỉnh, một người phụ nữ đã theo anh về nhà và họ trở thành vợ chồng- anh đã" nhặt "được vợ một cách dễ dàng chỉ nhờ vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. Anh đưa vợ về nhà ra mắt mẹ già trong sự nhiên của tất cả mọi người vì thêm miệng ăn trong hoàn cảnh đói khát, người chết đói ở khắp nơi.

    Đầu tiên, Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ là ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà lạ mặt đứng trong nhà mình. Bà lão chợt đứng sững lại và càng ngạc nhiên hơn. Trong đầu bà hiện lên hàng loạt câu hỏi" Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhờ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con trai mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? ". Bà cụ Tứ tỏ ra rất ngạc nhiên bởi sự việc xảy ra nó quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng và ước mơ của một bà mẹ già nua đã an phận. Chính tâm trạng ngạc nhiên ấy càng đẩy câu chuyện thêm kịch tính, éo le.

    Tiếp đó, khi nghe Tràng thưa chuyện thì bà cụ Tứ lại im lặng, ai oán, buồn tủi, lo lắng. Khi Tràng thưa chuyện rằng: " Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau.. Chẳng qua nó cũng là cái số cả.. ". Tràng đã đặt cụ Tứ vào một tình huống bị động, một thế khó. Thực sự đây là một bài toán hóc búa dành cho cụ Tứ. Lúc này cụ phải đứng trước hai lựa chọn: Không chấp nhận Thị làm con dâu trong nhà. Nếu bà cụ Tứ chấp nhận thì cũng không ai trách được bà. Thứ nhất, Tràng và Thị không hề yêu nhau; thứ hai là Tràng lấy vợ mà không hỏi ý kiến của mẹ, người mẹ già còn không biết, điều này như động chạm vào lòng tự ái của một bà mẹ khi sự kiện trọng đại nhất của con mình mà mình không biết, cảm tưởng như nó đã gạt mình sang một bên; thứ ba là gia đình cụ Tứ rất nghèo, đang đứng trên bờ vực của cái chết; thứ tư là nạn đói đang diễn ra rất khủng khiếp. Tuy nhiên, nếu bà cụ Tứ không chấp nhận Thị thì đòng nghĩa bà cụ Tứ đang cắt đứt đi cơ hội" ngàn năm có một "đẻ con mình có hạn phúc, có một mái ấm gia đình, bà cũng sẽ đánh mất tâm nguyện của một bà mẹ.

    Nhưng nếu bà cụ Tứ chấp nhận, thì gia đình bà sẽ bị đẩy đến bờ vực của cái chết rất nhanh khi phải đèo bòng, phải thêm một" tàu há miệng ". Chính vì thế, đối với bà cụ Tứ thì quả thực là một bài toán khó, bà nín lặng suy nghĩ, đấu tranh dể đi đến lựa chọn cuối cùng. Chìm đắm trong suy nghĩ, trong dòng tâm trạng phức tạp đan xen giữa nhiều thái cực: Ai oán, buồn tủi và lo lắng." Ai oán "cho cuộc đời, số phận và số kiếp của con mình" Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi.. "." Buồn tủi "cho bản thân mình khi làm mẹ mà không lo được cho các con, tủi vì mình mẹ mà ngay cả sự kiện con trai mình lấy vợ mà bả cũng không hề hay biết, tủi cho số kiếp con mình khi người ta có nước này mới lấy con mình mà con mình mới có vợ. Lo lắng khi không biết " Chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không " . Qua đó ta thấy được Kim Lân đã khắc họa dòng tâm trạng của bà cụ Tứ rất chân thật và sinh động, phải là người rất am hiểu tâm lí nhân vật bằng" con đẻ của đồng ruộng "thì nhà văn mới miêu tả chân thật và sống động như vậy. Sự nín lặng cùng dòng tâm lí phức tạp đó là cả tấm lòng đôn hậu của một bà mẹ già nua dành cho con mình và người đàn bà.

    Nếu như đoạn trước bà phân vân không biết nên chấp nhận hay không chập nhận Thị thì ở đoạn này khi bà nhìn thị thì lòng bà lại đầy xót thương đối với thị. Một trong những nét tinh tế của bà cụ Tứ là cách nhìn nhận, tiếp cận rất nhân văn. Nhà văn Kim Lân đã từng khẳng định " Vợ nhắt nó đau xót biết nhường nào ". Thị biến mình thành người vợ theo, vợ nhặt có nghĩa là lúc đó giá trị của thị dường như đã bằng không: Đó là tận cùng của sự rẻ rung, chua xót của nỗi đau thân phận. Thị đã bị dồn vào đường cùng trong hoàn cảnh bi đát nhất. Lúc đó là lúc mà thị dễ bị khinh bỉ nhất, ngay cả xóm ngụ cư còn gọi thị là" của nợ đời ", thế nhưng trong hoàn cảnh như vậy, bà cụ Tứ không hề rẻ rúng, khinh bỉ thị mà bà vẫn nhìn nhận bằng tấm lòng đôn hậu của một con người mang trái tim ấm áp, giàu tình yêu thương. Vốn là người từng trải nên bà cụ Tứ chỉ cần nhìn sơ qua cũng đã hiểu sự tình " Người ta có gặp bước khó khăn này, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình ". Bà đã nhận thức được rõ hoàn cảnh và sự thiệt thòi của thị bằng tất cả cảm thương sâu sắc nhất. Bà đã thấu hiểu thị chính là nạn nhân của nạn đói kinh hoàng nên đã phải tha hương cầu thực sống" Cuộc đời cơm vãi cơm rơi/ Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi ". Nghĩa là thị bị rơi vào hoàn cảnh rất bi đát, chẳng phải đáng thương xót sao? Hơn nữa, trong hoàn cảnh này, bà cụ Tứ vẫn trân trọng và đề cao giá trị của thị, nhờ có thị" con mình mới có được vợ ", bà cụ Tứ cũng trút bỏ được nỗi lo về nguy cơ" ế vợ "của con trai mình. Đề cao con người trong hoàn cảnh bi đát đó thật nhân văn biết nhường nào. Đó là điều làm nên chiều sâu nhân đạo của tác phẩm" Vợ nhặt ".

    Cuối cùng thì bà cụ Tứ cũng đã quyết định chấp nhận thị làm dâu con trong nhà. Từ sự đồng cảm xót thương cho hoàn cảnh tội nghiệp đáng thương của thị và sau đó mới là vì niêm khao khát hạnh phúc lứa đôi đến cháy bỏng của con mình, bà cụ Tứ đã chấp nhận thị làm con dâu trong nhà " Ừ thôi các con cũng phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng ", bà nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới. Vẻ đẹp của tình người, tình mẫu tử sáng ngời, vượt lên cái thảm đạm, tăm tối của nạn đói năm 1945 để bà cụ Tứ chấp nhận thị làm con dâu trong nhà. Cái hay của hành động này là bà chấp nhận vì thị đầu tiên, nghĩa là từ sự thương cảm cho thị khi bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, sau đó bà chấp nhận vì thằng con trai của mình, khi Tràng đã khéo léo buộc mình với thị bằng ba sợi dây của duyên, của kiếp và của số. Tấm lòng nhân đạo của bà cụ Tứ mới bao la, cao cả và vĩ đại biết chừng nào. Thực sự bà đã" thương người rồi mới thương ta ", vì người đàn bà xa lạ rồi mới đến vì con mình. Bà cụ tứ đã dạng rộng vòng tay, trái tim để đón nhận thị làm dâu con trong nhà. Hai chữ" mừng lòng "nghe sao ấm áp và cảm động. Bà không phải bằng lòng mà là mừng lòng, nghĩa là bà đã đón nhận thị bằng tất cả sự vui mừng và tấm lòng trân quý của một bà mẹ. Mừng lòng là bà đã thực sự chúc phúc cho các con bằng tất cả tình yêu thương, niềm hạnh phúc dẫu biết rằng phía trước là bờ vực của cái chết. Sự tinh tế của bà đã đạt đến độ cô đọng, hàm súc và sâu sắc trong lời chấp nhận. Bà chỉ dùng" duyên, kiếp "mà không dung" số "bởi trong lời chấp nhận cũng là sự hy vọng, mong muốn các con thực sự hạnh phúc. Bà cụ Tứ đã có một cuộc" vượt cạn "thành công. Bài toán hóc búa của Tràng" ném "lại cho mẹ đã có lời giải, đó là cách giải xuất phát từ tình thương người cao cả. Hành động của bà cụ Tứ chấp nhận thị làm con dâu trong nhà là một hành động rât dũng cảm khi bà đã dám đối diện với cái đói, cái khát, vượt qua thói ích kỉ tầm thường đẻ dang rộng vòng tay yêu thương, cưu mang một người đàn bà xa lạ. Hành động này đã tạo ra bước ngoặt cuộc đời của Tràng và thị, đây là một hành động góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề và tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc.

    Nói tóm lại, đây là đoạn văn ngắn khá đặc sắc, đã diễn tả rất tinh tế diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tình huống éo le, trớ trêu. Đoạn văn đã ánh lên vẻ đẹp của tình người, tình mẫu tử. Góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của truyện là" Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang đùm bọc lẫn nhau, vẫn hướng tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Qua đó đã tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

    Nét đặc sắc của đoạn trích chính là việc tác giả đã miêu tả cách ứng xử của những người đói bên bờ vực của cái chết rất tinh tế, sâu sắc. Mặc dù bị dồn vào đường cùng nhưng họ vẫn tìm cho mình một cách ứng xử rất phù hợp. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, những con người trong nạn đói cũng không từ bỏ khát vọng sống, vẫn luôn tìm được lý do để vươn lên cái đói, cái khát, cái thảm đạm để mà vui, mà hy vọng. Đây là điểm sáng trong cách tiếp cận những người nông dân trong nạn đói của nhà văn Kim Lân. Chính điều này đã tạo nên điểm sáng nhân văn, thứ ánh sáng đủ sức nâng giấc những con người cùng đường tuyệt lộ.

    Để tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, tác giả đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, éo le, xây dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn, ngôn ngữ quê kiểng nhưng sử dụng đắc địa, đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật rất sắc sảo. Điều đặc sắc nhất của đoạn trích là tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế bằng sự hiểu biết của một con người vốn là "con đẻ của đồng ruộng", bằng cả tấm lòng của một nhà văn "một tấm lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy".

    Nhà văn Sê-Khốp từng khẳng định: "Nhà văn chân chính là phải nhân đạo từ trong cốt tủy. Quả đúng là như vậy, văn là người, cho nên người như thế nào thì văn chương như vậy. Cho nên nhà văn chân chính phải đứng trong lao khổ cuộc đời để đón những vang vọng cuộc đời. Chính vì thế, văn học phải hướng tới cuộc sống, phải khơi gợi được những tình cảm nhân văn cao đẹp, đánh thức lòng trắc ẩn đang ngủ sâu trong trái tim mỗi người đọc.

    Nhà văn Kim Lân, bằng sự nhân đạo và tài năng của mình đã khắc họa lại rõ nét bức tranh nghèo đói của con người thời ấy. Nhưng vượt lên cả là niềm sống mãnh liệt, sự khao khát về một tương lai tươi sáng dù trong cái tận cùng của chết chóc. Mặc dù đứng trên bờ vực của cái chết nhưng hộ không sợ mà còn sẵn sang đối diện với nó.

    Đoạn văn đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ. Từ cách ứng xử của bà cụ trước hoàn cảnh éo le đã đặt ra bao vấn đề khiến mọi người phải suy nghĩ. Tác phẩm" vợ nhặt "xứng đáng được coi là một kiệt tác của văn xuôi kháng chiến. Từ điểm nhìn cận cảnh về cuộc sống tối tăm của những con người trong đói khát. Kim Lân đã mở ra ánh sáng chói chang của buổi sáng ngày hôm sau tạo nên một kết thúc đầy ý nghĩa. Trong truyện ngắn" Vợ nhặt"còn một điểm nhìn rất nhân văn, điểm nhìn này đã tạo nên sức sống và giá trị của tác phẩm, nó đủ sức để soi đường, chỉ lối, dẫn dắt đến tương lai tươi sáng đối với những ai đang lầm đường lạc lối.
     
    joononerrrLieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...