Dàn ý: Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng và hành động cắt dây trói cứu A Phủ trong đoạn văn

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Chia sẻ môn văn, 23 Tháng năm 2022.

  1. Chia sẻ môn văn

    Bài viết:
    0
    Cảm nhận của anh chị về tâm trạng và hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị trong đoạn văn dưới đây:

    "Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn.. A Phủ lại quật sức vung lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối."

    I. Phân tích đề

    - Vấn đề nghị luận: Tâm trạng và hành động cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm mùa đông của Mị.

    + Diễn biến tâm trạng của Mị.

    + Hành động cắt dây trói.

    + Nhận xét, đánh giá đặc sắc nghệ thuật, giá trị tác phẩm.

    - Thao tác nghị luận: Phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh.

    - Phạm vi tư liệu: Văn học.

    II. Dàn ý

    1. Mở bài

    + Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tâm trạng và hành động cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm mùa đông của Mị trong đoạn trích.

    + Giới hạn vấn đề nghị luận (trích dẫn đoạn trích).

    Ví dụ:


    Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Ông thường viết về miền núi Tây Bắc và vùng ngoại thành Hà Nội. Văn Tô Hoài mang đậm màu sắc dân tộc cùng lời văn hóm hỉnh và cách quan sát tinh tế. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Tô Hoài là truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ". Với truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ", tài năng văn học của Tô Hoài được thể rõ qua tâm trạng và hành động cắt dây trói của A Phủ của Mị trong đoạn trích "Đêm mùa đông trên núi cao.. Mị đứng lặng trong bóng tối.

    2. Thân bài

    a) Cảm nhân chung

    + Khái quát về nhân vật Mị (từ đầu tác phẩm đến đoạn trích).

    + Dẫn dắt vào đêm mùa đông.

    b) Tâm trạng và hành động của Mị

    * Mị sau đêm tình mùa xuân

    Mị trở lại với trạng thái vô hồn, vô cảm quên đi quá khứ, không gắn kết với hiện tại, chẳng màng đến tương lai," sống lùi lũi như con rùa xó cửa "," Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi.. "

    * Tình huống: A Phủ bị trói đứng vào cột.

    * Tâm trạng Mị

    + Lúc đầu, Mị thờ ơ:" Vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay; nếu A Phủ có là cái xác chết đứng chết đấy cũng thế thôi "; A Sử đánh Mị ngã, hôm sau Mị vẫn như đêm trước.. => Mị không chỉ thờ ơ với người khác, mà còn thờ ơ với chính mình. Mị đã trở nên chai sạn.

    + Chi tiết giọt nước mắt A Phủ -" "dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má.." -> chi tiết "đột khởi" tâm lí Mị.

    • Nhớ lại hành động: Đêm mùa xuân, Mị cũng bị trói như A Phủ.

    • Đời trước nhà Thống Lí có người đàn bà bị trói đến chết.

    • Hiện tại, tình cảnh A Phủ: "Chỉ đêm mai thôi là người ta chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết."

    => Nhận thức: Bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị "chúng nó thật độc ác".

    => Xuất phát từ tình thương mình, thương người cùng cảnh ngộ.

    * Hành động của Mị cắt dây trói cứu A Phủ

    + Trước khi cắt: Mị nghĩ đến tình cảnh của mình, A Phủ trốn được, Mị sẽ bị trói thay nhưng Mị không thấy sợ.

    + Cắt dây trói:

    • "Mị rón rén bước lại.. rút dao nhỏ cắt nút dây mây".

    • Mị hốt hoảng -> sợ chết -> lúc này, Mị ham sống -> Thể hiện: Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị, chỉ cần có cơ hội sẽ xuất hiện.

    + A Phủ quật sức vùng dậy, "Mị đứng lặng trong bóng tối"

    • Câu văn được tách thành 1 đoạn văn.

    • Ý nghĩa: Đấu tranh tâm lí của nhân vật Mị; dải phân cách giữa chấp nhận cuộc sống hiện tại và đấu tranh để giải thoát khỏi địa ngục trần gian.

    => Mị chạy theo A Phủ ->chạy đến nơi xa sống cuộc đời hạnh phúc.

    => Hành động bất ngờ nhưng hợp lý: Phù hợp với sự phát triển tính cách của nhân vật. Mị có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Đây là kết quả tất yếu sau đêm tình mùa xuân

    * Ý nghĩa chi tiết Mị cắt dây trói cứu A Phủ: Mị cứu A Phủ cũng là tự cứu chính mình, đoạn tuyệt quá khứ khổ đau để đến với tương lai tươi sáng phía trước.

    c) Liên hệ mở rộng

    Có thể liên hệ với các tác phẩm:

    + Chí Phèo của Nam Cao.

    + Vợ nhặt của Kim Lân

    Liên hệ phần kết thúc tác phẩm.

    d) Đặc sắc nghệ thuật:

    + Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tự nhiên, hợp lí, chân thực.

    + Nghệ thuật trần thuật sinh động, hấp dẫn với ngôn ngữ trực tiếp, ngôn ngữ nửa trực tiếp, nửa gián tiếp.

    + Ngôn ngữ chân thực, giản dị, đậm chất miền núi.

    + Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

    3. Kết bài

    + Vị trí, giá trị của đoạn trích và của tác phẩm.

    + Vị trí của nhà văn.

    Ví dụ: "Tô Hoài rất thành công khi xây dựng nhân vật có sức sống mãnh liệt" - Giáo sư Trần Đình Sử. Đây là 1 nhân vật thành công bậc nhất tại văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam.
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng năm 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...