Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn - Xi - Ngữ Văn 8

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cần ngừi nui, 1 Tháng một 2022.

  1. Cần ngừi nui

    Bài viết:
    201
    Viết đoạn văn nêu cảm nhận về diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn-xi.

    [​IMG]

    Mỗi một nhân vật sinh ra đều mang một sứ mệnh cao cả, ấy là tạo nên câu chuyện và sống cùng tác giả, độc giả. Trong truyện Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi không phải là nhân vật trung tâm, nhưng tâm trạng, tâm hồn của cô lại được miêu tả rất sống động, như những cánh hoa với sắc màu tươi sáng được thêu dệt nhẹ nhàng, kỹ lưỡng lên tác phẩm, trở thành nốt nhạc thăng của bản tình ca đầy nhân văn. Sự xuất hiện của cô rất đặc biệt, kế sau vài lời dẫn vắn tắt để bắt vào câu chuyện cuộc đời, O. Henry đã đặt cô vào hoàn cảnh bị mắc bệnh hiểm nghèo để gợi lên những điểm sáng trong tâm hồn nhân vật. Giôn-xi vốn là một họa sĩ trẻ, tài năng, yêu đời, vẫn luôn ấp ủ ước mơ một ngày nào đó được vẽ Vịnh Na-plơ. Nhưng bệnh tật và nghèo túng đã vắt kiệt dòng nhựa năng động và nhiệt huyết sôi trào trong cô. Giôn-xi trở nên bi quan, bế tắc, tuyệt vọng. Cô chán chường, không ăn không uống, không quan tâm tới những lời động viên, an ủi tha thiết của Xiu. Cô phó thác cả tính mạng của mình vào những chiếc lá thường xuân. Vào giây phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cô sẽ từ bỏ và buông xuôi tất cả, không bám víu lấy sự sống, không đấu tranh chống lại bệnh tật. Một ý nghĩ điên rồ và kỳ quặc. Cô không mảy may đến sự chăm sóc, chiều chuộng, yêu thương của Xiu. Con người ấy tàn nhẫn với người bạn thân thiết và với chính bản thân mình, đáng trách nhưng cũng có phần đáng thương. Phép nói giảm nói tránh "chuyến đi xa xôi bí ẩn" đã phần nào diễn tả sự cô đơn, tuyệt vọng và bình thản đón chờ cái chết của cô họa sĩ trẻ. Bạn đọc tuy trách cô, nhưng qua những câu văn thể hiện sự thấu hiểu và cảm thương của tác giả với nỗi niềm của Giôn-xi, cũng dần thấy đồng cảm với con người yếu đuối bất lực ấy. Hoàn cảnh ngặt nghèo đã mài mòn ý chí của cô, bóp nghẹt cả tình yêu và cảm hứng sáng tác nghệ thuật. Nhưng may mắn thay, vào chính giây phút buồn thương ấy, cô đã thấy được chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn gan góc bám trụ sau đêm mưa. Chiếc lá đã đánh thức được khát vọng sống bản năng trong cô gái trẻ. Giôn-xi từ ngạc nhiên đã dần tỉnh ngộ. Sức sống trở lại, hồi sinh mãnh liệt. Cô đã bắt đầu nhận ra sai lầm của mình, trách bản thân đã thật tệ. Câu sau đó, như tiếng lòng sám hối thốt lên từ một con người vừa mắc một đại tội ngu xuẩn. Có lẽ cô họa sĩ trẻ đã hiểu muốn chết là có tội với Chúa Trời. Bởi lẽ, theo quan niệm của đạo Thiên Chúa, sự sống của con người là Chúa ban cho, chỉ Chúa mới có quyền lấy đi sự sống ấy. Con người mà tìm cách khước từ, cự tuyệt, tự kết liễu cuộc sống của mình, là một hành vi có tội. Không chỉ vậy, ấy còn là có tội với những người thân yêu đang ngày đêm vất vả chăm sóc, chở che, cầu nguyện; với những người lặng thầm ngã xuống, hy sinh cho cô được sống, và có tội với chính bản thân khi không biết yêu quý, trân trọng cuộc đời mình. Cô gọi Xiu, muốn ăn, muốn uống sữa, muốn có thêm sức mạnh để bắt đầu cuộc chiến chống lại bệnh tật. Tác giả đã diễn tả rất tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật Giôn-xi khi cô yêu cầu Xiu đưa giúp mình một chiếc gương tay. Cô gái yếu đuối chán đời ấy đã biết quan tâm, chăm chút ngoại hình, vẻ đẹp. Cô còn "vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm", hy vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. Giôn-xi đã tìm lại được ước mơ và tình yêu nghệ thuật. Điều đó báo hiệu cô đã chiến thắng "bệnh tật, thần chết và những phút giây bi quan mềm yếu của tâm hồn". Có thể thấy, nhiều lúc, con người ta có thể chữa bệnh cho bản thân bằng tình yêu cuộc sống và nghị lực sẵn sàng tuyên chiến với mọi đau khổ, khó khăn. Chiếc lá thường xuân cc ấy là lực đẩy cần thiết và kịp thời, là chất xúc tác khơi gợi lên nội lực tự sinh từ chính mỗi con người. Tác giả bỏ lửng câu nói của Giôn-xi trong "cuộc đối thoại" với Xiu, dù nó có thể chỉ là tiếng gào thét đau đớn, hay tiếng khóc day dứt, hối hận từ tận đáy lòng. Giôn-xi thừa biết, là lá ắt sẽ rụng, cô cũng biết bác sĩ có thể chữa khỏi căn bệnh viêm phổi quái ác này. "Có thể nói, từ khi bước chân vào khu nhỏ phía tây quảng trường Washington lộn xộn và đầy khắc nghiệt này, Giôn-xi đã tắt hẳn niềm tin sáng tạo. Ước mơ được vẽ vịnh Na-plơ bây giờ lại như đèn dầu treo trước bão. Nhân tố khách quan là căn bệnh viêm phổi, cả sự phũ phàng của những chiếc lá ngoài ô cửa cứ vô tình rơi bởi sự khắc nghiệt của tiết trời. Nhưng nhân tố chủ quan là nghị lực, ý chí của con người - Giôn-xi có đủ nghị lực và niềm tin hay không để vượt lên hoàn cảnh mà đạt được ước mơ về sáng tạo nghệ thuật." Cô đã mất đi một người cha đáng kính để ngộ được điều đó. Quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật, ấy là con người ta phải sống trước khi có thể vẽ. Quay trở lại, bạn đọc, nhất là những người đã từng hay đang đi trên lối mòn mông lung tuyệt vọng, không thể ngẩng đầu nhìn ánh mặt trời, có lẽ sẽ thấm thía hơn ý nghĩa của bức tranh tâm trạng nhân vật Giôn-xi, khi tác giả giãn cách đoạn kết, như giãn cách cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng của người đọc. Có người nói, tác giả chỉ là người đầu tiên viết lên tác phẩm, còn người đọc là những người đồng sáng tạo, hay thậm chí là người đặt cái kết cho tác phẩm ấy. O. Henry cũng như đang động viên các độc giả, rằng nếu bạn là một Giôn-xi, thì đừng để mất đi một cụ Bơ-men, mới có thể vực dậy được khát vọng sống. Đặt trong toàn tác phẩm, diễn biến tâm trạng của Giôn-xi cũng là một chi tiết đắt giá như tình yêu thương của mọi người dành cho cô vậy. Bởi ở đó, ta thấy được chi tiết hành trình tìm lại nhịp đập của một trái tim tưởng chừng như đã nguội lạnh - tâm lý đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Thế giới nội tâm của Giôn-xi được vẽ nên bằng những đường nét tỉ mỉ, tinh tế, chân thực, khiến bạn đọc hiểu hơn những cội nguồn cốt yếu của cuộc sống: Sức mạnh của nội lực, "niềm tin, khát vọng và tình người".

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Thùy MinhJenny QwQ thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...