[Tiểu luận] Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quan hệ đối ngoại Việt Nam - Asean

Discussion in 'Học Online' started by Mạnh Thăng, May 24, 2023.

  1. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,780
    PHẦN NỘI DUNG

    Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế (Tiếp)

    1.2. 4. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế (tiếp)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đánh giá vai trò và những cống hiến của Hồ Chí Minh trong công tác tập hợp lực lượng cách mạng xây dựng khối đại đoàn kết, Rômét Chanđra, nguyên Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới cho rằng: "Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập, tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công lý, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu, nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao".

    Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế, nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Để đoàn kết tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Chính vì vậy trong đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: "Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính", "Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã". Trong đấu tranh giành chính quyền. Người chủ trương "đem sức ta mà giải phóng cho ta". Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người chỉ rõ: "Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập". Trong quan hệ quốc tế, Người nhấn mạnh: "Phải có thực lực, thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn.."

    Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn. Trả lời một phóng viên nước ngoài. Người nói: "Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào". Trong quan hệ giữa các dân thuộc phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, Người xác định: "Các Đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau". Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam là thắng lợi của đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ với đường tới độc lập, tự chủ, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp hài hòa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế, Đảng ta đã tranh thủ được phong trào nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam, tạo ra được tiếng nói chung và sự ủng hộ có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là của Liên Xô, Trung Quốc, giữa lúc hai nước này đang có những bất đồng sâu sắc cả về đường lối quốc tế lẫn đường lối chống Mỹ của Việt Nam. Sự đoàn kết của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã góp phần quan trọng vào việc củng cố đoàn kết của các nước xã hội chủ nghĩa, của phong trào cách mạng thế giới, tạo chỗ dựa cho phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ.
     
  2. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,780
    Chương II: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế trong quan hệ đối ngoại Việt Nam – Asian

    2.1. Khái niệm và cơ sở lý luận về đại đoàn kết trong quan hệ đối ngoại Việt Nam – Asian

    2.1. 1. Mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Asian


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mối quan hệ giữa VN và Asean là mối quan hệ hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trên tất cả lĩnh vực và tuân thủ theo nguyên tắc: "Đôi bên cùng có lợi và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển".

    Với việc trở thành thành viên của Asian đã giúp Việt Nam phá vỡ sự cô lập về mặt chính trị, cũng như các chính sách bao vây cấm vận về kinh tế kéo dài suốt 2 thập kỷ, giúp Việt Nam bước những bước đi đầu tiên trong quá trình hội nhập toàn cầu.

    Việt nam gia nhập Asian là để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đây là môi trường rất tốt để các nước trong khu vực học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt. Không những thế, gia nhập Asian còn giúp việt nam dần dần gia nhập các tổ chức khác như WTO. Vì thế của Việt nam trong khu vực và trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao hơn.


    2.1. 2. Biểu hiện và vai trò của quan hệ đối ngoại Việt Nam –Asian


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày 28-7-1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Asian lần thứ 28 (AMM-28) tại Bru-nây Đarút-xa-lem, Việt Nam chính thức gia nhập Asian và trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức này. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của Asian và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa Asian với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của Asian.

    Việt Nam là một trong những nước tích cực trong việc thúc đẩy duy trì đoàn kết nội khối, đề cao tự cường khu vực, các giá trị, chuẩn mực ứng xử chung của Asian và phát huy vai trò trung tâm của Asian trong cấu trúc khu vực. Việt Nam đã nỗ lực cùng các nước Asian vượt qua những giai đoạn khó khăn như cơn bão khủng hoảng tài chính 1997-1998. Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mở rộng các khuôn khổ hợp tác của Asian với các đối tác, trong đó có cơ chế hợp tác cấp cao Đông Á (EAS) với sự tham gia của Nga và Mỹ, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asian mở rộng (ADMM+), và vận động để Asian có đại diện dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Hiện Việt Nam cũng là thành viên tích cực tham gia xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng Asian 2025, với mục tiêu làm cho liên kết Asian sâu rộng hơn, hoạt động trên cơ sở pháp luật và lấy người dân làm trung tâm.
     
  3. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,780
    Chương II: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế trong quan hệ đối ngoại Việt Nam – Asian

    2.1. Khái niệm và cơ sở lý luận về đại đoàn kết trong quan hệ đối ngoại Việt Nam – Asian (tiếp)


    Việt Nam đã có những đóng quan trọng trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực, trong đó có đảm bảo hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Việt Nam luôn đề cao vai trò của việc tuân thủ Hiến chương Asian và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) như bộ quy tắc ứng xử điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, ở khu vực, nhất là các nguyên tắc không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.


    2.2. Sự cần thiết của quan hệ đối ngoại Việt Nam – Asian

    2.2. 1 Bối cảnh quốc tế


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, hệ thống XHCN tạm thời suy thoái. Các nước TBCN tìm mọi cách gây sức ép chính trị, kinh tế, quân sự, dùng diễn biến hòa bình, áp đặt các giá trị dân chủ, nhân quyền nhằm gây ảnh hưởng đối với các nước XHCN còn lại. Các nước đang phát triển có xu hướng đoàn kết lại chống sự áp đặt của các nước lớn. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và cách mạng thông tin phát triển mạnh gây tác động lớn đến chính trị, kinh tế, xã hội các nước. Các quốc gia dần dần có xu hướng ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau, ranh giới chủ quyền quốc gia suy giảm, xuất hiện ngày càng nhiều các vấn đề toàn cầu. Các cuộc chiến tranh lớn giữa các nước lớn và khu vực khó xảy ra nhưng chiến tranh nhỏ đan xen: Xung đột khu vực, xung đột tôn giáo và sắc tộc, chiến tranh thư mại, chiến tranh thông tin.. Nhưng xu thế hòa bình ổn định tương đối và hợp tác để phát triển vẫn là xu thế chính. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế thế giới tiếp tục gia tăng. Thị trường kinh tế thế giới trở thành một khối thống nhất và liên minh kinh tế, hội nhập kinh tế trở thành xu thế tất yếu. Một loại tổ chức khu vực ra đời như khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) và khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).


    2.2. 2 Tình hình trong nước

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế nhưng Việt Nam vẫn là nền kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở mức trung bình của các nước đang phát triển. Trong các doanh nghiệp trang thiết bị công nghệ phần lớn lạc hậu, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm không đủ sức cạnh tranh ngay cả thị trường trong nước. Trình độ phát triển của nước ta so với các nước trong khu vực bị thu hẹp ".

    Mỹ thi hành chính sách cấm vận với Việt Nam đã ngăn trở các khoản viện trợ và đầu tư của tổ chức đa phương IMF, WB. Ngoài ra các lực lượng thù địch đẩy mạnh chính sách diễn biến hòa bình. Tình trạng này buộc Việt Nam phải quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực thì ta vẫn đang trong thời kì khó khăn.

    Chính vì vậy để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu là" phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á-Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị, hợp tác".
     
  4. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,780
    Chương II: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế trong quan hệ đối ngoại Việt Nam – Asian

    2.3. Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asian


    Bấm để xem
    Đóng lại
    2.3. 1. Thời cơ

    Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế khu vực, tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam rút ngắn được khoảng cách với các nước trong khu vực.

    Tiếp thu những thành tựu cách mạng khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, có điều kiện hợp tác với các nước về văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật.

    Tạo những điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ hòa bình an ninh khu vực, qua đó góp phần bảo vệ độc lập dân tộc.

    2.3. 2. Thách thức

    Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển kinh tế thì Việt Nam sẽ bị tụt hậu.

    Cạnh tranh gay gắt quyết liệt về kinh tế, khoa học, hàng hóa giữa nước ta với các nước trong khu vực.

    Gặp khó khăn về ngôn ngữ, phong tục, tập quán không giống nhau.

    Sự hội nhập dể bị "hòa tan" làm cho các phong tục tập quán của nước ta bị phai mờ.


    2.4. Ý nghĩa và đề xuất giải pháp nâng cao quan hệ hợp tác đối ngoại Việt Nam – Asian

    2.4. 1. Ý nghĩa


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong hơn 20 năm gia nhập Asian, Việt Nam đã khẳng định được vai trò vị trí và những đóng góp có ý nghĩa của mình trong việc tăng cường liên kết các nước trong Asian, hợp tác đa phương giữa giữa Asian với các nước khác, mở rộng quan hệ song phương giữa các nước. Chủ trương gia nhập Asian là một quyết sách đúng đắn, kịp thời, có ý nghĩa lịch sử và chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Việc tham gia Asian là phù hợp với những xu thế lớn của thế giới trong giai đoạn hiện nay cũng như đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới, đã góp phần quan trọng triển khai tốt chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta; giúp tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, hỗ trợ đắc lực cho an ninh và phát triển cũng như nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của nước ta.
     
  5. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,780
    Chương II: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế trong quan hệ đối ngoại Việt Nam – Asian

    2.4. 2. Biện pháp nâng cao hợp tác Việt Nam – Asian


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một là, chúng ta cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng chiến lược của việc Việt Nam tham gia hợp tác Asian để có sự quan tâm và đầu tư thích đáng về nguồn lực. Khu vực Ðông - Nam Á và Asian có ý nghĩa chiến lược vì nó liên quan trực tiếp môi trường an ninh và phát triển của đất nước ta; là địa bàn phù hợp với thế và lực của Việt Nam, là nhân tố quan trọng để Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. Asian xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, đã được xác định là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Ðảng và Nhà nước ta.

    Hai là, việc nước ta tham gia hợp tác Asian cần tiếp tục theo phương châm "chủ động, tích cực và có trách nhiệm", làm hết sức mình để góp phần xây dựng một Asian liên kết chặt chẽ, đoàn kết, thống nhất và có vai trò ngày càng quan trọng ở khu vực.

    Ba là, các cơ quan liên quan cần đề ra chính sách, biện pháp và cách thức phù hợp với tính chất và mức độ liên kết Asian để phát huy được hiệu quả tham gia.

    Bốn là, tham gia hợp tác Asian được đặt dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Chính phủ, đòi hỏi sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành chức năng cũng như sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, nhất là doanh nghiệp.

    Năm là, việc rà soát, điều chỉnh luật lệ và quy định trong nước cần được tiến hành thường xuyên, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các cam kết khu vực; tăng cường cán bộ và các bộ phận chuyên trách về công tác Asian của từng cơ quan; đẩy mạnh tuyên truyền về Asian và sự tham gia của Việt Nam.
     
  6. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,780
    KẾT LUẬN

    Qua những phân tích trên ta có thể thấy, vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện quan hệ hợp tác với các nước Asean đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.

    Ở quá khứ, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế không chỉ là lời giải đáp đúng đắn cho những bài toán của cách mạng Việt Nam cũng như các nước thuộc địa lúc bấy giờ và cho đến thời điểm hiện tại nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Tư tưởng ấy đã được Hồ Chí Minh đúc kết một cách vẹn toàn từ nhiều yếu tố khác nhau và đồng thời Người cũng đã vận hành nó một cách trơn tru không chỉ ở Đông Dương mà còn lan ra các nước xã hội chủ nghĩa khác góp phần cho sự thành công trong việc giải phóng đất nước.

    Ở hiện tại, khi chúng ta tham gia hợp tác với Asian có nhiều thuận lợi nhưng cũng lắm thách thức, khó khăn. Nhưng vì lợi ích đất nước, chúng ta đã rất quyết tâm, khai thác thuận lợi, nỗ lực khắc phục khó khăn và thách thức, đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Cho đến nay nhìn lại, có thể thấy rằng quyết định tham gia Asian của Đảng và Nhà nước ta là hết sức đúng đắn, tạo đà cho những thắng lợi to lớn khác của chúng ta trên mặt trận đối ngoại cho đến ngày nay. Nhìn tổng thể, ta đã tham gia nhanh, chủ động và có hiệu quả vào các hoạt động của Hiệp hội; góp phần triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa, nhất là chính sách với các nước láng giềng, khu vực; từ đó nâng cao đáng kể uy tín và vị thế của Việt Nam ở Đông Nam Á và trên thế giới.
     
Trả lời qua Facebook
Loading...