Ông Già Và Biển Cả - The Old Man and the Sea Tác giả: Ernest Hemingway Người review: Xương Rồng The Old Man and the Sea được dịch sang tiếng Việt là: Ông già và biển cả, là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Nó là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được Hemingway viết và được xuất bản khi ông còn sống. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953, góp phần quan trọng để nhà văn nhận Giải Nobel văn học năm 1954. Tôi hoàn toàn không biết về nhà văn nước ngoài này trước khi mua quyển sách và cũng chưa từng đọc những tác phẩm khác của ông ấy. Nhưng đối với riêng tôi, quyển sách có gì đó rất khát vọng, tự do, hoang dại và mạnh mẽ. Một phần giá cả của nó cũng phải chăng, theo dòng truyện ngắn mà tôi cũng hay ưa đọc. Lúc đó lại chưa có tiền, nên tôi đã ngỏ ý từ mẹ mua nó chưa tới 30.000 đồng. Nhưng tôi nghĩ, giá của nó phải hơn thế. Vì tôi thấy những thứ đáng giá hơn thế. Ông già Santiago làm nghề đánh cá, là người Cuba. Nghe là người Cuba thôi là đã thấy thiện cảm rồi. Cảm giác của tôi khi đọc về nhân vật được tác giả miêu tả có gì đó rất hiền, hiền như những nông dân Việt Nam thật thà chất phát. Tôi còn hình dung ra hình dáng ông lão già, da nhăn nheo và sạm nắng. Mồ hôi đổ ra đậm vị mùi biển trong những lòng ra khơi. Thế nhưng trong cơ thể già đó, tồn tại một sức mạnh có thể chinh phục tự nhiên. Và trong con người đó tồn tại một nét đẹp rất khỏe khoắn làm người ta tràn đầy năng lượng, nghị lực sống. Khi nhìn vào, bìa sách đi vào ngay trọng tâm là ông lão và.. con cá kiếm. Mũi cá dài, và nó tung lên khỏi mặt nước. Ông lão già phía sau nhìn có vẽ hơi hốt hoảng nhưng vẫn đầy bản lĩnh và kinh nghiệm nhìn nó để suy nghĩ cách đối phó. Tôi thấy như thế thôi cũng đủ thu hút người xem. Chiếc thuyền của ông lão quá nhỏ bé và mỏng manh so với biển cả lớn lao. Cả ông lão khi đứng trước đại dương cũng rất nhỏ bé và yếu thế. So với những sinh vật bên dưới, nước lại không phải là địa bàn tác chiến tốt. Nhưng ông vẫn cố gắng chiến đấu với con cá kiếm trong suốt ba ngày ba đêm. Cuộc chiến đấu cam go làm tôi cũng phải phập phòng theo vì sợ ông ấy không cầm cự nổi. Nhưng ông đã thắng và ăn được thịt nó. Niềm vui khi chiến thắng như miếng thịt ngọt được nuốt vào cổ. Thế nhưng khi đâm chết con cá kiếm, mùi máu tanh đã lan truyền xuống biển dẫn dụ bọn cá mập tới. Với một con người đầy kinh nghiệm như Santiago, lão ta vẫn không hề nao núng hay sợ hãi. Ông đã chiến đấu và giết được nhiều cá mập dù.. con cá kiếm của ông đã bị chúng rỉa chỉ còn chút ít và trơ ra bộ xương trắng. Tôi thấy ở đó không những là niềm tin trong chiến đấu mà còn là khát khao, là sức lực con người, muốn sống và cần phải sống. Đó là việc mà hằng ngày những người mưu sinh như chúng ta đều phải đối mặt. Có người chọn cách từ bỏ, có người chọn cách nghỉ việc khi gặp việc khó hay áp lực. Điều đó cũng không sai. Và thậm chí có người chọn vượt qua nó để có thể trở về bờ một cách an toàn. Điều đó thật sự đúng. Nét đẹp của một ông già, một người đánh cá dày dặn kinh nghiệm đã cho ta thấy hết nét đẹp của cuộc sống. Không cần phải là hoa hậu thì mới đẹp. Bởi khi con người ta làm việc có ý nghĩa, làm việc để đem đến điều gì đó có ích, nó đều phản ánh ít nhất một vẻ đẹp trong con người. Điều đó có nghĩa là, chúng ta có nhiều nét đẹp hơn thế nữa. Nguồn ảnh: Sưu tầm Trong tác phẩm này Ernest Hemingway đã triệt để dùng nguyên lý mà ông gọi là "tảng băng trôi", chỉ mô tả ba phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Khi ông già chiến thắng, ta như cảm giác vỡ òa trong sự hạnh phúc vì đã cùng trải qua những ngày tháng chiến đấu đó và quan sát một cách rất tỉ mỉ. Đối với tôi, tác phẩm còn là một bản anh hùng ca ca ngợi sức lao động và khát vọng của con người.