Chú ý Đạo văn là gì? Các trường hợp của đạo văn

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Nội Quy, 12 Tháng năm 2020.

  1. Nội Quy The Very Important Personal

    Bài viết:
    12
    Đạo văn (tiếng Anh: plagiarism ; tiếng Nhật: 盗作 -Đạo tác ; tiếng Trung: 抄袭 -Sao tập ) là "chiếm hữu một cách sai trái" và "ăn cắp và công bố" "ngôn ngữ, suy nghĩ, ý tưởng, hay cách diễn đạt" của người khác và xem chúng như là những gì do mình tự tạo ra. Khái niệm đạo văn vẫn chưa có những định nghĩa và quy tắc rõ ràng.

    Đạo văn được xem là hành vi thiếu trung thực về mặt học thuật và vi phạm đạo đức báo chí. Người nào đạo văn sẽ bị phạt tiền, bị đình chỉ, và thậm chí bị đuổi học hay đuổi việc.

    Trong môi trường học thuật và công việc, đạo văn là một hành vi vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng; một số trường hợp đạo văn có thể cấu thành hành vi vi phạm bản quyền.

    Theo Merriam-Webster Online Dictionary, đạo văn nghĩa là:

    • Ăn cắp và hình thành những ý tưởng hay ngôn từ mới khởi nguồn từ ý tưởng của ai đó
    • Sử dụng sản phẩm của một ai đó mà không công bố nguồn
    • Giới thiệu một ý tưởng hay sản phẩm mới được chuyển hóa từ một nguồn đã có từ trước

    Ở Mỹ, câu hỏi được đưa ra là "Từ ngữ và các ý tưởng có thực sự bị ăn cắp?" và Luật pháp Mỹ trả lời là có. Việc diễn đạt một ý tưởng độc đáo nào đó cũng được xem là một thành quả của trí tuệ và được bảo vệ theo Luật tác giả tương đương như việc bảo vệ một phát minh hoàn toàn mới.

    Có rất nhiều cách để đạo văn. Việc "hô hoán" thành quả của một ai đó là của mình là trường hợp đầu tiên, chỉ riêng việc sao chép từ ngữ hay ý tưởng của một ai đó mà không ghi rõ nguồn cũng có thể được xem là đạo văn. Một khi đã có ý định sử dụng trích dẫn từ thành quả sáng tạo và lao động của người khác, bạn phải ghi rõ nguồn và tên trích dẫn từng đoạn một. Tuy nhiên thậm chí trích dẫn cụ thể nhưng lại sao chép quá nhiều cũng sẽ là một bằng chứng của đạo văn.

    Hầu như tất cả các trường hợp "bị mang tiếng" đạo văn đều có thể tránh được, ít nhất là nếu bạn ghi rõ nguồn.

    Những biến hóa của đạo văn

    Thật ra, biên giới của một bài nghiên cứu và một bài đạo văn đôi khi không thể trắng đen phân minh được. Việc tìm hiểu những hình thức đạo văn khác nhau sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn:

    1. "The Ghost Writer" : Người viết trắng trợn sử dụng toàn bộ công trình của một ai đó thành của mình

    2. "The Photocopy" : Người viết sao chép cách phân bố, bố cục của các đoạn văn từ một nguồn duy nhất, không hề sửa đổi lại.

    3. "The Potluck Paper" : Người viết cố gắng "trá hình" việc đạo văn của mình bằng cách sao chép từ nhiều nguồn khác nhau, biên tập đối chéo các câu sao cho nội dung thật hợp lí mà không phải tương đồng với bản gốc.

    4. "The Poor Disguise" : Mặc dù người viết đã giữ lại các nội dung quan trọng của nguồn, nhưng người đó vẫn sửa lại một chút về "diện mạo" của bài viết đó bằng cách thay đổi từ khóa hay câu cú.

    5. "The Labor of Laziness" : Người viết dành thời gian để chú giải các nguồn khác nhau và nối chúng lại với nhau, thay vì dành nỗ lực tương tự cho công việc của mình.

    6. "The Self-Stealer" : Người viết "mượn đáng kể" các thành quả trước đó của chính mình để phục vụ cho bài viết/nghiên cứu mới.

    Đã dẫn nguồn nhưng vẫn là đạo văn!

    1. "The Forgotten Footnote" : Người viết dẫn tên tác giả nhưng lại sao lãng việc điền thông tin cụ thể để dẫn chứng về đoạn dẫn nguồn tham khảo như năm xuất bản, trang, chương mục..

    2. "The Misinformer" : Người viết cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến các nguồn tham khảo, khiến đọc giả không thể tìm thấy được nguồn chính xác.

    3. "The Too-Perfect Paraphrase" : Người viết có dẫn nguồn nhưng lại "quên" dấu trích dẫn dù đoạn đó được sao chép từng từ một hay gần như thế. Mặc dù đã cung ứng đủ thông tin cơ bản cho nguồn dẫn nhưng người viết bị cho là đã không "tôn trọng" đến bản gốc và "dịch" sai thông tin.

    4. "The Resourceful Citer" : Người viết dẫn ra tất cả các nguồn, đoạn văn và sử dụng việc trích dẫn một cách đầy đủ tuy nhiên công trình này vẫn được xem là gần như là không hề có tính độc đáo. Đôi khi rất khó để nhân ra hình thức này của đạo văn bởi vì chúng chẳng khác gì một bài nghiên cứu "dày công".

    5. "The Perfect Crime" : Hành vi phạm tội dù có tinh vi đến đâu thì cũng.. vẫn coi là tội phạm. Trong trường hợp này, người viết chỉ dẫn nguồn ở một vài nội dung tham khảo cơ bản. Mặc dù tiếp tục sử dụng các nội dung khác của cùng một nguồn này để viết bài nhưng người viết không tiếp tục trích dẫn. Bằng cách này, người đọc có thể bị "đánh lừa" bởi cách trích dẫn "nửa vời" của người viết.

    Làm thế nào để tránh việc đạo văn?

    Trong học tập, chắc chắn bạn sẽ phải làm quen với những nguồn thông tin của các học giả đi trước, chính vì thế cách tốt nhất là hãy trích dẫn nguồn bất cứ khi nào bạn sử dụng lời trích, chú giải một cách chi tiết và cụ thể. Đây cũng là cách bạn có thể kiểm tra lại thông tin tham khảo một cách nhanh chóng nếu muốn chỉnh sửa hay so sánh tước khi nộp bài. Hãy biết trân trọng thành quả lao động của người khác nếu bạn kỳ vọng người khác tôn trọng những nỗ lực của chính bạn. Xã hội chỉ có thể phát triển nếu có sự sáng tạo, phát minh và sáng kiến.

    Nguồn: Wikipedia VN - Hotcourses.vn
     
    chiqudoll, Bughams, Bụi4 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 13 Tháng năm 2020
  2. Luu Dan Vũ khúc tình nồng - Lưu Đan

    Bài viết:
    5
    Mình là người thích học văn. Từ khi còn đi học, thành tích môn văn của mình có thể gọi là khá. Mình không tự nhận mình giỏi văn nhưng mình có may mắn được tuyển chọn vào đội tuyển chuyên văn của trường (cấp 2 và cấp 3). Phong cách viết văn của mình không phải lời hay ý đẹp, đao to búa lớn gì đâu. Mình chỉ viết ra những gì mà chính mình cảm nhận được khi đọc được tác phẩm nào đó. Chắc nhờ năm lớp 6, được học với một giáo viên dạy văn rất giỏi nên tự nhiên mình phát hiện ra rất thích học văn.

    Mình hay đọc những sách tham khảo, báo.. để học hỏi cách viết của mọi người để cải thiện phong cách của bản thân. Từ kinh nghiệm rút ra, mình chia sẻ với các bạn cách viết để không bị dính vào "đạo văn". Đó là trước lúc định viết gì đó, các bạn cứ tự do tham khảo các bài viết khác nhau, có thể ghi lại các từ, ngữ hay ra. Trước khi bắt đầu viết, hãy dành thời gian suy nghĩ, cảm nhận, cho đầu óc mình nhập tâm một chút. Đừng vội vàng viết, hãy cảm nhận trước đã. Điều kiện tiên quyết là khi viết, đừng mở sách này chép 1 đoạn, mở tài liệu kia chép 1 khúc. Khi viết hãy nhớ lại những tác phẩm, những bài viết mà mình đã đọc trước đó, viết nó ra theo lối suy nghĩ và phong cách của mình. Từ từ cách viết của bạn sẽ được định hình, câu chữ có tham khảo của người khác nhưng là văn phong riêng của bạn.

    Là người học văn, thích viết văn, mình rất ghét "đạo văn", tự nhiên tài sản trí tuệ, sức lao động của người khác mà lại lấy làm tài sản riêng của mình. Đó là ăn cướp trắng trợn đó, dùng từ "đạo văn" là nhẹ nhàng và tôn trọng đó nha.

    Các bạn yêu quý văn học hãy cùng mình và mọi người chung tay lên án hành động xấu xí, vô nhân đạo này nghen!

    Nhiệt huyết kêu gọi mọi người, mình cũng đang ấp ủ một tác phẩm đầu tay, mọi người cho mình 1 "like" để có động lực viết và ra mắt mọi người sớm nhất nha.

    Bật mí chút là mình viết tiểu thuyết ngôn tình, lãng mạn, "sương sương" được 16 chương rồi, đủ 30 chương mình sẽ đăng :).
     
    chiqudoll, Bughams, Bụi2 người khác thích bài này.
  3. Ngồi buồn

    Bài viết:
    5
    Mình tuy không giỏi văn cho lắm nhưng mình luôn cố gắng tiếp thu cũng như luyện tập và có lẽ rất nhiều bạn phải như vậy mới giỏi được. Chính vì thế mà mình cảm thấy những trường hợp đạo văn phải tẩy chay mạnh ấy, đồng ý là bí ý tưởng, bí câu từ nhưng hành vi ăn cắp thì chả có gì là tự hào cả. Có những người còn ác hơn thế, tác giả đã viết rõ là nếu muốn đưa đi thi hãy xin phép, cho dù tác giả có đọc được hay không thì viết một dòng tin nhắn cũng không ảnh hưởng đến ai và chính tác giả, họ cũng cảm thấy bản thân được tôn trọng mà. Mình thấy nhiều trường hợp như thế lắm, vậy mà nhiều người vẫn vào mấy trang nhái, mấy trang chuyên ăn cắp để đọc.
     
    chiqudoll thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...