Soạn văn 12: Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí đầy đủ, chính xác và hấp dẫn nhất

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi giaibaidiem10, 2 Tháng tám 2023.

  1. giaibaidiem10

    Bài viết:
    0
    Dàn ý chi tiết bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

    Mở bài:

    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận với câu nói hay hoặc dẫn dắt vào nội dung.

    Thân bài:

    A. Giải thích khái niệm và trích dẫn câu nói:

    Trích dẫn câu nói liên quan đến đề bài, phân tích từ khóa và chốt lại nội dung câu nói. Hoặc

    Nếu không có câu nói trích dẫn, phân tích từ khóa quan trọng và rút ra ý nghĩa, bài học từ đề bài.

    B. Phân tích:

    Trả lời câu hỏi "tại sao?" hoặc nêu biểu hiện của vấn đề để rút ra ý nghĩa, vai trò của vấn đề nghị luận.

    Ghi rõ từ 2-3 ý trong phần phân tích.

    C. Chứng minh:

    Cung cấp 2 dẫn chứng cho bài làm văn của mình:

    • Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội)
    • Dẫn chứng từ thực tế đời sống: Những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.

    D. Phản đề:

    Lật ngược vấn đề cho đề bài phân tích xuôi hoặc phân tích ngược cho đề bài phân tích xuôi.

    Đưa ra quan điểm phản biện.

    Kết bài:

    Rút ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

    Tóm tắt lại vấn đề và ý nghĩa của văn bản.

    Liên hệ vấn đề với bản thân.

    Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

    Tìm hiểu chung

    Khái niệm:

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình sử dụng những thao tác lập luận để làm rõ các vấn đề về tư tưởng và đạo lí trong cuộc sống.

    Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm:

    • Lí tưởng (lẽ sống).
    • Cách sống.
    • Hoạt động sống.
    • Mối quan hệ giữa con người với con người (cha mẹ, vợ chồng, anh em, và những người thân thuộc khác) ở ngoài xã hội bao gồm các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè..

    Yêu cầu làm bài văn về tư tưởng đạo lí:

    A. Hiểu vấn đề cần nghị luận:

    • Hiểu vấn đề nghị luận là gì?
    • Ví dụ: "Sống đẹp là thế nào hỡi bạn".
    • Tìm thấy các vấn đề cần nghị luận qua phân tích và giải đề.
    • Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, phù hợp với thời đại, xác định vai trò trách nhiệm.
    • Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hòa.
    • Có hành động đúng đắn.

    B. Từ vấn đề nghị luận xác định người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí bàn bạc, so sánh bãi bỏ nghĩa là áp dụng nhiều thao tác lập luận.

    C. Rút ra ý nghĩa vấn đề.

    D. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo lí.

    Cách làm bài nghị luận:

    A. Bố cục:

    Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cũng như các bài văn nghị luận khác gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

    B. Các bước tiến hành ở phần thân bài: Phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác những vấn đề chung nhất.

    Luyện tập

    Câu 1: Vấn đề mà Nê-ru, cố Tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.

    Dựa vào đây ta đặt tên cho văn bản là: Văn hóa con người. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận. Giải thích + chứng minh. Phân tích + bình luận. Đoạn từ đầu đến "hạn chế về trí tuệ và văn hóa" : Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh). Những đoạn còn lại là thao tác bình luận. Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.

    Câu 2: Sau khi vào đề bài viết cần có các ý:

    • Hiểu câu nói ấy như thế nào?
    • Khái niệm "Lí tưởng".
    • Vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người.
    • Thái độ.
    • Lí tưởng của cá nhân và con đường phấn đấu cho lí tưởng ấy.
    • Không ngừng học tập, tu dưỡng và hành động.

    Chú ý:

    • Sử dụng câu nghi vấn để thu hút.
    • Lặp cú pháp và phép thế.
    • Sử dụng phép diễn dịch - quy nạp.
    • Diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng tám 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...