● Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà đầy mới mẻ. Nhà văn nhìn sông Đà không còn là con sông vô tri vô giác, mà là một sinh thể có linh hồn, có cá tính đối lập, như con người: Vừa hung bạo, dữ dằn, vừa trữ tình, đằm thắm. Tác giả đã khám phá vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo của dòng sông ở nhiều góc độ, đậm chất văn chương, kết hợp với nhiều ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, điện ảnh đầy ấn tượng. Bên cạnh nét cá tính như thế, con sông ĐÀ còn mang vẻ đẹp diễm lệ, lãng mạn với vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn, hiện lên như một dải lụa hiền hòa. Nhà văn đã tìm thấy được chất vàng của núi sông Tây Bắc. Qua hình tượng con sông ấy, Nguyễn Tuân đã thể hiện tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà đã giúp Nguyễn Tuân chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác của chính mình. Hình tượng Đà giang chính là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh nét đẹp của người lao động trong chế độ mới. ● Nhận xét "thứ vàng mười đã qua thử lửa" của người lao động miền Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm kiếm Qua đoạn trích, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của người lao động miền Tây Bắc. Lửa là những gian lao, thử thách mà con người phải trải qua. Con người đã bằng năng lực, tài năng của mình để đối đầu, vượt qua những sức mạnh vô song ấy của tự nhiên. Đó là vẻ đẹp của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua thử thách khốc liệt của cuộc sống và vẻ đẹp của sự tài trí, tài hoa, giàu kinh nghiệm. Đây chính là "thứ vàng mười đã qua thử lửa" của người lao động miền Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm kiếm. Từ nhân vật ông lái đò đã cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng. Trong khi trước cách mạng, Nguyễn Tuân hướng tới ca ngợi những con người mang tính cách phi thường thì sau cách mạng, nhân vật tài hoa của Nguyễn Tuân có thể được tìm thấy ngay trong cuộc sống lao động thường ngày của nhân dân cho nên nhân dân bình thường lại chính là những người phi thường với vẻ đẹp tài hoa, trí dũng. Ông lái đò là đại diện tiêu biểu cho những người lao động mới. Đó là những người góp phần xây dựng xã hội mới, kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Hình tượng ấy được bắt gặp ở nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa. Đó là hình mẫu nhân vật mới mẻ trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, là con người tận hiến vì xã hội, vì cái chung, vì cộng đồng. ● Nhận xét về cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân đã có cách nhìn mang tính phát hiện về người lao động mới. Ông lái đò là tiêu biểu cho người hùng miền sông nước, là nghệ sĩ của công việc khi dám đương đầu với thử thách và đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc. Nhà văn đã phát hiện ra "chất vàng mười đã qua thử lửa" của ông đò bằng phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác, với thể tùy bút vừa giàu tính hiện thực, vừa tràn ngập cái tôi phóng túng, đầy cảm hứng, say mê. Qua cách nhìn ấy, nhà văn bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng và tự hào về con người lao động Việt Nam. Nếu như trước đây, tác giả thường khắc họa người anh hùng trong chiến đấu, người nghệ sĩ trong nghệ thuật và thuộc về quá khứ "vang bóng một thời" thì đến tác phẩm này, ông tìm thấy anh hùng và nghệ sĩ ngay trong con người lao động thường ngày. Nguyễn Tuân còn khẳng định với chúng ta rằng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu chỉ dành riêng cho cuộc chiến chống ngoại xâm mà còn thể hiện sâu sắc trong việc xây dựng đất nước, chinh phục thiên nhiên. ● Nhận xét phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân là một nhà văn có vốn kiến thức sâu rộng, am hiểu tường tận về nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong tùy bút "Người lái đò Sông Đà", nét tài hoa của Nguyễn Tuân thể hiện ở chỗ ông luôn tiếp cận sự vật ở nhiều phương diện văn hóa, thẩm mĩ với khả năng bộc lộ cảm xúc đầy tinh tế và chân thành. Từng lời văn đều ẩn chứa đâu đấy chất họa, chất nhạc, chất thơ. Nhà văn đã thể hiện những rung cảm, sự say mê trước dòng sông Đà hùng vĩ, mĩ lệ. Nhà văn tỏ ra hứng thú đặc biệt với việc thể hiện "chất vàng mười" trong con người Tây Bắc. Bên cạnh nét tài hoa ấy là cái tôi uyên bác khi Nguyễn Tuân đã huy động mọi kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để khắc họa để khắc họa hình tượng nghệ thuật: Hội họa, điện ảnh, điêu khắc, địa lí, quân sự.. Ông không chấp nhận sự sáo rỗng mà thay vào đó, nhà văn luôn tìm kiếm, khám phá nhiều cách thức thể hiện, những đối tượng mới mẻ. Tác giả đã bộc lộ sự tinh vi trong mĩ cảm với trường liên tưởng rất lạ lẫm, từ ngữ phong phú, lối viết đầy uyển chuyển. Cái tài của ông còn đặc biệt thể hiện ở cách kết hợp từ, đầy độc đáo, thú vị mà bất ngờ. Qua đó, nhà văn đã khẳng định cá tính độc đáo của mình, chứng tỏ một lòng yêu nước tha thiết, đầy tâm huyết với nghề. Độc giả cũng từ đó yêu quý và trân trọng hơn phẩm chất, cốt cách của con người đa tài ấy. ● Nhận xét về nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân (CHÍNH LÀ TÀI HOA VÀ UYÊN BÁC) Qua đoạn trích, ta thấy được nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân. Hình ảnh sông Đà đầy hung dữ, hơn tất cả mọi con sông đã được tái hiện trong văn học, là bởi vì cảm quan sáng tác của Nguyễn Tuân chỉ hứng thú với những vẻ đẹp vượt lên mức bình thường, gây ấn tượng mãnh liệt với độc giả. Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân khi miêu tả sông Đà càng trở nên độc đáo bởi cách dùng từ đầy chính xác, câu văn có kết cấu trùng điệp. Đặc biệt với nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng bất ngờ và ấn tượng. Kết hợp với đó là vốn kiến thức phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính sự uyên bác của Nguyễn Tuân đã khiến cho văn phong của ông càng trở nên độc đáo. Nhờ nét độc đáo, kết hợp với sự tài hoa, uyên bác trong ngòi bút Nguyễn Tuân, hình tượng sông Đà trở nên đặc sắc và đáng nhớ hơn trong lòng độc giả. ● Nhận xét về chất thơ trong đoạn trích (đoạn miêu tả sông Đà trữ tình) Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem