Đọc hiểu Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm - Ngữ Văn 12 nâng cao, tập 1

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 12 Tháng mười hai 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,953
    Đọc hiểu Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm

    Em ơi buồn làm chi

    Anh đưa em về sông Đuống

    Ngày xưa cát trắng phẳng lì

    Sông Đuống trôi đi

    Một dòng lấp lánh

    Năm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

    Xanh xanh bãi mía bờ dâu

    Ngô khoai biêng biếc

    Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

    Sao xót xa như rụng bàn tay

    (Trích Bên kia sông Đuống – Hoàng cầm,

    Dẫn theo Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, Sđd)
    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu tác dụng của thể thơ đó.

    Câu 2. Hãy chỉ ra những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Cảm nhận từ láy "nghiêng nghiêng".

    Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

    Câu 4. Xác định và nêu ngắn gọn giá trị của biện pháp tu từ trong dòng thơ cuối.

    [​IMG]

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do

    Tác dụng của việc sử dụng thể thơ tự do: Tác giả thể hiện câu thơ tự nhiên, theo dòng cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của mình.

    Câu 2:

    Từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: Lấp lánh, nghiêng nghiêng, xanh xanh, xót xa.

    Cảm nhận từ láy "nghiêng nghiêng" : Tác giả dùng hình tượng sông Đuống để diễn tả dòng chảy thời gian, nói về cuộc kháng chiến trường kì oanh liệt, hết sức hào hùng của dân tộc ta. Tác giả thể hiện chi tiết, miêu tả sông Đuống để nói về nỗi lòng, tâm trạng của mình khi hồi tưởng về những năm tháng kháng chiến.

    Câu 3:

    Nội dung chính của đoạn thơ trên: Tác giả nói về vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, rất đỗi nên thơ của dòng sông Đuống. Từ đó tác giả thể hiện tấm lòng ngậm ngùi, xót xa, bày tỏ tình yêu thương dành cho quê hương khi chứng kiến cảnh quê hương bị chiến tranh tàn phá đau thương.

    Câu 4:

    Biện pháp tu từ trong dòng thơ cuối: "Sao xót xa như rụng bàn tay"

    Tác giả sử dụng biện pháp so sánh.

    Giá trị của việc sử dụng biện pháp so sánh: Giúp câu thơ trở nên sinh động, đồng thời tác giả thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa khôn nguôi, căm phẫn khi chứng kiến cảnh quê hương, đất nước, con người lâm vào cảnh đau thương do cuộc chiến tranh gây ra.


     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...