Học kế toán mỗi ngày

Thảo luận trong 'CLB Khác' bắt đầu bởi Người đi tìm chân lý, 13 Tháng bảy 2019.

  1. Hướng dẫn công việc của kế toán công nợ chi tiết



    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mô tả công việc hằng ngày của kế toán thanh toán công nợ. Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh buôn bán hàng hóa cũng sẽ có những lúc cho khách hàng nợ tiền hàng của mình, có những công nợ đơn giản và công nợ phức tạp.. vậy làm sao để quản lý toàn bộ công nợ một cách khoa học và hiệu quả nhất. Bài viết này giúp kế toán biết được công việc và quy trình làm việc cụ thể của kế toán công nợ trong doanh nghiệp.

    1. Bạn biết kế toán công nợ là gì?

    Kế toán công nợ là một phần hành kế toán khá quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp, liên quan đến các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Việc quản lý công nợ tốt không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm, loại hình sản xuất kinh doanh, quy mô, ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý trong doanh nghiệp và trình độ đội ngủ kế toán để tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp. Tổ chức công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp.

    2. Nhiệm vụ của kế toán công nợ

    – Chứng từ ban đầu (phiếu thu, chi theo biểu mẫu) để làm căn cứ cho thủ quỹ thu chi tiền theo đúng qui định và đảm bảo kịp thời chính xác

    – Định khoản và phân loại chứng từ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh

    – Chuyển giao các chứng từ ban đầu cho bộ phận liên quan (các đơn vị cơ sở trực thuộc Cty) hằng tháng vào ngày 01 đến ngày 05

    – Bút toán điều chỉnh tỷ giá và các điều chỉnh liên quan của các bộ phận, khách hàng, nhà cung cấp

    – Đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp

    – Thêm và sữa mã khách hàng, mã nhà cung cấp mới khi có sự chuyển nhượng hoặc thay đổi

    – Theo dõi và nhắc làm các thủ tục xuất trả vay, trả bảo hành khi có hàng.

    – Theo dõi theo từng hợp đồng của từng khách hàng

    – Theo dõi việc thực hiện HĐUT và nhắc thanh toán khi đến hạn.

    – Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hóa đơn bán hàng.

    – Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước của các bộ phận.

    – Theo dõi hạn thanh toán tạm ứng và nhắc thanh toán khi đến hạn chi tiết theo từng đối tượng, bộ phận

    – Theo dõi và nhắc làm các thủ tục xuất trả vay, trả bảo hành khi có hàng.

    – Theo dõi và nhắc thanh toán phần phải thu, phải trả khác khi có phát sinh.

    – Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời.

    – Theo dõi cả bằng nguyên tệ và quy đổi theo "Đồng ngân hàng nhà nước Việt Nam" đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ, cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá qui đổi thực tế.

    – Theo dõi chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ phải thu bằng vàng, bạc, đá quý. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế.

    – Phân loại các khoản nợ phải thu theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng.

    – Căn cứ vào số dư chi tiết bên nợ của một số tài khoản thanh toán như 131, 331.. để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán.

    – Kiểm tra chi tiết công nợ của từng khách hàng theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên

    – Kiểm tra chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, từng bộ phận theo từng chứng từ phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền nợ quá hạn, số tiền PP và báo cho các bộ phận mua hàng và cán bộ quản lý cấp trên

    – Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận công nợ các khoản công nợ ủy thác theo từng HĐUT, từng khách hàng, từng bộ phận.

    – Kiểm tra số liệu công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng khách hàng, từng nhà cung cấp.

    – Kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán.

    – Liên lạc thường xuyên với các bộ phận/ Cán bộ quản trị hợp đồng về tình hình thực hiện hợp đồng.

    – Tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ

    – Công nợ tạm ứng của cán bộ công ty/CN

    – Quản lý các HĐUT theo từng khách hàng: Kiểm tra nội dung, vào sổ theo dõi các HĐUT khi nhận được hợp đồng.

    – Quản lý các hợp đồng, biên bản thanh toán hợp đồng vay cá nhân và cán bộ.

    – Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán

    – Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại cho quản lý để có biện pháp xử lý (nợ trong hạn, nợ quá hạn, các đối tượng có vấn đề.)

    – Lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt

    – Lập thông báo thanh toán công nợ

    – Lập báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, thông tin chung về công nợ. - Bút toán kết chuyển công nợ hàng hóa, dịch vụ với các Chi nhánh/công ty
     


  2. Kinh nghiệm làm kế toán công nợ giỏi



    Bấm để xem
    Đóng lại
    Kế toán công nợ là một phần hành trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp, liên quan đến các khoản phải thu phải trả của doanh nghiệp. Nhằm giúp các bạn kế toán công nợ nâng cao nghiệp vụ và có kiến thức thực tế về kế toán công nợ trong doanh nghiệp. Bài viêt dưới đây xin chia sẻ những kinh nghiệm làm kế toán công nợ thực tế như sau:

    Phần 1: Kế toán công nợ tiền mặt



    Người làm công nợ, hoặc tuyển dụng công nợ cần có:

    - Nắm rõ, hiểu về công thức excel, tin học văn phòng

    - Cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết trong cách làm việc. Khi làm việc phải xem lại từng con số trong file excel hoặc phần mềm quản lý.

    - So sánh số liệu khớp trong file excel từng ngày

    - Giao tiếp tốt bên ngoài, biết liên hệ qua điện thoại, chu đáo với khách hàng, nhanh nhẹn và thật thà*

    1. Kế toán công nợ:

    - Căn cứ vào bảng kê bán hàng và bảng kê thu tiền, kế toán nhập từng hóa đơn vào sổ chi tiết công nợ cho từng khách hàng chi tiết.

    - Kiểm tra từng hóa đơn xuất, thu tiền đã đúng khách công nợ và đã khớp với tổng tiền bảng kê chưa.

    - Kế toán công nợ chuyển bảng kê Excel kê tất cả các lô hàng còn nợ của khách hàng, chi tiết từng khu vực.

    - Trường hợp khách hàng trả lại hàng: Khi khách hàng thanh toán tiền hàng, kế toán công nợ treo dư có. Trường hợp khách hàng chưa thanh toán tiền hàng kế toán công nợ sẽ nhập lại hàng và tất toán khoản công nợ đó luôn.

    - Hàng ngày, kế toán công nợ kê công nợ thu ngay mà khác chưa thanh toán chuyển xuống phụ trách công nợ.

    - Các khoản dư có, kế toán thì chuyển xuống phòng kinh doanh 1 tuần/lần để kinh doanh cho hướng xử lý.

    - 07 ngày/lần kế toán lên công nợ quá hạn của các khách hàng gửi xuống phòng kinh doanh.

    - 01 tháng/lần kế toán làm bảng phân tích công nợ gửi xuống phòng kinh doanh.

    2. Thủ quỹ:

    - Thủ quỹ căn cứ vào số tiền thực tế giao hàng (đối với khách hàng thanh toán ngay), Phiếu kê công nợ đối với khách hàng thanh toán chậm của từng nhân viên giao nhận nộp, Thủ quỹ kiểm tra và ký xác nhận vào bảng kê thu tiền.

    - Khi thủ quỹ thu tiền bằng ngoại tệ, thủ quỹ phải mở sổ ghi rõ số seri từng loại ngoại tệ có mệnh giá từ 100$ trở lên và yêu cầu nhân viên giao nhận ký xác nhận và vào sổ.

    - Cuối ngày, thủ quỹ đối chiếu với kế toán bảng kê tổng số tiền thu được của khách hàng trong ngày.

    - Nộp toàn bộ chứng từ và bảng kê cho kế toán công nợ.

    3. Kế toán bảng kê 1:

    - Căn cứ vào phiếu kê công nợ hoặc phiếu giao hàng, kế toán vào ngay bảng kê thu chi tiết cho từng mã hàng của từng khách.

    - Cuối ngày, kế toán bảng kê đối chiếu với thủ quỹ tổng số tiền hàng đã thu được trong ngày.

    - Nộp lại toàn bộ chứng từ và bảng kê cho kế toán công nợ.

    - Kế toán công nợ tiền gửi ngân hàng:

    - Kế toán ngân hàng, hàng ngày:

    - Kiểm tra xem có những phát sinh tiền hàng của khách

    - Cập nhật các khoản tiền đó vào sổ theo dõi Ủy nhiệm chi đúng ngày, tháng, tên khách, số tiền.

    - Cuối ngày chuyển xuống phụ trách công nợ kinh doanh.


    4. Kế toán bảng kê 2

    - Căn cứ vào bảng kê tiền hàng từ kinh doanh chuyển xuống kê toán bảng kê cập nhật vào bảng kê.

    - Riêng đối với thu tiền hàng bằng séc tiền mặt hoặc séc chuyển khoản

    - Nhân viên thu tiền phải nộp séc cho thủ quỹ.

    - Thủ quỹ mang ra ngân hàng để thu tiền về

    - Tiền về tài khoản kế toán ngân hàng cập nhật vào Ủy nhiệm chi nhân viên kinh doanh mới được viết lên bảng kế thu tiền.

    - Nhân viên thu tiền bằng séc thì chú ý kiểm tra séc có đầy đủ chữ ký, dấu, đúng tên và số tài khoản người thụ hưởng trên séc.




    [​IMG]



    Hình ảnh: Kinh nghiệm làm kế toán công nợ giỏi



    Phần 2: Chia sẻ kinh nghiệm công nợ

    1. Kỹ năng cứng:

    - Bước 1: Quản lý công nợ khách hàng bằng cách ghi chép sổ sách: Hằng ngày các bạn tập hợp các phiếu bán hàng khách hàng còn chưa thanh toán (phải có xác nhận của khách hàng) sau đó ghi chép vào cuốn sổ theo dõi công nợ hằng ngày (ghi theo hình thức nhật ký chung). Gồm có: Ngày Tháng, Khách hàng, Địa chỉ, ĐT, Hàng hóa, SL, Đơn Giá, Thành Tiền..

    - Bước 2: Từ sổ ghi chép đó lên công nợ vào bảng tổng hợp công nợ bằng Ecxel.

    - Bước 3: Sau khi lên sổ và vào sổ trên Ecxel các bạn có thể đối chiếu công nợ hằng ngày.


    2. Kỹ năng mềm - kinh nghiệm 8 năm làm kế toán công nợ của mình:

    Với kinh nghiệm làm 8 năm kế toán công nợ, mình chia sẻ rằng các bạn chỉ cần "tai điếc, mặt dày". Nói thì xa xôi thế thôi nhưng cũng đúng là như thế đấy. Nếu các công ty khác gọi đến yêu cầu thanh toán thì bạn phải tai điếc nghĩa là làm ngơ thôi. Sau đó báo cáo cấp trên để có hướng xử lý đúng đắn. Còn mặt dày vì sao, mặt dày là phải đòi nợ, có những "khách hàng" khó đòi thì phải làm sao để khôn khéo nhất, họ hẹn lần hẹn lượt thì phải chốt được ngày liên hệ tiếp theo. Nếu họ bảo kế toán chưa giải quyết phải xin bằng được số kế toán. Họ chặn số thì dùng nhiều sim khác nhau đòi. Nếu họ kêu sai số, sai hóa đơn yêu cầu họ gửi lại cho mình. Rồi biện pháp cuối cùng là nhờ pháp luật can thiệp (thực ra chưa thấy có trường hợp này bao giờ).

    Khi bạn đã có lịch hẹn thì phải note vào, đừng đòi họ trong thời gian hẹn. Kinh nghiệm cho thấy mình đúng hẹn thì họ đúng hẹn. Mình tôn trọng họ thì sẽ nhanh đòi được nợ. Vì những doanh nghiệp mà mình đòi thì họ cũng đều có ý định trả cả (trừ doanh nghiệp phá sản)

    Tiếp theo là bạn phải cứng, nghĩa là đừng "em xin anh hãy trả cho bên em" là không được. Mình không xin mà mình đòi cho DN mình, lấy tiền họ nợ mình, chứ mình không đi xin xỏ ai hết trơn. Cứ mạnh miệng bảo đã giao hẹn là bên anh ngày này ngày này trả cho bên em rồi, anh nên trả, chứ không mất uy tín DN anh lắm.

    Đối với những con nợ khó đòi khác, cứ ngày mùng 1 hay ngày nghỉ là gọi điện đòi. Nếu họ khó chịu thì tạm dừng, sau đó đòi tiếp, bao giờ họ cho 1 cái hẹn thì thôi. Những trường hợp này chỉ áp dụng cho những con nợ rất rất khó đòi nhé.

    Những doanh nghiệp phá sản thì phải có người cầm đầu, thường là chủ DN. Họ cũng rất đau khổ rồi, mình phải cho họ đường lui. Tức là thu nợ dần dần. Những trường hợp này mình thu nợ dần dần, nếu mất sẽ mất ít hơn. Trong trường hợp DN phá sản, bạn phải khôn khéo, tức là biết được địa chỉ của con nợ, sau đó đến trực tiếp đòi tiền. Vì lúc này chắc chắn họ sẽ thay số điện thoại. Nếu ở xa thì bạn phải tra hết số điện thoại từ giám đốc, kế toán.. Điều này đòi hỏi bạn phải thật khéo léo thì mới đòi được. Nhớ nhé, thu nợ dần dần.[/SIZE][/FONT][/BOOK]
     

  3. Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Khái niệm chung:

    – Chi phí là toàn bộ các chi phí bằng tiền về lao động sống và lao động vật hóa.

    – Giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kỳ ở thời điểm nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ; là giá trị toàn bộ các chi phí đã bỏ ra để tạo nên sản phẩm; là chi phí sản xuất kinh doanh của sản phẩm đã được hoàn thành.

    – Mối quan hệ giữa chi phí và gía thành sản phẩm:

    CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ – CPSX dở dang cuối kỳ = Tổng giá thành của SP (Tổng giá trị SP hoàn thành).

    2. Trình tự kế toán và tổng hợp chi phí sản xuất tương ứng:

    Trình tự kế toán chi phí ở các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát các bước như sau:

    Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.

    Bước 2: Tính toán và phân bổ giá trị dịch vụ của các ngành SXKD phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng dịch vụ phục vụ và giá thành đơn vị dịch vụ.

    Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí SX chung cho các đối tượng có liên quan.

    Bước 4: Xác định chi phí SX dở dang cuối kỳ.

    3. Phân loại chi phí:

    3.1 Phân loại theo yếu tố:

    – Nguyên liệu, vật liệu.

    – Nhân công (tiền lương và các khoản trích theo lương).

    – Khấu hao TSCĐ.

    – Chi phí dịch vụ mua ngoài.

    – Chi phí khác bằng tiền.

    3.2 Phân loại theo khoản mục chi phí:

    – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

    – Chi phí vật liệu A.

    – Chi phí vật liêu B.

    – Chi phí vật liêu C.

    –..

    Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

    Chi phí nhân công trực tiếp

    Chi phí SX chung:

    – Chi phí nhân viên phân xưởng.

    – Chi phí vật liệu.

    – Chi phí dụng cụ sản xuất.

    – Chi phí khấu hao TSCĐ.

    – Chi phí dịch vụ mua ngoài.

    – Chi phí bằng tiền khác.

    3.3 Phân loại khác:

    - Chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp.

    - Chi phí cố định, chi phí biến đổi.

    4. Phân loại giá thành sản phẩm

    Có nhiều cách phân loại khác nhau: Theo thời điểm và nguồn số liệu, theo chi phí phát sinh.

    4.1 Theo thời điểm và nguồn số liệu:

    – Giá thành kế hoạch: Xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán kinh phí.

    – Giá thành định mức: Xác định trước khi bước vào sản xuất được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch.

    – Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các cho phí thực tế phát sinh trong sản xuất ra SP.

    4.2 Theo chi phí phát sinh:

    - Giá thành sản xuất.

    - Giá thành tiêu thụ.

    - Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:

    Giá thành toàn bộ của SP = Giá thành SX + Chi phí quản lý DN + Chi phí bán hàng.

    - Đối tượng tính giá thành chính là các sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành đơn vị.

    – Đối tượng có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền SX tùy theo yêu cầu của cách hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.

    5. Phương pháp tính giá thành:

    5.1 Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) : Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

    Tổng giá trị SP hoàn thành = CPSX DD đầu kỳ + Tổng CPSX – CPSX DD cuối Kỳ

    Giá thành đơn vị SP = Tổng giá trị SP hoàn thành: Số lượng SP hoàn thành

    5.2 Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng trong những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất SP được thực hiện ở nhiều bộ phận SX, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết SP hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

    Tổng giá trị SP hoàn thành = Z1 + Z2 +.. + Zn

    5.3 Phương pháp hệ số: Với doanh nghiệp mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều SP khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm.

    Giá thành đơn vị SP gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP: Tổng số SP gốc (kể cả quy đổi)


    Giá thành đơn vị SP từng loại = Giá thành đơn vị SP gốc * Hệ số quy đổi từng loại.

    Tổng giá trị các loại SP hoàn thành = Giá trị SPDD đầu kỳ + Tổng CP phát sinh trong kỳ – Giá trị SPDD cuối kỳ.

    5.4 Phương pháp tỉ lệ chi phí: Căn cứ vào tỉ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại

    Giá thành thực tế từng loại SP = Giá thành kế hoạch (định mức) * Tỷ lệ chi phí

    Tỉ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế của tất cả SP: Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của tất cả SP

    5.5 Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ:

    Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP chính DD đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ước tính- Giá trị SP chính DD cuối kỳ

    5.6 Phương pháp liên hợp: Áp dụng kết hợp nhiều phương pháp để tính giá thành SP

    6. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:

    6.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

    Bao gồm giá trị NVL chính, NVL liệu phụ, nhiên liệu được xuất dung trực tiếp cho việc chế tạo SP.

    Chi phí NVL phân bổ cho từng đối tượng = Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng * Tỷ lệ (hệ số) phân bổ.

    – Tỷ lệ (hệ số) phân bổ = Tổng chi phí NVL cần phân bổ.

    – Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng.

    – TK: 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

    – Bên nợ: Tập hợp giá trị NVL xuất dung trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ

    – Bên có: Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng không hết, kết chuyển chi phí NVL trực tiếp

    – TK này cuối kỳ không có số dư:

    – Việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp được tiến hành như sau:

    – Nếu xuất kho:

    – Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

    – Có TK 152: Giá thực tế NVL xuất dùng

    – Nếu nhận NVL về không nhập kho mà xuất trực tiếp:

    – Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

    – Nợ TK 133: Thuế giá trị giá tăng phải nộp.

    – Có Tk liên quan 111, 112, 331, 411.

    – Phản ánh giá trị NVL xuất dùng không hết nhập lại kho:

    – Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu.

    – Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

    – Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành vào cuối kỳ hạch toán:

    – Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

    – Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

    – Đối với giá trị NVL còn lại kỳ trước không nhập kho mà để tại bộ phận sử dụng, kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằng bút toán:

    – Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

    – Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu.

    6.2 Chi phí nhân công trực tiếp:

    – TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

    – Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh

    – Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

    – TK này không có số dư

    – Phản ánh tổng tiền lương cho công nhân trực tiếp SX, kế toán ghi:

    – Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

    – Có TK 334: Phải trả người lao động.

    – Phản ánh các khoản trích:

    – Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

    – Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389) : Phải trả, phải nộp khác.

    – Kết chuyển chi phí nhân công:

    – Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

    – Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

    6.3 Kế toán các khoản chi phí trả trước:

    – Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh; có giá trị lớn; có liên quan hoặc cần phân bổ đến nhiều kỳ kế toán.

    – TK 142: Chi phí trả trước.

    – TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

    – Nội dung phản ánh các tài khoản:

    – Bên nợ: Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ.

    – Bên có: Phân bổ các khoản chi phí trả trước.

    – Dư nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa phân bổ hết.

    – Cách hạch toán:

    – TK TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn:

    – Nợ TK 142: Tập hợp chi phí trả trước ngắn hạn

    – Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng phải nộp.

    - Có TK 152, 153, 156: Nguyên liệu, vật liệu.

    Hàng tháng kế toán phân bổ:

    – Nợ TK 152, 153, 156, 627, 641, 642

    – Có TK 142 ; chi phí trả trước ngắn hạn

    – TK 242: Chi phí trả trước dài hạn:

    – Nợ TK 242: Tập hợp chi phí dài hạn phát sinh

    – Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng phải nộp.

    – Có TK 1531, 111, 112..

    – Phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào các đối tượng chịu CP.

    – Nợ TK 241: Tính vào chi phí đầu tư XDCB.

    – Nợ TK 627, 641, 642: Tài khoản chi phí sản xuất, kinh doanh.

    – Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn.

    6.4 Chi phí sản xuất chung:

    – Chi phí SX chung là những chi phí cần thiết còn lại để SX sản phẩm sau chi phí NVL, chi phí nhân công trực tiếp. Đây là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp

    – TK 627 (chi tiết theo từng tiểu khoản) : Chi phí sản xuất chung.

    – Bên nợ: Tập hợp chi phí SX chung thực tế phát sinh trong kỳ.

    – Bên có: Kết chuyển chi phí SX chung, các khoản ghi giảm chi phí SX chung.

    – TK này cuối kỳ không có số dư:

    – Cách hạch toán chi phí SX chung như sau:

    – Tiền lương ph ải trả cho nhân viên PX:

    – Nợ TK 627 (6271) : Chi phí sản xuất chung.

    – Có TK 334: Phải trả người lao động.

    – Trích các khoản theo lương:

    – Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.

    – Có TK 338 (chi tiết theo từng tiểu khoản) : Phải trả, phải nộp khác.

    – Chi phí NVL xuất kho dung cho PX:

    – Nợ TK 627.

    – Có TK 152, 153 (toàn bộ giá trị xuất dùng) : Nguyên liệu, vật liệu.

    – Trích khấu hao TSCĐ:

    – Nợ TK 627.

    – Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định.

    – Chi phí dịch vụ mua ngoài:

    – Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.

    – Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng phải nộp.

    – Có TK 111, 112, 331: Giá trị mua ngoài

    – Phân bổ dần chi phí trả trước dài hạn vào chi phí chung phân xưởng:

    – Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.

    – Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn,

    – Trích trước đưa vào chi phí SX chung:

    – Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.

    – Có TK 335: Chi phí phải trả.

    – Các chi phí bằng tiền:

    – Nợ TK 627,

    – Có TK 111, 112, 152..

    – Kết chyển chi phí SX chung cho các đối tượng:

    – Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

    – Nợ TK 632: Phần tính vào giá vốn hàng bán.

    – Có TK 627: Chi phí sản xuất chung.

    6.5 Tổng hợp chi phí SX, kiểm kê và đánh giá SP dở dang:

    – Tổng hợp chi phí sản xuất:

    – TK 154: Chi phí SXKD dở dang

    – Bên nợ: Tổng hợp các chi phí phát sinh trong kỳ

    – Bên có: Các khoản giảm chi phí, tổng giá thành SX thực tế của SP, dịch vụ hoàn thành

    – Dư nợ: Chi phí thực tế của SP lao vụ dịch vụ dở dang chưa hoàn thành

    – Cuối kỳ các bút toán kết chuyển như sau:

    – Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

    – Có TK 627, 641, 642, 622: Chi phí sản xuất chung.

    – Đồng thời phản ánh các bút toán ghi giảm chi phí:

    – Nợ TK 152 (phế liệu thu hồi nhập kho) : Nguyên liệu, vật liệu.

    – Nợ TK 138 (sản phẩm hỏng ngoài định mức) : Phải thu khác.

    – Nợ TK 334, 811, 155, 157

    – Nợ TK 632 (trường hợp tiêu thụ thẳng) : Giá vốn bán hàng,

    – Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

    7. Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ:

    – Để xác định số lượng và giá trị sản phẩm dở dang để phục vụ cho việc tính giá thành, không những ta phải dựa vào số liệu của kế toán mà còn phải căn cứ vào kết quả của việc kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

    – Việc đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tính chất sản xuất, đặc điểm chi phí, đặc điểm sản phẩm, Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, phương pháp tính giá thành mà doanh nghiệp áp dụng.

    – Trên thực tế, sản phẩm dở dang có thể đánh giá theo các phương pháp sau:

    7.1 Xác định giá trị SPDD theo chi phí nguyên vật liệu chính

    Giá trị NVL chính nằm trong SPDD = Số lượng SPDD cuối kỳ * Toàn bộ giá trị NVL chính

    Số lượng TP + Số lượng SP DD

    Giá trị NVL chính nằm trong SPDD = Số lượng SPDD cuối Kỳ (không quy đổi) * Gía trị NVL chính

    Số lượng TP + SPDD (không quy đổi)

    Chi phí chế biến nằm trong SPDD (theo từng loại) = (Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra TP * Tổng CP chế biến từng loại) :(Số lượng TP + Số lượng SPDD quy đổi ra TP).

    7.2 Xác định giá trị theo sản lượng ước tính tương đương:

    Giá trị SPDD cuối kỳ = (Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ * Số lượng SPDD cuối kỳ * % hoàn thành) :(Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ * % hoàn thành).

    Xác định giá trị SPDD theo 50% chi phí chế biến:

    Giá trị SPDD = Gía trị NVL chính nằm trong SPDD + 50% CP chế biến

    7.3 Xác định giá trị SPDD theo chi phí NVL trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp

    – Theo phương pháp này thì giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, còn những chi phí khác phát sinh trong kỳ đều tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này đơn giản nhưng độ chính xác thấp, chỉ áp dụng ở các doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.

    7.4 Xác định giá trị SPDD theo chi phí định mức hoặc kế hoạch.

    – Theo phương pháp này thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp tính vào SPDD dựa theo các định mức tiêu hao NVL, tiền lương của sản phẩm. Các chi phí khác tính vào giá trị SPDD dựa trên cơ sở tỷ lệ qui định so với khoản mực chi phí nhân công trực tiếp hoặc dựa vào mức chi phi kế hoạch. – Phương pháp đánh giá này đơn giản nhưng không đảm bảo chính xác. Do vậy thường áp dụng ở những doanh nghiệp có SPDD đồng đều giữa các tháng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...