Học kế toán mỗi ngày

Thảo luận trong 'CLB Khác' bắt đầu bởi Người đi tìm chân lý, 13 Tháng bảy 2019.

  1. NGHIỆP VỤ CẦN NHỚ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mua hàng

    N 152, 153, 155, 156, 211, 641, 642.. ; Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT

    N 133 ; Thuế GTGT mua vào

    C 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn.

    Khi thanh toán công nợ kỳ trước hoặc trả trước tiền hàng cho NCC

    N 331

    C 111, 112


    Bán hàng

    Giá Vốn:

    Nợ 632

    Có 156

    N 111, 112, 131: Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn

    Có 511: Doanh thu ghi theo giá bán chưa gồm thuế GTGT

    Có 3331 Thuế GTGT bán ra

    Khi thu công nợ kỳ trước của KH, hoặc khách hàng trả trước tiền hàng

    Nợ 111, 112

    Có 131

    Ngân hàng trả lãi cho DN

    N 112

    C 515

    Phí dịch vụ tài khoản, phí in sao kê (Các chi phí liên quan đến doanh nghiệp)

    N 642

    C 112

    Doanh nghiệp trả lãi cho ngân hàng (do đi vay)

    Nợ 635

    Có 111, 112

    Thu vốn góp cổ phần của cổ đông

    Nợ 111, 112, 221

    Có 411


    CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, NVL, THÀNH PHẨM

    Các xác định nguyên giá của CCDC. NVL = Giá mua ghi trên hóa đơn chưa gồm VAT + Chi phí liên quan (vận chuyển, bốc đỡ, lắp đặt) + Thuế nhập khẩu, TTĐB (Nếu có) - các khoản giảm trừ (CKTM, giảm giá, hàng bán bị trả lại)

    1. Phương pháp tính giá xuất kho

    - Phương pháp bình quân gia quyền

    Giá trị thực tế loại tồn đầu kỳ + giá trị thực tế cùng loại nhập trong kỳ

    ĐGBQ cả kỳ dự trữ = -----------------------------------------------------------

    Số lượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ + số lượng thực tế nhập trong kỳ

    - Phương pháp nhập trước xuất trước

    Phương pháp này đơn hàng nào nhập kho trước sẽ được xuất đi trước

    - Phương pháp nhập sau xuất trước

    - Phương pháp này đơn hàng nào nhập về sau sẽ được xuất trước

    - Phương pháp thực tế đích danh

    Phương pháp này chỉ dùng cho những mặt hàng giá trị cao và bán đơn chiếc


    2. Xuất công cụ dụng cụ

    - Khi mua CCDC ta nhập kho CCDC

    Nợ 153

    Nợ 1331

    Có 111, 112, 331

    - Khi xuất dùng

    * Trường hợp 1: Phân bổ 1 lần toàn bộ giá trị CCDC

    N 154: Sử dụng cho bộ phận sản xuất

    N 641: Sử dụng cho bộ phận bán hàng

    N 642: Sử dụng cho bộ phận QLDN

    C 153: Công cụ dụng cụ

    * TRường hợp 2: Phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị CCDC

    + Khi xuất dùng

    N 242 (theo TT 200 thì k phân biệt ngắn hạn và dại hạn)

    C 153

    + Khi phân bổ từ 2 lần trở lên

    N 154: Sử dụng cho bọ phận Sx

    N 641: Sử dụng cho bộ phận bán hàng

    N 642: Sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp

    C 242


    TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

    Các xác định nguyên giá của TSCD= Giá mua ghi trên hóa đơn chưa gồm VAT+ Chi phí liên quan (Vận chuyển, bốc đỡ, lắp đặt) + Thuế nhập khẩu (nếu có) - các khoản giảm trừ (Ck thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại)

    1. Khi mua TSCĐ

    N 211

    N 133

    C 111, 112, 331

    * Chú ý

    - Khi mua TS phải kết chuyển nguồn (kết chuyển đúng nguyên giá của Ts)

    - Mua TS bằng vốn vay dài hạn hay bằng nguồn vốn kinh doanh thì không phải kết chuyển nguồn.

    2. Hàng tháng tính khấu hao

    Thường các DN tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

    N 154/ 641 / 642

    C 214


    3. Trong quá trình sử dụng mà thanh lý, nhượng bán

    - Xóa sổ

    N 214: Tổng giá trị khấu hao tình đến thời điểm thanh lý, nhượng bán

    N 811: Giá trị còn lại

    C 211: Nguyên giá TS

    - Giá thỏa thuận

    N 111, 112, 131

    C 711: Giá thỏa thuận của 2 bên

    C 3331 thuế GTGT bán ra của TS

    - Trường hợp có tân trang sửa chữa trước khi thanh lý

    N 811 Chi phí thanh lý

    N 133 Thuế gtgt

    C 111, 112, 331


    TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

    1. Các khoản trích theo lương

    Chỉ tiêu BHXH (26%) BHYT (4, 5%) BHTN (2%) KPCĐ (2%)

    Trừ vào CP của DN 18% 3% 1% 2%

    Trừ vào lương 8% 1, 5% 1%


    2. Hạch toán

    Lương phải trả các bộ phận của DN

    Nợ 154/641/642

    Có 334

    Trích các loại bảo hiểm tính vào chi phí của DN

    Nợ 154/641/642 (18% x lương cơ bản

    Có 3383

    Nợ 154/641/642 (3% x lương cơ bản)

    Có 3384

    Nợ 154/641/642 (1% x lương cơ bản)

    Có 3389

    Nợ 154/641/642 (2% x lương cơ bản)

    Có 3382

    Trích các loại bào hiểm, thuế TNCN trừ vào lương của người lao động

    Nợ 334

    Có 3383

    N 334 (1, 5% x lương cơ bản)

    C 3384

    N 334 (1% X lương cơ bản)

    C 3389


    Thanh toán lương cho CNV

    N 334 Lương thực lĩnh = Tổng lương (Tổng bên Có TK 334) - các khoản giảm trừ vào lương (Tổng bên Nợ TK 334

    C 111/ 112


    - Nộp các khoản BH

    N 3383

    N 3384

    N 3389

    C 111/ 112


    TIÊU THỤ SẢN PHẨM

    1. Chiết khấu thanh toán

    - Thanh toán sớm trước thời hạn

    - Chiếc khấu luôn tính trên tổng giá thanh toán (bao gồm thuế VAT)

    Người mua Người bán


    * Khi mua

    N 152/153/156

    N 133

    C 111/112/331


    * Chiếc khấu được hưởng

    N 111 / 112/331/1388

    C 711/ 515

    *Giá vốn hàng bán

    N 632

    C 152, 153, 154, 155, 156


    * Phản ánh doanh thu

    N 111/ 112/131

    C 511

    C 3331


    * Phần chiếc khấu cho khách hàng hưởng

    N 635

    C 111/ 112.131.3388


    2. Chiếc khấu thương mại giảm giá hàng bán

    - Mua hàng với số lượng lớn, khách hàng quen/ hàng bị lỗi

    - Chiếc khấu/ giảm giá luôn tính trên giá bán (chưa bao gồm thuế VAT)

    Người mua Người bán


    * Khi mua

    N 152/153/156

    N 133


    * Chiếc khấu được hưởng

    N 111 / 112/331/1388

    C 152/ 153/156

    C 133


    * Giá vốn hàng bán

    N 632

    C 152, 153, 154, 155, 156


    * Phản ánh doanh thu

    N 111/ 112/131

    C 511

    C 3331


    * Phần chiếc khấu cho khách hàng hưởng

    N 5211/ 5213

    N 3331

    C 111, 112, 131, 3388


    3. Hàng bán bị trả lại

    - Giá vốn khi nhập lại số hàng trả bị trả lại tính theo giá vốn lúc xuất bán

    - Hóa đơn của phần hàng bán bị trả lại luôn tính trên giá bán (chưa bao gồm VAT)

    Người mua Người bán


    * Khi mua

    N 152/153/156

    N 133

    C 111/112/331


    * Chiếc khấu được hưởng

    N 111/ 112/331/1388

    C 152/153/156

    C 133


    * Giá vốn hàng bán

    N 632

    C 152/ 153/154/155/156


    *Phản ánh doanh thu

    N 111/ 112/131

    C 511

    C 3331


    * Phần hàng bị trả lại

    N 5212

    N 3331

    C 111/ 112/131/3388


    * Nhập lại kho sổ hàng bị trả lại

    N 156

    C 632


    4. Hoa hồng đại lý

    * Xuất kho hàng gửi đại lý

    N 157

    C 155/ 156

    * Giá vốn của sổ hàng gửi bán

    N 632

    C 157

    * Phản ánh doanh thu

    N 111 / 112 / 131

    C 511

    C 3331

    * Hoa hồng cho địa lý hưởng

    N 641

    C 111 /112/ 131 / 3388


    BÚT TOÁN CUỐI THÁNG

    1. Khấu trừ thuế GTGT


    Bút toán cố định làm theo tháng

    N 3331

    Có 1331

    - Cách xác định

    Bước 1: Tính tổng số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (133)

    Bước 2: Tính tổng số tiền thuế GTGT phải nộp (3331)

    Bước 3: Xác định xem tháng trước còn thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ này hay không (dư 133 của tháng trước)

    Ta lấy dư đầu kỳ của 133 + PS của TK 133 so sánh với TK 3331 số nào nhỏ thì lấy.


    2. Đối với công ty du lịch, vận chuyển, vận tải

    Bút toán tập hợp giá vốn hàng bán.

    N 632

    C 154

    3. Các khoản giảm trừ doanh thu

    N 511

    C 521, 531, 532

    4. Các bút toán kết chuyển

    - Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

    N 511

    C 911

    - Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động đầu tư tài chính

    N 515

    C 911

    - Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động khác

    N 711

    C 911

    - Kết chuyển giá vốn hàng bán

    N 911

    C 632

    - Kết chuyển chi phí bán hàng

    N 911

    C 641

    - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

    N 911

    C 642

    - Kết chuyển Chi phí khác

    N 911

    C 811

    - Tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý nếu kinh doanh doanh nghiệp có lãi

    N 821

    C3334

    Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

    N 911

    C 821

    - Xác định lợi nhuận sau thuế

    + Nếu doanh nghiệp lãi

    N 911

    C 421

    + Nếu doanh nghiệm lỗ

    N 421

    C 911

    Quy trình tính lợi nhuận

    * Tập hợp chi phí

    N 154

    C 621, 622.627

    * N 154

    C 155

    Xác định giá vốn hàng bán

    C 911

    N 632

    N 635

    N 641

    N642


    CÁC LƯU Ý KHI LÀM BÁO CÁO TÀI CHÍNH

    1. Bảng cân đối số phát sinh


    - Số dư Nợ= số dư Có

    - Số phát sinh bên Nợ = số phát sinh bên có = tổng số phát sinh bên Nhật Ký Chung


    2. Bảng cân đối kế toán

    - Tổng Tài Sản = Tổng Nguồn vốn = số dưu cuối kỳ bên Nợ / có

    3. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

    - Doanh thu bán hàng lấy từ TK 511 ở bảng CĐ SPS

    - Các khoản giảm trừ DT lấy ở bảng CĐ SPS

    - Giá vốn bán hàng lấy NKC Nợ 911/ Có 632

    - Các chỉ tiêu khác lấy từ bảng CĐ SPS

    - LNTT, Thuế TNDN, LNST kế toán tự tính để kiểm tra

    + LNTT - có 421 + C 3334 (trong CĐSPS)

    + Thuế = TK 821

    + LNST = C421- N 421 trong kỳ


    4. Lưu chuyển tiền tệ

    - Số tiền và tương đương tiền cuối năm = Số dư Nợ cuối kỳ của TK 111 + 112+ 113 (CĐSPS)

    HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

    Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của công ty tuân thủ sáu nguyên tắc đã được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 2

    Hoạt động liên tục.

    Cơ sở dồn tích.

    Nhất quán.

    Trọng yếu và tập hợp.

    Bù trừ.

    Có thể so sánh được.

    Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập theo 4 biểu mẫu báo cáo quy định:

    Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01/DNN

    Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02/DNN

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B 03/DNN.

    Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09/DNN


    BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Theo TT 200

    Bảng cân đối kế toán là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị TS hiện có và nguồn hình thành TS đó của doanh nghiệp tại 1 thời điểm nhất định

    TÀI SẢN

    A. Tài sản ngắn hạn

    Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150.

    I. Tiền và các khoản tương đương tiền:

    Phản ánh toàn bộ số tiền hiện có tại doanh nghiệp bao gồm: Dư Nợ Tk 111. TK 112. TK 113

    II. Đầu tư TC ngắn hạn

    Mã số 120 = Mã số 121+ Mã số 122 + Mã số 123. (trước đây theo QĐ là 121 + 129)

    + Chứng khoán kinh doanh (Mã số 121)

    + Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (Mã số 122)

    + Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã số 123)

    III. Các khoản phải thu ngắn hạn (130)

    Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 136 + Mã số 137 + Mã số 139. (trước đây không có 136, 137)

    1. Phải thu khách hàng: Dư Nợ 131

    2. Trả trước cho người bán: Dưu Nợ TK 331

    3. Phải thu khác Nợ 138

    4. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi: Dư Có TK 139


    IV. Hàng tồn kho (140)

    1. Hàng tồn kho: Dư nợ tk 152, 153, 154, 155, 156, 157

    2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dư có TK 159 ngắn hạn

    V. Tài sản ngắn hạn khác

    1. Thuế GTGT được khấu trừ: Nợ 1331

    2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước: Nợ 3331

    3. Tài sản ngắn hạn khác: Dự Nợ 141, 142, 138 (ngắn hạn)


    B. Tài sản dài hạn (Mã số 200)

    Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260.

    - Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)

    Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 214 + Mã số 215 + Mã số 216 + Mã số 219.

    - Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)

    Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 214 + Mã số 215 + Mã số 216 + Mã số 219.

    + Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211)

    + Trả trước cho người bán dài hạn (Mã số 212)

    + Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 213)

    + Phải thu nội bộ dài hạn (Mã số 214)

    + Phải thu về cho vay dài hạn (Mã số 215)

    + Phải thu dài hạn khác (Mã số 216)

    + Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219)

    I. TSCĐ

    1. Nguyên giá TSCĐ: Dư Nợ 211

    2. Giá trị hao mòn lũy kế: Dư Có 214: Ghi âm

    3. Chi phí XDCB dỡ dang: Nợ TK 2411, 2143


    II. Bất động sản đầu tư

    1. Nguyên Giá: Dư Nợ tk 217

    2. Hao mòn lũy kế: Dư có TK 2147


    III. Các khoản đầu tư TC dài hạn:

    1. Đầu tư TC dài hạn: Dư Nợ Tk 221, 222, 228

    2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn: Dư có TK 229


    IV: Tài sản dài hạn khác:

    1. Phải thu dài hạn: Dư nợ TK 138 dài hạn

    2. TS dài hạn khác: Dư nợ TK 242, 244

    3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi: Dư có TK 159 dài hạn


    NGUỒN VỐN

    A. Nợ phải trả

    I. Nợ ngắn hạn

    1. Vay ngắn hạn: Dư có TK 311

    2. Phải trả cho người bán: Dư có tk 331

    3. Người mua trả tiền trước: Dư có tk 131

    4. Thuế Và các khoản phải nộp nhà nước: Dư có tk 333

    5. Phải trả người lao động: DƯ CÓ TK 334

    6. Chi phí phải trả: Dư có TK 335

    7. Các khoản phải trả ngắn hạn: Dư có 338.138 (ngắn hạn)

    8. Dự phòng phải trả ngắn hạn: Dư có Tk 3521


    B. Vốn chủ sở hữu

    I. Vốn chủ sở hữu


    1. Vốn đầu tư chủ sở hữu: Dư có TK 4111

    2. Thặng dư vốn cổ phần: Dư có TK 4112

    3. Vốn khác của CSH: Dư có TK 4118

    4. Cổ phiếu quỹ: Dư có TK 419

    5. Chênh lệch tỷ giá hối đối: Dư có 413

    6. Các quỹ thuộc vốn CSH: Dư có 418

    7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Dư có TK 421


    II. Quỹ khen thưởng phúc lợi: Dư có TK 353

    LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ DỰA TRÊN BẢNG CÂN DỐI PHÁT SINH

    Chỉ tiêu [01]: Lấy số phát sinh bên Có TK 131

    Chỉ tiêu [02]: Lấy số phát sinh bên Nợ TK 331 (Ghi âm)

    Chỉ tiêu [03]: Lấy số phát sinh bên Nợ TK 334 (Ghi âm)

    Chỉ tiêu [06]: Phát sinh của: Nợ 111 + Nợ 112 - Có 411 - Chỉ tiêu [01]

    Chỉ tiêu [07]: Phát sinh của: - (Có 111+ Có 112+ Chỉ tiêu [02] + Chỉ tiêu [03] + Chỉ tiêu [21] )

    Chỉ tiêu [21]: Lấy số phát sinh bên Nợ TK 211 (ghi âm)

    Chỉ tiêu [31]: Lấy số phát sinh bên có Tk 411


    Mẫu 03: Dn Lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháo trực tiếp)

    I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động SX-KD

    1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác: Tổng số tiền đã thu được lấy từ bên Nợ TK 111, 112, 113 có số TK đối ứng 511, 515, 3331, 131, 3387 - các khoản đối ứng 521, 532, 3331 lấy bên Có TK 111, 112

    2. Tiền trả cho người bán.. Lấy bên Có Tk 111, 112, 113 có số TK đối ứng là 151, 152, 153, 154, 121, 1331, 142, 242, 627, 642, 331.. (ghi âm)

    3. Trả cho người lao động Lấy từ bên Có TK 111, 112, 113 có TK đối ứng 334 (Ghi âm)

    4. Trả lãi vay: Không phân biệt lãi vạy kỹ trước trong kỳ hay trước lãy vay lấy từ bên Có TK 111, 112, 113 có TK dối ứng 635, 335 (Ghi âm)

    5. Chi nộp thuế TNDN: Lấy từ bên có 111, 112, 113 có số TK đối ứng

    6. Tiền thu khác từ HĐ KĐ+D: Lấy từ bên Nợ Tk 111, 112, 113 có số TK đối ứng

    Thu về bồi dưỡng, phạt, thưởng, các khoản thu khác.. 711, 33311, 141
     
    Dương Thần thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng bảy 2019
  2. Các nghiệp vụ kế toán bán hàng cơ bản



    Bấm để xem
    Đóng lại
    Để thực hiện bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải phát sinh các nghiệp vụ liên quan. Để bạn đọc nắm chắc các nghiệp vụ kế toán bán hàng, mình sẽ đưa ra các nghiệp vụ cơ bản nhất mà một kế toán bán hàng phải nắm được.



    [​IMG]

    1. Kế toán doanh thu trong hoạt động bán hàng

    Với nghiệp vụ kế toán bán hàng, kế toán cần có các bút toán ghi nhận doanh thu bán hàng, giá vốn như sau:


    • Ghi nhận doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

    Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền thanh toán

    Có TK 511: Tổng giá bán chưa có thuế GTGT

    Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra


    • Ghi nhận giá vốn

    Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

    Có TK 156: Hàng hóa

    Khi thu tiền bán hàng của KH, kế toán ghi nhận:

    Nợ TK 111, 112

    Có 131: Phải thu KH

    2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

    Các khoản giảm trừ doanh thu như: c hiếc khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng đã bán bị trả lại.

    Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính doanh thu thuần và xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.


    2.1. Kế toán chiết khấu thương mại



    • Bút toán phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ:

    Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại

    Nợ TK 3331: Thuế GTGT được khấu trừ

    Có TK 111, 112..

    Có TK 131: Phải thu KH


    • Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang TK 511 để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi sổ,

    Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

    Có TK 521: Chiết khấu thương mại


    2.2. Kế toán doanh thu hàng đã bán bị trả lại



    • Phản ánh doanh thu h àng đã bán bị trả lại trong kỳ:

    Nợ TK 531- theo giá bán chưa có thuế GTGT

    Nợ TK 3331- thuế GTGT tương ứng với số hàng bị trả lại

    Có TK 111, 112, 131- tổng số tiền thanh toán


    • Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại (nếu có)

    Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

    Có TK 111, 112, 141


    • Phản ánh trị giá vốn thực tế hàng bị trả lại nhập kho (theo phương pháp kê khai thường xuyên, còn nếu theo phương pháp kê khai định kỳ thì không ghi sổ nghiệp vụ này)

    Nợ TK 155, 156- theo giá thực tế đã xuất kho

    Có TK 632- theo giá thực tế đã xuất kho


    • Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng đã bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần,

    Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

    Có TK 531: Hàng bán bị trả lại


    2.3. Kế toán giảm giá hàng bán



    • Căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá cho KH về số lượng hàng đã bán,

    Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán- giá chưa có thuế GTGT

    Nợ TK 3331- số thuế GTGT tương ứng

    Có TK 111, 112- số tiền giảm giá trả lại cho KH (nếu KH đã thanh toán tiền hàng)

    Có TK 131- ghi giảm nợ phải thu KH (nếu KH chưa thanh toán)


    • Cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển khoản giảm giá hàng bán đã phát sinh trong kỳ sang TK 511, 512 để xác định doanh thu thuần
      • Nợ TK 511, 512

    Có TK 532: Giảm giá hàng bán

    3. Kế toán chi phí bán hàng

    C hi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
     

  3. Bấm để xem
    Đóng lại
    • Thế nào là hàng tồn kho? Giá gốc hàng tồn kho là gì? Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
    • Doanh nghiệp sản xuất thì sử dụng những tài khoản nào để theo dõi hàng tồn kho và doanh nghiệp thương mại thì sử dụng những tài khoản để theo dõi kế toán hàng tồn kho?
    • Kết cấu của tài khoản hàng tồn kho và chứng từ sử dụng để ghi sổ kế toán hàng tồn kho là gồm những gì?
    • Biết dựa vào những chứng từ kế toán nào để hạch toán đúng tài khoản.
    • Biết cách tổ chức công tác kế toán và luân chuyển chứng từ của hàng tồn kho. Biết tác nghiệp với thủ kho cũng như những phòng ban có liên quan.

    Nội dung của chuyên đề "Kế toán hàng tồn kho"

    1. Định nghĩa
    2. Nhiệm vụ của kế toán hàng tồn kho
    3. Tài khoản sử dụng và sổ sách kế toán
    4. Kết cấu của từng tài khoản
    5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu
    6. Sơ đồ tóm tắt nghiệp vụ kinh tế phát sinh
    7. Bài tập vận dụng và bài giải

    A. Định nghĩa

    Hàng tồn kho: Doanh nghiệp mua về để sản xuất ra thành phẩm; mua hàng hóa để bán mà đang lưu kho (Tức là hàng tồn kho đó đang ở trong kho), Cụ thể hàng tồn kho tồn tại dưới các dạng sau:


    • NVL (152) ; CCDC (153) ; Thành phẩm (155) ;
    • Thành phẩm dở dang (154),
    • Hàng mua đang đi đường (151),
    • Hàng gửi đi bán (157).

    Ví dụ: Về hàng tồn kho của từng loại hình doanh nghiệp như sau:

    Đối với doanh nghiệp sản xuất đường thì hàng tồn kho của DN này là:


    • Nguyên vật liệu để làm nên đường: Mía
    • Và những công cụ dụng cụ (có giá nhỏ hơn 30 triệu) tham gia vào quá trình sản xuất đường
    • Thành phẩm: Là sản phẩm đường được tạo ra từ mía
    • Thành phẩm dở dang (tức là những sản phẩm chưa hoàn thành, hay còn gọi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang).

    Đối với Doanh nghiệp thương mai bán máy tính như Công ty Phong Vũ thì hàng tồn kho là hàng hóa gồm các loại máy ví tính (Sony, Lenovo, Delll.. và linh kiện máy tính (Do Phong Vũ là DN thương mại nên hàng tồn kho chỉ có là Hàng hóa mà không có nguyên vật liệu).

    Giá gốc hàng tồn kho: Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được hàng tồn kho về trạng thái sẵn sàng sản xuất và sẵn sàng để bán.


    • Tóm tắt Giá gốc: Giá mua phải trả nhà cung cấp + Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt + Những khoản chi phí có liên quan đến hàng tồn kho để đưa hàng tồn kho về trạng thái sẵn sàng sản xuất và sẵn sàng để bán (như chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng tồn kho). Những chi phí phát sinh sau này như thuê kho để chứa hàng thì không phải cộng vào giá gốc của hàng tồn kho mà hạch toán vào chi phí hoạt động trong kỳ (tức hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp hoặc chi phí sản xuất chung)

    B. Nhiệm vụ của kế toán hàng tồn kho

    • Theo dõi được việc nhập xuất hàng tồn kho theo đúng từng loại nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa một cách chính xác thông qua các chứng từ phiếu nhập kho và phiếu xuất kho để theo dõi trong sổ chi tiết của hàng tồn kho
    • Để theo dõi được từng loại hàng tồn kho thì kế toán đặt mỗi loại nguyên vật liệu; hàng hóa; thành phẩm thành mỗi mã hàng hóa mã nguyên vật liệu, mã thành phẩm để quan lý. Mỗi một mã hàng sẽ được theo dõi tại sổ chi tiết của từng mã hàng hóa, mã thành phẩm và mã nguyên vật liệu, cụ thể ví dụ một sổ chi tiết theo dõi của một loại hàng hóa như sau:

    [​IMG]

    Tổ chức hạch toán hàng tồn kho theo một trong các phương pháp phù hợp (Kê khai thường xuyên hay Kiểm kê định kỳ), tùy thuộc vào loại hình DN sao cho việc quản lý hàng tồn kho được dễ dàng.



    • Kê khai thường xuyên: Là nhập hàng và xuất hàng đều theo dõi hàng ngày. Tức là tại 1 thời điểm bất kỳ thì luôn biết được số lượng hàng tồn trong sổ sách là bao nhiêu
    • Kiểm kê định kỳ: khi nhập hàng thì có theo dõi nhưng khi xuất hàng thì không theo dõi trong sổ sách. Do đó sẽ không biết được số lượng tồn kho theo sổ sách tại một thời điểm bất kỳ mà phải đợi đến cuối kỳ (cuối tháng) tiến hành kiểm kê thì sẽ tính được số lượng xuất ra sử dụng trong kỳ

    Tổ chức công tác kiểm kê định kỳ (Tháng, Quý, Năm). Khi kết thúc kiểm kê tiến hành lập biên bản kiểm kê và phân ra những loại hàng tồn kho chậm luân chuyển, hư hỏng, hết hạn sử dụng và đưa ra giải pháp và có chữ ký xác nhận của những người có liên quan. Đối chiếu số liệu giữa kiểm kê thực tế và sổ sách để tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch và điều chỉnh kịp thời. Nếu

    • Chênh lệch thiếu: giữa kiểm kê so với sổ sách, Kế toán tiến hành điều chỉnh sổ sách về đúng thực tế và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch để có biện pháp xử lý
    • Chênh lệch thừa: Giữa kiểm kê so với sổ kế toán tiến hành điều chỉnh sổ sách cho khớp với thực tế để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời.

    Mọi trường hợp thừa hay thiếu phải tiến hành điều chỉnh cho đúng với thực tế kiểm kê

    Lựa chọn phương pháp giá xuất hàng tồn kho theo một trong 4 phương pháp


    • Nhập trước xuất trước (FiFo)
    • Nhập sau xuất trước (LiFo)
    • Bình quân gia quyền (Cuối tháng hoặc liên hoàn)
    • Thực tế đích danh

    Hướng dẫn thủ kho mở thẻ kho để theo dõi hàng tồn kho theo từng mã hàng cũng như việc ghi nhận nhập xuất hàng tồn kho trên thẻ kho theo từng mã hàng. Mã hàng của thủ kho theo dõi phải thống nhất với mã hàng của Kế toán theo dõi. Cụ thể mẫu của thẻ kho của một mặt hàng như sau:

    C. Tài khoản sử dụng và sổ sách kế toán

    Để theo dõi tăng và giảm hàng tồn kho, kế toán sử dụng các tài khoản sau:


    • TK 152 (Nguyên vật liệu)
    • TK 153 (Công cụ, dụng cụ)
    • TK 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang)
    • TK 155 (Thành phẩm)
    • TK 156 (Hàng hóa)
    • TK 151 (Hàng mua đang đi đường)
    • TK 157 (Hàng gửi đi bán)

    Về mặt sổ sách thì kế toán sử dụng 2 loại sổ sách để theo dõi



    • Sổ cái thì theo dõi mặt giá trị của từng loại hàng tồn kho (gồm sổ cái 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157).
    • Tương ứng với từng sổ cái của từng loại hàng tồn kho, kế toán sẽ mở theo dõi chi tiết từng loại hàng tồn kho (nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm để theo dõi cả mặt số lượng và mặt giá trị, hàng gửi đi bán, hàng hàng đang đi trên đường).
    • Nguyên tắc: Tổng giá trị của sổ chi tiết phải bằng tổng giá trị của sổ cái của từng loại hàng tồn kho. Để nhìn thấy tổng quát của tất cả những mặt hàng chi tiết gồm hàng tồn kho tồn đầu kỳ (SL, ĐG, TT), nhập trong kỳ và xuất trong kỳ, tồn cuối kỳ của từng loại NVL, Thành phẩm, hàng hóa kế toán sẽ lập Bảng tổng hợp nhập xuất tồn của từng loại hàng tồn kho.

    Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng của hàng tồn kho là dùng để ghi vào sổ sách kế toán Bên Nợ (Phát sinh tăng) và Bên có (Phát sinh giảm) là gồm những chứng từ gì:

    TH1: Chứng từ dùng để ghi sổ sách kế toán bên Nợ

    Bên nợ của tài khoản hàng tồn kho (Hay còn gọi giá gốc của hàng tồn kho) : Thể hiện phát sinh hàng tồn kho mua vào tăng trong kỳ.

    Kế toán dựa vào Chứng từ kế toán nào? Để ghi nhận bên nợ Hàng tồn kho:


    • Hợp đồng, biên bản kiểm hàng có sự xác nhận giữa bên mua và bên bán,
    • Phiếu xuất kho bên bán, biên bản kiểm tra chất lượng hàng
    • Hóa đơn tài chính (Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng) hoặc hóa đơn lẻ, Bảng kê thu mua hàng hóa

    TH2: Chứng từ dùng để ghi sổ sách kế toán Bên Có

    Bên có của sổ sách hàng tồn kho: Thể hiện hàng tồn kho xuất ra để sản xuất; xuất ra để sử dụng; xuất ra để bán

    Kế toán dựa vào Chứng từ nào để ghi nhận vào bên có của hàng tồn kho:

    Phiếu đề nghị bán hàng; Phiếu đề nghị cung cấp vật tư; Biên bản giao nhận hàng; Hóa đơn tài chính (GTGT Hoặc hóa đơn bán hàng)

    Trường hợp 1: Trường hợp xuất hàng tồn kho (hàng hóa hoặc thành phẩm) để bán

    Trường hợp khách hàng mua hàng hóa trả TIỀN MẶT:


    • Khi có phiếu đề nghị xuất hàng tồn kho ra để bán, => Kế toán thanh toán sẽ lập phiếu thu (3 liên) đồng thời tiến hành lập hóa đơn tài chính (GTGT hoặc bán hàng)
    • Khách hàng ký nhận vào phiếu thu (1 liên thủ quỹ giữ để ghi sổ), 1 liên kế toán thanh toán lưu
    • Khách hàng đem phiếu thu tiền và hóa đơn tài chính đến kho để kế toán kho lập phiếu xuất kho và nhận hàng và xuất trình bộ chứng từ cho bảo vệ để kiểm hàng khi ra cổng

    Trường hợp khách hàng mua hàng hóa là MUA CHỊU:

    • Căn cứ vào hợp đồng giữa 2 bên ký kết,
    • Căn cứ vào phiếu đề nghị bán hàng của phòng bán hàng chuyển qua cho kế toán theo dõi công nợ và kế toán bán hàng=>kế toán bán hàng tiến hành xuất hóa đơn tài chính và chuyển cho khách hàng để xuống kho nhận hàng.
    • Kế toán kho căn cứ hóa đơn tài chính, lập phiếu xuất kho kèm theo biên bản giao nhận hàng (nếu có) để chuyển cho khách hàng. Ra cổng bảo vệ, khách hàng xuất trình cho bảo vệ bộ chứng từ của việc bán hàng để bảo vệ cho ra cổng.

    Trường hợp 2: Trường hợp xuất hàng tồn kho (nguyên vật liệu) để SẢN XUẤT

    Căn cứ vào phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu ra để sản xuất, kế toán kho lập phiếu xuất (gồm 3 liên) để chuyển cho thủ kho xuất hàng. Kế toán kho lưu 1 phiếu xuất kho kèm theo phiếu đề nghị xuất vật tư để ghi sổ kế toán

    KẾ TOÁN TÍNH GIÁ XUẤT KHO NHƯ THẾ NÀO?


    • Xuất hàng tồn kho theo một trong 4 phương pháp:
    • Fifo (Nhập trước, xuất trước),
    • Lifo (Nhập sau, xuất trước),
    • BQGQ (Bình quân gia quyền cuối kỳ, liên hoàn),
    • Thực tế đích danh.

    Giải thích từng phương pháp tính giá xuất kho:

    • Phương pháp FiFo (Nhập trước xuất trước) : Là khi xuất kho thì hàng nào nhập trước thì phải lấy đơn giá của lô hàng nhập trước để tính giá xuất kho trước. Sau khi hết lô hàng nhập trước thì mới tiếp tục lấy đơn giá của lô hàng tiếp theo của lô hàng trước đó.
    • Phương pháp LiFo (Nhập sau xuất trước) : Là khi xuất kho thì hàng nào nhập sau khi xuất kho lấy đơn giá của lô hàng nhập sau để tính giá xuất kho trước, sau khi lấy hết lô hàng của nhập sau xuất trước xong thì mới lấy đơn giá của lô hàng nhập trước đó.
    • Phương pháp Bình quân gia quyền (Cuối tháng, Liên hoàn) :

    + Đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn là từng lần xuất kho phải tính đơn giá xuất kho. Công thức tính cũng giống như công thức tính đơn giá bình quân gia quyền cuối tháng

    • Phương pháp thực tế đích danh: T hực tế xuất mặt hàng nào thì giá mua vào của mặt hàng đó giá bao nhiêu khi bán ra thì tính giá xuất kho của chính mặt hàng ban đầu luôn.

    Ví dụ cụ thể về trường hợp xuất hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau xuất trước (LiFo) về 1 trường hợp tính giá xuất kho của Sổ chi tiết 1 mặt hàng như sau:

    E. CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH CHỦ YẾU NHƯ SAU:

    E. 1 CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HOÁ (Tài khoản sử dụng 156)

    I. BÊN NỢ 156

    1. Mua vào trong nước

    Dựa vào hóa đơn GTGT của bên bán xuất, kế toán hạch toán như sau:

    Nợ 156 (Ghi sổ cái 156 và ghi sổ chi tiết theo từng mặt hàng) :

    Nợ 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) Nếu có

    Có 331 (Phải trả nhà cung cấp) hoặc Có 111 (Tiền mặt) hoặc Có 112 (Tiền gửi ngân hàng)


    Giả sử với hóa đơn tài chính trên được thanh toán bằng tiền mặt kế toán hạch toán như sau:



    • Nơ 156 (Hàng hóa) : 300.000
    • Có 111 (Tiền mặt) : 300.000

    (Nếu có phát sinh chi phí vận chuyển hàng thì cộng vào trị giá hàng hóa luôn mà không được hạch toán trực tiếp vào chi phí bán hàng hoặc chi phí Quản lý).

    Sau khi xác định được nghiệp vụ hạch toán như trên, kế toán tiến hành ghi sổ sách như sau:


    • Sổ nhật ký chung ghi nghiệp vụ trên vào
    • Sổ cái của tài khoản 156
    • Sổ cái của tài khoản 111

    Sau đó kế toán phân tích là do đây là hàng hóa có theo dõi chi tiết theo từng mặt hàng nên tiến hành mở sổ chi tiết theo từng mặt hàng bên trên là sổ chi tiết của mặt hàng nẹp sàn và dây nút (Nếu mà chưa trả tiền thì phải mở sổ chi tiết theo dõi của đối tượng phải trả cụ thể cho người bán), cụ thể ghi sổ chi tiết của 2 mặt hàng này và ghi sổ như sau:

    [​IMG] [​IMG]

    2. Nếu nhập khẩu từ nước ngoài

    Dựa vào tờ khai hải quan, kế toán hạch toán như sau:



    • Nơ 156 (Hàng hóa).
    • Có 331 (Phải trả cho đơn vị bán)

    Đồng thời hạch toán thuế nhập khẩu phải nộp (thuế nhập khẩu tính vào giá trị hàng tồn kho) và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Số liệu để ghi nghiệp vụ này cũng lấy trên tờ khai.

    • Nợ 156 (Hàng hóa).
    • Có 3333 (Thuế nhập khẩu)
    • Có 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt)

    Giả sử với Tờ khai trên thì kế toán tiến hành hạch toán như sau:

    • Nơ 156 (Hàng hóa) : 9, 142.35*20, 828=190, 416, 866
    • Có 331 (Phải trả cho đơn vị bán) : = 190, 416, 866

    (Với tờ Khai trên Do mặt hàng này không chịu thuế TTĐB và thuế nhập khẩu nên trên tờ khai hai loại thuế này bằng không nên không hạch toán nghiệp vụ về thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt).

    Sau khi hạch toán được nghiệp vụ trên, kế toán tiến hành ghi vào các loại sổ sau:

    • Sổ nhật ký chung của nghiệp vụ trên
    • Sổ cái 156 và 331
    • Sau đó kế toán mổ Sổ chi tiết hàng hóa là Gỗ xẻ để theo dõi và đồng thời mở Sổ chi tiết phải trả người bán (TK 331) là Cty American Lumber Company để theo dõi chi tiết.

    Khi nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán dựa vào chứng từ nộp thuế tiến hành hạch toán 2 nghiệp vụ như sau:

    Nghiệp vụ 1: Thuế GTGT được khấu trừ

    • Nợ 133 (Thuế GTGT được khấu trừ) :
    • Có 33312 (Thuế GTGT của hàng nhập khẩu) :

    Nghiệp vụ 2: Là nộp tiền các loại thuế

    • Nợ 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt) (Nếu có)
    • Nợ 3333 (Thuế nhập khẩu) (Nếu có)
    • Nợ 33312 (Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
    • Có 111 (Tiền mặt), hoặc 112 (Tiền gửi ngân hàng)

    Với tờ khai và giấy nộp tiền như trên thì do hàng hóa này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và không chịu thuế nhập khẩu, nên kế toán tiến hành hạch toán 2 nghiệp vụ sau:

    Nghiệp vụ 1: Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ


    • Nợ 133 (Thuế VAT đầu vào) : 59.191.208
    • Có 33312 (Thuế GTGT hàng nhập khẩu) : 59.191.208

    Nghiệp vụ 2: Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu

    • Nợ 33312 (Thuế GTGT hàng nhập khẩu) : 59.191.208
    • Có 111 (Tiền mặt) 59.191.208

    Sau khi hạch toán được nghiệp vụ trên, kế toán tiến hành ghi vào các loại sổ sau:

    • Sổ nhật ký chung của nghiệp vụ trên
    • Sổ cái 133;33312;111

    II. BÊN CÓ 156 (bán ra)

    Khi Cty xuất bán hàng hóa cho khách hàng, kế tóa lập hóa đơn tài chính,

    Kế toán Dựa vào hóa đơn này và này kế toán hạch toán 2 bút toán sau:

    [​IMG]

    Bút toán 1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ



    • Nợ 131 (Phải thu khách hàng), hoặc Nợ 111, hoặc Nợ 112
    • Có 511 (Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ)
    • Có 3331 (Thuế GTGT đầu ra).

    Bút toán 2: Giá vốn hàng bán

    • Nợ 632 (Giá vốn hàng bán: Theo từng mặt hàng)
    • Có 156 (Hàng hóa)

    (Cty phải áp dụng một trong 4 phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho là FiFo; LiFo; Bình quân gia quyền và Thực tế đích danh thì mới có thể ghi được số tiền vào bút toán số 2).

    Giả sử với hóa đơn đầu ra trên mà đã thu tiền mặt thì kế toán tiến hành hạch toán như sau:

    Bút toán 1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


    • Nợ 111 (Tiền mặt) : 407.000
    • Có 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) : 370.000
    • Có 3331 (Thuế VAT đầu ra phải nộp) : 37.000

    Bút toán 2: Giá vốn hàng bán: Giả sử đơn vị đang sử dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ . Kế toán dựa vào hóa đơn và phiếu xuất kho, kế toán tiến hành hạch toán như sau:

    • Nợ 632 (Giá vốn hàng bán) : 300.000
    • Có 156 (Hàng hóa) : 300.000

    Sau khi hạch toán được 2 bút toán trên thì Kế toán tiến hành ghi vào các loại sổ sau:

    • Sổ nhật ký chung của 2 nghiệp vụ trên
    • Rồi từ đó ghi vào sổ cái 111;511;3331;632;156
    • Tiếp theo là ghi vào chi tiết của tài khoản 156 của 2 mặt hàng đã bán trên hóa đơn như sau:

    [​IMG]



    [​IMG]

    E. 2 CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN VẬT LIỆU (Tài khoản sử dụng 152)

    I. BÊN NỢ 152

    1. Mua vào trong nước

    Dựa vào hóa đơn GTGT của bên bán xuất về việc bán nguyên vật liệu, kế toán hạch toán như sau​


    • Nơ 152 (Ghi sổ cái 152 và ghi sổ chi tiết theo từng loại NVL)
    • Nơ 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)
    • Có 331 (Phải trả người bán) hoặc Có 111 (Tiền Mặt) hoặc Có 112 (Tiền gửi Ngân hàng)

    (Nếu có phát sinh chi phí vận chuyển NVL về đến kho thì cộng vào trị giá NVL luôn mà không được hạch toán trực tiếp vào chi phí trong kỳ. Nếu mua nhiều loại nguyên vật liệu thì phân bổ chi phí vận chuyển đó vào giá gốc cho từng mặt hàng theo tiêu thức trị giá nguyên vật liệu mua vào).

    2. Nếu nhập khẩu tư nước ngoài thì

    Dựa vào tờ khai hải quan, kế toán hạch toán như sau:


    • Nơ 152 (Ghi sổ cái 152 và ghi sổ chi tiết theo từng mặt hàng)
    • Có 331 (Phải trả cho đơn vị bán)
    • (Tỷ giá lấy tỷ giá trên tờ khai hàng nhập khẩu và trị giá nguyên tệ lấy trên tờ khai)

    Đồng thời hạch toán thuế nhập khẩu phải nộp, số liệu để ghi nghiệp vụ này cũng lấy trên Tờ khai nhập khẩu

    • Nợ 152 (Ghi sổ cái 152 và ghi sổ chi tiết theo từng mặt hàng)
    • Có 3333 (Thuế nhập khẩu, nếu có)
    • Có 3332 (Thuế TTĐB, nếu có)

    Khi nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu và thuế NK, kế toán dựa vào chứng từ nộp thuế tiến hành hạch toán 2 nghiệp vụ như sau:

    Nghiệp vụ 1: Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ


    • Nợ 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
    • Có 33312 (Thuế GTGT của hàng nhập khẩu)

    Nghiệp vụ 2: Ghi nhận bút toán nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu

    • Nợ 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt)
    • Nợ 3333 (Thuế nhập khẩu)
    • Nợ 33312 (Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
    • Có 111 (Tiền mặt), hoặc 112 (Tiền gửi ngân hàng)

    Lưu ý: Về cách mở sổ sách kế toán để ghi vào bên Nợ 152 cũng hạch toán tương tư như CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA BÊN NỢ 156. Các bạn xem cách hạch toán bên trên nhé

    II. BÊN CÓ 152

    Xuất NVL ra để sản xuất sản phẩm

    Căn cứ vào Phiếu xuất kho nguyên vật liệu ra để sản xuất, tiến hành hạch toán


    • Nợ 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
    • Có 152 (Nguyên vật liệu xuất ra để sản xuất,
    • (Ghi chú, giá xuất kho Nguyên vật liệu sử dụng một trong 4 phương pháp: LiFo, FiFo, BQGQ, và Thực tế đích danh để ghi vào bên có 152)

    Lưu ý: Về cách mở sổ sách kế toán để ghi vào bên Có 152 cũng hạch toán tương tư như CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA BÊN CÓ 156

    E. 3 KẾ TOÁN VỀ THÀNH PHẨM (Tài khoản sử dụng 155)

    I. Bên nợ 155

    Nhập kho: Khi nhập kho thành phẩm, kế toán dựa vào phiếu tính giá thành và phiếu báo thành phẩm hoàn thành tức là phiếu nhập kho thành phẩm để tiến hành hạch toán như sau:


    • Nợ 155 (Thành phẩm)
    • Có 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang)

    II. Bên có 155

    • Bán thành phẩm ra bên ngoài cho khách hàng, kế toán sẽ xuất hóa đơn tài chính. Kế toán sẽ dựa vào phiếu xuất kho và hóa đơn tài chính để tính giá xuất kho của hàng tồn kho theo 1 trong 4 phương pháp. Cách hạch toán và cách làm cũng tương tự như bên có của 156. Các bạn em bên có của 156 để làm tương tự cho 155 nhé.
    • Về xuất thành phẩm hoặc hàng hóa ra để tiêu dùng nội bộ. Tiêu dùng nội bộ tức là xuất thành phẩm ra cho các bộ phận trong công ty sử dụng

    Ví dụ: Cty sản xuất quạt, xuất quạt ra cho bộ phận kinh doanh sử dụng), kế toán dựa vào bộ chứng từ xuất kho (gồm phiếu xuất kho, hóa đơn tài chính), tiến hành hạch toán 3 bút toán như sau:

    Bút toán 1: Nợ 641 (Chi phí bán hàng)

    Có 512 (Doanh thu tiêu thụ nội bộ, ghi theo giá bán). Nghiệp vụ này dựa vào hóa đơn tài chính mà Cty xuất theo giá bán thị trường. Tên người mua và tên người bán đều đứng tên Công ty

    Bút toán 2: Nợ 632 (Giá vốn hàng bán, ghi theo giá vốn)

    Có 155 (Thành phẩm). Nghiệp vụ này được ghi nhận là tính giá xuất kho của hàng tồn kho théo trong 4 phương pháp

    Bút toán 3: Nợ 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)

    Có 3331 (Thuế GTGT đầu ra phải nộp). Nghiệp vụ này được ghi nhận dựa vào hóa đơn tài chính để ghi nhận vào. Và Cty không phải nộp thuế vì đầu vào bằng đầu ra.

    E. 4 KẾ TOÁN VỀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ (Tài khoản sử dụng 153)

    I. Bên nợ 153:

    TH1: Mua trong nước. Mua công cụ dụng cụ về nhập kho, dựa vào hóa đơn tài chính (HĐ GTGT hoặc hóa đơn bán hàng) của bên bán hoặc hóa đơn bán lẻ, kế toán hạch toán như sau:


    • Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ)
    • Nợ 133 (Thuế VAT đầu vào) (nếu có)
    • Có 111 (Tiền mặt), hoặc 112 (Tiền gửi ngân hàng), hoặc 331 (Phải trả người bán)

    (Nếu có phát sinh những khoản chi phí vận chuyển liên quan đến công cụ dụng cụ thì hạch toán vào giá gốc của CCDC tức bên nợ 153)

    TH2: Nhập khẩu

    Kế toán dựa vào Tờ Khai hải quan, tiến hành hạch toán 2 nghiệp vụ sau:

    Nghiệp vụ 1


    • Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ)
    • Có 331 (Phải trả người bán)

    Nghiệp vụ 2: Thuế Nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

    • Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ)
    • Có 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt)
    • Có 3333 (Thuế nhập khẩu)

    II. Bên có 153:

    Xuất Công cụ, dụng cụ (Phiếu xuất kho) ra để phục vụ cho bộ phận sản xuất hoặc bộ phận bán hàng hoặc bộ phận quản lý và phân bổ nhiều kỳ kế toán.


    • Nợ 142 (Chi phí trả trước ngắn hạn dưới 1 năm), hoặc
    • Nợ 242 (Chi phí trả trước dài hạn trên 1 năm)
    • Nợ 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
    • Có 153 (Công cụ, dụng cụ)

    Đồng thời, cuối tháng dựa vào bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn để hạch toán cho từng bộ phận có liên quan.

    • Nợ 627 (Chi phí sản xuất chung) hoặc 641 (Chi phí bán hàng), hoặc 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp)
    • Có 142, hoặc 242 (bằng trị giá xuất kho/thời gian phân bổ)
    • (Theo quy định của thuế TNDN (TT123) hiện hành thì thời gian phân bổ của CCDC không quá 2 năm).

    E. 5 KẾ TOÁN HÀNG GỬI ĐI BÁN (TK 157)

    • Chỉ phản ánh vào Tài khoản 157 "Hàng gửi đi bán" trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (Chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).
    • Hàng hóa, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hóa, thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi được xác định là đã bán.

    I. Bên nợ 157

    Xuất hàng hóa hoặc thành phẩm xuống cho khách hàng, cho đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng hoặc cho đơn vị trực thuộc của Công ty mà sử dụng chung hóa đơn của Cty, kế toán sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi đi bán đại lý hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với chi nhánh hoặc cửa hàng) hoặc phiếu xuất kho đối với khách hàng.

    Kế toán hạch toán như sau:


    • Nợ 157 (Hàng gừi đi bán)
    • Có 156 (Hàng hóa) ; 155 (Thành phẩm)

    II. Bên có 157:

    Khi đại lý bán hàng hóa được, tiến hành lập bảng kê hóa đơn mà đại lý bán được gửi về Cty thì Cty tiến hành xuất hóa đơn hàng hóa đã bán ra cho đại lý và hạch toán như sau


    • Nợ 1111, 112, 131 (Phải thu của đại lý)
    • Có 511 (Doanh thu bán hàng hóa)
    • Có 3331 (Thuế VAT đầu ra phải nộp).
    • Đồng thời hạch toán giá vốn hàng đã bán
    • Nợ 632 (Giá vốn hàng bán)
    • Có 157 (Hàng gửi đi bán)

    Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi:

    • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)
    • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
    • Có các TK 111, 112, 131..

    E. 6 VỀ HÀNG HOÁ MUA ĐANG ĐI ĐƯỜNG (TK 151)

    Hàng hóa, vật tư được coi là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa nhập kho, bao gồm:


    • Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng còn để ở kho người bán, ở bến cảng, bến bãi hoặc đang trên đường vận chuyển;
    • Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm, kiểm nhận nhập kho.

    Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: "Hàng mua đang đi đường".

    • Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng ghi sổ trực tiếp vào các Tài khoản 152 "Nguyên liệu, vật liệu", Tài khoản 153 "Công cụ, dụng cụ", Tài khoản 156 "Hàng hóa".
    • Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì căn cứ hóa đơn mua hàng ghi vào Tài khoản 151 "Hàng mua đang đi đường".

    Hạch toán nghiệp vụ hàng đang đi trên đường.

    • Khi mua hàng hóa mà hàng hóa đó đã thuộc sở hữu của Cty nhưng trong tháng hàng chưa về đến kho. Kế toán tiến hành lưu hồ sơ là Hàng đang đi trên đường. Đến cuối tháng nếu hàng vẫn chưa về đến kho Kế toán dựa vào các chứng từ chứng minh hàng hóa đó thuộc sở hữu của Cty (gồm hóa đơn GTGT, biên bảng giao nhận hàng hóa). Tiến hành hạch toán

    – Nợ 151 (Hàng mua đang đi đườn)

    – Nợ 133 (nếu có)

    – Có 111, 112 hoặc 331


    • Đến cuối tháng Khi hàng về đến kho, tiến hành thủ tục nhập kho, kế toán dựa vào phiếu nhập kho cùng các chứng từ có liên quan, hạch toán như sau:

    – Nợ 156 (Hàng hóa), 152 (Nguyên vật liệu), 153 (Công cụ, dụng cụ)..

    – Có 151 (Hàng đang đi trên đường)

    F. Hàng tồn kho trình bày trên bảng cân đối kế toán gồm có 2 mục:


    • Hàng tồn kho và
    • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

    Lưu ý: Để lập dự phòng hàng tồn kho kế toán phải so sánh giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc thì hàng tồn kho phải được trính bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Tức lúc này phải lập dự phòng.
     
  4. Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán và khách hàng



    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán.

    Nghiệp vụ thanh toán với người bán thường xảy ra trong quan hệ mua bán vật tư, hàng hóa, dịch vụ.. giữa doanh nghiệp với người bán, nghiệp vụ này phát sinh khi doanh nghiệp mua hàng theo phương thức thanh toán trả chậm hoặc trả trước tiền hàng, nghĩa là có quan hệ nợ nần giữa doanh nghiệp và người bán. Khi doanh nghiệp mua chịu thì sẽ phát sinh nợ phải trả, khi doanh nghiệp ứng trước sẽ xuất hiện một khoản phải thu của người bán.

    Nội dung nghiệp vụ thanh toán với người bán:


    • Phản ánh các khoản phải trả phát sinh sau khi mua hàng và phải thu do ứng trước tiền mua hàng với từng nhà cung cấp.
    • Tài khoản này không theo dõi các nghiệp vụ mua hàng trả tiền ngay trực tiếp tại thời điểm giao hàng.
    • Khi mua hàng đã nhập, đã nhận hàng nhưng cuối kỳ chưa nhận được chứng từ mua hàng thì số nợ tạm ghi theo giá tạm tính của hàng nhận. Khi nhận được chứng từ sẽ điều chỉnh theo giá thực tế thỏa thuận.
    • Phản ánh các nghiệp vụ chiết khấu, giảm giá phát sinh được người bán chấp thuận làm thay đổi số nợ sẽ thanh toán.

    Chứng từ sử dụng:

    • Các chứng từ về mua hàng: Hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng (hoặc hóa đơn VAT) do người bán lập, biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa; phiếu nhập kho, biên bản giao nhận TSCĐ..
    • Chứng từ ứng trước tiền: Phiếu thu (do người bán lập)
    • Các chứng từ thanh toán tiền hàng mua: Phiếu chi, giấy báo Nợ, ủy nhiệm chi, séc..

    Tùy theo quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp mà lựa chọn số lượng, loại chứng từ sao cho phù hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng loại chứng từ không có trong quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác thanh toán thì càn có văn bản cho phép của Nhà nước.

    Tài khoản sử dụng:

    Tài khoản 331 - Phải trả người bán

    Kết cấu của TK 331


    [​IMG]

    Tài khoản này được mở chi tiết cho từng người bán.

    Phương pháp hạch toán.

    Hạch toán chi tiết.

    Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau:


    [​IMG]

    Căn cứ vào các chứng từ gốc về thanh toán với người bán, kế toán chi tiết ghi vào sổ chi tiết TK 331 được mở riêng cho từng nhà cung cấp. Mẫu sổ chi tiết TK 331 đã được bộ tài chính ban hành và hướng dẫn cách ghi chép. Theo quy định chung, đối với tất cả các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ phải có sổ chi tiết riêng theo từng đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.

    Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết về việc thanh toán đối với người bán. Bảng tổng hợp này sẽ là căn cứ để đối chiếu với sổ cái TK 331.

    Hạch toán tổng hợp.

    Trường hợp mua chịu:

    Mua vật tư, TSCĐ: Căn cứ vào chứng từ, hóa đơn, biên bản giao nhận.. kế toán ghi:

    Nợ TK 152, 153, 156: Nguyên liệu, công cụ, dụng cụ thực nhập (phương pháp KKTX)

    Nợ TK 611: Mua hàng (phương pháp KKĐK)

    Nợ TK 211, 213: TSCĐ đã đưa vào sử dụng

    Nợ TK 133: Thuế VAT (VAT) được khấu trừ

    Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp

    Mua chịu vật tư, dịch vụ sử dụng ngay:

    Nợ TK 627, 641, 642, 241, 142..

    Nợ TK 133: VAT được khấu trừ

    Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp

    Khi trả nợ cho người bán, kế toán ghi:

    Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp

    Có TK 111: Trả bằng tiền mặt

    Có TK 112: Trả bằng tiền gửi Ngân hàng

    Có TK 311, 341: Trả bằng tiền vay

    Khi được nhà cung cấp chiết khấu, giảm giá và chấp nhận giảm nợ hoặc nhận nợ với doanh nghiệp, kế toán ghi:

    Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp

    Có TK 152, 153: Phương pháp KKTX

    Có TK 611: Phương pháp KKĐK

    Có TK 711: Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng

    Khi trả lại vật tư cho người bán và được người bán xóa nợ hoặc ghi nhận nợ với doanh nghiệp, kế toán ghi:

    Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp

    Có TK 152, 153: Phương pháp KKTX

    Có TK 611: Phương pháp KKĐK

    Có TK 133: VAT được khấu trừ

    Trường hợp ứng trước tiền mua hàng

    Khi ứng tiền cho người bán để mua hàng:

    Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp

    Có TK 111, 112

    Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước:

    Nợ TK 152, 153, 156.. nhập hàng theo phương pháp KKTX

    Nợ TK 611: Nhập hàng theo phương pháp KKĐK

    Nợ TK 211, 213: Mua TSCĐ

    Nợ TK 133: VAT theo phương pháp khấu trừ

    Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp

    Thanh toán chênh lệch giữa giá trị hàng nhập với số tiền ứng trước:

    + Nếu ứng trước < trị giá hàng mua đã nhập và doanh nghiệp trả số tiền còn thiếu:

    Nợ TK 331: Trả nợ nhà cung cấp số thiếu

    Có TK 111, 112

    + Nếu ứng trước > trị giá hàng nhập thì phải thu, khi thu ghi:

    Nợ TK 111, 112

    Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp

    Trường hợp nợ phải trả người bán không ai đòi, kế toán ghi tăng thu nhập bất thường.

    Nợ TK 331: Kết chuyển xóa nợ vắng chủ.

    Có TK 721: Thu nhập bất thường.

    Nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp thì không sử dụng TK133- VAT đầu vào được khấu trừ. Khi đó giá trị vật tư, hàng hóa mua vào và giá trị hàng mua trả lại là giá bao gồm cả VAT.

    Trường hợp thanh toán với người bán bằng ngoại tệ:

    Nếu doanh nghiệp dùng tỷ giá thực tế:

    Khi phát sinh các khoản công nợ đối với người bán thì phải theo dõi cả số nguyên tệ phát sinh.

    Nợ TK 152, 153, 156, 211: Tỷ giá thực tế

    Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ

    Có TK 331: Phải trả cho người bán

    - Khi thanh toán:

    + Nợ TK 331: Tỷ giá thực tế lúc ghi sổ

    Nợ TK 635: Nếu lỗ về tỷ giá hối đoái

    Có TK111, 112.: Số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế thanh toán.

    + Nợ TK 331: Tỷ giá thực tế lúc ghi sổ

    Có TK 111, 112.: Số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế thanh toán.

    Có TK 515: Nếu lãi về tỷ giá hối đoái.

    Đồng thời ghi đơn bên Có TK007

    - Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán:

    Nợ TK 152, 153, 156, 211: Tỷ giá thực tế

    Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ

    Nợ TK 635: Nếu lỗ về tỷ giá hối đoái

    Có TK 331: Phải trả cho người bán

    Có TK 515: Nếu lãi về tỷ giá hối đoái

    Khi thanh toán:

    Nợ TK 331: Tỷ giá hạch toán

    Có TK 111, 112.. số tiền phải trả cho người bán

    Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007

    Cuối kỳ đối với các khoản phải thu, phải trả người bán có gốc ngoại tệ thì phải tiến hành điều chỉnh theo tỷ giá thực tế cuối kỳ, số chênh lệch lãi ghi vào TK 515, nếu lỗ ghi vào TK 635, đầu kỳ kế toán tiếp theo sẽ ghi ngược lại xóa số dư trên TK 635 và TK 515:

    - Nếu tỷ giá tăng:

    Nợ TK 635: Nếu lỗ về tỷ giá hối đoái

    Có TK 331: Phải trả người bán

    - Nếu tỷ giá giảm:

    Nợ TK 331: Phải trả người bán

    Có TK 515: Nếu lãi về tỷ giá hối đoái

    Đầu kỳ kế toán sau ghi ngược lại.

    Trường hợp bù trừ công nợ:

    Khi một tổ chức, cá nhân (VD: Công ty X) vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp của doanh nghiệp, nếu có sự đồng ý của cả hai bên thì có thể bù trừ công nợ.

    Căn cứ vào các chứng từ mua hàng và bán hàng cho Công ty X và sổ chi tiết phải thu khách hàng - Công ty X, phải trả người bán- Công ty X để xác định số tiền phải thu, phải trả.

    - Trường hợp số phải thu > số phải trả

    Nợ TK 331- công ty X: Số tiền ghi theo sốphải trả

    Có TK 131- công ty X

    - Trường hợp số phải thu < số phải trả

    Nợ TK 331- công ty X: Số tiền ghi theo số phải thu

    Có TK 131- công ty X

    Trường hợp Y là nhà cung cấp, Z là khách hàng của doanh nghiệp nếu như Y và Z đồng ý, doanh nghiệp có thể tiến hành bù trừ công nợ. Trong trường hợp này cần phải có biên bản xác nhận về việc bù trừ công nợ, có chữ ký của các bên tham gia. Căn cứ vào biên bản, kế toán ghi:

    Nợ TK 331- Y

    Có TK 131- Z

    Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán:


    [​IMG]

    Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng.

    Quan hệ thanh toán với khách hàng nảy sinh khi doanh nghiệp bán vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ của mình theo phương thức trả trước.. thông thường việc bán hàng theo phương thức nêu trên chỉ xáy ra trong các nghiệp vụ bán buôn hàng hóa hoặc bán hàng của các đại lý của doanh nghiệp.

    Nội dung:

    Các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo phương thức bán chịu hoặc trong trường hợp người mua trả trước tiền hàng.

    - Không theo dõi khoản tiền bán hàng đã thu trực tiếp tại thời điểm xảy ra nghiệp vụ bán hàng.

    - Phản ánh số tiền doanh nghiệp chấp nhận giảm giá, bớt giá, chiết khấu cho khách hàng hoặc số phải trả khách hàng khi khách hàng trả lại hàng mua.


    • Phản ánh tổng số phải thu của khách hàng (bao gồm số nợ gỗc và lãi trả chậm phải thu) đối với trường hợp bán trả góp.

    - Phản ánh số nợ phải thu hoặc số tiền ứng trước phải trả của tất cả các khách hàng có quan hệ kinh tế chủ yếu với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và tài sản bán thanh lý khác.

    Các chứng từ thường gồm:

    - Hóa đơn bán hàng (hoặc hóa đơn VAT) do doanh nghiệp lập

    - Giấy nhận nợ hoặc lệnh phiếu do khách hàng lập

    - Chứng từ thu tiền: Phiếu thu, giấy báo Có..

    Tài khoản sử dụng:

    TK 131- Phải thu khách hàng.

    Kết cấu của tài khoản 131:


    [​IMG]

    (Tài khoản này được mở chi tiết cho từng khách hàng. Khi lập bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng để ghi cả hai chỉ tiêu bên tài sản và nguồn vốn. Tài khoản này cũng được mở chi tiết theo thời hạn thanh toán để xác định nợ phải thu khó đòi, làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi).

    Phương pháp hạch toán:

    Hạch toán chi tiết.

    Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau:


    [​IMG]

    Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán chi tiết tiến hành ghi vào sổ chi tiết cho từng khách hàng.

    Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán với khách hàng, bảng này sẽ dùng để đối chiếu với sổ cái TK 131.

    Hạch toán tổng hợp.

    - Trường hợp doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ

    * Trường hợp bán chịu cho khách hàng:

    - Khi bán chịu vật tư, hàng hóa cho khách hàng, căn cứ vào hóa đơn VAT, kế toán ghi doanh thu bán chịu phải thu:

    Nợ TK 131: Số phải thu của khách hàng

    Có TK 511: Doanh thu bán hàng

    Có TK 3331: VAT của hàng bán ra

    - Khi bán chịu TSCĐ kế toán ghi:

    Nợ TK 131: Phải thu khách hàng

    Có TK 711: Thu nhập bất thường

    Có TK 3331: VAT của hàng bán ra

    - Khi chấp nhận giảm giá trừ nợ hoặc nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi:

    Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán

    Nợ TK 3331: VAT của hàng bán ra

    Có TK 131: Phải thu khách hàng

    - Khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng, kế toán ghi:

    Nợ TK 635: Chiết khấu thanh toán cho khách hàng

    Có TK 131: Phải thu khách hàng

    - Căn cứ chứng từ thanh toán, kế toán ghi số nợ đã thu:

    Nợ TK 111, 112: Thu tiền nợ của khách hàng

    Nợ TK 311: Thu nợ và thanh toán tiền vay ngắn hạn

    Có TK 131: Ghi giảm số phải thu của khách hàng

    - Khi chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng và trừ nợ hoặc ghi nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi:

    Nợ TK 531: Doanh thu hàng bán bị trả lại

    Nợ TK 3331: VAT của hàng bán bị trả lại

    Có TK 131: Ghi giảm số nợ phải thu của khách hàng

    * Trường hợp khách hàng ứng trước tiền mua hàng.

    - Khi doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của khách hàng, kế toán ghi:

    Nợ TK 111, 112: Số tiền khách hàng ứng trước

    Có TK 131: Phải thu khách hàng

    - Khi giao nhận hàng cho khách hàng theo số tiền ứng trước, căn cứ vào hóa đơn bán hàng, kế toán ghi:

    Nợ TK 131: Tổng số tiền hàng khách hàng phải thanh toán

    Có TK 511: Doanh thu bán hàng

    Có TK 3331: VAT của hàng bán ra

    - Chênh lệch giữa số tiền ứng trước và giá trị hàng bán theo thương vụ sẽ được theo dõi thanh quyết toán trên TK 131.

    * Trường hợp bán hàng trả góp

    Theo phương thức này, khách hàng thanh toán trước một phần tiền, phần còn lại chưa trả và phải chịu lãi, số lãi đó được coi là thu nhập tài chính. Doanh thu bán hàng được xác định như trong trường hợp bán hàng một lần, kế toán ghi:

    Nợ TK 111, 112: Số tiền trả ngay

    Nợ TK 131: Số nợ trả góp

    Có TK 511: Doanh thu bán hàng

    Có TK 3331: VAT của hàng bán (tính trên doanh thu bán hàng)

    Có TK 3387: Lãi do bán trả góp.

    * Trường hợp hàng đổi hàng

    Hàng xuất kho mang đi đổi được coi như tiêu thụ, hàng nhận về do đổi coi như mua.

    - Khi xuất hàng đem đi đổi:

    Nợ TK 131: Phải thu khách hàng

    Có TK 511: Doanh thu bán hàng

    Có TK 3331: VAT của hàng bán ra.

    - Khi nhận hàng do đổi hàng:

    Nợ TK 152, 153, 211, 611

    Nợ TK 133: VAT được khấu trừ

    Có TK 131: Phải thu khách hàng

    Số tiền thừa, thiếu do đổi hàng được xử lý trên TK 131

    * Trường hợp đặc biệt nợ phải thu khó đòi

    Căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi là nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên. Trong trường hợp đặc biệt, tuy thời hạn chưa tới 2 năm, nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người nợ có dấu hiệu khác như bỏ trốn.. cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi.

    Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi:

    Cuối niên độ kế toán, tính số dự phòng phải thu khó đòi cho năm nay:

    Nợ TK 642- 6426

    Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi

    Sang năm sau, tính ra số dự phòng phải lập trong năm và so sánh với số dự phòng năm trước đã lập:

    + Nếu không thay đổi thì không lập thêm dự phòng

    + Nếu số số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì tiến hành lập thêm theo số chênh lệch.

    Nợ TK 642- 6426: Số chênh lệch

    Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi

    + Nếu số số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì hoàn nhập dự phòng theo số chênh lệch.

    Nợ TK 139: Số chênh lệch

    Có TK 642- chi phí quản lý DN

    Trường hợp có dấu hiệu chắc chắn không đòi được, kế toán ghi:

    Nợ TK 642- 6426

    Có TK 131: Số thực tế mất

    Đồng thời ghi Nợ TK 004- chi tiết cho từng đối tượng: Số nợ đã xóa sổ.

    Trường hợp số nợ đã xóa sổ nhưng lại đòi thì cho vào thu nhập bất thường:

    Nợ TK 111, 112..

    Có TK 711: Thu nhập bất thường

    Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004

    Sơ đồ hạch toán thanh toán với khách hàng:


    [​IMG]
     
  5. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi các anh chị được tuyển làm vị trí kế toán tài sản cố định của một Công ty nào đó các anh chị phải làm những công việc gì?

    • Hiện tại kế toán đang còn nhằm lẫn về phân biệt sự khác nhau giữa Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ? Cách quản lý và theo dõi tài sản cố định và CCDC sao cho không bị thất thoát tài sản của Công ty.
    • Những khoản chi phí nào thì được cộng vào giá trị của tài sản cố định mua vào và những chi phí nào thì không cộng vào mà hạch toán thẳng vào chi phí trong kỳ.
    • Kế toán sử dụng những chứng từ gì để ghi tăng cũng như ghi giảm tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định?

    Trung tâm gia sư kế toán trưởng sẽ giúp các anh chị giải quyết được những câu hỏi trên.

    • N hiệm vụ của kế toán TSCĐ cần làm những công việc gì?
    • Phân biệt TSCĐ hữu hình và Công Cụ dụng cụ, vô hình, TSCĐ thuê tài chính?
    • Nguyên giá tài sản cố định là gì? Được cấu tạo bởi những khoản chi phí gì?
    • Chứng từ dùng để hạch toán kế toán trong các trường hợp tăng giảm tài sản cố định cũng như khấu hao tài sản cố định.
    • Biết cách quản lý tài sản cố định đúng theo quy định của chế độ kế toán và pháp luật thuế để chi phí khấu hao được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.

    1. Định nghĩa:

    A. TSCĐ hữu hình: Để được ghi nhận là TSCĐ hữu hình, thì tài sản đó phải thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau:


    • Có hình thái vật chất và thuộc sở hữu của doanh nghiệp (thông qua hóa đơn đầu vào, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận quyền sử dụng)
    • Tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Có thời gian sử dụng trên 1 năm
    • Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên (theo TT45 từ 10/06/2013).
    • Ví dụ: Nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị có giá trị trên 30.000.000 triệu đồng

    b. TSCĐ vô hình: Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình giống như các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình, nhưng TSCĐ vô hình thì không có hình thái vật chất.

    Ví dụ: Bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, quyền sử dụng đất..

    C. TSCĐ thuê tài chính


    • Là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Tổng số tiền thuê của loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng.
    • Đối với doanh nghiệp đi thuê: phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Và thực hiện đúng theo hợp đồng. Đồng thời chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
    • Đối với doanh nghiệp cho thuê: không trích khấu hao tài sản mà thực hiện theo hợp đồng cho thuê.

    2. Nhiệm vụ của Kế toán TSCĐ

    • Quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để không bị thất thoát bằng cách mở thẻ tài sản cố định. Mỗi tài sản cố định phải dán mã.
    • Ngoài ra, kế toán cần lập Biên bản kiểm kê TSCĐ nhằm xác định số lượng. Tuy nhiên, tùy theo tính chất của tài sản mà quy định kiểm kê vào cuối năm hay đột xuất.
    • Trích khấu hao đầy đủ chi phí vào những bộ phận có liên quan của những tài sản tham gia vào SXKD.
    • Bộ chứng từ của tài sản phải được lưu tại thẻ tài sản cố định (Vì phục vụ cho nhiều năm)
    • Khi bàn giao tài sản cố định cho bộ phận nào sử dụng phải có biên bản bàn giao để quản lý tính hiện hữu của tài sản.

    3. Kết cấu tài khoản, chứng từ sử dụng, ghi sổ kế toán:

    3.1 Tài khoản: 211 – TSCĐ hữu hình Gồm các loại sau:


    • Nhà cửa vật kiến trúc (2111)
    • Máy móc thiết bị (2112)
    • Phương tiện vận chuyển (TK 2113)
    • Thiết bị dụng cụ quản lý (TK 2114)
    • Tài khoản (TK 2115) – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm (Cà phê, chè, cao su, vườn cây ăn quả) súc vật làm việc (Voi, bò, ngựa cày kéo) và súc vật nuôi để lấy sản phẩm (Bò sữa, súc vật sinh sản).
    • TSCĐ khác (TK 2118)

    NỢ TK 211 (Nguyên giá TSCĐ) : Tài sản cố định trong doanh nghiệp tăng trong kỳ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:

    • Mua trả ngay, mua trả chậm
    • Tự xây dựng
    • Tự sản xuất
    • Nhận góp vốn

    Do đó, mỗi kiểu hình thành sẽ có các cách xác định nguyên giá khác nhau.

    Trường hợp 1: Tăng do mua trả ngay, mua trả chậm

    Trường hợp 1.1: Mua hàng trong nước

    A. Xác định nguyên giá:


    [​IMG]

    B. Chứng từ sử dụng:



    • Hợp đồng mua bán,
    • Hóa đơn tài chính của việc mua tài sản
    • Hóa đơn vận chuyển tài sản,
    • Lệ phí trước bạ (nếu có),
    • Phiếu xuất kho, Biên bản bàn giao tài sản giữa bên bán và bên mua
    • Giấy báo nợ ngân hàng.

    Trường hợp 2: Tài sản tăng do Công ty thuê ngoài xây dựng hoặc tự Xây dựng

    A. Xác định nguyên giá

    Nguyên giá TSCĐ HH hoàn thành do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định, cùng với các chi phí khác liên quan trực tiếp, và lệ phí trước bạ (nếu có).

    B. Chứng từ sử dụng


    • Biên bản nghiệm thu và hoàn thành
    • Biên bản quyết toán công trình
    • Hồ sơ hoàn công đưa vào sử dụng
    • Hóa đơn đầu vào của việc xây dựng
    • Hợp đồng về xây dựng

    Trường hợp 3: Tài sản tăng do Cty tự sản xuất (Tiêu dùng nội bộ)

    A. Xác định nguyên giá.

    Tài sản cố định tự sản xuất tức là sản phẩm do công ty sản xuất, mà được xuất ra cho chính công ty sử dụng.

    Nguyên giá TSCĐ là giá bán sản phẩm và các chi phí lắp đặt, chạy thử, chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng.

    B. Chứng từ sử dụng


    • Phiếu đề xuất xuất tiêu dùng nội bộ của phòng ban, có sự xét duyệt của Ban lãnh đạo
    • Phiếu xuất kho
    • Biên bản bàn giao
    • Hóa đơn GTGT

    Trường hợp 4: Tăng do nhận góp vốn

    A. Xác định nguyên giá

    Nguyên giá TSCĐ nhận vốn góp liên doanh là giá trị theo đánh giá thực tế của của Hội đồng giao nhận, Các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ..

    B. Chứng từ sử dụng


    • Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết
    • Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn
    • Hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của Pháp luật, kèm theo Bộ hồ sơ nguồn gốc của tài sản.

    CÓ TK 211: Giảm TSCĐ trong công ty có các trường hợp:

    • Nhượng bán TSCĐ
    • Thanh lý TSCĐ

    Trường hợp 1: Giảm do nhượng bán TSCĐ:

    A. Định nghĩa:

    TSCĐ nhượng bán là những tài sản không cần dùng hay xét thấy sử dụng không hiệu quả.

    B. Chứng từ sử dụng:


    • Lập hội đồng thẩm định giá
    • Thông báo công khai và tổ chức đấu giá
    • Có hợp đồng mua bán
    • Biên bản giao nhận tài sản cố định
    • Hóa đơn tài chính

    ⇒ Trường hợp 2: Giảm do thanh lý TSCĐ

    A. Định nghĩa:

    TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

    B. Chứng từ sử dụng:

    Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vị phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục, trong chế độ quản lý tài chính và lập Biên bản thanh lý TSCĐ theo mẫu quy định. Biên bản lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.

    3.2 TSCĐ vô hình:

    Các nghiệp vụ tăng giảm liên quan đến TSCĐ vô hình tương tự như TSCĐ hữu hình.

    3.3 TSCĐ thuê tài chính:

    Nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài sản cố định thuê tài chính, các anh chị vui lòng xem TT105/2013 ngày 4/11/2003.

    4. Khấu hao TSCĐ

    4.1 Nguyên tắc thực hiện:


    • Về nguyên tắc, mọi TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao BĐS đầu tư hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác (tk811).
    • Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng chung cho xã hội), doanh nghiệp phải thực hiện theo chính sách tài chính hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí mà chỉ tính hao mòn TSCĐ
    • Thời gian khấu hao của tài sản cố định dựa vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản nhưng để tránh chênh lệch chi phí khấu hao giữa thuế và kế toán thì thường kế toán chọn thời gian khấu hao căn cứ vào thông tư 45 năm 2013. (10/06/2013). => Những tài sản trước đây (trước 10/06/2013) mà có giá trị nhỏ hơn 30 triệu thì kết chuyển vào chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn để phân bổ với thời gian là không quá 3 năm (36 tháng).

    4.2 Phương pháp khấu hao

    Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng loại tài sản cố định.

    Có 3 phương pháp:

    Phương pháp 1: Khấu hao theo đường thẳng (khấu hao các năm đều nhau)


    [​IMG]



    • Thời gian trích khấu hao: Là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.
    • Thời gian trích cho mỗi TSCĐ đã được quy định tại TT45/2013.

    Ví dụ:

    • Phương tiện vận tải đường bộ trích khấu hao từ 6 – 10 năm
    • Nhà cửa loại kiên cố sẽ được trích từ 25 – 50 năm

    Phương pháp 2: Khấu hao theo số dư giảm dần (khấu hao những năm đầu là lớn và giảm dần theo thời gian). Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được quy định như sau:

    [​IMG]

    Phương pháp 3: Khấu hao theo số lượng sản phẩm (mục đích là hạch toán chi phí khấu hao đúng và đủ)

    Tài sản sử dụng phương pháp khấu hao này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:


    • Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
    • Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản
    • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

    4.3 Kết cấu tài khoản sử dụng: TK 214

    Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng giảm hao mòn và giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư.


    [​IMG]

    Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐS đầu tư thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh..

    Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư.

    Số dư đầu kỳ và cuối kỳ bên có: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở đơn vị.


    • Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2:
    • Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình
    • Tài khoản 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
    • Tài khoản 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình:
    • Tài khoản 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư

    4.4 Chứng từ sử dụng: Bảng khấu hao TSCĐ

    Cuối mỗi kỳ, kế toán sẽ lập ra Bảng khấu hao TSCĐ để thực hiện việc trích khấu hao cho từng tài sản sử dụng trong doanh nghiệp. Từ đó kế toán có thể quản lý được tình hình sử dụng tài sản, giá trị còn lại, cũng như chi phí khấu hao cho từng bộ phận sử dụng tài sản.


    [​IMG]

    4.5 Một số lưu ý:

    • Trước khi trích khấu hao thì đơn vị phải thông báo cho cơ quan thuế về các loại tài sản doanh nghiệp đang sử dụng sẽ được thực hiện việc trích khấu hao theo phương pháp nào.

    • Do TSCĐ có hình thái vật chất giống Hàng tồn kho. Do đó, đối với Hàng tồn kho kế toán sẽ mở Sổ chi tiết, còn đối với TSCĐ thì chúng ta sẽ mở thẻ theo dõi TSCĐ.
    • Quyền sử dụng đất lâu dài thì không trích khấu hao. Riêng đối với quyền sử dụng đất có thời hạn thì kế toán cần phải trích khấu hao như những tài sản cố định khác.
    • Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.
    • Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ phải được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng hoặc giảm.

    4.6 Nghiệp vụ phát sinh:

    Định kỳ (Cuối tháng) dựa vào bảng trích khấu hao tài sản cố định, và phân loại các bộ phận sử dụng tài sản đó, kế toán sẽ ghi nhận vào chi phí riêng cho từng bộ phận, và hạch toán như sau:

    Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6234)

    Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274)

    Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

    Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

    Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).
     
  6. Hướng dẫn hạch toán kế toán Xây dựng cơ bản dở dang



    Bấm để xem
    Đóng lại
    +Đặc điểm: Xây dựng cơ bản dở dang phát sinh khi doanh nghiệp chúng ta có hoạt động sửa chữa lớn TSCD, hoặc doanh nghiệp tự xây dựng 1 TSCD nào đó. Ví dụ: Nhà ăn cho nhân viên.. Hạch toán kế toán xây dựng cơ bản dở dang chúng ta sẽ phải theo dõi chi tiết phần xây dựng này như bên công trình xây dựng.

    Bước 01:

    – Dự toán, kế hoạch hay còn gọi là Báo cáo kinh tế kỹ thuật chi phí sữa chữa mua sắm, cải tạo xây mới

    – Quyết định phê duyệt: Báo cáo kinh tế kỹ thuật

    – Quyết định phê duyệt kinh phí sữa chữa, cải tạo xây mới

    Công tác đầu tư XĐCB và sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Ở các doanh nghiệp tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.

    TH 1: NẾU LÀ BÊN GIAO THẦU CHO CÔNG TY XÂY DỰNG THEO HÌNH THỨC KHOÁN GỌN

    Căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, hóa đơn GTGT. Khi công trình hoàn thành, việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản được bàn giao và đưa vào sử dụng: BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG, BIÊN BẢN XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG, BẢNG QUYẾT TOÁN KHỐI LƯỢNG

    Nhận đươc hóa đơn, ghi:

    Nợ TK 241 – XDCB dỡdang (2412, 2413)

    Nợ TK 133 – ThuếGTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

    Có TK 331 – Phải trảcho người bán.

    Ghi nhận là tài sản, hoặc vào chi phí chờ phân bổ:

    Nợ 142, 242, 211/ có241

    Xác định thời giansử dụng tính khấu hao bộ phận sử dụng:

    Nợ 627, 641, 642/ Có, 142, 242, 214

    TH2: Nếu là bên bạn tự làm

    Nguyên vật liệu đưavào công trình: Sắt đá, xi măng..

    Nợ TK 152 – Nguyênliệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)

    Nợ TK 133 – ThuếGTGT được khấu trừ (1332)

    Có TK 331 – Phải trảcho người bán (Tổng giá thanh toán).

    Trường hợp chuyểnthẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi công:

    Nợ TK 241 – XDCB dỡdang

    Nợ TK 133 – ThuếGTGT được khấu trừ (1332)

    Có TK 331 – Phải trảcho người bán

    Khi xuất NVL ra sửdụng

    Nợ 241/ có 152

    + Chi phí nhâncông: Bảng lương + chấm công + hợp đồng

    Nợ 622/ có 334

    Nợ 334/ có 111

    Kết chuyển lương vànhân công:

    Nợ 241/ Có 621, 622

    Khi công trình hoànthành nghiệm thu đưa vào sử dụng:

    Nợ 142, 242, 211/ có241

    Xác định thời giansử dụng tính khấu hao bộ phận sử dụng:

    Nợ 627, 641, 642/ Có, 142, 242, 214
     
  7. 7 bước cơ bản trong quy trình tính giá thành mà kế toán cần nắm chắc – Kế toán Đức Minh



    Bấm để xem
    Đóng lại
    Để có một giá thành hợp lý mà vẫn thu được lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp thì kế toán phải trải qua các bước trong quy trình tính giá thành. Vậy quy trình tính giá thành bao gồm những bước nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Kế toán Đức Minh nhé.



    [​IMG]

    1. Quy trình tính giá thành là gì?

    Quy trình giá thành là quy trình tập họp các chi phí phát sinh kể từ khi nguyên vật liệu bắt đầu được đưa vào sản xuất cho đến lúc thành phẩm tạo thành nhập kho và được ghi nhận một cách chính xác vào hệ thống kế toán.

    2.7 bước cơ bản trong quy trình tính giá thành


    [​IMG]

    Bước 1: Tập hợp các chi phí sản xuất ra sản phẩm (621;622;627) vào từng đối tượng tập hợp chi phí theo 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), Chi phí SX chung (CP SXC).

    Bước 2: Phân bổ chi phí dùng chung cho các sản phẩm thành những chi phí dùng riêng. Cho các loại sản phẩm bằng 1 tiêu thức hợp lý để tính ra được giá thành cho từng sản phẩm.

    - Trường hợp 1: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau. Hoặc công ty làm theo đơn đặt hàng hoặc Công ty làm theo hợp đồng; Hoặc công ty làm theo công trình

    - Trường hợp 2: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau tiếp theo nhưng trường hợp 2 này là sản xuất 2 sản phẩm khác nhau nhưng những khoản chi phí dùng chung thì sẽ phân bổ cho những đối tượng tính giá thành theo 1 tiêu thức phù hợp.

    Đối với những khoản chi phí dùng chung như: Chi phí sản xuất chung TK 627, Chi phí nhân công trực tiếp TK 622 mà không tập hợp riêng được cho từng đối tượng tập hợp chi phí thì phân bổ CÁI DÙNG CHUNG đó cho những đối tượng tập hợp chi phí riêng.

    - Trường hợp 3: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau. Trường hợp này xảy ra khi Công ty sản xuất ra nhiều loại sản phẩm sử dụng cùng 1 loại nguyên vật liệu

    Bước 3: Sử dụng phương pháp trong quy trình tính giá thành .

    Nếu đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau. Thì chúng ta qua bước 4 để tiếp tục.

    Nếu mà đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau. Thì lúc này kế toán sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành (Phương pháp giản đơn; Phương pháp hệ số; Phương pháp tỷ lệ.) để có cách tính giá thành cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.


    Bước 4: Xác định sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ của kỳ tính giá thành

    Biết được số lượng sản phẩm hoàn thành

    Và biết số lượng sản phẩm dở dang cũng như biết mức độ sản phẩm hoàn thành của sản phẩm dở dang. Bộ phận sản xuất sẽ báo cáo vấn đề này. Về sản phẩm dở dang các bạn kế toán nên đi kiểm kê thực tế 1 lần. Cho biết khi vào làm việc tại công ty để biết bộ phận sản xuất kiểm tra như thế nào


    Bước 5: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một trong các phương pháp phù hợp

    – Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

    Bước 6: Tính trị giá trong quy trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành



    = Trị giá 154 dở dang đầu kỳ +Trị giá 154 phát sinh trong kỳ-Trị giá 154 dở dang cuối kỳ-Phế liệu thu hồi-Sản phẩm phụ – sản phẩm hỏng.



    Bước 7: Tính giá thành từng loại sản phẩm và Lập bảng tính giá thành của từng loại sản phẩm mà đã hoàn thành trong kỳ
     
  8. Kế toán tiền lương là gì? Những công việc kế toán tiền lương phải làm



    Bấm để xem
    Đóng lại
    Muốn làm được công việc của người kế toán tiền lương bạn phải là người phải am hiểu các chính sách về nhân sự và tiền lương. Kế toán tiền lương là công việc không nên xảy ra sai sót vì vậy bạn hãy cố gắng làm thật cẩn thận tránh để xảy ra thất thoát thu nhập cho người lao động. Bài viết dưới đây, mô tả các công việc cơ bản của một kế toán tiền lương để các bạn tham khảo để hiểu thêm về vị trí này.

    [​IMG]

    1. Kế toán tiền lương là gì?

    - Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng.

    - Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Do đó, việc chi trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các Doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí tăng tích lũy cho đơn vị.

    - Quỹ tiền lương của Doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà Doanh nghiệp dùng để trả cho tất cả các loại lao động do Doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng. Đứng trên giác độ hạch toán, quỹ tiền lương được phân thành 2 loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.

    + Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động được tính theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian làm nhiệm vụ chính tại doanh nghiệp bao gồm tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoản phụ cấp kèm theo.

    + Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm việc tại doanh nghiệp nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như: Tiền lương nghỉ phép, nghĩ lễ, nghĩ việc riêng nhưng được hưởng lương..

    ==> Kế toán tiền lương là gì?

    Kế toán tiền lương là nhân viên phụ trách việc hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố như bảng chấm công, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán.. để lập bảng tính lương, thanh toán lương và chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

    2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương là gì?

    - Thực hiện công việc ghi chép, tổng hợp và phản ánh kịp thời, đầy đủ các số liệu về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian kết quả lao động.

    - Thực hiện tính lương và các khoản trích theo lương như chế độ bảo hiểm, kinh phí công đoàn.. ; các khoản phụ cấp phải trả cho NLĐ đảm bảo tính đúng theo các chính sách chế độ lao động hiện hành

    - Phân bổ kịp thời và chính xác chi phí lao động đã được phân chia đến từng đối tượng sử dụng lao động để tiến hành phát lương cho NLĐ.

    - Thực hiện hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các nhân viên hạch toán kế toán tại các bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban có liên quan về tình hình chấp hành các chính sách về chế độ tiền lương lao động, chế độ bảo hiểm, kinh phí công đoàn và các khoản phí có liên quan khác theo quy định.

    - Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng quỹ tiền lương. Báo cáo kịp thời cho cấp trên để có hướng giải quyết khi gặp sự cố.

    - Theo dõi tình hình trả - tạm ứng tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho NLĐ.

    - Tiến hành phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn nhằm phát hiện sai phạm, kiểm soát dòng tiền

    - Đề xuất biện pháp tiết kiệm quỹ lương, tổng hợp các số liệu cung cấp cho kế toán tổng hợp và các bộ phận quản lý khác.

    - Lập các báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương theo định kỳ.


    ** Kế toán tiền lương quản lý việc tạm ứng lương:

    - Quản lý các đợt tạm ứng lương trong tháng. Có thể sử dụng nhiều loại tiền tệ trong một đợt tạm ứng lương.

    - Tính tạm ứng lương cho toàn thể công ty, cho một nhóm nhân viên hoặc chỉ một nhân viên.

    - Xây dựng mức tạm ứng linh hoạt như: Chọn một giá trị tiền chung cho mọi nhân viên, số % theo lương cơ bản hoặc giá trị tiền riêng cho từng nhân viên.


    ** Kế toán tiền lương quản lý kỳ lương chính:

    - Xây dựng kỳ tính lương với nhiều thông số chi tiết như loại lương, cách tính giờ làm, ngày bắt đầu và kết thúc kỳ lương, trị giá cơ bản để tính..

    Bạn đang xem: Kế toán tiền lương là gì? Những công việc kế toán tiền lương phải làm

    - Tính các khoản thu nhập / giảm trừ lương cuối kỳ để áp dụng cho một nhóm nhân viên hoặc cho một nhân viên cụ thể.

    - Áp dụng các tỷ giá hối đoái mới nhất để đảm bảo tính lương chính xác.

    - Đưa bảng tính các đợt tạm ứng lương trong tháng vào bảng lương cuối kỳ để tính ra mức thực lãnh cụ thể cho mọi nhân viên.

    - Xây dựng bảng lương dựa trên thông tin lương nhân viên, thông tin kỳ lương và dữ liệu chấm công

    - Tính các chỉ tiêu nghĩa vụ đối với nhà nước theo lương như thuế TNCN, BHXH-YT đầy đủ và chính xác

    - Quản lý và theo dõi các khoản quỹ của nhân viên, tự động trừ lương vào quỹ, theo dõi chi tiêu quỹ

    - Quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương để quyết toán thuế TNCN cuối năm

    ** Kế toán tiền lương lập các báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp về tiền lương:

    - Bảng tạm ứng lương công ty

    - Phiếu tạm ứng lương nhân viên

    - Bảng chấm công

    - Bảng lương công ty

    - Bảng kê chi tiết phụ cấp

    - Phiếu lương Nhân viên

    - Bảng lương thanh toán qua Ngân hàng

    - Báo cáo tổng hợp thu nhập của nhân viên

    - Báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân

    - Các biểu mẫu báo cáo BHXH

    3. Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán tiền lương


    - Để có thể làm tốt công việc của một kế toán tiền lương, trước hết cần tìm hiểu các vấn đề sau:

    + Hồ sơ đăng ký thang bảng lương

    + Hợp đồng lao động (xem thật kỹ để biết mức lương NLĐ được trả, các khoản tiền thưởng, phụ cấp, bảo hiểm đều được quy định tại đây)

    + Hồ sơ, thủ tục đăng ký tình hình sử dụng lao động

    + Hồ sơ, thủ tục đăng ký nộp BHXH, BHYT, KPCĐ

    + Hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở

    + Bảng chấm công.

    + Bảng lương hàng tháng, lương tháng 13 (giám đốc sẽ quy định việc tính lương theo ca, theo ngày, theo tháng hay theo sản phẩm.)

    + Các thủ tục, chứng từ liên quan đến vấn đề nghỉ khám chữa bệnh, tai nạn lao động, nghỉ thai sản do BHXH chi trả, nghỉ mất sức, nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp nghỉ việc.

    - Và trong quá trình làm việc, kế toán tiền lương cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

    + Chấm công phải tuyệt đối chuẩn xác

    + Điền mức lương cơ bản (hoặc mức lương ngày) theo quy định của công ty nơi mình làm việc (theo ý giám đốc.)

    + Nếu làm trên excel: Chú ý các công thức, phải kéo cho đủ (cẩn thận cái tổng lương của từng người và tổng lương toàn công ty)

    + Nếu kiêm chi lương, đếm tiền thật cẩn thận

    + Nếu làm lương cho công nhân theo sản phẩm nhớ đừng bớt của họ 1 đồng nào, cho dù bạn chỉ làm tròn cho dễ nhớ (NLĐ ăn theo sản phẩm rất khổ nên họ tính từng chút một, bớt của họ thiệt cho họ).
     
  9. Công việc của kế toán tiền lương

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương:

    – Theo dõi, phản ánh kịp thời số lượng người lao động, thời gian lao động, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động vào từng bộ phận có liên quan.

    – Dựa vào bảng chấm công và các giấy tờ liên quan như giấy xin nghỉ phép, quy chế lương thưởng.. tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí, các khoản phụ cấp, trợ cấp.. theo đúng quy định của pháp luật và quy chế của DN.

    – Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoạch quỹ lương kỳ sau.

    – Xây dựng thang bảng lương để nộp cho cơ quan bảo hiểm.

    – Hoàn thiện bộ hồ sơ chứng từ của tiền lương để đủ cơ sở chắc chắn tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.

    2. Yêu cầu đối với kế toán tiền lương

    – Có chuyên môn, biết cách tính và khai báo các khoản phụ cấp, thu nhập các khoản khấu trừ.

    – Nắm thông tin bảng lương của nhân viên, phụ cấp, BHXH..

    – Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ tính lương: Ngày giờ làm việc, bảo hiểm..

    – Biết khai báo thuế TNCN.

    3. Các chứng từ sử dụng kế toán tiền lương

    – Bảng chấm công.

    – Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.

    – Hợp đồng lao động.

    – Bảng thanh toán lương và BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

    – Lập đề nghị thanh toán lương,

    – Bảng tạm ứng lương.

    – Báo cáo quyết toán thuế TNCN.

    – Bảng thanh toán tiền thưởng.

    – Các quyết định thôi việc, chấm dứt Hợp đồng

    – Các hồ sơ, giấy tờ khác liên quan

    4. Tài khoản sử dụng chính – Kết cấu tài khoản 334

    – Phát sinh bên Nợ: Các khoản khấu trừ vào tiền lương, công của NLĐ (trừ tiền tạm ứng, các khoản trích bảo hiểm, thuế TNCN), số tiền lương đã thanh toán.

    – Số dư bên Nợ: Tạm ứng trước lương cho nhân viên

    – Số dư bên Có: Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho CNV.

    5. Các nghiệp vụ liên quan đến kế toán tiền lương chủ yếu

    a. Tính tiền lương phải trả trong tháng cho người lao động (TK 334)

    Nợ TK 154 (Thông tư 113)

    Nợ TK 622 (Thông tư 200)

    Nợ TK 6421 (Nhân viên bán hàng)

    Bạn đang xem: Công việc của kế toán tiền lương

    Nợ TK 6422 (Nhân viên QLDN)

    Có TK 334

    b. Trích các khoản theo lương quy định (tính vào chi phí) 23, 5% lương đóng bảo hiểm (BHXH 17, 5%, BHYT 3%, BHTN 1%, CPCĐ 2%)

    Nợ TK 6422 (phần DN chịu)

    Có TK 3382 (CPCĐ 2%)

    Có TK 3383 (BHXH 17, 5%)

    Có TK 3384 (BHYT 3%)

    Có TK 3389 (BHTN 1%)


    c. Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động

    Nợ TK 334 (10, 5%) (phần NLĐ chịu)

    Có TK 3383 (BHXH 8%)

    Có TK 3384 (BHYT 1, 5%)

    Có TK 3389 (BHTN 1%)

    d. Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định

    Nợ TK 3382 (CPCĐ 2%)

    Nợ TK 3383 (BHXH 25, 5%)

    Nợ TK 3384 (BHYT 4, 5%)

    Nợ TK 3389 (BHTN 2%)

    Có TK 112 (34%)

    e. Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

    Nợ TK 334

    Có TK 3335 Thuế TNCN

    f. Thanh toán tiền lương cho công nhân viên

    Số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác

    Nợ TK 334

    Có TK 111, 112

    g. Nộp thuế Thu nhập cá nhân:

    Tổng tiền thuế đã khấu trừ của người lao động trong tháng hoặc quý

    Nợ TK 3335

    Có TK 111, 112

    h. Nộp BH lên cơ quan bảo hiểm

    Nợ TK 3383, 3384, 3389

    Có TK 111, 112

    i. Nộp Công đoàn lên sở lao động

    Nợ TK 3382

    Có TK 111, 112
     
  10. Kế toán thuế là gì? Các công việc của kế toán thuế?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Thuế và các công việc kế toán thuế

    Trong bài viết này chúng tôi sẽ trả lời chi tiết các vấn đề liên quan đến kế toán thuế để giúp bạn có cái nhìn tổng quan về công việc của kế toán thuế!

    1. Kế toán thuế là gì?

    Kế toán thuế có vai trò như là một cầu nối, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nhờ các công việc của kế toán thuế đã giúp cho nhà nước quản lý được nền kinh tế dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp cho các doanh nghiệp có thể kinh doanh một cách ổn định và thực hiện báo cáo thuế đúng quy định của nhà nước một cách rõ ràng và minh bạch.

    2. Công việc của kế toán thuế là gì?

    Công việc của một kế toán thuế được chia ra là công việc hàng ngày, công việc hàng tháng, công việc hàng quý và công việc hàng năm.

    2.1. Công việc hàng ngày

    Một kế toán thuế, mỗi ngày đều phải thực hiện thu thập và xử lý các loại hóa đơn chứng từ phát sinh trong quá trình doanh nghiệp hoạt động cũng như tiến hành hạch toán các chứng từ như: :

    – Hạch toán hóa đơn đầu ra, đầu vào: Từ đó các kế toán thuế có thể theo dõi được số lượng hàng nhập – xuất, hàng tồn kho để xây dựng kế hoạch nhập hay sản xuất hàng kịp thời cũng như hạch toán phân bổ và trích khấu hao chi phí sản xuất. Ngoài ra, các hóa đơn đầu vào, đầu ra còn giúp kế toán thuế theo dõi được công nợ của khách hàng và nhà cung cấp, tiến hành trả và thu hồi công nợ đúng hạn.

    [​IMG]

    Hạch toán hóa đơn

    – Nộp các khoản thuế phát sinh kịp thời để tránh tình trạng nộp phạt do nộp chậm.

    – Theo dõi các khoản tiền chuyển về, chuyển đi trong ngân hàng dựa trên sổ phụ ngân hàng hoặc các sao kê chi tiết liên quan.

    – Hạch toán quỹ dựa trên các phiếu thu – chi và giấy tờ nộp tiền vào nhân sách Nhà nước.

    – Kiểm tra hóa đơn và điều chỉnh các hóa đơn GTGT khi hóa đơn có sai lệch.

    – Sắp xếp và lưu giữ các chứng từ, hóa đơn.

    2.2. Công việc hàng tháng

    Hàng tháng các kế toán thuế phải thực hiện các công việc như:

    – Kê khai thuế GTGT với các doanh nghiệp có doanh thu từ 50 tỷ trở lên

    – Kê khai thuế TNDN đối với các doanh nghiệp phát sinh số thuế TNDN từ 50 triệu trở lên

    – Phân bổ các công cụ, dụng cụ và thực hiện trích khấu hao tài sản cố định

    – Kiểm tra định kỳ các hồ sơ của nhân viên, tiến hành làm HĐLĐ và đăng ký mã số thuế cho nhân viên

    – Kiểm tra bảng chỉ tiêu để tiến hành cân đối công việc, tránh dồn việc

    2.3. Công việc hàng quý

    Tới mỗi quý các kế toán thuế cần:

    – Tiến hành lập tờ khai thuế GTGT nếu doanh nghiệp thuộc diện mới thành lập hoặc có doanh thu dưới 50 tỷ đồng

    [​IMG]

    Lập tờ khai thuế GTGT cho doanh nghiệp

    – Tiến hành lập tờ khai thuế TNCN cho các doanh nghiệp có phát dịnh thuế TNCN dưới 50 triệu đồng

    – Báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp

    2.4. Công việc hàng năm

    Công việc hàng năm của kế toán thuế được chia thành việc đầu năm và việc cuối năm gồm:

    2.4. 1. Công việc đầu năm

    Vào tháng 1 đầu năm, tức từ ngày 01/01 – 31/01, các tài chính kế toán của doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế môn bài. Trong trường hợp, trong năm doanh nghiệp thay đổi mức vốn điều lệ dẫn đến thay đổi bậc thuế môn bài thì các kế toán thuế cần phải tiến hành làm lại tờ khai thuế môn bài cho năm sau và nộp trước 31/12 của năm đó.

    2.4. 2. Công việc cuối năm

    Cuối năm chính là thời điểm các kế toán thuế bận rộn nhất vì đây là thời điểm quan trọng để hoàn thành bộ báo cáo tài chính.

    – Để hoàn thành được bộ báo cáo tài chính, kế toán thuế phải kiểm tra, rà soát lại các vấn đề còn tồn đọng, chưa được giải quyết trong năm. Kiểm tra các số liệu từ chi tiết tới tổng hợp cũng như các kê khai, hạch toán đã khớp với nhau chưa.

    – Cần nộp báo cáo tài chính của năm trong vòng 90 ngày của năm tiếp theo.

    [​IMG]

    Báo cáo tài chính cuối năm

    – Tiến hành in toàn bộ các sổ sách để lưu trữ phục vụ cho công việc quyết toán thuế về sau. Các sổ sách cần in bao gồm:

    + Sổ cái các tài khoản

    + Sổ chi tiết các tài khoản, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng

    + Các bảng biểu chi tiết

    + Các phiếu thu, phiếu chi đi kèm hóa đơn

    + Phiếu nhập kho, xuất kho..

    3. Cách làm kế toán thuế

    Hãy cùng tham khảo cách làm kế toán thuế cho doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đang hoạt động qua các bước sau đây:

    3.1. Doanh nghiệp mới thành lập

    Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, kế toán thuế cần làm:

    – Bước 1: Tiếp nhận giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp

    [​IMG]

    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    – Bước 2: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

    – Bước 3: Mua phần mềm chữ ký số để phục vụ công việc kê khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử

    – Bước 4: Thực hiện lập tờ khai và nộp thuế môn bài

    – Bước 5: Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT và lập mẫu 06/GTGT gửi cơ quan thuế

    – Bước 6: Tiến hành tổng hợp hóa đơn, chứng từ để thực hiện báo cáo và nộp thuế

    – Bước 7: Thực hiện hạch toán sổ sách dựa trên các chứng từ hóa đơn

    – Bước 8: Thực hiện đối chiếu sổ sách, lập báo cáo tài chính năm

    – Bước 9: In sổ sách, ký, đóng dấu

    – Bước 10: Lưu trữ chứng từ, sổ sách

    3.2. Doanh nghiệp đang hoạt động

    Với các doanh nghiệp đang hoạt động, khi làm kế toán thuế bạn cần lưu ý các công tác tiếp nhận, bàn giao chứng từ, sổ sách kế toán.

    4. Quy trình kế toán thuế

    Quy trình làm kế toán thuế được thực hiện theo các bước sau:

    – Bước 1: Giải quyết các nghiệp vụ kế toán phát sinh

    – Bước 2: Lập chứng từ kế toán

    – Bước 3: Ghi sổ sách kế toán

    – Bước 4: Thực hiện các công việc của kế toán trong thời điểm cuối kì

    – Bước 5: Lập bảng cân đối sổ sách, chi phí, số liệu phát sinh

    – Bước 6: Lập báo cáo tài chính và thực hiện quyết toán thuế
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...