Tiểu Thuyết Hẹn Em Ngày Bình Yên - Rewrite

Thảo luận trong 'Chờ Duyệt' bắt đầu bởi Rewrite4future, 25 Tháng năm 2025.

  1. Rewrite4future

    Bài viết:
    300
    Chương 30: Chàng Rể
    [​IMG]


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phố biển Nha Trang

    Linh

    Trước khi rời Hà Nội để bay về Nha Trang, tôi và Huy đã viếng lăng Bác.

    Tôi chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ dẫn Huy về nhà. Anh là giám đốc tập đoàn, còn tôi chỉ là cô thư ký nhỏ từ tỉnh lẻ. Thế mà giờ đây, chúng tôi đứng trước căn nhà cấp bốn nhuốm màu thời gian của bố mẹ tôi ở Nha Trang, tay nắm chặt tay. Gió biển thổi qua mái tóc anh, mang theo mùi mặn mòi quen thuộc. Huy quay sang cười, nụ cười ấm áp như nắng mai hắt lên bức tường rêu phong.

    "Lần đầu gặp bố mẹ mà tim đập thình thịch thế này, chắc anh chết mất!" Huy giả vờ đặt tay lên ngực, mắt lấp lánh trêu đùa. Tôi bật cười, xoa dịu nỗi lo lắng vô hình trong lòng.

    Bố tôi, ông Khải, đã đứng chờ sẵn ở cổng, dáng người gầy gò nhưng thẳng tắp như cây dừa già. Chiếc chân giả của ông khẽ lạo xạo khi bước xuống bậc thềm. Tôi thấy Huy nắm chặt tay tôi hơn, ánh mắt anh dừng lại ở đôi mắt sâu thẳm của bố, đôi mắt từng chứng kiến bom đạn, mất mát, nhưng vẫn sáng ngời niềm kiêu hãnh.

    "Cháu chào bác!" Huy cúi đầu chào, giọng trầm ấm đầy kính trọng. Bố tôi gật nhẹ, đưa tay ra bắt. Bàn tay chai sạn của người lính năm xưa nắm lấy bàn tay trắng trẻo của Huy, hai thế hệ chạm nhau trong im lặng.

    "Vào nhà đi, trời nắng lắm!" Mẹ tôi, bà Trúc, từ trong bếp bước ra, chiếc tạp dề còn vương mùi cá kho. Bà dừng lại giây lát khi thấy Huy mặc áo phông giản dị, quần jeans bạc màu, hoàn toàn khác hình ảnh "giám đốc tập đoàn" mà tôi từng kể.

    Căn nhà nhỏ chật ních tiếng cười khi Huy bắt đầu khoe "tài lẻ". Anh ngồi xuống bàn trà, rót nước mời bố mẹ tôi như một chàng rể thực thụ: "Bác Khải ơi, cháu nghe Linh kể bác sửa xe máy giỏi lắm. Cháu muốn học nghề, bác có nhận đệ tử không?" Huy hỏi, giọng hồn nhiên như trẻ con. Bố tôi nhướng mày, khóe miệng giật giật: "Giám đốc mà xuống sửa xe à?".

    "Giám đốc cũng là người thôi bác ạ!" Huy cười lớn, kéo ghế ngồi cạnh bố tôi, chăm chú nhìn ông tháo chiếc máy cũ. Tôi lặng nhìn anh cầm cờ-lê vặn ốc, những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán. Đôi tay anh vụng về, nhưng kiên nhẫn. Bố tôi dần bớt nghiêm khắc, thỉnh thoảng còn cười khà khà khi Huy làm rơi bu-lông.

    "Con trai, lấy cho bác cái kìm!" Ông gọi Huy bằng "con trai" từ lúc nào không hay. Tôi thấy lòng ấm lại. Mẹ tôi thì lúi húi dọn dẹp, thỉnh thoảng liếc nhìn Huy đầy thiện cảm. Bà thì thầm với tôi: "Người giàu mà không kiêu căng, hiếm lắm con ạ!".

    Buổi tối, Huy phụ mẹ tôi nhặt rau, dọn mâm cơm. Anh kể chuyện công ty bằng giọng hài hước: "Có lần cháu tưởng tượng mấy cánh quạt điện gió là chong chóng trẻ con khổng lồ không?" khiến cả nhà cười nghiêng ngả. Bố tôi uống rượu, mặt đỏ lên, gật gù: "Hồi đánh nhau bên Campuchia, tao cũng mê mấy cái máy móc.. Chỉ xui là dẫm phải quả M14". Huy lắng nghe chăm chú, đôi mắt anh sáng lên khi bố kể về đời lính chiến. Tôi biết anh đang nghĩ về Phạm Ngọc Huy.

    Khi màn đêm buông xuống, hai chúng tôi ra bãi cát ngắm biển. Huy ôm tôi từ phía sau, hơi thở ấm áp phả vào tai: "Anh cảm ơn em đã đưa anh về đây..". Tôi tựa đầu vào ngực anh, nghe nhịp tim đập nhẹ nhàng. Xa xa, tiếng sóng vỗ như thì thầm câu chuyện trăm năm.

    Sáng hôm sau, tôi vừa pha xong 2 ly cà phê cho ba và Huy, thì thấy Huy đã ngồi phịch xuống ghế, mắt đảo quanh phòng khách như tìm kiếm thứ gì. Anh mặc chiếc áo thun trắng giản dị, tóc rối bù vì gối, trông chẳng khác gì sinh viên.

    "Em cất hộp kỷ vật của bà ngoại đâu rồi?" Huy hỏi thẳng, giọng hơi gấp. Tôi giật mình. Đêm qua, anh nhắc đến mấy lá thư cũ, nhưng tôi tưởng anh đùa.

    "Trên gác xép ạ! Nhưng anh định làm gì?" Tôi ngước nhìn cầu thang gỗ ọp ẹp. Huy đã bước lên trước, chân giẫm mạnh khiến bụi rơi lả tả. Tôi vội chạy theo, lòng dấy lên cảm giác kỳ lạ.

    Chiếc hộp sắt cũ kỹ nằm im lìm dưới lớp vải phủ đầy mạng nhện. Huy quỳ xuống, lau bụi bằng ống tay áo. Tôi thấy anh run run khi mở nắp hộp, bên trong là chồng thư màu ngả vàng, buộc bằng dải ruy băng đã bạc phếch.

    "Anh muốn đọc chúng." Huy nhẹ nhàng lấy ra từng phong thư, ngón tay lướt trên nét chữ nghiêng nghiêng. Tôi nhận ra chữ viết đó.. giống hệt nét chữ của mình.

    "Nhưng đây là thư của cô Linh gửi cho người yêu.." Tôi lắp bắp. Huy quay sang, nắm tay tôi thật chặt: "Anh chỉ đọc thư để xem tình yêu của người lính đẹp thế nào."

    Tôi chưa kịp hỏi gì, anh đã ôm nguyên chồng thư xuống nhà. Bố mẹ tôi tròn mắt khi thấy Huy ngồi bệt xuống sàn, xếp thư thành từng chồng ngay ngắn.

    "Bác Khải, bác Trúc.. Cháu xin phép được đọc những lá thư này." Huy cúi đầu, giọng nghiêm túc hiếm thấy. Bố tôi gật đầu, mắt không rời chồng thư cũ kỹ. Cả nhà im lặng, chỉ còn tiếng sóng biển rì rào xa xa ngoài khung cửa.

    Huy mở phong thư đầu tiên. Đôi mắt anh chăm chú dõi theo từng dòng, khóe miệng thỉnh thoảng giật giật. Tôi thấy anh nuốt nghẹn, ngón tay run run vuốt mép thư.

    "Trường Sơn, ngày 27 tháng 1 năm 1968. Huy thân yêu của em..
    Hôm nay bệnh viện dã chiến bị pháo kích. Em chạy xuống hầm trú ẩn, tay vẫn ôm chặt bức thư anh gửi. Em sợ lắm, nhưng nghĩ đến nụ cười anh là lại can đảm.."

    Giọng Huy vang lên trầm ấm, đọc từng chữ như nuốt từng hơi thở. Tôi ngồi bên, tim đập loạn nhịp. Những câu chữ ấy sao quen quá, như chính tâm tư mình viết ra.

    "Anh ơi.." Tôi lên tiếng khi thấy Huy dụi mắt, nước mắt anh rơi xuống trang giấy làm nhòe nét mực. Anh lắc đầu, tiếp tục đọc lá thư thứ hai, thứ ba.. Mỗi dòng thư như mở ra một mảnh ký ức, về trận đánh khốc liệt, về nỗi nhớ da diết, về khát khao hòa bình.

    Bố tôi lặng lẽ đứng dậy, đi ra vườn. Mẹ tôi ngồi thẫn thờ bên mâm cơm trưa đã nguội ngắt. Chỉ còn tôi và Huy trong căn phòng ngập nắng, giữa những lá thư thấm đẫm lịch sử. Anh cẩn thận dùng điện thoại chụp lại từng lá thư với sự trân quý đến đau lòng.

    "Đây là lá thư cuối cùng!" Huy gục mặt vào lòng bàn tay, vai rung lên. Tôi đưa tay xoa lưng anh, cảm nhận sự ấm áp lan tỏa qua lớp áo.

    "Sao anh khóc?" Tôi thì thào. Huy ngẩng lên, đôi mắt đỏ hoe: "Vì họ không bao giờ đến được Sài Gòn vào ngày chiến thắng..". Anh ôm chặt tôi, hơi thở nóng hổi: "Nhưng kiếp này, anh sẽ không để em lạc mất nữa..".

    Bố tôi quay vào, trên tay là đĩa xoài chín vàng ươm: "Hai đứa ăn gì đi, kẻo đói!". Huy vội gạt nước mắt, cười gượng: "Dạ, cháu đọc xong rồi bác ạ!".

    Cả buổi chiều, Huy ngồi sắp xếp lại từng lá thư cẩn thận. Anh chẳng nói gì thêm, chỉ thỉnh thoảng nhìn tôi như muốn khắc sâu từng đường nét. Đến tối, khi trả lại hộp thư, anh nói điều khiến tôi sửng sốt: "Em giữ những lá thư này nhé! Chúng thuộc về em rồi."

    Tôi mở to mắt: "Nhưng đây là thư tình cô Linh viết cho người yêu mà?"

    Huy mỉm cười, đôi môi chạm nhẹ lên trán tôi: "Ừ.. Chúng tìm được chủ rồi."

    Sáng sớm hôm sau

    Bình minh Nha Trang vẽ lên bầu trời những vệt hồng cam mỏng manh. Tôi dậy sớm, thấy Huy đã ngồi bên hiên nhà, tay xoay chiếc điện thoại liên tục. Ánh nắng sớm khẽ hôn lên gương mặt anh, làm nổi bật vẻ đăm chiêu hiếm thấy.

    "Anh phải về Sài Gòn hôm nay." Huy quay sang nói, giọng nặng trĩu. Tôi gật đầu, cố nuốt trôi cục nghẹn trong cổ. Đêm qua, anh đã kể về việc hủy hôn với Phương, về việc phải đối mặt với gia đình.

    Mẹ tôi lục đục dậy sớm nhất, gói ghém đủ thứ: Chai mắm ruốc, hộp bánh tráng.. "Mang về cho mẹ cháu nhé!" Bà dúi vào tay Huy, ánh mắt lo âu. Bố tôi đứng tựa cửa, im lặng hút thuốc.

    "Bác yên tâm, chiều nay cháu sẽ quay lại." Huy cười, nhưng nụ cười thiếu đi sự rạng rỡ thường ngày. Anh xoa đầu tôi, hơi ấm từ bàn tay thấm vào da thịt: "Em đợi anh nhé? Chỉ lần này nữa thôi!".

    Tôi gật đầu. Không cần lời hứa, tôi vẫn tin anh.

    Khi taxi đến, Huy ôm chầm lấy bố mẹ tôi: "Cháu sẽ trân trọng Linh như báu vật." Anh nói với bố, giọng nghẹn lại. Ông Khải vỗ vai anh hai cái thật mạnh, đôi mắt nhắm nghiền như chống chọi với xúc cảm.

    Xe đi khuất dạng, để lại con đường ven biển vắng lặng. Tôi ngồi thẫn thờ trên bậc thềm, ngón tay lần theo vết nứt trên nền xi măng. Mẹ tôi ngồi xuống bên, tay vuốt tóc tôi: "Cậu Huy ấy.. Có ánh mắt của người đã trải qua sinh tử".

    * * *

    Nếu thấy tác phẩm hay, bạn có thể ủng hộ tác giả bằng cách đọc các tiểu thuyết sau, lưu ý tất cả tiểu thuyết đều miễn phí, không cần xu:

    Tiểu thuyết:


    1. Trước Lúc Bình Minh (thể loại: Tuổi học trò, thanh xuân)

    2. Tình Yêu và Bão Tố (thể loại: Trinh thám, hành động, tình cảm)

    3. Hẹn Em Ngày Bình Yên (thể loại: Ngôn tình và chiến tranh)

    Giao lưu với tác giả tại Fanpage: Giá Như Dừng Yêu

    =>DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM CỦA REWRITE

    Tham gia cuộc thi viết cảm nhận để nhận được 100.000 xu => LINK Ở ĐÂY
     
    iam.wonwoo thích bài này.
  2. Rewrite4future

    Bài viết:
    300
    Chương 31: Ba Người Lính
    [​IMG]


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ông Jack, Hiện tại

    Dòng xe máy ùn ùn như đàn kiến khổng lồ, tiếng còi inh ỏi xé toang bầu không khí ẩm ướt của Sài Gòn buổi sáng. Ông Jack đứng co ro bên vỉa hè, tay siết chặt cây gậy chống bằng gỗ mun, mồ hôi lấm tấm trên trán. Đã năm phút trôi qua, ông vẫn chưa dám bước xuống lòng đường. Những ký ức về tiếng đạn pháo rền vang năm xưa chợt ùa về, khiến đôi chân run rẩy của cựu binh Mỹ càng thêm nặng trịch.

    Một nhóm thanh niên Hàn Quốc mặc áo hoodie rực rỡ, đeo tai nghe ồn ào lướt qua, va mạnh vào vai Jack. Ông lảo đảo, suýt ngã nhào xuống đường. "Sorry!" Cô gái vội vã ném lại phía sau, nhưng Jack đã kịp lẩm bẩm bằng tiếng Anh: "You idiots! Do you think this is a Formula 1 race track?" (Bọn ngốc này! Mấy người nghĩ đây là đường đua Công thức 1 à) Ông thở dài, ngắm dòng người vô tận đang len lỏi giữa những khe hở tưởng chừng không thể lách nổi. Sự hỗn loạn có trật tự kỳ lạ ấy khiến ông bật cười khẽ: "Vietnamese people.. They are true masters of survival." (Người Việt Nam.. Họ thực sự là những bậc thầy về sự sinh tồn)

    Nắng chiếu xiên qua tán cây, khoảnh khắc ấy đưa ông Jack trở về ngày 7/6/1968.

    7/6/1968, Jack ở căn cứ Tà Cơn chìm trong bụi đỏ

    Jack trẻ tuổi co ro trong chiến hào, ngón tay lướt trên phong thư nhàu nát từ North Carolina. "Son, when will you be able to come home?" (Con trai, khi nào con về nhà được) Dòng chữ run rẩy của mẹ già khiến tim anh thắt lại. Khẩu M16 bên hông bỗng nặng trĩu, thứ vũ khí anh từng hãnh diện giờ đây như cục sắt vô hồn. Tiếng Lucky cười đanh đá vang lên: "Forty bucks for the fish, Tom! That Viet Cong sniper was blown to bits in the bombing the other day!" (Tao cá bốn mươi đô, Tom! Tên lính bắn tỉa Việt Cộng đó đã bị nổ tung thành nhiều mảnh trong trận đánh bom mấy hôm trước rồi)

    "Don't be so sure of yourself, Lucky!" (Đừng tự tin thái quá như vậy, Lucky) Jack chống cằm, mắt đăm đăm nhìn sườn đồi phía đông nhuốm màu khói đạn. Ba tháng qua, họ gọi kẻ ấy là "The Eastern Ghost". Hắn như quỷ dữ, khiến cả trung đoàn khiếp sợ dù chẳng ai từng thấy mặt. Bất cứ khi nào không có yêu cầu chi viện hỏa lực, tiểu đoàn pháo binh lại xoay nòng pháo chĩa thẳng vào sườn đồi đó, bắn vài loạt như muốn thử vận may. Gần 500 đồng đội của Jack đã bị loại khỏi vòng chiến đấu trong chiến dịch này. Jack luôn nghĩ về họ, những linh hồn vẫn đang vất vưởng trong những làn khói đạn, ngón tay cầm thư run lên. Họ ám ảnh đến mức không dám đứng thẳng người khi đi đái.

    Tom vỗ vai Lucky: "You bet! He's probably vaporized by now!" (Chắc chắn rồi! Giờ này hắn ta có khi đã bốc hơi rồi) Lucky rút tấm ảnh gia đình ở Miami, nụ cười vợ và bé gái tóc vàng chói lóa dưới nắng biển. Một tiếng "xoẹt" chói tai xé không khí. Lucky ngã vật, bụng phập phồng máu tươi. Tấm ảnh nhuốm đỏ rơi xuống bùn, hai ngón tay Lucky vẫn siết chặt, mắt anh mở to như tiếc nuối điều gì.

    "SNIPER!" Tom gào thét, mặt tái mét, ngay lập tức nằm sấp mặt xuống chiến hào, run rẩy lấy tay sửa lại chiếc mũ sắt. Jack dán người vào thành hào, tim đập thình thịch. Từ khe đá nứt trên đồi, ánh sáng lóe lên, nụ cười của tử thần.

    Ông Jack, Hiện tại

    Tiếng còi xe bus vang lên đột ngột kéo Jack về hiện tại. Ông giật mình nhận ra mình vẫn đứng giữa ồn ào phố thị. "Fifty-seven years.. And it still feels like yesterday?" (Năm mươi bảy năm.. Mà vẫn cứ ngỡ như hôm qua) Jack lẩm bẩm, lưỡi liếm môi khô. Bàn chân run run, chưa dám đặt xuống nền đường.

    "You need cross road, boss?" (Ngài cần qua đường không)

    Giọng nói tiếng Anh bồi vang lên. Một người đàn ông Việt tóc điểm bạc, mặc sơ mi trắng đã ngả màu, đang mỉm cười chỉ tay sang đường. Jack gật đầu, nắm lấy cánh tay rắn chắc như thép của người lạ. Dòng xe máy tự động tách làm đôi như có phép lạ.

    "You American war veteran, sir?" (Ông là cựu chiến binh Mỹ phải không, thưa ông) Người đàn ông hỏi nhẹ nhàng khi họ lên vỉa hè.

    Jack giật mình: "How do you know?" (Sao anh biết)

    Nụ cười hiền hậu nở trên gương mặt người đàn ông: "I see many man, same you, yes."

    Sau khi giúp ông Jack, ông ta quay lại chiếc xe của mình.

    Chiếc Toyota Land Cruiser đen bóng phía xa bật đèn nháy. Người tài xế vẫy tay chào Jack: "You have good day, okay?"

    "Dad!" John, con trai Jack, xuất hiện với chiếc áo polo Ralph Lauren đẫm mồ hôi: "Next time, please don't go off on your own like that." (Lần tới, bố làm ơn đừng tự ý đi một mình như thế nữa nhé)

    Jack ngoảnh lại nhìn người giúp mình, nhưng bác tài xế đã khuất sau dòng xe.

    Trên đường về khách sạn, John lải nhải về dự án đầu tư năng lượng tái tạo. Jack không nghe. Trong đầu ông vang lên giọng nói của người tài xế: "Life, it always find road, right sir?" (Cuộc sống, nó luôn tìm thấy lối đi phải không ngài)

    Ông chợt nhớ tới lá thư viết dở trong vali, bức tâm thư xin lỗi gia đình những nạn nhân năm xưa. Có lẽ, đã đến lúc cất lời.

    Bác Sáu, hiện tại

    Chiếc Toyota Land Cruiser màu đen bóng nằm im lìm dưới tán phượng già, nắng chiếu xuyên qua kính chống nắng tạo thành những vệt sáng lung linh trên ghế da. Bác Sáu hạ âm lượng bài hát trên Youtube, giọng ca sĩ trẻ vẫn rền rĩ bài hát về tình yêu xa cách. Bác nhìn đồng hồ trên bảng điều khiển: 7h15. Cánh cửa sổ hạ xuống một nửa, hơi nóng ùa vào quyện với mùi dầu máy quen thuộc.

    "Thằng Huy này, chắc lại mải mê nói chuyện với cô Linh mà quên giờ bay.." Bác lẩm bẩm, tay gõ nhịp lên vô-lăng. Dòng xe máy ngược xuôi trước sân bay Tân Sơn Nhất chợt khiến bác nhớ đến đoàn quân xe tăng Trung Quốc năm xưa, những con thú sắt gầm rú trên đỉnh đèo.

    Lạng Sơn, 28/2/1979

    Khói đạn mù mịt như màn sân khấu tang tóc. Sáu, chàng lính trẻ 19 tuổi, dúi sát người vào công sự đất, ngón tay nhấp đều cò AK từng nhịp hai viên. Từng đợt biển người ào ạt tiến lên, tiếng hô "Xung phong!" vang dội núi rừng.

    "Không được lùi! Giữ chắc trận địa!" Tiếng đại đội trưởng vỡ vụn trong tiếng đạn. Một đồng đội ngã xuống bên cạnh, máu phun lên mặt Sáu còn nóng hổi. Sáu ngoẹo đầu nhả đạn, mùi thuốc súng xộc vào mũi.

    Đến lượt khẩu RPD của Thắng, người bạn cùng Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, bị kẹt đạn. Sáu quăng khẩu AK, nhào tới kéo Thắng xuống hào. Một trái cối nổ chói tai ngay vị trí Thắng vừa đứng.

    "Chết cha! Cảm ơn mày Sáu ơi!" Thắng ôm chặt vai đồng đội.

    Họ chiến đấu đến khi mặt trời đỏ rực như quả cầu lửa lăn xuống dãy núi phía Tây. Khi tiếng súng tạm ngớt, đại đội chỉ còn mười người. Sáu ngồi tựa lưng vào xác tăng cháy đen, tay run run viết thư về cho mẹ: "Con vẫn khỏe. Ở nhà mẹ giữ gìn sức khỏe, con sẽ về.."

    Bác Sáu, hiện tại

    Tiếng còi xe cứu thương xa xa kéo bác Sáu về hiện tại. Bác dụi mắt, ngón tay chạm vào vết sẹo dài trên gò má, kỷ vật từ trận đánh năm ấy. Chiếc điện thoại cũ kỹ trong túi áo rung lên.

    "Bác Sáu ơi, cháu vừa ra đến sảnh rồi!" Giọng Huy vang lên đầy hào sảng.

    "Ra mau lên cậu ơi, chỗ này đậu xe lâu là công an nó phạt chết!" Bác cười khành khạch, mắt liếc nhìn chiếc xe cảnh sát đang tuần tra.

    Bác vừa cúp máy thì thấy bóng dáng lom khom của ông Tây bên kia đường. Ông lão đang lóng ngóng giữa dòng xe như chú chim già lạc đàn. Không chần chừ, bác Sáu mở cửa bước xuống.

    "You need cross road, boss?" Bác nói bằng thứ tiếng Anh bập bẹ học lỏm từ mấy du khách.

    Hai bàn tay chai sần của người lính già nắm lấy cánh tay run rẩy của cựu binh Mỹ. Dòng xe máy tự động giãn ra, như chính những người lính năm xưa nhường đường cho đồng đội qua trận mạc.

    "Were you in the military?" (Anh có phải là quân nhân không) Jack hỏi khi đã lên vỉa hè an toàn.

    Bác Sáu chỉ vào vết sẹo: "Same same, you and me!" Hai đôi mắt nhìn nhau thấu hiểu. Trong khoảnh khắc ấy, núi đèo Lạng Sơn và đồi Tà Cơn như xóa nhòa ranh giới.

    Khi chiếc Toyota lao ra khỏi sân bay, bác Sáu liếc nhìn Huy trên ghế trước, qua gương chiếu hậu. Cậu chủ trẻ đang mỉm cười đăm chiêu nhìn bức ảnh Linh trên điện thoại. Vừa về từ chuyến đi Quảng Trị, Huy thay đổi đến khó tin.

    "Bác thấy không, ngày xưa người ta yêu nhau viết thư tay mòn giấy. Giờ trẻ con nhắn tin cái 'chụt chụt' là xong.." Huy cười hiền hòa, đưa bác xem một lá thư được chụp lại bằng điện thoại.

    Bác Sáu khẽ gật đầu: "Cậu với cô Linh hợp nhau lắm. Như cái bánh mì chả cá với tương ớt vậy!"

    Hai người cùng bật cười. Tiếng cười ấy xua tan không khí ngột ngạt trong xe. Bác Sáu chợt thấy lòng nhẹ bẫng, cảm giác hiếm hoi kể từ ngày con trai thất nghiệp.

    "Còn thằng Tùng nhà bác? Vẫn chưa xin được việc à?" Huy hỏi đột ngột.

    Bác Sáu thở dài: "Nó học kỹ thuật điện ra, giờ đâu cũng đòi kinh nghiệm. Thời buổi này.."

    "Tuần sau bảo nó đến gặp cháu. Tập đoàn đang thiếu nhân sự cho dự án điện gió Ninh Thuận." Huy vỗ vai bác.

    Cử chỉ ấy khiến bác Sáu chột dạ. Sáu tháng lái xe cho tập đoàn, chưa bao giờ cậu chủ kiêu ngạo ngày nào lại hỏi thăm chuyện gia đình mình. Bác nhìn Huy qua ánh chiếu hậu, đôi mắt sáng rực lửa nhiệt huyết ấy chẳng khác gì ánh mắt những người lính trẻ từng vào sinh ra tử với bác.

    Chiếc xe rẽ vào đường Nguyễn Huệ. Bóng tòa Empire Tower chọc trời hiện ra trước mắt. Bác Sáu chợt nhớ đến lời vợ sáng nay: "Chiều về nhớ mua giùm hai chục ổ bánh mì ở tiệm ông Tư. Hôm nay khách đông quá!"

    "Bác dừng xe trước quán cà phê kia nhé!" Huy chỉ tay về phía tiệm có biển hiệu "The Memory coffee" : "Vào uống ly cafe với cháu.. Xong rồi qua công ty!"

    Bác Sáu gật đầu. Huy và bác cùng bước vào tiệm.

    * * *

    Nếu thấy tác phẩm hay, bạn có thể ủng hộ tác giả bằng cách đọc các tiểu thuyết sau, lưu ý tất cả tiểu thuyết đều miễn phí, không cần xu:

    Tiểu thuyết:


    1. Trước Lúc Bình Minh (thể loại: Tuổi học trò, thanh xuân)

    2. Tình Yêu và Bão Tố (thể loại: Trinh thám, hành động, tình cảm)

    3. Hẹn Em Ngày Bình Yên (thể loại: Ngôn tình và chiến tranh)

    Giao lưu với tác giả tại Fanpage: Giá Như Dừng Yêu

    =>DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM CỦA REWRITE

    Tham gia cuộc thi viết cảm nhận để nhận được 100.000 xu => LINK Ở ĐÂY
     
    iam.wonwoo thích bài này.
  3. Rewrite4future

    Bài viết:
    300
    Chương 32: Ngày Bình Yên

    [​IMG]

    CHƯƠNG KẾT

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Buổi sáng, tòa nhà tập đoàn Green Energy

    Tràng hạt gỗ đàn hương lặng lẽ lăn qua kẽ tay trắng trẻo của bà Lan, từng hạt chạm vào nhau khẽ lách cách như tiếng thở dài. Ánh nắng sáng nay xuyên qua lớp kính cường lực của tòa Empire Tower, phủ lên dáng người phúc hậu của bà một vầng hào quang mờ ảo. Bóng bà in trên mặt kính, một người phụ nữ 55 tuổi với mái tóc ngắn đã nhiều sợi bạc, đôi mắt sắc lạnh nhưng giờ đây nhuốm màu mệt mỏi. Đằng sau vẻ ngoài uy quyền của chủ tịch tập đoàn Green Energy, trái tim bà đang thổn thức những nhịp đập bất an.

    "Chỉ còn ba ngày.." Bà nghẹn giọng thầm thì. Ba ngày nữa là đám cưới của Huy, nhưng con trai bà vẫn mất tích suốt mười ngày ở Quảng Trị cùng cô thư ký trẻ. Bàn tay bà siết chặt tràng hạt, móng son đỏ chót hằn lên vết trắng bệch. Ký ức ùa về: Hồi Huy năm tuổi, một lần vòi mẹ mua kem, bà đã lạnh lùng từ chối vì cuộc họp đột xuất. Đôi mắt trẻ thơ ấy rưng rưng, nhưng bà vẫn quay lưng bước đi. Giờ đây, khi nhìn lại, bà chợt nhận ra mình đã đánh mất quá nhiều khoảnh khắc làm mẹ.

    Tiếng cửa phòng họp mở ra xé tan không gian tĩnh lặng. Bà Lan khẽ giật mình, ngẩng đầu lên, Huy bước vào cùng nhóm giám đốc, dáng điệu ung dung nhưng đầy quyết đoán. Ánh mắt bà chạm vào nụ cười của con trai, và bà lặng người. "Nụ cười ấy.." Rạng rỡ, ấm áp, chan chứa một thứ ánh sáng lạ kỳ mà bà chưa từng thấy ở cậu con trai kiêu ngạo ngày nào. Nếp nhăn khóe mắt Huy hằn sâu hơn, nhưng không phải vết chân chim của những cuộc chơi đêm, mà là dấu ấn của nụ cười chân thành.

    Cuộc họp bắt đầu trong không khí căng thẳng. Huy đập mạnh tay lên bàn khi trưởng phòng vật tư đề xuất bán lô thiết bị điện kém chất lượng: "Tập đoàn chúng ta tồn tại nhờ niềm tin của người dùng! Cứ làm thế này, danh dự của Green Energy sẽ thành tro bụi!" Giọng Huy vang vọng đầy uy lực, khác hẳn chàng công tử ăn chơi ngày trước. Bà Lan khẽ mỉm cười, lần đầu tiên bà thấy hình bóng chồng quá cố, người sáng lập tập đoàn, phảng phất trong hành động của con trai.

    Sau đó, Huy đứng dậy, tay đập nhẹ lên bản đồ dự án trải rộng trên bàn họp: "Mỗi mét đất ở Hướng Hóa đều thấm mồ hôi, thậm chí máu của những người nông dân!"

    Giọng anh trầm ấm vang vọng, ngón tay chỉ vào vùng đất bị khoanh đỏ: "Họ mất đất là mất kế sinh nhai, mất vườn cây là mất di sản tổ tiên. 10 tỷ bồi thường chỉ đủ xây nhà tạm, nhưng liệu có đủ xóa nỗi đau mất gốc?"

    Huy cầm lên tấm ảnh chụp một cụ già ôm bó sắn, mắt đục mờ: "Dự án của chúng ta không thể thành công trên nước mắt người khác. Tăng 30% không phải là từ thiện, đó là cách chúng ta gieo hạt giống tin cậy. Khi người dân được đối xử công bằng, họ sẽ trở thành đồng minh, không phải rào cản!" Anh nhìn thẳng vào bà Lan, đôi mắt ánh lên thứ tình cảm kỳ lạ của người đã từng sống qua mất mát. Cả phòng họp chợt lặng đi, tiếng lật trang tài liệu ngừng bặt.

    Khi mọi người giải tán, bà Lan đưa tay chạm vào vai Huy: "Con định hủy hôn với Phương, phải không?" Giọng bà dịu dàng bất ngờ.

    Huy quay lại, đôi mắt sáng rực như sao trời: "Mẹ biết rồi còn hỏi?"

    Bà thở dài, ngón tay run run vuốt mái tóc con trai: "Mẹ đã sai khi ép con.."

    Huy cầm tay bà, hơi ấm từ lòng bàn tay anh truyền sang khiến bà giật mình: "Mẹ đừng lo về ngân hàng Phương Đông. Con tin mẹ sẽ xử lý được." Huy mỉm cười, nụ cười khiến bà chợt nhớ đến ngày xưa, khi cậu bé năm tuổi ấy vẫn tin tưởng tuyệt đối vào người mẹ bận rộn của mình.

    Bà Lan gật đầu, giọng nghẹn lại: "Dẫn Linh về nhà đi con. Mẹ muốn gặp Linh.." Trái tim bà chợt nhói đau khi nhận ra mình chưa từng hỏi Huy một câu đơn giản: Con có hạnh phúc không?

    Ánh nắng buổi sáng sưởi ấm phòng họp khi hai mẹ con ôm nhau. Bóng họ in lên mặt kính, một vòng tay che lấp bao năm tháng xa cách. Bà Lan thì thầm lời xin lỗi vào không trung, lần đầu tiên để dòng nước mắt lăn dài trên gương mặt lạnh lùng.

    Trụ sở ngân hàng Phương Đông

    Chiếc đồng hồ gỗ cổ trên tường văn phòng ngân hàng Phương Đông kêu "tích tắc" đều đều, mỗi nhịp như dao cứa vào dây thần kinh căng thẳng của Phương. Cô ngồi thẳng lưng trên ghế da đắt tiền, ngón tay bấu chặt vào tay vịn, mắt đảo lia lịa giữa bóng dáng cha mình đang đi lại như con hổ bị nhốt và cánh cửa phòng im lìm. Ông Hùng hít một hơi dài từ điếu xì gà Cohiba, khói tỏa ra như giận dữ: "Thằng khốn! Dám để ta đợi cả tiếng!"

    Phương khẽ ngoái nhìn qua khung cửa kính mờ đục. Thành phố Sài Gòn chói chang ngoài kia đột nhiên khiến cô nhớ đến ngày mẹ cô, người phụ nữ dịu dàng luôn nép sau bóng chồng, lần đầu tiên dám đứng lên đòi công bằng cho em trai: "Anh có nhớ không? Em trai tôi đã từng giúp đỡ gia đình mình! Bây giờ em nó chỉ xin vay 50 tỷ làm vốn mà ông ky bo vậy?" Giọng mẹ cô run rẩy trong căn phòng đầy sách vở. Ông Hùng chỉ nhếch mép, tay vung lên "bụp", một cái tát khiến chiếc khuyên tai ngọc trai của bà văng xuống sàn, lăn vào góc tối. Phương đứng chôn chân ở cửa, nước mắt chảy dài nhưng không dám khóc thành tiếng.

    "Phương!" Tiếng gọi gắt gỏng của cha kéo cô về hiện tại. Ông Hùng châm lửa cho điếu xì gà thứ hai, mặt đỏ gay: "Mày phải giữ thằng Huy bằng được! Đám cưới này mà hỏng, ngân hàng nhà mình coi như mất trắng dự án điện gió 500 tỷ!" Phương cúi mặt, lòng bàn tay đẫm mồ hôi. Cô chợt nhớ lần Huy đưa cô đi xem triển lãm tranh, anh chàng công tử kiêu ngạo ấy cười khẩy khi thấy bức "Thiếu nữ bên hoa huệ" : "Toàn thứ vô dụng! Tiền mua tranh đủ xây cái trường cho trẻ nghèo!" Giờ đây, cô tự hỏi liệu Huy có còn là con người đó?

    Tiếng gõ cửa vang lên. Huy bước vào với dáng vẻ thư thái lạ thường, áo sơ mi trắng xắn tay để lộ vết xước trên cẳng tay, dấu tích từ chuyến đi Quảng Trị. Ông Hùng đứng phắt dậy, giọng đầy đe dọa: "Chú mày muốn trễ hẹn đến mức nào nữa?" Huy không đáp, ánh mắt anh dừng lại ở Phương như một lời xin lỗi thầm kín.

    "Đám cưới hủy thôi!" Huy nói thẳng, giọng bình thản như đang trao đổi công việc. Căn phòng chợt tĩnh lặng đến mức nghe rõ tiếng tro tàn rơi từ điếu xì gà của ông Hùng.

    "Cái gì?" Ông Hùng đập mạnh cả hai tay xuống bàn làm ly nước pha lê đổ sầm. Phương giật mình nhìn cha, gân xanh nổi lên cổ, mắt đỏ ngầu, rồi lại nhìn Huy. Anh đứng đó, tay trong túi quần, nụ cười không chút nao núng. Sao anh có thể bình tĩnh thế? Phương tự hỏi. Cô chợt nhận ra đôi mắt Huy đã khác: Không còn vẻ lạnh lùng kiêu bạc, mà ấm áp như mặt trời sau mưa.

    Ông Hùng rút từ ngăn kéo ra tập hồ sơ dày cộp, ném phịch xuống bàn: "Mày tưởng tao không biết cái nhà số 45D Trần Phú của con bé Linh đang thế chấp à? Nếu không muốn nó thành đống tro, thì cút về chuẩn bị đám cưới!"

    Huy khẽ nhướng mày, tay với lấy chiếc bật lửa bằng bạc trên bàn, xoay qua xoay lại như đồ chơi: "Bác cứ làm đi. Tôi sẽ xây cho Linh ngôi nhà mới, trồng một vườn hoa nhài, thứ mà cô ấy thích nhất."

    Phương nín thở. Cô chưa bao giờ thấy Huy nói về ai với giọng điệu dịu dàng đến thế. Bỗng anh quay sang cô, mắt lấp lánh: "Phương này, ra đây anh cho xem thứ hay ho!" Trước khi ông Hùng kịp phản ứng, Huy đã nắm tay Phương kéo đi. Bàn tay anh ấm nóng, lòng bàn tay chai sần, cảm giác hoàn toàn xa lạ với cậu ấm từng chỉ biết cầm ly rượu và vô lăng xe sang.

    Chiếc Toyota Land Cruiser màu đen của bác Sáu đỗ sẵn dưới tòa nhà. Huy mở cửa cho Phương với điệu bộ ga lăng: "Thưa tiểu thư, chúng ta đi trốn nhé!" Giọng điệu hóm hỉnh khiến Phương bật cười, nụ cười đầu tiên sau nhiều ngày căng thẳng.

    Xe lao qua những con phố đông đúc, Huy bỗng hát vu vơ bài "Mưa hồng" bằng chất giọng trầm khàn. Phương ngạc nhiên: "Anh biết hát bolero?" Huy nheo mắt cười: "Có người từng nói với anh rằng.. Những gì thuộc về trái tim thì không bao giờ mất."

    Bác Sáu lặng lẽ quan sát hai người qua gương chiếu hậu. Ông nhận ra ánh mắt Huy giờ đây thật đẹp đẽ như ánh mắt của những đồng đội của ông, luôn nhìn đồng đội bằng sự ấm áp kỳ lạ giữa mưa bom bão đạn.

    Phương tựa đầu vào cửa kính, lòng bồi hồi. Cô chợt hiểu vì sao mình không đau lòng khi hôn ước tan vỡ. Cuộc hôn nhân sắp tới vốn dĩ chỉ là màn kịch, còn giờ đây, qua ánh mắt Huy khi nhắc đến Linh, cô thấy được thứ tình yêu mà mẹ cô từng mơ ước. Hay là mình nên như anh ấy? Phương thì thầm trong tim, ngón tay vô thức vẽ hình bông cúc trên hơi nước đọng cửa kính.

    Chiếc xe rẽ vào con đường nhỏ đầy bóng cây. Huy quay sang Phương, giọng đột nhiên nghiêm túc: "Anh muốn cảm ơn em.. Vì mười ba năm trước."

    Phương giật mình. Ký ức ùa về như thác đổ..

    Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, 1: 30 giờ chiều, học sinh đã vào lớp

    Huy

    Tôi đạp mạnh chân xuống đám lá phượng khô, nghe tiếng xào xạc giòn tan dưới giày. Bác Sáu đã lái xe đi sau khi dặn dò: "Cậu chủ đừng quên giờ ra sân bay nhé!" Tôi cười, nhìn Phương đang đứng ngẩn ngơ trước cổng trường Lê Hồng Phong. Chiếc váy trắng của cô phất phơ trong gió, in bóng lên tường rêu cũ kỹ như một bức tranh thủy mặc.

    "Vẫn y nguyên.." Tôi thầm thì. Dãy phượng già vắt ngang sân trường, thả từng chùm hoa đỏ rực như những ngọn lửa nhỏ. Mùa hè năm cuối cấp, tôi từng trèo lên đây hái hoa ép vào sổ tặng Phương. Cô bé 17 tuổi ngày ấy đỏ mặt cười, giấu vội cuốn sổ sau lưng khi thầy hiệu trưởng đi qua.

    Phương quay lại, mắt sáng long lanh: "Anh nhớ không? Trước cổng trường hồi xưa từng có một xe hàng rong chuyên bán kem Hà Nội!" Tôi chỉ vào gốc cây bàng già: "Còn đây là nơi anh bị em đá vào ống quyền vì dám chê bím tóc hai bên của em xấu!" Hai đứa cùng bật cười, tiếng cười vang lên giữa sân trường vắng lặng.

    Chúng tôi ngồi xuống chiếc ghế đá chi chít tên học sinh viết lên bằng đầu nhọn compa. Phương khẽ chạm vào dòng chữ "H + P love" đã mờ nhạt, ngón tay run run. Tôi nhìn ra xa, nơi dãy nhà cũ đang được cải tạo thành thư viện mới: "Tại sao hồi đó em lại bỏ anh?" Câu hỏi buột ra tự nhiên như chiếc lá phượng rơi trúng vai.

    Phương thở dài. Một chú bướm vàng đậu xuống váy cô, đôi cánh khẽ rung rinh: "Anh còn nhớ vụ ngân hàng Phương Đông định siết nợ Green Energy 13 năm trước chứ? Lúc đó công ty của nhà anh như trái tim đặt trên lưỡi dao.." Cô dừng lại, nhặt cánh hoa phượng vê vê: "Ba em hứa sẽ hoãn nợ nếu em rời xa anh và chọn cậu ấm của ông phó chủ tịch thành phố sắp lên chức trưởng!"

    Tôi ngước nhìn lên kẽ lá. Ánh nắng xuyên qua tán cây chiếu xuống mặt Phương thành những đốm sáng lung linh: "Em đau lắm không?" Tôi hỏi. Phương cười, nước mắt lăn trên má: "Đau chứ! Đến nỗi suốt tháng đầu tiên, em phải uống thuốc ngủ mới chợp mắt được!"

    Bỗng nhiên tôi nhớ đến kiếp trước, đêm cuối cùng ở căn cứ Tà Cơn khi tôi nhìn thấy Linh giữa những vì sao lấp lánh, trước khi quả đạn 155mm nổ tung.

    Tôi nắm tay Phương: "Cảm ơn em vì đã cứu Green Energy.. Vì đã cứu anh nữa!"

    Chúng tôi im lặng nghe tiếng ve râm ran. Mùi hoa sữa từ đâu đó thoang thoảng bay qua. Phương đột nhiên hỏi: "Anh yêu cô ấy nhiều lắm à?" Tôi gật đầu, nhặt chiếc lá phượng đặt vào lòng bàn tay cô: "Như cách anh từng nghĩ mình yêu em hồi 17 tuổi!"

    Cô đứng dậy, phủi váy: "Vậy thì hãy làm cô ấy hạnh phúc nhé! Em.. Em sẽ ổn thôi!" Tôi kéo cô vào lòng, hôn lên má, cái hôn của tình bạn, của lòng biết ơn và sự trân trọng. Mùi nước hoa Chanel No. 5 quen thuộc của Phương hòa với mùi cỏ dại, tạo thành thứ hương ký ức khó quên.

    Bác Sáu đến đón đúng lúc. Trước khi lên xe, tôi quay lại nhìn Phương lần nữa. Cô đứng dưới tán phượng, vẫy tay chào như cô bé năm nào từng đứng ở cổng trường chờ tôi tan học. "Sẽ có người xứng đáng với em thôi!" Tôi hét vọng lại.

    Chiếc xe lao về phía sân bay Tân Sơn Nhất. Tôi mở điện thoại, tấm ảnh Linh đang cười bên tôi bên Hồ Gươm giữa không khí mùa thu Hà Nội. Trái tim đập thình thịch như lần đầu cầm súng nơi chiến trường: "Chờ anh nhé Linh.." Tôi thì thầm, tay siết chặt điện thoại.

    Bác Sáu liếc nhìn qua gương chiếu hậu: "Cậu Huy thay đổi nhiều quá!" Tôi cười, bật bài "Gửi Người Em Gái" bằng chất giọng trầm khàn.

    "Bác Sáu này?" Tôi chợt hỏi: "Hồi bác đánh nhau với bọn Tàu, bác có kỷ vật gì không?"

    "À có, nhà nước trao tặng huy chương chiến công hạng Ba. Hầu như các đồng chí trong đơn vị đều được nhận!" Bác Sáu thật thà đáp.

    "Không! Ý cháu là thư từ, nhật ký, hay chuyện tình yêu chẳng hạn?" Tôi mỉm cười.

    Câu chuyện của bác Sáu về tình đồng đội, những lá thư, chuyện tán tỉnh mấy cô văn công khiến tôi say mê nghe cho tới khi đến sân bay.

    Buổi chiều, Linh ngồi trên bãi biển Nha Trang

    Linh

    5: 27 chiều. Tôi đếm từng con sóng vỗ về phá vỡ bờ cát, ngón chân nghịch những hạt cát ẩm còn vương hơi nắng. Mặt trời như quả cầu lửa đỏ rực đang chầm chậm chìm xuống biển, nhuộm vàng mái tóc tôi đang xõa tung trong gió. Chiếc váy trắng mỏng dính nước biển, dính sát vào da thịt, nhưng tôi chẳng buồn để ý. Trong túi áo, điện thoại vẫn im lặng. "Hứa chiều nay sẽ về mà.." Tôi bĩu môi, nhặt vỏ ốc biển ném xuống nước, nghe tiếng "tũm" nhỏ rồi tan biến.

    Bỗng nhớ hôm đầu tiên làm thư ký cho Huy, tôi lỡ đổ cà phê lên hợp đồng. Anh chẳng những không mắng, còn cười xòa: "Thôi coi như hợp đồng được tưới nước cho.. Tươi tốt!" Nụ cười ấy khiến tôi ngẩn ngơ, như đã thấy ở đâu đó trong giấc mơ xa xăm.

    Phải chăng mình đã yêu anh từ kiếp trước? Tôi tự hỏi, tay vô thức vẽ hình bông cúc lên cát. Những đêm gần đây, tôi thường nghe tiếng anh thì thầm trong mơ: "Hẹn em ngày bình yên.."

    Một con sóng mạnh hất tung nước lên người. Tôi giật mình, lóng ngóng đứng dậy khiến chiếc dép trôi ra xa. "Đúng là đồ hậu đậu!" Tôi lẩm bẩm, xắn quần lội nước. Bỗng có bàn tay ấm nóng nắm lấy vai, giọng cười quen thuộc vang lên phía sau: "Đợi anh có lâu không?"

    Tôi quay phắt lại, suýt ngã nhào vào ngực Huy. Anh đứng đó, áo sơ mi trắng cộc tay, quần jeans xắn cao để lộ đôi chân chắc nịch. Mùi mồ hôi pha lẫn hương gió biển khiến tim tôi đập loạn xạ. "Cả ngày trời!" Tôi giả vờ giận dỗi, nhưng nụ cười đã bật ra không giấu nổi.

    Huy cúi xuống nhặt chiếc dép trôi, đột nhiên quỳ một chân xuống cát. Anh cầm chân tôi như nâng báu vật, nhẹ nhàng xỏ dép vào. Ngón tay anh chạm vào mắt cá chân khiến da tôi nóng bừng: "Cẩn thận chứ, nhỡ mảnh sò cắt vào chân thì sao!" Anh nói, giọng trầm ấm hơn cả tiếng sóng.

    Chúng tôi cùng ngồi ngắm mặt biển chìm vào hoàng hôn. "Linh này.." Huy đột nhiên nghiêng người, tay lục trong túi áo. Chiếc hộp nhung xanh hiện ra, bên trong là chiếc nhẫn cầu hôn với một viên kim cương lấp lánh: "Anh không tin vào số phận, nhưng từ ngày gặp em, anh biết mình đã tìm thấy mảnh ghép cuối cùng.."

    Nước mắt tôi ứa ra. Huy không nói gì, nhẹ nhàng lau má tôi bằng ngón tay. Anh đeo nhẫn vào ngón áp út tôi, chiếc vòng bạch kim chạm vào da thịt: "Không phải kim cương, không phải vàng. Anh muốn tặng em thứ gì.. Thuộc về linh hồn." Anh thì thầm.

    Mặt trời chạm mép biển. Huy đưa tay nâng cằm tôi lên. Môi anh ấm nồng, vị mặn của nước biển hòa với vị ngọt của tình yêu. Gió thổi tung mái tóc, hai đàn chim én chao liệng trên đầu như dàn đồng ca chúc phúc.

    Tôi chìm trong nụ hôn ấy, nụ hôn xóa nhòa mọi đau khổ, hàn gắn mọi vết thương. Bàn tay anh siết chặt eo tôi, hơi thở gấp gáp hòa cùng nhịp sóng.

    "Anh yêu em.. Mãi mãi." Huy thở dốc, trán áp vào trán tôi.

    "Em yêu anh.. Từ rất lâu rồi.." Tôi thì thào.

    Hoàng hôn buông xuống. Hai cái bóng in dài trên cát, vĩnh viễn không còn tách rời.


    (HẾT)

    Hẹn gặp lại ở những tiểu thuyết tiếp theo nhé! ^^

    * * *

    Nếu thấy tác phẩm hay, bạn có thể ủng hộ tác giả bằng cách đọc các tiểu thuyết sau, lưu ý tất cả tiểu thuyết đều miễn phí, không cần xu:

    Tiểu thuyết:


    1. Trước Lúc Bình Minh (thể loại: Tuổi học trò, thanh xuân)

    2. Tình Yêu và Bão Tố (thể loại: Trinh thám, hành động, tình cảm)

    3. Hẹn Em Ngày Bình Yên (thể loại: Ngôn tình và chiến tranh)

    Giao lưu với tác giả tại Fanpage: Giá Như Dừng Yêu

    =>DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM CỦA REWRITE

    Tham gia cuộc thi viết cảm nhận để nhận được 100.000 xu => LINK Ở ĐÂY
     
    iam.wonwoo thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng bảy 2025 lúc 11:23 AM
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...