Em Gái Của Trời - Cusiu

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Bụi, 28 Tháng tư 2020.

  1. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 10

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chiều tối hôm sau thì cô tôi đánh điện lên hỏi, cô bảo rằng hôm qua mang cho con Luyến ít đồ thì thấy nó khóa cửa, hôm nay vẫn chưa thấy về nên cô gọi lên hỏi tôi. Biết nó ở chỗ tôi, cô dặn dò vài câu rồi cúp máy. Vậy là ý định về nhà hỏi cô của tôi cũng vô ích rồi, cô không hề biết chuyện gì cả, bà ngoại tôi lại càng không..

    Tôi vẫn đang trong giai đoạn thi nên chưa thể về nhà được, hai hôm sau thì anh người Tày lên. Tối đấy ngồi nói chuyện, tôi bảo với anh rằng cho em gái tôi ở tạm vài bữa, mấy hôm nữa thi xong tôi sẽ dọn đi chỗ khác. Anh cười xuề xòa rồi nói: Thôi mai anh chuyển ra khu tập thể giáo viên ở với thầy Bộc cũng được, cũng chỉ hơn tháng nữa là anh về quê hẳn rồi. Anh lúc nào cũng cười được, tính tình hiền lành chân chất rất hợp với khuôn mặt. Giờ anh làm cán bộ to ở dưới quê anh rồi, thỉnh thoảng có việc lên thành phố công tác, hai anh em vẫn họp mặt hàn huyên chuyện cũ..

    Buổi chiều hôm đấy vừa thi xong môn cuối cùng, tôi về nhà cất sách vở, thay quần áo. Tôi dặn Luyến: Anh về quê.. lấy giấy tờ, sáng mai xong việc anh lên ngay. Tối ngủ nhớ khóa chặt cửa nhá. Nó ngập ngừng một lúc rồi nói: Dạ.. Mai anh lên mang cho em.. bồ đồ làm bánh nhé.. Tôi hơi sựng người nhưng cũng kịp hiểu, khẽ ừ một tiếng rồi đi vội ra bến xe..

    Cả ngày hôm sau tôi đi quanh xóm hỏi dò chuyện nhưng có vẻ như chẳng ai biết điều gì. Ngoại tôi thì hỏi sao con Luyến không về, nó lên đó làm j lâu thế, rồi hỏi chuyện học hành trường lớp. Cô tôi thì bận chăm cả đàn con nên cũng không có thời gian nhiều, hỏi qua loa tôi vài câu rồi đi cắt cỏ bò. Hụt hẫng và chán nản, tôi bỏ về nhà nằm rồi thiếp đi đến tối thì tỉnh dậy.

    Tôi đi lòng vòng trong chính ngôi nhà của mình, không gian yên ắng như nghe được cả tiếng bước chân. Cũng chính ngôi nhà này ba năm trước đây có đến bốn người, có ba, có mẹ, có em gái, quá hoàn hảo cho một một gia đình cơ bản. Vậy mà giờ chỉ còn mình tôi, em gái thì ở trên kia, với hàng tá câu hỏi không thể lý giải nổi..

    Tôi vào buồng gói gém đồ đạc, không quên mang theo đống đồ làm bánh của e gái đã được gói gọn gàng từ trước, chắc vì cồng kềnh nên nó không chở theo được, thì ra nó đã có ý định lên ở với tôi từ trước.. Sở dĩ tôi phải đi ngay vì tôi sợ cảm giác lạnh lẽo ở nhà, cộng thêm sự bất lực và thất vọng khi tốn một ngày vô ích và không tìm được điều gì hay bất cứ một lý do nào đó có thể chấp nhận được.. Thứ nữa, tôi lo cho con Luyến..

    Những ngày tiếp theo đó, tôi cố gặng hỏi nhưng tuyệt nhiên nó không hé môi điều gì, tôi bực mình gằn dọng thì nó lại cúi mặt khóc, tôi lại thôi không nói được nữa. Cảm giác thật nặng nề và bực bội khi không hiểu có chuyện gì đang xảy ra với em gái mình. Thỉnh thoảng nhìn nó buồn bã ngồi nhìn ra cửa sổ tôi lại khó chịu và thấy thương nó, sao nó lại như thế hả trời, trước đây có bao giờ tôi thấy nó như thế này đâu cớ chứ..

    Dò hỏi nó mãi mà cũng chỉ nhận được những câu trả lời chỉ bằng giọt nước mắt, cúi đầu im lặng hoạc lảng sang chuyện khác. Cuối cùng tôi quyết định không tìm hiểu nữa, thôi thì nó đã muốn giấu thì tôi cũng không nên bới móc lên làm gì, chỉ làm nó đau khổ và buồn bã thêm. Tôi sẽ thay những câu hỏi đó bằng sự quan tâm và chia sẻ với nó, tôi nghĩ thời gian rồi sẽ thay đổi được nó, sẽ giúp nó nguôi ngoai đi phần nào. Sau này tôi biết là tôi đã nhầm..

    Từ ngày nó lên ở chung, nó không cho tôi động tay chân vào bất cứ việc gì, từ nấu cơm, quét nhà, rửa chén nó đều dành làm tất.. Nó bảo: Anh không phải làm gì hết, việc của anh là học thật giỏi để mơi mốt đậu Đại Học. Em là con gái, mấy việc lặt vặt này để em lo hết cho.. Em gái tôi thế đấy, nó là một đứa em gái ngoan..

    Cũng phải gần một tháng trôi qua, tối đấy đang đọc sách thì bất giác tôi quay sang nhìn nó. Nó đang ngồi dưới nền nhà, hai tay vòng ôm lấy đầu gối, mắt tròn xoe nhìn tôi học bài. Tự nhiên thấy thái độ giật mình và vội lảng sang hướng khác của nó, tôi thấy lòng mình chạnh lại, tôi khẽ nói với nó: Hay là em đi học lại đi Luyến, còn có mấy hôm nữa là nghỉ lễ, anh tính về nhà nhờ cậu bán quách.. cái nhà dưới quê. Tiền đó cũng đủ hai anh em mình học được vài năm, với lại anh còn đi làm thêm nữa.. Nó xua tay ngoay ngoảy: Ôi ôi em mà học hành gì nữa, em quên hết rồi. Với lại mấy bữa nữa em đi bán lại, em tìm được chỗ mua nguyên liệu làm bánh rồi, chợ trên này đông anh nhỉ, chắc là sẽ bán được hơn dưới quê. Tôi chưa kịp trả lời thì nó chặn họng luôn: Mà anh không được bán nhà đâu đấy, bán rồi thì sau này giỗ chạp biết cúng bái ở đâu, với lại anh mai mốt anh còn phải lấy vợ nữa.. Thấy thái độ dứt khoát của nó, tôi im lặng chẳng biết nói sao với nó nữa, nó còn bé mà nghĩ xa quá, nó lo cho cả chuyện sau này của tôi.. Nhưng giá mà ngày ấy tôi kiên quyết hơn nữa mà thực hiện ý định thì bây giờ chắc đã khác rồi..

    Hôm ấy Trâm Anh đến phòng tôi chơi, sẵn mang vài cuốn truyện cho tôi (tôi mượn cho con Luyến đọc). Nó còn mang cả tiền lương của tôi mà bác Tụ đưa nó (Nó kiêm luôn việc phát lương cho tôi, chính vì việc này mà sau đó tôi biết là nó không chỉ là một cô bé suốt ngày chỉ biết soi gương và nghịch ngợm) Nó đến đúng lúc Luyến vừa ra khỏi nhà chuẩn bị đi bán, nó thấy Luyến từ phòng tôi đi ra thì chào rõ to (lúc nào nó cũng to tiếng như thế) : Con chào cô ạ.. Tôi nghe nó chào và thấy thái độ hơi giật mình của con Luyến thì tự nhiên tôi thấy hơi chạnh lòng. Đành rằng con Luyến có mặc cái áo cũ một chút, nhăn nheo một chút, đi đôi dép có rách một chút.. Tôi tự an ủi mình rằng chắc cái nón che thấp quá nên Trâm Anh không nhìn rõ mặt, tôi cố gắng đùa với Trâm Anh: Bậy, cô gì mà cô, đây là em gái anh, nó bằng tuổi em đó. Tôi thấy Trâm Anh hơi đỏ mặt, chắc nó ngại vì đã bị hớ, nó lí nhí: Ý.. em không biết, em xin lỗi.

    Con Luyến khẽ gật đầu cười nhẹ rồi chào tôi và Trâm Anh, nhấc đòn gánh đi nhanh ra ngõ.. Chẳng biết là nó đang nghĩ gì nhỉ, tự nhiên tôi thấy buồn quá..

    Cả buổi hôm đáy tôi ngồi nghĩ lan man, để mặc cho con bé Trâm Anh nhảy nhót nhòm ngó khắp khu trọ. Tôi quay sang nhìn bộ váy mà Trâm Anh đang mặc, hình ảnh em gái tôi trong chiếc vái trắng tinh tươm dạo tết nọ lại hiện ra lờ mờ trước mắt tôi, như hư như thực, lâu lắm lắm rồi tôi không thấy em tôi mặc váy nữa, chỉ là những bộ áo bà ba và chiếc quần nhàu nhĩ của mẹ thôi..

    Tôi gọi Trâm Anh lại bảo: Em mua váy này ở đâu thế, mai dẫn anh đi mua..
     
    Mây xaSua87264 thích bài này.
  2. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 11

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hôm sau đi học về thì Tôi chờ Trâm Anh ở cồng trường rồi chở nó ra chợ. Tuy là thị xã nhưng ngày xưa chưa rộ lên những shop quần áo như bây giờ, mua cái gì cũng phải ra chợ mới có. Sau một lúc đi lòng vòng thì tôi cũng chọn được một chiếc váy màu trắng (tôi rất thích màu trắng). Tôi quyết định mua nó là vì lúc thấy Trâm Anh mặc nó vào thử cho tôi xem, tôi có cảm giác như chính cô bé là Luyến vậy, duy chỉ có khác ở chỗ là Luyến thì không toe toét và nhí nhảnh xoay mấy vòng như Trâm Anh ^^!

    Tôi chở Trâm Anh đi ăn chè để cám ơn nó rồi về nhà. Chiếc váy tôi đã gói gọn gàng rồi cất đi, định bụng Luyến về sẽ mang ra tặng nó để cho nó bất ngờ.

    Cả chiều hôm đấy tôi thấy vui vui, tưởng tượng vẻ mặt nó lúc nhận quà, lúc mặc váy, lúc nó xoay qua xoay lại như Trâm Anh, tự nhiên tôi thấy háo hức lạ kì. Tôi ngồi học bài đến tận xẩm tối, lúc xem lại đồng hồ thì giật mình vì đã gần sáu giờ mà vẫn chưa thấy nó về. Bình thường mọi hôm thì gần năm giờ là đã thấy nó ở nhà rồi. Cũng hơi lo lắng nhưng nghĩ bụng chắc nó ghé chợ mua đồ gì đó nên thôi tôi cũng không nghĩ ngợi gì nhiều nữa.

    Đến hơn 7 giờ vẫn chưa thấy về thì tôi hơi hoảng thật. Nó mới lên thị xã, lại mới đi bán được 1 tuần, có chuyện gì với nó thì tôi biết làm sao. Càng nghĩ càng sốt ruột, loay hoay đi qua đi lại trong phòng một lúc thì tôi quyết định lấy xe đạp chạy ra chợ tìm nó. Vừa chạy ra đầu ngõ thì tôi thấy nó thất thểu đi về, lạ ở chỗ là không thấy quang gánh hàng đâu cả. Tôi chạy lại ngay hỏi nó thì nó mếu máo: Người ta thu mất hết rồi anh Bi ơi.. Tôi cố bình tĩnh để trấn an: Sao ngoài chợ mà cũng thu à, anh thấy nhiều người bán mà. Em bán ở chợ không được vì bị mấy bà.. đuổi, nên em gánh ra khu bảo tàng.. Nó bắt đầu khóc..

    Trời ạ, khu đấy người ta cấm bán hàng rong bao nhiêu năm nay rồi mà.. ~~..

    Nó cúi mặt khóc nức nở. Nhìn bộ quần áo nó nhơ nhớp và ướt đẫm mồ hôi, tóc tai thì ướt nhẹp và bết vào nhau, tôi biết là nó đã khóc lóc van xin đòi lại mớ hàng như thế nào.

    Mấy ngày sau tôi chạy lên ban quản lý bảo tàng xin lại đồ mà không dc, ngày nào cũng bắt hẹn hò chờ đợi (ngày ấy tôi không biết là thật ra bọn nó chỉ làm tiền thôi). Mệt mỏi và cũng không có thời gian, cộng thêm việc nghe con Luyến kể bị ăn hiếp khi vào chợ bán. Tôi bảo nó: Thôi em không cần đi bán nữa, kiếm việc khác làm đi, buôn bán vầy nắng nôi lắm.

    Cuối cùng nhờ bác Tụ mà tôi xin cho nó vào làm công nhân nhặt cuống trà của nhà máy, công việc tuy có hơi vất vả một chút nhưng đỡ được mang vác mệt nhọc, lại không phải lo lắng có ai bắt nạt nó hay không, vì con dâu của bác Tụ cũng làm trong đấy, bác đã gởi gắm nó hộ tôi. Thỉnh thoảng nó còn đem việc về nhà, tôi biết là nó đang cố để tôi đỡ phải vất vả và tâm trạng được thoải mái để ôn thi. Hai anh em tôi cũng tạm sống đủ vì tôi không phải đóng học phí (vì diện mồ côi), lại thêm nó cũng biết tính toán chi tiêu, nó là em tôi nhưng tôi thấy nó giống.. vợ hơn, nó đảm đương mọi việc trong nhà, kiện toàn và chu đáo..

    Gần một năm sau đó trôi qua trong yên bình, hai anh em đứa học đứa đi làm. Buổi tối thì tôi học bài, nó đọc truyện hoạc đan những món đồ nho nhỏ. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy nó đôi khi thơ thẩn nghĩ ngợi gì đó rất xa xăm, muốn hỏi nó nhưng lại thôi, vì tôi biết nó vẫn sẽ chẳng nói gì.. Trâm Anh vẫn thỉnh thoảng sang chơi, chạy nhảy múa máy, nó lúc nào cũng làm tôi vui..

    Như người ta thường nói, trước cơn bão thì bao giờ mặt nước cũng sẽ có một khoảng thời gian rất yên ả, và khoảng thời gian trên cũng chính là những ngày cuối cùng tôi và nó cảm thấy hạnh phúc nhất sau khi ba mẹ chúng tôi mất.
     
    Mây xaSua87264 thích bài này.
  3. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 12

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi gánh trên vai niềm tin của cả gia đình khi lên đường đi thi Đại Học, mang theo sự hy vọng của ba và ngoại ' Thằng Bi nhà tôi học giỏi lắm, mơi mốt nó sẽ làm bác sĩ'. Và đặc biệt là của mẹ kế và Luyến, họ đã gánh cả thằng tôi trên vai để mang đến trường..

    Chính vì thế tôi không thể cho phép mình thi trượt được, gần 2 tháng sau khi đi thi về, tôi nhận được giấy báo nhập học, tôi cũng không bất ngờ vì tự tin rằng mình sẽ đậu. Ngày giấy báo về đến nhà, vẫn là con Luyến biết đầu tiên, nó vẫn chạy như như bay, mặt đỏ rực và mắt long lanh đi tìm tôi để thông báo như ngày trước. Nó mừng còn hơn cả tôi, tôi thấy nó cười mà sao hai hàng mi ươn ướt.. Nó khóc mất rồi..

    Ngày tiễn tôi và Luyến lên Sài Gòn, Trâm Anh khóc như mưa, lần đầu tiên tôi thấy nó khóc. Những người yêu đời như nó khi khóc, thường khó có gì ngăn lại được..

    Tôi về quê thăm Ngoại, ôm ngoại và cũng khóc, khóc như ngày bé bị đứa nào đấy ăn hiếp mà chẳng biết nhờ cậy ai. Ngoại xoa xoa lưng tôi, dỗ dành như đứa con nít. Đối với ngoại thì tôi lúc nào cũng chỉ là đứa con nít, là 'thằng cu Bi của ngoại'. Đấy cũng là lần cuối tôi còn được nói chuyện với ngoại, được ôm ngoại..

    Ngày ấy khóc sao thật dễ dàng quá, chúng tôi đều khóc, mỗi người có một lý do để khóc.. Nhưng nước giọt nước mắt trẻ con tuôn trào ra như thế này làm sao đau bằng những người lớn khi muốn mà không thể khóc, nước mắt chảy vào trong, xát muối mặn chát cả trái tim, cả cơ thể.. Xót.. Ước gì chúng tôi có thể mãi khóc một cách vô tư và thoải mái như thế..

    Tôi và luyến bước chân lên Sài Gòn vào một ngày mưa tầm tã, chúng tôi xuống xe thì ngồi ngay trong nhà chờ của nhà xe để đợi ông chú đến đón về. Hai đứa ngồi thu lu như hai con chuột nhắt ở mái hiên nhà, không dám vào phía trong vì trong đấy đông người quá, nằm la liệt dưới ghế, trên nền. Tay tôi ôm chặt balo như thể để hở ra là người ta giật bay và chạy biến đi mất, tôi đã được nghe kể nhiều lắm về cuộc sống bon chen và nguy hiểm ở Sài Gòn rồi.

    Một giờ, hai giờ, ba giờ trôi qua. Luyến thì gục lên vai tôi ngủ từ lúc nào, có lẽ nó đã quá mệt khi lần đầu phải đi một quãng đường dài như thế, khổ thân con bé.

    Trời tối mịt thì chú tôi mới tới, chúng tôi vẫn ngồi im chỗ hẹn trước vì không dám và không biết đi đâu.

    - Cu Bi phải không?

    - Dạ.. - Tôi trả lời với vẻ nghi ngờ được dặn.

    Chú gỡ khẩu trang và nón ra tôi mới nhận ra chú Lâm, mặc dù chú đã già và khắc khổ hơn ngày ở nhà rất nhiều nhưng những nét trên khuôn mặt chú thì tôi không thể nào quên được, trước khi chú chuyển lên Sài Gòn kiếm ăn thì chú và ba tôi là anh em kết nghĩa.

    Tôi mừng và mất hẳn vẻ ủ rũ, quay sang lay em gái: ' Dậy dậy đi em, chú Lâm tới rồi'.

    Chú đưa chúng tôi hai bịch nước mía và một một miếng bánh tét chiên rồi ngồi chờ chúng tôi ăn hết mới dẫn về. Vừa ăn chúng tôi vừa nghe chú kể chuyện, hỏi han nhà cửa, làng xóm dưới quê với niềm háo hức kì lạ. Cũng phải thôi, 6 năm rồi chú chưa về quê, nơi mà chú gắn bó từ khi sinh ra đến khi lấy vợ.

    Chú Lâm ngày ở nhà làm thợ mộc, sau bị một tai nạn khi cưa gỗ nên đứt mất một bàn tay. Từ một thợ mộc khéo tay có tiếng, chú đâm chán nản vì trở thành một kẻ vô công rỗi nghề ăn bám vợ. Thế là chú kết bạn với rượu, với những người bạn đồng 'cảnh ngộ'. Chú lê la khắp xóm làng để ăn nhậu, sáng sỉn chiều say. Tôi hay gặp chú xiêu vẹo đi về nhà hoạc đi đâu đó. Mỗi lần gặp tôi, chú thường tóm tôi lại véo má và nói ' Thằng con bố Cảng dạo này lớn phết rồi nhỉ', rồi chú cọ râu vào mặt tôi khiến tôi vừa nhột vừa sợ. Có lần tôi thấy chú ngủ ở gốc cây ngoài chợ lúc sáng sớm, người tôi bé tí mà phải dìu chú về vì chạy về gọi vợ chú thì chỉ nhận được một câu chưng hửng: ' kệ bố nó'. Vợ chú khinh chú ra mặt.

    Rồi chú dính vào cờ bạc, cái giống cờ bạc thì càng đánh càng thua, càng thua càng gỡ. Chẳng mấy chốc mà tài sản trong nhà tội nón ra đi hết, vợ chú gào khóc bao nhiêu chú cũng không từ bỏ được con ma đỏ đen trong người. Cho đến một đêm nọ chú thua nặng ở chiếu bạc, thua cả tiền bán bộ.. lư hương bằng đồng của gia đình, tài sản có giá trị cuối cùng trong nhà chú.

    Chú Lâm là người thật thà và tốt bụng, dù chú có cờ bạc rượu chè thì tôi vẫn thấy chú như vậy. Tôi phải nói trước điều này vì khi kể đến đây, cái đêm mà chú thua bạc ấy, chú đi dắt trộm trâu của chính nhà bố vợ để bán đánh bạc. Công an xã bắt được chú..

    Nửa năm sau thì chú bỏ lên Sài Gòn vì không chịu được điều tiếng. Vợ chú ban đầu nhất định không chịu đi theo những cho đến ngày chú đi thì cô cũng ôm con nhắm mắt thuyền theo lái, gái theo chồng..

    Chuyện của chú là thế, qua lời kể và thái độ của chú, tôi biết chú cũng nhớ quê hương da diết nhưng chắc vì xấu hổ chuyện cũ nên không muốn về.

    Chú sắp xếp cho anh em tôi ở trong một căn phòng được ngăn bằng ván ép khá tồi tàn. Nhưng dù sao có được chỗ ở lúc này đối với hai đứa tôi đã là sự may mắn lớn.

    Thấm thoát được một tháng trôi qua chúng tôi ở nhà chú Lâm. Tôi vừa đi học vừa làm thêm, luyến học và phụ việc tiệm may, dù sao thì nó cũng cần phải có một cái nghề.

    Một tối, tôi bảo Luyến:

    - Mai mình chuyển ra ngoài ở nhé, anh tìm được phòng trọ rồi.

    - Sao vậy anh, em thấy ở đây được mà?

    * * *

    Tôi không biết phải trả lời nó ra sao, tôi không muốn nói cho nó biết cái lý do rằng tôi đang sợ. Tôi sợ ánh mắt rất khó hiểu của chú Lâm nhìn nó, nỗi sợ của tôi không mơ hồ. Em tôi cũng đã lớn rồi, không những thế nó còn xinh xắn và có vẻ chất phác hiền lành mà những đứa con gái thành phố không có được. Mỗi lần thấy ánh nhìn của chú Lâm hướng về nó, tôi lại cảm thấy có linh cảm chẳng lành. Chú Lâm dù gì cũng là đàn ông, vợ chú lại đi buôn theo tàu bắc nam mỗi tháng mới về một lần..

    Tôi đáp lại vẻ mặt ngơ ngác của nó bằng một thái độ chậm rãi:

    - Tại anh thấy ở đậu như vầy hoài cũng phiền quá, ra ngoài ở cho thoải mái em ạ.

    - Dạ.. - Nó thở dài vẻ tiếc nuối nhưng vẫn đồng ý, em gái tôi lúc nào cũng ngoan. Tôi biết là nó quá mệt mỏi với những lần chuyển nhà cùng tôi rồi, nhưng biết làm sao được, tôi đã hứa với mẹ là phải chăm sóc và lo lắng cho nó, nó chỉ có mỗi người thân duy nhất là tôi.

    Xóm trọ mới của chúng tôi đa phần là sinh viên tứ xứ từ những vùng quê nghèo lên, vì đơn giản nếu có tiền thì chẳng ai lại chui vào ở cái chỗ chật chội, ẩm thấp và thường xuyên cúp điện, cúp nước như thế này.

    Sự xuất hiện của em gái tôi bỗng nhiên trở thành tâm điểm của sự chú ý, bằng chứng là cả bọn xuýt soa huyết sáo mỗi lần em gái tôi đi qua. Thỉnh thoảng tôi còn thấy có cu cậu đứng ngẩn to te ngắm em tôi qua cửa sổ. Ban đầu tôi cũng có phần ái ngại vì thấy em gái bị để ý nhiều quá nhưng sau một thời gian thì thấy bọn nó đa phần hiền lành và có phần trẻ con, ít nhất là so với tôi nên cũng đành thôi không nghĩ ngợi gì nhiều nữa. Thậm chí có lúc tôi còn thấy tự hào về điều này vì từ ngày anh em tôi đến, con trai trong xóm nhất loạt gọi tôi là anh vợ, mặc dù tôi còn nhỏ tuổi hơn vài đứa.

    Ngày ấy sinh viên không năng động như bây giờ, suốt ngày chỉ biết cắm đầu vào học và học, thỉnh thoảng thì chỉ có tham gia hoạt động ở trường nên cuộc sống khá nhạt nhẽo. Hoạt động trong ngày chỉ xoay quanh trường lớp, mỳ tôm, nước lọc và guitar.

    Những anh chàng guitar thời nào cũng vậy, luôn là tâm điểm và có sức hút mãnh liệt đối với con gái. Em gái tôi cũng vậy, nó mê như điếu đổ anh sinh viên lầm lì cuối dãy trọ. Anh tên là Huy, học trên tôi hai khóa, cao lớn, gương mặt trắng trẻo thư sinh và đặc biệt là chơi guitar cực giỏi, luôn là cây văn nghệ của xóm trong những buổi liên hoan sinh nhật, những đêm cúp điện đột ngột hay những buổi văn nghệ bất thình lình. Nó mê anh Huy cũng một phần là vì, anh ta là tên con trai duy nhất trong xóm không đoái hoài gì đến nó..

    Tôi cảm nhận được sự thay đổi của em gái khi mỗi lần thấy nó ngồi may vá sửa đồ trong phòng trọ, có tiếng guitar ở cuối dãy cất lên cùng với giọng hát đầy tâm trạng của Huy là nó lại nhổm dậy hóng tai nghe ngóng, rồi thở dài thườn thượt mỗi khi Huy ngừng chơi. Nó hóng như thể trẻ con hóng tiếng rao của kem, của kẹo kéo, háo hức và chờ đợi, để rồi hụt hẫng vì không có tiền mua.

    Có lần Huy đi đâu đó một tuần không về phòng trọ, tôi thấy nó đứng ngồi không yên, thỉnh thoảng lại nhìn ra cửa sổ và cúi đầu buồn bã.

    Thật ra là tôi có phần ghen tức với Huy. Trước đây nó chỉ có mình tôi, nó dành toàn bộ sự lo lắng chăm sóc cho tôi, lo cho tôi hết thảy mọi thứ. Giờ thì gã trai xa lạ và vô tâm kia đã cướp mất hết cả phần hồn của nó, khiến nó không còn quan tâm tôi như trước nữa, thỉnh thoảng tôi bực quá quát mắng nó mặc dù nó chẳng có lỗi gì. Tôi chỉ muốn kiếm cớ để cho nó tỉnh ra, để cho nó quay lại là của tôi, chỉ là của tôi, lại là đứa em gái bé bỏng ngày nào, chỉ có anh trai, ngoài ra, không ai cả..

    Sang tuần thứ hai thì Huy về, mang theo một cô gái - lý do của sự vô tâm đối với em gái tôi. Điều này khiến tôi mừng vô cùng, còn Luyến thì ngược lại. Tôi thấy mình hơi ác..

    Từ dạo đó nó ít nói hẳn, suốt ngày lầm lì cúi gằm mặt may may vá vá, có lúc kim đâm vào tay đến chảy máu cũng vẫn không chịu đi băng bó, ngoan cố tiếp tục, khiến máu ở ngón tay chảy ra, thấm vào cả mảnh vải. Tôi thấy vậy thì chạy lại cầm tay nó bực tức quát: Luyến, em làm gì vậy, em bị sao vậy, em có thôi cái bộ mặt đó đi không thì bảo?

    Nó sợ hãi rụt tay lại, cúi mặt nhận lỗi mà không nói gì. Tôi điên quá lại quát lên:

    - Chuyển nhà, chuyển nhà, không ở đây nữa, em càng ngày càng không hiểu nổi Luyến ạ.

    Nó nghe thế thì hoảng, ngẩng mặt lên lắp bắp nửa xin lỗi, nửa cầu khẩn:

    - Dạ dạ, không không anh Bi, em không sao hết mà, đừng chuyển nhà nha anh, em muốn ở đây, em không muốn đi đâu nữa. Đừng chuyển nhà..

    * * * Tôi bực mình bỏ ra ngoài..

    Cuối dãy trọ, phòng của Huy vẫn đóng cửa im ỉm, bên trong có hai người.. Từ ngày cô gái về ở chung, Huy không còn chơi đàn nữa, có lẽ anh ta bận..

    Tết năm ấy là cái tết đầu tiên ở Sài Gòn của chúng tôi, cả dãy trọ về quê gần hết. Anh em tôi mặc dù rất muốn về thăm ngoại nhưng tiền tàu xe cũng là một vấn đề lớn đối với chúng tôi. Vì thế tôi và Luyến quyết định ở lại Sài Gòn ăn tết, nó đồng ý ngay có lẽ vì một điều: Tết đấy Huy cũng không về quê. Mà thật ra cả xóm không ai biết Huy quê ở đâu, chỉ biết rằng anh ta vừa học vừa chơi nhạc cho một quán cafe nhạc sống cổ điển.

    Huy biết chúng tôi ở lại thì cũng vui vẻ hỏi han vài câu rồi hứa hẹn tết sẽ qua phòng tôi làm vài chén. Còn cô gái kia, chuyển vào dãy trọ đã hai tháng mà chưa từng nói chuyện với ai, đi làm hay đi học từ sáng đến tối rồi về nhà đóng cửa im ỉm đợi Huy đi chơi nhạc về. Có điều, mặt cô lúc nào cũng buồn rười rượi.

    Ba mươi tết thì xóm trọ đón những vị khách lạ, một chiếc xe hơi bóng lộn để xịch trước nhà. Bước ra khỏi xe là một bà trông rất quý phái..
     
    Mây xaSua87264 thích bài này.
  4. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Chương 13 - Hết

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bà ta ngó nghiêng một lúc thì sai tài xế lại gần phòng chúng tôi và hỏi Luyến đang ngồi đọc sách trước cửa sổ. Cũng bởi vì phòng tôi là chỗ duy nhất còn mở cửa và có người ở dãy trọ này:

    - Khu này có ai tên Hoàng không em? - Gã cộc lốc

    - Dạ?

    - Ở dãy trọ này có ai tên Minh Hoàng không em gái?

    - Dạ không ạ! - Luyến chắc chắn.

    Gã gật đầu chào rồi lên xe chở người đàn bà nọ đi mất, bỏ lại cái nhìn khó hiểu cho cả hai anh em tôi.

    Sáng mùng một tết, chúng tôi đang bày biện cúng vái thì Huy và cô gái nọ về. Hình như tết đối với họ cũng chẳng có gì quan trọng, bằng chứng là tôi thấy họ vẫn như những ngày thường, thậm chí còn xuề xòa hơn. Mà cũng đúng, tết là ngày của gia đình, của họ hàng, bạn bè. Tết không dành cho những người nghèo, tết không dành cho những người không có nơi để về, phải ở lại cái xóm trọ tồi tàn buồn tẻ này..

    Đến trưa thì Huy sang, ngồi nói chuyện một lúc thì Huy xin phép được nói chuyện riêng với Luyến.

    Tôi hơi bất ngờ nhưng cũng gật đầu đồng ý. Huy và Luyến thì có chuyện gì để nói nhỉ, thật khó hiểu.

    Họ ngồi ngoài chiếc ghế đá ở giữa sân xóm trọ nói chuyện rất lâu. Hình như chỉ có mỗi Huy nói, Luyến ngồi im nghe. Tôi biết em tôi đang rất hồi hộp, đây là lần đầu tiên nó được nói chuyện với Huy, gã trai mà nó thích.

    Một lúc sau thì Luyến quay về phòng xin phép tôi được đi đâu đó với Huy một lúc. Tôi ngạc nhiên hỏi:

    - Ủa đi đâu vậy em?

    - Xíu nữa về em nói anh nghe, anh ăn cơm trước đi nha - Luyến nói rồi đi nhanh ra cổng, không để tôi hỏi thêm.

    Mặc dù tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác nhưng cũng gật đầu. Huy là người đàng hoàng, tôi chắc thế.

    Đến chiều tối vẫn chưa thấy Luyến về thì tôi hoang mang thật sự. Ngày ấy điện thoại vẫn chưa phổ biến nên tôi chẳng biết cách nào để liên lạc với họ ngoài việc chờ đợi và chờ đợi.

    Sẩm tối thì tôi lo quá, đánh liều sang gõ cửa phòng Huy hỏi cô gái nọ. Một lúc sau thì cô ra mở cửa. Tôi mở lời:

    - Anh Huy đi đâu mà giờ này chưa về hả bạn?

    Cô gái cười nhẹ rồi lắc đầu tỏ ý cũng không biết, tôi khẽ liếc vào phòng thì thấy cô đang bận nấu cơm nên tôi cũng không hỏi gì thêm, gật đầu chào rồi lẳng lặng về phòng. Tôi cũng phát hiện ra một điều là cô ấy xinh đẹp và có khuôn mặt hiền quá thể, nó khiến một thằng mới lớn như tôi có hơi rung rinh và ngại ngùng, quên bặt cả những điều muốn hỏi. Nhưng cũng vì cô đã có chủ và quá ít nói nên những cu cậu trong xóm không đứa nào dám bén mảng, ngay cả tôi cũng ngại khi phải tiếp xúc với cô.

    Đến tối thì Huy và Luyến về, cả hai đều như không có chuyện gì. Tôi thì dù thở phào nhẹ nhõm nhưng đợi Huy chào hỏi, xin lỗi xong và về phòng rồi tôi mới hỏi Luyến:

    - Sao em nói đi một xíu mà giờ này mới về?

    Luyến thấy tôi nghiệm giọng thì sợ sệt:

    - Tại em.. bị người ta giữ lại mà.

    - Giữ lại là sao, ai giữ lại? - Tôi bắt đầu thấy khó chịu.

    - Thôi mà anh Bi, hôm nay tết mà, không nhắc chuyện đó nữa. Anh Huy nhờ em một việc nhỏ ấy mà, không có gì nghiêm trọng đâu. Anh đúng là như ông già ấy.

    Thấy nó vậy thì tôi cũng không nói nữa, dù gì nó cũng về nhà an toàn và hôm nay lại là mùng một tết. Với lại những gì nó giấu tôi đâu chỉ có mỗi chuyện này, trước gì nó vẫn vậy, thường giấu nhẹm những thứ không vui.

    Khoảng một tuần sau tết thì Huy và cô gái nọ chuyển nhà trọ, họ có qua chào hai anh em tôi và tôi thấy Huy có khẽ cám ơn Luyến một lần nữa. Đồ đạc của họ chỉ vỏn vẹn một cái balo to và một cây đàn, mãi sau này tôi mới biết đó là lần chuyển nhà thứ.. rất nhiều của họ.

    Từ ngày Huy chuyển nhà trọ, vắng hẳn tiếng đàn, vắng luôn cả dáng người cao lớn của Huy đi ngang cửa sổ thì Luyến thẫn thờ cả ngày. Tôi biết những đứa con gái mới lớn như nó sẽ đau khổ như thế nào khi người mà mình yêu quý bỏ đi mà không biết bao giờ được gặp mặt, mà cũng có thể là cả đời này tôi và Luyến sẽ không bao giờ được gặp lại Huy và cô gái có nụ cười hiền khô kia nữa..

    Một buổi trưa tôi đi học về thì thấy người đàn bà sang trọng dạo nọ đang ở trong phòng và nói chuyện với Luyến. Tôi tò mò hết sức nhưng cũng không tài nào hiểu bà ta đến đây với lý do gì, mà lại còn vào tận phòng và nói chuyện với em gái tôi, chẳng phải người mà bà ta tìm không có ở khu trọ này cơ mà.

    Tôi nhìn vào cửa sổ, bà ta nắm tay Luyến rồi nói gì đó với vẻ van xin, cầu khẩn. Luyến chỉ cúi mặt không nói gì, tại sao nó không nói gì cơ chứ?

    Tôi chỉ muốn xông vào phòng hỏi cho ra nhẽ nhưng có gì đó ngăn tôi lại, vẻ mặt của Luyến hay thái độ khó hiểu của người đàn bà xa lạ kia.

    Tôi đợi bà ta lên xe đi hẳn rồi mới vào nhà, vứt cặp rồi hỏi Luyến:

    - Em đang có chuyện gì vậy, nói đi. Phải nói hết với anh, nếu không thì đừng gọi anh là anh nữa.

    Luyến cúi mặt không dám hó hé gì, thấy thế tôi quát:

    - Nói đi, em có còn coi anh là anh trai không vậy.

    Nó là đứa lì lợm, rất lì lợm. Chỉ trả lời tôi bằng những giọt nước mắt mà nhất quyết không chịu nói gì. Tôi bực mình ghê gớm nhưng cũng không thể làm gì hơn. Nước mắt, sao lúc nào cũng là nó, sao ai cũng dùng nó để trốn tránh, để sợ hãi, để lừa dối, bản chất của nó đâu phải như vậy. Tại sao một thằng làm anh như tôi lại không được biết gì cả, có chuyện gì đang xảy ra vậy hả trời. Tôi ghét nước mắt, ghét nhìn thấy nó, ghét luôn cả những ai hay khóc, hay buồn.

    Tôi bỏ ra ngoài đi lang thang trong xóm, nếu cứ ngồi trong phòng với những câu hỏi và con bé em cứng đầu chắc tôi phát điên mất. Tối đấy cũng là lần đầu tiên trong đời tôi biết đến khói thuốc lá.

    Mấy ngày sau nữa, một buổi chiều khi tôi đang ngủ và Luyến ngồi thì người đàn bà nọ lại đến, Luyến thấy bà ta thì hơi hoảng nhưng vẫn lịch sự mời bà ta vào với điệu bộ uể oải không vui.

    Bà ta nhìn tôi với vẻ dè chừng, thấy thế thì Luyến không đợi tôi nói mà đáp vội: Anh trai con.

    Dường như sự có mặt của tôi khiến cuộc nói chuyện của họ trở nên khiên cưỡng và dè chừng hơn:

    - Cô biết là con nói dối mà, con biết nó ở đâu thì nói cho cô biết với, ba nó đang bệnh nặng lắm rồi.

    - Con không biết thật mà cô, lâu rồi con cũng không gặp ảnh nữa.

    - Nó là người yêu của con, con nói vậy sao cô tin được, cô chỉ có mỗi mình nó là con trai.. - Bà ta nói rồi thút thít khóc.

    Tôi nghe thế thì choáng nặng, người yêu? Con trai? Là ai chứ? Tôi chắc chắn rằng Luyến không quen bất cứ thằng con trai nào ngoài những đứa trong xóm trọ. Nó có người yêu bao giờ chứ? Không tài nào hiểu nổi? Có truyện gì đang diễn ra trước mắt mà tôi không hề biết vậy trời..

    Thấy tôi nhổm dậy, Luyến sợ hãi liếc sang tôi với ánh mắt van nài, cầu khẩn xin tôi đừng làm gì cả. Tôi khó chịu quá rồi nhưng không biết phải làm gì, không biết hỏi gì và cư xử ra sao trước mặt người đàn bà đáng tuổi mẹ mình, đang khóc thút thít cầu xin điều gì đó về thằng con trai của bà ta mà tôi không hề biết.

    Tôi lại bỏ ra ngoài đốt thuốc, tôi đã nghiện thuốc là từ bao giờ thế này?

    Bà ta đã về, tôi lừ lừ bước vào nhà. Không hề hỏi một câu nào như trước đây, tôi thấy thật sự thất vọng và mệt mỏi với những câu hỏi đan xen trong đầu. Điều gì và ai đã làm cho Luyến trở thành một kẻ nói dối như thế kia chứ. Đứa em gái ngoan của tôi đã biết nói dối rồi. Nó không còn coi tôi là người đáng tin tưởng nhất rồi..
     
    Mây xaSua87264 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...