Cà Phê Cùng Tony - Tony Buổi Sáng

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Chụy Tít, 26 Tháng sáu 2018.

  1. Chụy Tít

    Bài viết:
    418
    Chương 30 - Sinh Hoạt Với Giáo Viên

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong cuộc đời cắp sách, Tony suýt bị đuổi hạc một lần. Còn lên “sinh hoạt” với cô chủ nhiệm và thầy hiệu trưởng thì không biết bao nhiêu lần mà nói. Giờ nghe chữ “sinh hoạt” là run bắn người vì sợ. Nguyên nhân cũng tại những suy nghĩ không theo ba-rem của mình, cô chủ nhiệm thì sợ mất thi đua, còn thầy hiệu trưởng thì sợ mình rớt tốt nghiệp lớp 9. Văn chương cứ phải trong ba-rem, trong đáp án mới có điểm. Ví dụ: Hạc sinh nói được cô Kiều đẹp gái, cô Tấm dịu hiền: 0.25 điểm, Thạch Sanh đẹp trai: 0.25 điểm, Lý Thông độc ác: 0.25 điểm. Miêu tả một buổi tối đầm ấm của gia đình em, hạc sinh nêu được “bà ngồi khâu áo: 0.5 điểm, bố ngồi đọc báo: 0.5 điểm, đèn dầu leo lét: 0.5 điểm”… chứ đứa nào miêu tả thiệt “bố đi nhậu chưa về, mẹ đang xem phim Hàn Quốc, anh Hai đang chơi game”… thì không có trong đáp án, nên không có điểm.

    Thôi giờ ví dụ một quan điểm khác đáp án của Tony nè:

    Đề bài: “Em hãy phân tích cái đẹp của sen trong bài ca dao sau:

    Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

    Bài làm của Tony:

    Đây là một bài ca dao em thấy không hay ho gì. Đặc biệt là câu cuối, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Từ “hôi tanh” rất là vô duyên. Em không thấy bùn có mùi hôi tanh gì cả, đơn giản nó là mùi bùn. Vấn đề là bùn đã nuôi nấng cho sen, che chở cho sen, cung cấp dưỡng chất cho sen. Từ lúc chỉ là cái ngó bé nhỏ mong manh, chính bùn đã giúp cho cái ngó vươn lên khỏi mặt nước, trở thành cây sen mới. Rồi khi đạt thành quả là một đóa hoa, lại quay qua xỉa xói chê bùn hôi tanh. Sao kỳ vậy?

    Cứ thử mọc ở nơi nước trong leo lẻo thì sen có tươi tốt được không? Chính cái bùn đấy, cái hôi tanh hôi... mới có được hoa sen ngạo nghễ trên cao kia.

    Kết luận: Em thấy đâu phải bài ca dao nào từ xưa để lại cũng hay cũng đúng. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, chúng ta nên có lòng biết ơn trong cuộc sống.”

    Đọc xong, cô giáo cầm bài văn tức tốc chạy lên gặp thầy hiệu trưởng…

    15 phút sau, thầy hiệu trưởng xuất hiện ở cửa lớp.

    19/4/2014

    Có một bạn trẻ tên M. ở Nam Định. Chưa bao giờ đọc cái gì quá 100 chữ trừ bài trên lớp vì bắt buộc phải đọc. M có cậu bạn tên Q. Cậu Q này ghiền TBS, bài nào cũng share. Share cả chục lần nhưng trong tất cả friend trong friend list của Q đều thấy chữ nhiều là bỏ qua.

    Có lần cà phê, mọi người hỏi Q sao dạo này ăn nói lưu loát mà cái gì cũng biết vậy. Q mới nói là do hay đọc TBS. Thấy cũng ham nhưng mở ra, thấy chữ, nói không đọc. Kêu mày đọc rồi kể lại tao nghe, chứ tao chỉ thích coi hình. Mày kêu ông Tony up hình lên đi.

    Q phải thề thốt, nói tụi mày đọc mà không cười, không hay tao trả hết chầu cà phê và cho mỗi đứa một triệu. Cái M mới đọc. Đọc có một bài, đâm ghiền, ngồi từ sáng chỉ uống nước và gặm bánh mì đến khuya mới xong hết cái page.

    Rồi viết cái thư dài ngoằng gửi Tony. Nửa đêm còn đòi bay vô Sài Gòn gặp.

    Chắc phải viết bớt hay xuống.

    Nên nếu các bài sau, nếu các bạn thấy hẻm hay nữa là do bạn M. chứ hẻm phải do Tony

    P/S: Tony là điển hình trong văn hóa đổ lỗi, đổ thừa của một tỷ lệ không nhỏ người châu Á.

    19/4/2014

    Chuyện cái tổng đài điện thoại

    Sáng nay cà phê với anh bạn là chủ một doanh nghiệp du lịch lớn, ảnh kể bây giờ từ trưởng phòng đến giám đốc trong công ty anh ấy đều là Tây hết. Tony ngạc nhiên, nói ủa nhân lực người Việt không đủ trình độ điều hành hay sao. Anh nói trình độ thì có, nhưng...

    Ảnh cũng lớn tuổi, 60 ngoài nên khá chững chạc, trải qua nhiều ngóc ngách cuộc sống nên nội dung câu chuyện rất sâu. Từng là giảng viên trường du lịch, thành lập doanh nghiệp lữ hành được 20 năm. Ba năm nay, anh thuê toàn Tây vô quản lý, dù lương cao gấp đôi nhưng nó yên tâm. Và công ty anh phát triển ầm ầm, lọt vô trong top luôn. Anh nói Tây nó làm quần quật, chiều hết giờ làm ra quán bar uống bia rồi về ngủ. Mai đi làm tiếp. Thuê Tây làm, giao dịch cũng được thuận lợi hơn vì một số người Việt mắc bệnh “sợ Tây”, khi giao tiếp với đồng chủng thì quát tháo ầm ầm nhưng đứng trước mặt Tây thì nhũn như con chi chi ấy em ạ…

    Thấy Tony tròn xoe mắt, nên anh kể tiếp. Từ lúc thành lập, cũng cả chục đời trưởng phòng người Việt rồi, vô làm một thời gian là thành ma thành quỷ. Thuê xe, ép nhà xe không còn nước nào để sống, ví dụ 5 triệu cho một chuyến xe đi Cần Thơ 3 ngày, em coi có ai làm được. Nhà xe bị ép quá, bèn đưa chiếc xe cũ mèm, không máy lạnh, kêu như bò rống, thường xuyên bị tắt máy giữa đường. Tài xế mới ngáo ngơ thì mới chịu lương thấp, không biết đường biết sá, chạy tới chạy lui. Họ báo công ty giá thuê tới 10 triệu, rồi bắt nhà xe trả lại 5 triệu vào túi riêng. Gọi là nghệ thuật “Gửi Giá”. Nhà xe cũng ngậm đắng nuốt cay chứ giờ cạnh tranh, không đi là có thằng khác nó chụp nó giật mất. Thuê tàu du lịch cũng vậy, vì bên này ép quá nên bên kia lấy tàu cũ ra sử dụng, không ít lần gây tai nạn thương tâm.

    Ảnh kể, chưa hết. Bữa ăn một triệu đồng/bàn chứ tụi nó “gửi giá” thành hai triệu, rồi lấy một triệu bỏ túi sau khi khách ăn xong. Khách sạn thì ép 10% hoa hồng. Nên thành hệ thống cạ cứng, khách nào cũng ép ở khách sạn đó và vô ăn nhà hàng đó. Thiết kế tour tham quan thì ít, shopping thì nhiều, một số chỗ shopping, ép chi hoa hồng đến 40% tiền khách mua. Nhiều khách một đi không trở lại như dũng sĩ Kinh Kha qua sông Dịch Thủy, nói nước mày đâu phải thiên đường mua sắm, giá thì mắc gấp mấy lần Thái Lan mà cứ bắt shopping hoài. Còn mấy bạn làm sales thì kinh khủng hơn. Ăn lương bên anh chứ còn nhận làm cộng tác cho cả chục công ty khác. Bắn đơn hàng này cho công ty này, bắn hợp đồng kia cho công ty kia. Nghe điện thoại thì cứ lén lút chạy ra chạy vô, có cả chục sim chục số khác nhau. Tháng nào cũng đem về một hợp đồng cho có, còn lại thì không rõ giao cho ai. Vấn đề là tụi nó không nghĩ đó là mất đạo đức, nghĩ đó là khôn ngoan mới chết.

    Ảnh nói, đứa nào mới vào làm cũng như pha lê. Cái đi chơi nhậu nhẹt, tụi kia bày cho. Nói mày ngu quá. Có sống bằng lương hay hoa hồng thì sao giàu có nhanh chóng được. Phải tham gia cuộc đua làm giàu, bất chấp mọi thứ. Rồi từ từ bị ma lanh hóa, đến khi công ty biết thì đuổi việc. Ảnh nói, 15 năm thành lập công ty ảnh, chưa có tiệc farewell party (tiệc chia tay) nào mà thật sự vui cả. Nhìn ở nước ngoài, khi nghỉ việc, người ta làm farewell party, chia tay bịn rịn. Rồi hàng năm có dịp gì đó, các “khai quốc công thần” và nhân viên cũ tập trung về, vui hết biết. Ở Việt Nam bây giờ, ảnh nói ngành khác không biết sao, chứ ngành của anh, phần lớn nhìn nhau bằng ánh mắt hình viên đạn ở bữa làm việc cuối cùng. Sếp thì nói sao bạn lại ăn cắp, bạn làm ở đây mà sao không hoàn thành nhiệm vụ ở đây, quyền lợi không OK thì có thể thương lượng lại chứ sao làm vậy. Còn họ thì gân cổ lên cãi, nói tôi mang tiền về cho công ty bao nhiêu, tôi nhớ hết. Nên giờ phải tìm cách lấy lại.

    Rồi cùng nhau ra riêng, cùng nhau thành lập doanh nghiệp mô hình y chang cạnh tranh khốc liệt. Gọi khách hàng cũ, vì chẳng lấy gì làm quà bèn lôi chuyện thâm cung bí sử công ty cũ ra kể, vì dân mình ai cũng tò mò với văn hóa tiểu nông ăn sâu hàng thế hệ. Rồi thêm thắt vô cho nó hấp dẫn. Nói bà sếp đó ngủ với tao rồi, đảm đang lắm. Ông sếp đó 2-3 vợ lận, cặp với em này em kia. Rồi giá mua giá bán, em làm ở đó sao không biết, tour đó có 5 triệu mà nó charge anh tới 10 triệu, qua em đi, em làm y chang vậy chỉ có 6 triệu thôi. Phá giá để giật mối cho hết...

    Việc ra riêng là rất tốt cho xã hội, nếu thật sự có tài năng và có may mắn, vì góp phần làm cái bánh GDP của quốc gia tăng lên. Làm chủ là ước mơ chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, tư thế làm chủ như thế nào mới là đáng nói. Năm 2012, hơn 25 triệu khách khách đến Malaysia, hơn 22 triệu khách đến Thái Lan, đến Singapore là 15 triệu, trong khi đến nước mình chỉ có gần 7 triệu, mặc dù lượng di sản và cảnh đẹp để tham quan của chúng ta đều hơn. Anh nói, hàng ngàn công ty du lịch chứ chỉ có khoảng vài ba trăm công ty là thực sự có đam mê, có tâm với nghề, số còn lại mở ra hoạt động vài tháng rồi đóng cửa. Thế giới 7 tỷ người, mà Việt Nam thì mới nhận có 7 triệu du khách, thì việc thành lập hàng vạn công ty du lịch lữ hành nữa cũng không lo thiếu nguồn cung, nếu thật sự đầu tư thời gian trí tuệ cho việc tìm kiếm khách. Đằng này không, trí tuệ toàn dùng vào việc hướng về công ty cũ, coi bên đó làm gì thì phá. Rủ hết nhân viên về làm cùng, vây cánh với nhau cạnh tranh cho sếp cũ biết mặt, không rõ hận thù gì dữ dội vậy. Nhưng đâu vài ba tháng lại tan rã, lại chửi nhau ỏm tỏi vì ăn chia không đều, thằng này nói thằng kia ăn gian.

    Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Cha mẹ ăn cắp, nói dối thì đừng mong con cái mình trở thành người tử tế. Cấp dưới cũng vậy, khi thấy sếp mình “ăn” thì chịu sao được. Thư ký bèn mỗi chiều xách về nửa gram giấy A4, để dồn cuối tháng đem ra cửa hàng photocopy kiếm mấy trăm ngàn. Thủ quỹ thì thụt két gửi lấy tiền lãi qua đêm, hoặc đem ra cho người ngoài vay nóng, lúc kiểm tra thì mượn đâu đó bỏ vào. Tài xế thì ăn xăng, đổ xăng 3 triệu lấy hóa đơn 5 triệu. Ảnh nói, đến như bà lao công công ty ảnh, chiều về còn bỏ trong giỏ một chai nước rửa bồn cầu. Toilet tuần nào cũng hết cả chục chai, hẻm biết rửa gì mà rửa kinh thế không biết. Bị bảo vệ phát hiện tịch thu thì ôm giỏ ngồi khóc. Nói chị bỏ cả chục triệu mới mua được suất vô đây làm, chính cái cô trưởng phòng hành chính admin ăn khoản tiền này của chị chứ ai, trong khi lương lao công chỉ có 2-3 triệu, nên chị phải tìm cách thu hồi dzốn...

    Tony nghe mà lòng buồn vô hạn. Nhiều người chụp giật kinh quá anh há. Mới hỏi anh sao không tuyển nhân sự cấp cao người Việt, trả lương y chang Tây vậy, coi thử sao. Ảnh nói cũng thử 3 lần rồi, nhưng một thời gian ngắn thì bị công ty khác săn mất. Thể loại đến với mình chỉ vì tiền, thì cũng có thể bỏ mình ra đi nếu có ai đưa tiền nhiều hơn. Còn mấy công ty khác cũng kỳ, thay vì tuyển người mới ra trường về đào tạo để sử dụng, họ lại thích đi dụ dỗ nhân sự mấy công ty khác cho khỏe, khỏi mắc công đào tạo. Nên sinh viên tốt nghiệp thì hẻm có việc làm, mà doanh nghiệp cứ mãi đi săn bắn hay hái lượm người đã có kinh nghiệm chứ hẻm chịu gieo trồng.

    Anh nói, chưa bao giờ niềm tin giữa con người, giữa các doanh nghiệp với nhau lại đắt đỏ như bây giờ. Em có thấy cảnh cả trăm người nhảy vô hôi bia trong ánh mắt bất lực của anh tài xế xe tải không. Em có thấy hàng ngàn người giẫm đạp lên nhau để lấy được một quả quýt, một nhành hoa để làm lộc trên bàn thờ đứ+c Thánh Trần không. Miễn là mình có lộc, ai chết mặc ai. Nhà phố lô nhô, ai cũng làm nhà mình cao hơn, đẹp hơn, sạch hơn…còn rác thì quét qua nhà bên cạnh. Đi xe máy giành làn, lấn tuyến, bóp còi inh ỏi, chửi con này thằng kia sao không nhường cho họ…Xếp hàng thì thích chen ngang, mình phải hưởng trước, chen lấn cả với bà bầu, người già và trẻ em. Làm cái gì cũng coi có khả năng phết phẩy trong đó không thì mới làm. Suốt ngày suy nghĩ chuyện trục lợi cỏn con nên dáng vóc nó dần thấp đi và trí óc nó dần bé lại. Không dám bước hiên ngang. Đi đâu cũng sợ gặp người quen cũ, mặt cúi gầm, miệng mồm lí nhí, đớn hèn…

    Nghe anh nói, Tony thấy bắt mệt. Mặc dù gật gù nhưng trong lòng nghĩ khác, chắc là anh này suy nghĩ tiêu cực, bi quan mà nói quá, chứ xã hội thiếu gì người tốt, cái đẹp. Vẫn còn đó bao nhiêu con người “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”, trung thực, hào sảng, quả cảm, nhân cách đẹp lung linh. Bao nhiêu người cần mẫn làm giàu bằng chính sức lực và trí tuệ của mình, vinh quang và chân chính. Chứ đâu phải ai cũng là thể loại người rẻ tiền như anh nói vậy.

    Thấy anh căng thẳng nên Tony mới nói đùa, thôi để em tham gia cạnh tranh với anh cho vui nhé, em sẽ mở công ty du lịch lữ hành nội địa, lấy tên là công ty trách nhiệm hữu hạn Chụp Giật được hem. Tên tiếng Anh là “Grasping and Tugging Co., Ltd”. Có hai thành viên góp vốn. Chủ tịch Hội đồng quản trị, anh Trần Văn Chụp và phó chủ tịch, chị Lê Thị Giật.

    Ai gọi tới, tiếp tân sẽ Alo, dạ công ty Chụp Giật xin nghe…

    Thôi chơi tổng đài tự động luôn đi, nhờ bạn nào nói giọng Huế lồng tiếng cho hay.

    “Cạm ơn quý khách đã gọi đến công ty trách nhiệm hữu hạn Chụp Giật. Gặp anh Chụp, bấm phím 1. Gặp cô Giật, bấm phím 2. Còn nếu không gặp ai thì làm ơn cụp máy”

    23/4/2014

    480 USD ++

    “Cháu xin chào Tony Buổi Sáng, cho phép được gọi là chú, xưng cháu a! Cháu làm Tour Guide chuyên dẫn tour cho người nước ngoài. Lần gần đây nhất cháu dẫn khách đi may áo dài. Cháu được giới thiệu tới một nhà may theo cháu thấy cũng khá ổn, không quá đắt, khách cũng rất thích. Nhưng có một điều là ở đây nếu ai dẫn khách tới sẽ hưởng 10% hoa hồng. Ban đầu cháu thấy việc này cũng bình thường. Nhưng gần đây, cháu có đọc bài viết của chú về Du Lịch nên cháu lo lắng không biết việc nhận số tiền đó có làm cháu phục vụ khách kém đi không, dần dần sẽ hình thành thói quen xấu (như chỉ dẫn khách tới cửa hàng duy nhất đó thôi) hay không (dù sản phẩm cung cấp cho khách không phải là tồi). Cháu rất mong sẽ nhận được câu trả lời của chú!”

    Tony reply: Vui lòng gọi dượng xưng con cho nó Nam Bộ. Vì tui gốc Cần Thơ nghen cô nương. Việc điểm du lịch gửi lại 10% cho hướng dẫn là bình thường. Có tiền mới có động lực làm việc. Chỉ sai khi dịch vụ hàng hóa ở đấy kém mà mình ép khách vô cho được. Hay chủ động gửi giá, áo dài một triệu chứ nói cửa hàng báo giá cho khách hai triệu, rồi mình ghé lấy sau. 10% là hợp lý cho ngành dịch vụ, ở Mỹ người ta cũng tip 10-15%, mình biến tướng nó mới ra tiêu cực.

    Còn việc sử dụng 10% đó thế nào là tùy mình, ngay cả khách hỏi mình cũng nói luôn, chả sợ. Kêu cửa hàng cắt thẳng vào giá cho khách, hay lấy rồi cho lại khách hay mình cất, đều được. Giống như tiền tip. Đưa thì lấy thôi, miễn là phải phục vụ cho tốt. Không sĩ diện nhưng cũng không chụp giật.

    Kể nghe chuyện cũ. Thời còn sinh viên, có lần Tony đưa đoàn khách Nhật đi mua ở một cửa hàng gốm sứ. Khách mua 200 USD và Tony được 20 USD. Xong Tony nhận, ra khỏi cửa hàng, gửi lại 20 đô này cho khách, nói tiền commission của guide đó, tao gửi lại mày. Khách rú lên từng hồi vì sung sướng, trước khi ra sân bay về nước, gửi lại một lá thư. Trong thư viết “Tụi tao xúc động vì cách mày thể hiện, có 20 USD mà mày cũng đưa lại. Mày lại đẹp trai và ăn nói có duyên quá. Tao và bạn bè sẽ quay lại Việt Nam vì Việt Nam có những người dễ thương như mày”. Kèm theo 500 USD.

    Hỏi, qua hành động trên, Tony và đất nước của anh ấy đã lãi được bao nhiêu đô?

    Còn tiếp ...
     
  2. Chụy Tít

    Bài viết:
    418
    Chương 31 - Chụy Lái Đò Của Em...

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hôm nọ, Tony đi cà phê với Mr John, giám đốc một công ty thức ăn chăn nuôi. John nói tao phỏng vấn tuyển nhân viên, có 3 ứng viên đều đạt tiêu chuẩn. Tao chờ thử khi về nhà, coi ai gửi thư cám ơn thì sẽ nhận vô làm. Dù sao cũng vài dòng “cám ơn đã dành thời gian phỏng vấn tôi’ như là một phép lịch sự. Chờ miết hẻm thấy đứa nào gửi. Nên phải phỏng vấn tuyển tiếp...

    Tony nói thôi mày khùng quá John. Tết Công Gô cũng không tìm ra. Kiếm đại đứa nào mới ra trường, mặt mũi thông minh lanh lẹ, hạc trường nào cũng được, miễn là có đọc Tony Buổi Sáng thì đều là đứa khá về mặt tư duy và đạo đức, rồi đào tạo nó về mặt chuyên môn, ươm trồng rồi hái quả.

    Nói mới nhớ. Có mỗi cái hậu thư (follow-up letter) hay cái thư cám ơn (thank-you letter), sao người mình ít ai biết. Nhiều bạn kém một chút, nhưng phỏng vấn xong, khi về gửi một thư cám ơn. Nhờ cái thư đó mà được nhận vào làm, vì thể hiện sự chỉn chu, tinh tế, biết trước biết sau. Thể hiện con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ về lòng biết ơn. Còn cũng có thể loại thô lỗ, đi tới nhà người ta đãi ăn đãi uống đã đời, về xong im thin thít. Hẻm có nổi cái tin nhắn “đã về nhà an toàn, cám ơn Tony đã cho em ăn bữa tối hôm nay”. Thiệt buồn hết sức, Tony cũng chỉ lo đi đường có sao không. Đi công tác nước ngoài cũng vậy, lúc ra sân bay ở bển thì ôm hôn tạm biệt thôi là tạm biệt, nhưng về nước thì im re, hẻm có nổi cái email “thanks for your hospitality”. Đi về phải gửi thư nói đã về nhà an toàn, cám ơn thời gian mày tiếp đón tao ở Shanghai chớ. Phép lịch sự tối thiểu này, sao không ai dạy tụi nhỏ cả. Để ra quốc tế, người ta coi thường, nói người Việt thực dụng thế này vô cảm thế kia. Lúc trên sông thì ngon ngọt với cô lái đò, qua sông là phủi đít cái rẹt. Vài bữa đi đò lại thì lại năn nỉ ỉ ôi, em chào chụy, chụy lái đò của em.







    Ngày 20/11 thì chỉ đi thăm thầy thăm cô lúc đang còn hạc lớp của họ, chứ hạc xong là quên luôn, gặp ngoài đường giương mắt ếch ra nói ông này bà này nhìn quen quen à nha. Lúc cần xác nhận bảng điểm hay bằng cấp hay thư tiến cử đi xin học bổng gì đó, thì lại vác mặt đến nói cô nhớ em hem, làm là Tèo lớp cô ngày xưa nè, giả lả kể kỷ niệm này kỷ niệm kia. Nhiều thầy cô ký đại cho xong chứ chẳng biết nó là ai, và nó cũng chẳng cần gì ngoài cái chữ ký ấy. Nuôi mèo nuôi chó thì bắt nó ăn phân, bắt giữ nhà,…nổi cơn thèm đạm lên là ông chồng lấy chày đập phát chết tươi, bà vợ cạo lông rồi bỏ vô nồi luộc, hai vợ chồng ngồi ăn nói sướng mồm ghê nhỉ. Cái đuôi hay vẫy này, em hầm em ninh với đỗ đen ăn cho bổ. Cái tay hay bắt này, rựa mận nhá anh. Cái lưỡi hay liếm chủ nè, để chụy xắt mỏng làm nộm hoa chuối. Cái tư tưởng “nhân dưỡng vật, vật dưỡng nhân” từ Trung Hoa đã lây lan sang biên giới, rồi phát triển mạnh mẽ dưới hoàn cảnh đói kém ở nông thôn thời phong kiến, nay ở thành phố người ta lại muốn phục hưng cái hủ tục lạnh lùng ấy, một cách vô cảm và vô ơn.

    Cũng có thể loại người, cả chục năm không gọi không liên hệ gì với bạn bè cả, lâu lâu gọi, nói tao Nguyễn Văn Tí nè, bạn lớp 7 của mày nè, nhớ hông nhớ hông. Thì y như là: 1-mượn tiền, 2-mời đám cưới, 3-nhờ vả gửi con gửi cháu. Tony gặp thể loại này là từ chối thẳng, nói cho mày mượn tiền rồi sao lấy lại được. Hổng lẽ chục năm sau mày lại xuất hiện rồi trả? Nó giận dỗi, nói mày không coi trọng bạn hạc gì cả. Tony nghĩ bạn gì cũng vậy, phải có tình có cảm, có gặp gỡ với nhau, giao lưu với nhau, chứ chỉ xuất hiện lúc cần, biến mất, rồi lại xuất hiện, thì mối quan hệ đó để làm gì. Tốt nhất là dẹp cho xong. Mình chỉ có 24h trong ngày, đi làm hết 8 tiếng, ngủ hết 8 tiếng, chỉ còn có 8 tiếng còn lại và có tới 7 tỷ người trên trái đất này. Hãy dành thời gian cho người xứng đáng.

    Nhiều người chả rõ tôn giáo mình là gì, lâu lâu đến chùa đến miếu là để xin. Xin tiền, xin duyên, xin thi đậu, xin cho con lấy được Tèo Đô La để con có tiền đô con xài, cho con trúng số... toàn xin với xỏ, chứ giáo lý Phật pháp một chữ không biết, chẳng biết cái miếu đó thờ ai. Mua chim thả phóng sinh, thả cá thả rùa, trong khi trong tâm thì chẳng bao giờ làm điều tốt, chẳng thương người, sống ích kỷ, chỉ biết cho mình, vun vén cho bản thân và gia đình mình, còn ai thì mặc kệ.

    Nhóm người này đều không thành công cả công việc lẫn cuộc sống vì thánh thần và người phàm chẳng ai yêu thương cái thể loại thực dụng ấy. Có những đám cười, mời 20 bàn mà chỉ có 5 bàn là có khách đi, 15 bàn còn lại vắng hoe ruồi bay qua bay lại. Thì ráng chịu chớ buồn bã làm gì? Sao không ăn ở như bát nước đầy đi, thì làm gì có chuyện cô dâu và chú rể ôm nhau khóc vì lỗ chỏng gọng sau đám cưới?

    Ban đêm về, ngồi đếm tiền, rồi cãi lộn, chú rể mắng nói tại em mời khách mà khách không đi, cô dâu cũng nói tại anh. Đổ qua đổ lại..

    Rồi động phòng không xong, biến thành động thủ. Quánh nhau rầm rầm, mặt mũi sưng húp...

    Nhưng sáng phải dậy sớm, đôi uyên ương phải dậy thật sớm, ngồi ăn cho hết 15 phần thức ăn nhà hàng gói mang về.

    15 cái lẩu. Má ơi.

    Ăn muốn trào bảng họng...

    Ngày 09/06/2014

    Tích & phân

    Rất nhiều nước hiện nay đã áp dụng giảng dạy Kinh tế học cơ bản cho học sinh phổ thông. Từ lớp 5 đã có môn “em học kinh tế” với các ví dụ đơn giản về việc bỏ ống heo (lợn đất). Lên cấp 3, những khái niệm trừu tượng hơn một chút, như lạm phát, cung cầu sẽ được dạy. Như ở Mỹ hay Đài Loan, học sinh phải nắm được 51 khái niệm kinh tế học căn bản trước khi tốt nghiệp tú tài. Nên lớp 12 xong, có thể đi làm, có thể giúp gia đình làm ăn, cũng có thể tự mở một quán ăn hay cà phê nhỏ kinh doanh mà không phải vật lộn với quản lý. Vì đã nắm vững được các nghiệp vụ kế toán đơn giản, giải được bài toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Cũng biết làm marketing và thuê mướn lao động. Có thể tham gia chơi chứng khoán, đầu tư, và đọc báo hiểu hết mọi khái niệm từ GDP đến thắt chặt tiền tệ, kích cầu...

    Ở Việt Nam, Tony nghĩ cũng nên dạy môn này từ năm lớp 9. Giáo viên khỏi tìm đâu xa, các bạn tốt nghiệp cao đẳng, đại học kinh tế, học thêm nghiệp vụ sư phạm là dạy vô tư. Có rất nhiều bạn học xong lớp 9 mà không có điều kiện học lên, nhất là ở nông thôn, và hàng năm có hơn một triệu thí sinh đại học cao đẳng, nhưng chỉ có 5-6 trăm ngàn chỉ tiêu trong giảng đường. Do đó việc cung cấp kiến thức kinh tế học căn bản như vầy, sẽ giúp xã hội có thể có nhiều công ăn việc làm hơn, các bạn có thể tự mình mở ra các cơ sở sản xuất kinh doanh nho nhỏ nếu chọn con đường lập thân không phải là đại học.

    Nên theo quan điểm của Tony, sách giáo khoa của mình phải cắt giảm nội dung tất cả các môn, chỉ giữ lại 2/3 thôi. Khỏi đổi mới chi cho tốn tiền, các kiến thức trong sách của mình cũng rất hay, nhưng quá sức nặng đối với những bộ não 16-17 tuổi, ở giai đoạn chưa phát triển hoàn chỉnh. Người có trí nhớ xuất sắc và học rất giỏi như Tony mà còn phải toát mồ hôi hột để học hết các môn

    ngày xưa nữa là. Nên giờ vẫn ám ảnh ngày mai đi thi mà không có chữ nào trong đầu, giật mình thức giấc và nhớ là mình đã là thạc sũy tại chức. Thế là nửa đêm ngồi dậy, pha cà phê uống, thấy mừng.

    Thật ra Tony hiểu vì sao các bác giáo sư tiến sĩ soạn sách đã phải soạn nhiều như vậy. Rất là tâm huyết và đáng trân trọng. Vì ngày xưa, kiến thức rất khó tìm. Chỉ nằm trong sách, trong thư viện các thành phố lớn, các trường các viện đại học lớn và người ta phải nhớ mọi thứ. Nên phải cộng điểm cho học sinh nông thôn vì ít cơ hội tiếp cận kiến thức. Nhưng, bây giờ kiến thức nằm hết trên mạng, trong file máy tính, truy cập phát ra ngay, nên các nước đã phải thay đổi chương trình học phổ thông sau khi máy tính và internet ra đời. Học sinh chỉ cần nhớ những gì hết sức quan trọng, và PHƯƠNG PHÁP tìm kiếm tài liệu. Vì chữ nghĩa rồi cũng sẽ rụng rơi hết theo thời gian, kiến thức mới lại bổ sung liên tục, nên có phương pháp tìm kiếm thông tin tốt sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống sau này. Làm ngành nghề gì cũng cập nhật được cái mới.

    Nên cắt giảm chương trình để các bạn có thời gian đầu tư cho ngoại ngữ. Ít nhất là kỹ năng đọc vì nhiều tri thức nhân loại trên mạng bằng tiếng Anh. Mình nên bổ sung hai môn Kinh tế học và môn Đức dục. Còn thời gian cho tụi nó chơi thể thao thể dục cho khỏe mạnh tráng kiện, chứ học chữ chi từ mờ mờ sáng đến 11 giờ đêm mới xong, thời gian đâu để cho nó lớn. Con gái cũng phải cho nó thời gian sửa soạn tí. Con trai cũng phải tập luyện tí cho cơ có bắp. Chứ đứa nào tay chân cũng teo tóp, mắt lồi ra với cặp kính cận nặng trình trịch. Học gì mà học lắm thế. Cháu gái của Tony, 12 năm học sinh xuất sắc (cả trường nó chỉ có một đứa học sinh tiên tiến), tính số mol, cos sin, lim log, ô mê ga tê cộng phi gì cũng thành thạo, thi đại học những 25-26 điểm. Năm một vừa vô Sài Gòn thuê nhà trọ, bị bà chủ nhà lừa ngay 500 ngàn tiền đặt cọc, do đưa tiền mà không ghi biên nhận. Đi mua tủ quần áo, xong ra kêu ông xe ba gác gần đó chở về, cho địa chỉ nhà trọ rồi chạy về trước, ngồi chờ tới chiều không thấy đâu. Quay lại thì cửa hàng nói ông ba gác nào họ đâu có biết, cô kêu từ ngoài đường thì cô phải chạy theo hướng dẫn người ta, áp giải người ta về đến nhà chứ. Rồi có lần cầm một triệu cho đi đóng tiền học ngoại ngữ, ghé mua ổ bánh mì móc ra chi trả sao đó mà lên trung tâm chỉ còn có 800 ngàn, đứng khóc vang dội…

    Bị mất tiền miết nên khóc miết. Lần nào nhìn thấy nó khóc cũng thấy thương. Nước mắt nhòe cả cặp mắt kính cận 5 đi-ốp, lăn dài trên gương mặt toàn mụn bọc xếp thành những vòng tròn nội tiếp. Mặt mũi hốc hác, chỉ còn thấy mỗi cái “nguyên hàm”. Cũng tội nghiệp, suốt ngày cứ cặm cụi, toán thì “tích phân”, văn thì “phân tích” đến 1-2 giờ khuya.

    Nên Tony bèn rủ nó tốt nghiệp xong, đi bán “cái hàng hóa Tony đang kinh doanh” để “tích” tiền, đi Hàn Quốc sửa mũi và hút mụn.

    04/06/2014

    Trỏ đàng đi buôn

    (Bạn nào muốn giàu vô đọc hỉ)

    Dượng thấy ở chợ Phúc Xá Hà Nội, một kg cua đồng giá tới 200 ngàn. Mà con cua bé tẹo. Trong Sài Gòn chỉ có 60 ngàn/kg. Mà hẻm chở ra được vì xa là nó chết. Nên các bạn ngoài đó, có thể đầu tư nuôi cua. Con cua nó nhạy cảm với nắng nóng và trời rét, nên mình đầu tư quy mô công nghiệp. Trong miền nam, sản xuất nông nghiệp thường là nông trại lớn, nên dượng thấy thịt cá ngoài bắc nhìn chung ngon hơn, do gà đồi cá ao rau vườn. Tuy nhiên, giá lại quá đắt đỏ so với thu nhập của người dân bình thường ở đấy. Với tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa các làng quê, các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều…thì nông sản sẽ chắc chắn không đủ với cách làm nhỏ lẻ như vậy nữa. Vận chuyển từ miền nam ra những 2000 kilomet so với 300 kilomet từ biên giới, do đó hàng cung cấp từ Trung Quốc sẽ có giá cạnh tranh hơn. Vì ở sát biên giới, ở Vân Nam và Quảng Tây, các nông trại khổng lồ trong đủ thứ cây nhiệt đới và á nhiệt đới, nuôi đủ thứ từ cá tầm cá hồi cá quả đến gia súc gia cầm, quy mô lớn nên chi phí sản xuất nhỏ, giá rẻ. Nên nguyên tắc giao thương, nước chảy về chỗ trũng là bình thường nếu chúng ta không tự nâng nền cao lên để nước khỏi tràn vô.

    Các bạn đi xa chút, Thái Nguyên, Lai Châu, Lào Cai…lập dự án đầu tư nông nghiệp đi. Sắp có cao tốc hết rồi, vận chuyển về Hà Nội hay Hải Phòng sẽ dễ dàng. Mùa hè lắp máy phun sương, lưới chắn nóng. Mùa đông dùng bóng halogen sưởi ấm. Chứ dượng thấy trên phố Hà Thành, công ty nào cũng trưng bảng hiệu làm nghề Tư vấn, Tài Chính, Chứng Khoán, Bất Động Sản, quảng cáo truyền thông, bán quần áo Trung Quốc... xen lẫn với các quán miến gà miến ngan bún riêu bún chả?

    Các bạn nói nông nghiệp bấp bênh lắm, có lúc đổ đống không ai mua. Quy mô lớn, sẽ có bộ phận marketing, họ sẽ phải liên hệ với các siêu thị, các chợ bán sỉ, các thương nhân xuất khẩu, các nhà máy chế biến…nên không có chuyện nông trại nào ở miền Nam phải đổ bỏ cái gì đó cả. Dội chợ là họ đem đi cấp đông, làm mứt hay sấy khô liền. Họ tham gia mọi hội chợ triển lãm, nên khách càng ngày càng đông, họ càng mở rộng quy mô sản xuất. Còn nông dân tự sản xuất thì do thiếu thông tin nên mới có chuyện phải đổ bỏ như vậy. Cho nên làm nông nghiệp, phải có đầu ra. Đi tiếp thị xong rồi mới mở rộng. Đầu tư bộ phận marketing và sales. Còn không, làm quy mô nhỏ thăm dò trước. Ví dụ: nuôi cua quy mô lớn, liên hệ các chợ bán sỉ các tỉnh thành, các nhà hàng lớn, thậm chí nhà máy đông lạnh nơi gần nhất trong trường hợp hàng bị thừa nguồn cung mà cua ngày mỗi lớn, mình có thể đông lạnh gửi nhà máy trữ giùm. Kinh doanh là phải sáng tạo và bươn chải ghê lắm.

    Đừng có phù phiếm mấy cái ngành kia. Cũng đừng cố bám trụ 5 cửa ô. Tích tiểu thành đại, chín xu đổi lấy một hào. Sĩ diện chi. Nếu trí tuệ mình thật sự cao siêu thì hạc lên, còn không, biết đọc biết viết biết tính toán rồi kiếm tiền nuôi cha nuôi mẹ giúp đỡ người thân. Chứ hạc cao làm chi mà thất nghiệp? Lỡ thạc sĩ mà xin không ra việc, thì cái thạc sĩ ấy có nghĩa lý gì không? Cha mẹ nuôi mình tới 18 tuổi là được rồi, sao còn ép những tấm lưng gầy còm ấy nuôi mình đến 5 năm cử nhân, 3 năm thạc sĩ? Rồi thất nghiệp, tiếp tục ép cha mẹ bóp mồm bóp miệng dưới quê gửi lên thành phố nuôi nữa? Sao mình bất tài vô dụng vậy? Sao không đi xa xa chút mà mần, không thì về quê tổ chức sản xuất kinh doanh. Sợ gì mà không đi? Hay làm biếng? Chả có gì nhàn hạ mà kiếm nhiều tiền cả. Như dượng nè, cũng có hạc hòm hạc vị chứ không phải không có, nhưng vẫn bỏ đi trồng nấm trồng hoa, vì thấy thị trường lớn. Nếu giờ dượng đi bán rau ngoài chợ vẫn làm, chả sợ ai. Gương mặt thanh tú và đôi tay búp măng ấy sẽ gói rau thoăn thoát, nụ cười sáng bừng cả góc chợ. Ai khinh kệ mẹ nó. Việc mình mình làm, hơi đâu để ý. Mình có ăn cắp tiền của ai đâu. Mình cũng có ăn bám của ai đâu. Đứa nào nó khinh mình, mình ra tay liền cho dượng. Trai thì bóp vái, gái thì bóp dú. Chỉ thẳng vào mặt nó. Nói tao làm gì kệ tao, miễn là lương thiện, nhé. Nó sẽ sợ hãi, sẽ nể mình ngay.

    Dượng đọc báo cáo tài chính các công ty, thấy bắt mệt. Có tiền mà, có trăm triệu đô la thì hãy đầu tư trung tâm R&D để phát triển công nghệ chớ. Cứ chực đánh quả không. Vẽ vời chi mấy cái viển vông dự án, cổ phiếu cổ đông gì đó rồi người ta lao vô thì úp sọt hết. Nền kinh tế gì cứ ở chung cư, biệt thự nghỉ dưỡng và mua qua bán lại cổ phiếu vậy?

    Phải sản xuất và sản xuất, chưa đủ trình làm ra smartphone như Hàn Quốc thì phải đủ gà vịt để ăn. Chứ 70% dân số nghề nông mà gà cũng nhập, bò cũng nhập, heo cũng nhập, tăm xỉa răng cũng nhập? Mình hay nói “phi thương bất phú” nhưng không đúng đâu. Hiểu sai nên nhà mặt tiền nào cũng “thương” để mà “phú”. Cả xã hội chỉ mua qua bán lại, toàn hàng Tàu. Hạc sinh giỏi chọn vào kinh tế ngoại thương ngân hàng chứ hẻm chịu vô cơ khí điện tử hóa chất. Đứa nào ra trường chỉ chực xin việc chứ hẻm chịu mở cái lò rèn, giả dụ, hạc cơ khí ra, làm cuốc xẻng để lên mạng quảng cáo xuất khẩu. Mấy nước ôn đới họ vẫn nhập cuốc xẻng để làm vườn và xúc tuyết từ Thái Lan đấy thôi. Lê Quý Đôn nói “phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phí trí bất hưng, phi nông bất ổn”, tức nếu muốn giàu có, phải làm công nghiệp. Nếu muốn ổn định, phải đầu tư nông nghiệp. Muốn hưng thịnh đất nước, phải đầu tư giáo dục. Và muốn xã hội nó nhộn nhịp, người dân lanh lợi… thì phải có giao thương.

    “Phi công” nghĩa là “không công nghiệp”, chứ hẻm phải nghề lái máy bay. Nghe phi công bất phú, tưởng nghĩa đen thì mệt nha. Các bạn gái trong CLB con dượng thấy thằng nào làm nghề phi công, nó mê mình1 cái thì gật đầu chịu liền. Lấy liền liền cho dượng. Nó giàu lắm, khỏe mạnh ít tốn tiền thuốc thang bệnh tật…

    Vui lòng đọc lại bài này một lần nữa trước khi bấm nút Like. Ông bà mình nói “Cho bạc cho vàng, không ai trỏ đàng đi buôn”, vì người ta sợ trỏ xong, đứa kia giàu có hơn mình. Trừ Dượng.

    Vì Dượng giàu quá…
    Còn tiếp ...
     
  3. Chụy Tít

    Bài viết:
    418
    Chương 32 - Gửi Các Bạn Giảng Viên

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thời Tony đi hạc, có giảng viên giảng bài cũng hay, sinh viên ngồi nghe thích thú. Thấy hom hạc lắm. Còn cũng có những “dũng sĩ diệt sinh viên”, vô đứng trên bục cầm cái micro nói cái gì đó không rõ, dưới này cả trăm đứa, loi nhoi ghi chép đâu được 15 phút là lăn ra ngủ vùi. Có đứa ngáy to như sấm vang. Chỉ còn một nhóm vài bạn ngồi bàn đầu còn chép được, và gần tới ngày thi thì là nguồn tài liệu cho “xóm nhà lá” phía dưới mượn photocopy.

    Tony cũng hay ngồi ở dưới. Nhưng hẻm có ngủ gục mà chơi ca-rô hay nói chuyện riêng. Nên bạn hạc thì rất thân mà thầy cô thì hẻm nhớ mặt. Xa quá nhìn không rõ, nhưng chất giọng thì vẫn nhớ.

    Sau này qua nước ngoài, thấy khác biệt 100%. Thầy Peter dạy môn Biology, phòng A210, 9AM -11AM. Cô Mary cũng dạy môn này, giảng đường khác, giờ khác. Muốn hạc ai thì hạc. Mình phải lên mạng coi cái trang của ổng, ổng yêu cầu đọc chương 7-8 trong giáo trình “sự thụ phấn cho hoa” và các vấn đề liên quan sự thụ phấn. Rồi mình đọc thật kỹ, mọi nguồn tài liệu mình có, thư viện, giáo trình, google... Lên lớp thầy đứng ở dưới, sinh viên ngồi thành hình vòng cung cao hơn ổng, giống trong mấy nhà hát. Rồi giơ tay hỏi, ổng trả lời. Nên hẻm có ai ngủ gục. Mà cũng hẻm có ai chưa đọc bài mà dám đi hạc, vì đi vô lỡ ổng chỉ định, Tony mày trả lời giùm câu hỏi của thằng Jimmy đi, nó hỏi “dịch vụ nuôi ong chuyên đi thụ phấn ở mấy nông trại” kìa. Mình lắc đầu nói hẻm biết thì nhục. Ổng hỏi mình hai lần mà lắc đầu thì thôi, ổng ghi nhớ là Tony là đứa lười hạc. Còn các bạn hẻm ai thèm nói chuyện với mình luôn, vì họ khinh bỉ mấy đứa dốt, hẻm có Kiến thức.

    Nếu bạn làm giảng viên đại hạc, nếu bạn cầm micro nói ra rả trên bục, dưới kia sinh viên ngủ ngáy khò khò, thì nên coi lại mình. Phương pháp truyền đạt sao không thu hút được người khác. Một là đề tài họ hẻm quan tâm, hai là mình nói dở.

    Nên về phải coi lại, đổi phương pháp, sao cho sinh viên nó say mê, nó cuốn hút. Dễ mà, có khó gì đâu. Bắt tụi nó đọc trước, tìm hiểu trước rồi lên lớp, đứa nào không hỏi được thì khỏi thi. NÓ PHẢI ĐẶT CÂU HỎI CHO MÌNH, CHỨ HẺM PHẢI MÌNH ĐẶT CÂU HỎI CHO NÓ. Câu hỏi nào có trong sách hay giáo trình, thì kêu đứa khác trả lời. Câu hỏi nào khó thì mình mới ra tay. Làm thầy mà!!!

    Còn đổi mới rồi mà tụi nó vẫn ngủ, thì mình nên đổi nghề. Ví dụ như làm bảo mẫu. Sáng vô trường mầm non, cầm micro nói y chang vậy, các bé mầm non lăn ra ngủ hết, khỏi dỗ dành hay bị gắt ngủ gì cả. Tới giờ ăn là mình ngưng, không nói nữa, để tụi nó thức dậy hết, đồng loạt. Cho tụi nó tắm rửa xong thì mình nói tiếp, cho tụi nó lăn ra ngủ trưa như ngả rạ.

    Không thì kinh doanh lợi thế của mình đi. Thu âm bài giảng của mình rồi gửi bán ở mấy tiệm thuốc tây, ghi là “công dụng thay thế thuốc ngủ”.

    28/05/2014

    CHUYỆN THỰC TẬP SINH

    Có một thực tập sinh kia, vì Tony quen biết với mẹ nó, nên cho vô thực tập. Ngồi buồn, ngáp dài ngáp vắn nói muốn được giao việc. Nhưng giao việc thì lại không làm, vì tính kỷ luật không có. Có mặt văn phòng bữa đực bữa cái. Sáng nào cũng đi trễ. Hỏi thì nói đau bụng với thủng lốp xe. Với n lý do, phần lớn là sáng tạo chứ không có thật. Nếu bữa đó nó nghỉ làm, thì nó sẽ nhắn tin thông báo, một ngày nhắn tin một người. Nên vừa lên văn phòng là nhân viên cả hãng ngồi tập hợp điện thoại lại, coi thực tập sinh hôm nay nhắn tin cho ai. Để lỡ Tony mà hỏi Cường đâu, thì phải ít nhất có một đứa nhận được “nhắn Tony là hôm nay Cường lại đau bụng”. Nên thôi, giờ giấc lộn xộn, nói dối nhiều quá, nên ở nhà khỏi lên.

    Rồi mấy tháng cũng xong, tạm biệt mọi người với con dấu đóng cái cộp trên luận văn.

    Đâu sáng nay lại lấp ló ngoài cửa. Hỏi đi đâu, nó nói lên hãng nhờ đóng dấu lại vì hôm trước đánh máy sai. Tuần sau ra hội đồng bảo vệ, thầy cô hướng dẫn chỉ ra điểm sai và đã sửa lại. Bản này là hoàn chỉnh rồi. Perfect rồi.

    Cái Tony nói đâu đưa tui coi. Thấy cái bìa như sau

    NGHIÊN CỨU MARKETING MIX HÃNG PHƯỢNG TÍM GIAI

    ĐOẠN 2015-2020

    Ủa Phượng Tím Giai là hãng nào vậy. Nó nói chữ giai là giai đoạn, em quên ngắt dòng xuống. Lỗi tại ông thầy, ổng tiến sĩ mà không phát hiện lỗi này để sửa. Trời đất, sao lại đổ thừa cho ổng. Cái mở bên trong coi phần nhận xét của thầy nó. Có mấy dòng mà sai chính tả hết trơn. Câu nào cũng hẻm có chủ ngữ, tức “câu què câu cụt” mà môn tiếng Việt lớp 6 có dạy. Người ta viết văn chương thì không sao, có thể phá cách. Nhưng mình làm khoa hạc thì đâu có cho phép. Làm thầy mà, đâu có đơn giản. Có hạc vị hạc hòm thì càng phải kỹ càng, giỏi giang…tháp ngà khoa hạc đâu có bước chân của mấy Kẻ ngáo ngơ.

    Nhìn nó, thấy bùn. Sinh viên giỏi của đại hạc lớn đây sao. Cái hỏi nó em biết viết đơn không. Viết được cái đơn xin đóng dấu, nếu đúng thì tui sẽ cho người ký đóng dấu lại. Nó ngồi 4 tiếng, bứt tóc móc mắt, viết một cái “BIÊN BẢN YÊU CẦU ĐÓNG DẤU”, không phân biệt được giữa các hình thức văn bản như đơn từ, thông báo, biên bản, báo cáo…Ngày tháng năm bên góc trái, kính thưa kính gửi bên góc phải. Chữ trân trọng kính chào và chữ ký thì ở giữa. Thích viết hoa thì viết hoa, xuống dòng là xuống. Toàn mệnh đề chứ chưa đủ một câu đã chấm. Dấu hai chấm thì nhiều vô kể, dù chẳng phải liệt kê gì cả. Chấm than chấm cảm chấm hỏi cũng có. Cái mình hỏi ủa ý em là có biểu lộ cảm xúc hay nghi vấn gì trong cái đơn này hả. Nó gãi đầu cười hí hí.

    Nó nói tụi em, nếu đi xin việc thì cứ ra tiệm mua cái đơn có sẵn, chỗ chấm chấm chấm thì điền vô, chứ kêu viết thì thua. Thôi cho nó bài hạc, bèn kêu nó về nghiên cứu lại đi. Không ai dạy thì tự tìm hiểu, trên mạng cũng có hướng dẫn. Bữa sau viết đúng một văn bản thì lên đây. Trí thức mà, để xã hội nó tôn trọng thì mình phải viết được một cái văn bản đơn giản nhất chứ. Nếu không thì gia nhập 72000 kỹ sư cử nhân thạc sĩ đang thất nghiệp ngoài Kia.

    Dặn nó, luận ven luận oán thì làm ơn dò từng câu, từng chữ, từng dấu chấm dấu phẩy. Công trình khoa hạc thì phải công phu, tỉ mỉ, không có sai sót. Tui sẽ đóng dấu một lần nữa, một và chỉ một mà thôi. Không công ty nào rảnh rỗi mà cứ 3 bữa lại đi đóng dấu một lần cho luận ven luận oán của mấy người. Sau này đi làm, viết cái gì ra cũng phải đọc tới đọc lui thật kỹ. Không thể gửi hợp đồng cho khách hàng rồi đi xin lại về để sửa lỗi chính tả. Ra đường lỡ tông xe cũng phải biết viết cái biên bản chớ, hẻm lẽ chạy vô tiệm mua rồi điền vô cái chấm chấm chấm.

    Nên nếu bạn vô thư viện tham khảo các công trình khoa hạc, thấy đề tài ghi tên mấy công ty như Vinamilk Giai, Hòa Phát Giai, Đồng Tâm Giai... thì tự động coi dòng ở dưới mà ráp vô cho có nghĩa. Hẻm chừng chữ “đoạn” rớt qua trang sau.

    Hôm bữa Tony ngồi trên máy bay, mới mở cái tạp chí gì trước mặt ra coi. Thấy ghi

    ĐỒNG NAI LUÔN HẤP

    DẪN CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

    Bèn bỏ xuống. Đọc gì nổi với biên tập viên kiểu vầy.

    Hay có tấm bảng tuyên truyền dân số

    GIA ĐÌNH CÓ hai CON VỢ

    CHỒNG HẠNH PHÚC

    Rồi lễ ký kết với quốc tế ở khách sạn 5 sao nọ, Signing Ceremony (động từ sign là ký) thì trên băng rôn là Singing Ceremony (động từ sing là hát).

    Khách Tây ở khách sạn tình cờ đi qua, nó tưởng là chương trình ven nghệ nên bu vô coi. Ngồi chờ cả buổi chỉ thấy hai bên ký rồi bắt tay mà hẻm có ai hát, xong tụi nó nhìn nhau, nói sao lạ vậy?

    25/05/2014

    Hưởng ứng lời kêu gọi của chương trình “Người đương thời” sáng nay trên VTV1, mỗi công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ tuyên truyền chủ quyền biển đảo, chỉ rõ cho thế giới bên ngoài thấy sự chính nghĩa của mình, hành vi đặt giàn khoan của TQ trong thềm lục địa Việt Nam là sai trái. TBS nghĩ là Facebook là một công cụ tốt, với hai tỷ người đang sử dụng. Và Tây Tàu gì cũng vậy, ngồi trên tàu điện, xe hơi, sân bay, nhà ga…đều say sưa coi facebook. Trong khi TQ không sử dụng FB, nên mình có thể tận dụng lợi thế này để có được sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Của hai tỷ FBers và gia đình bạn bè của họ. Một con số khổng lồ nếu chúng ta khai thác tốt.

    Tony đã đọc bài viết dưới đây. Của một nhà báo làm việc tại tờ South China Morning Post (Bưu Điện Hoa Nam BS), để ý kiến khách quan hơn. Các bạn có thể cắt và dán bài dưới đây trong FB của mình. Sau đó thì coi trong friend list của mình, cứ ai là Tây hay dấu hiệu là Tây thì xin phép share lên tường FB của họ. Bạn Tây đó sẽ có trăm ngàn friend, cũng toàn Tây, họ sẽ đọc và share cho nhau nữa.

    Nhân tiện, bạn nào giỏi các ngoại ngữ khác như Hoa, Nhật, Hàn, Pháp, Nga, Ả Rập, Tây Ban Nha, Indonesia, Ý, Đức... cũng nhờ dịch giùm và gửi lại TBS. TBS sẽ đăng cho bạn có thể chia sẻ cho các bạn trên khắp thế giới. Share hết lên tường của Li Cu Sứt, Bắc Chung He, Ôm Chảo Bay Ra Biển, Natapong, Loksky, Osawa, Vladimir gì đó hết nhé...

    Nghĩa vụ công dân thể hiện lúc này đây các bạn à. Trung Quốc đang lên một chiến dịch truyền thông lớn để “cả vú lấp miệng em”, chúng ta nên có sự quyết tâm và làm việc có ý nghĩa, một người hãy là một chiến sĩ truyền thông với thế giới bên ngoài.

    Cám ơn các bạn. TBS

    China's current behaviour vis-à-vis its South China Sea neighbours is aggressive, arrogant and smacks of Han chauvinism and ethnocentrism. Far from being an expression of national pride, it is giving patriotism a bad name. Patriotic Hongkongers should recognise it for what it is: a dangerous ploy.

    Not only has Beijing bared expansionist teeth to Vietnam and the Philippines, it has now succeeded in shifting Indonesia from a position of trying to act as a moderator between China and the other South China Sea states to opponent. Twice in recent months, Indonesia has accused China of claiming part of its Natuna island archipelago. So much for a “peaceful rise” when you rile neighbours with populations of more than 400 million, who you assume to be weak.

    All China's sea claims are wrapped up in that nine-dash line which extends more than 1,000 nautical miles from the coasts of Guangdong and Hainan to close to Borneo, the island shared by Malaysia, Indonesia and Brunei, and includes almost all the sea between Vietnam and the Philippines. This claim encompasses more than 90 per cent of the sea, even though China (including Taiwan) has only about 20 per cent of the coastline.

    All this on the basis of claims to history that conveniently ignore the very existence of other peoples and their histories of seafaring and trading going back 2,000 years, and pre-dating China's ventures in the south sea and beyond. Indonesians got to Africa and colonised Madagascar more than 500 years before Zheng He. In turn, the peoples of Southeast Asia absorbed more from India and the Islamic world than China.

    In the case of the current issue with Vietnam, brought about by China's movement of a drillship into waters due east of Danang, China has a small case, in that it does now own the Paracel Islands, which are closer to the drill location than to Vietnam. But the islands themselves have long been in dispute between the two, a matter settled for now by China's unprovoked invasion of them in 1974.

    But as they have never had permanent settlement, they maKe a very weak case for enjoying a 200-nautical-mile exclusive economic zone compared with Vietnam. History also tells us that this coast was the heart of the Cham mercantile state, which for 1,000 years was the leading player in regional trade.

    There should surely anyway be a case for compromise between China and Vietnam. Malaysia and Thailand managed one over a gas-rich area between them in the Gulf of Thailand. Other regional states - Indonesia, Singapore, Malaysia - have put island ownership issues to the International Court of Justice and accepted the result. But China remains unwilling either to compromise or submit to arbitration. Meanwhile, joint development is impossible because China makes it conditional on acceptance of its sovereignty.

    In the case of shoals off the Philippines, China's case rests on a mix of invented history and the fact that it filed claims first, a poor basis given that it had no continuous presence there and the Philippines initially inherited a treaty between two Western colonial powers. These shoals and other features claimed by China are so obviously within the Philippine exclusive economic zone and in waters long sailed by the peoples of that country that there should be no argument.

    Scarborough Shoal is about 200Km from Luzon, 650km from China. The claim to Half Moon Shoal is even more outrageous. That is the reef where the Philippines arrested Chinese fishermen allegedly with a catch of giant turtles, a protected species. Knee-jerk protests have erupted from Beijing. The reef is 110km from Palawan, nearly 1,500km from China.

    The fact that the absurd claims go back to the Kuomintang era is neither here nor there. Nor is the fact that previous states may have occasionally paid tribute to Beijing. For these trading states, tribute was a tax, the cost of doing business with China, which did not imply Chinese sovereignty. And if China occasionally acted as an imperial power in the region, that is surely cause for concern, not a basis for overlordship of a predominantly Malay sea. Otherwise, Turkey could claim Egypt and the Russians all of central Asia.

    A revived China wants to flex its muscles and show who is boss in the region - just as it tried with Vietnam in 1979 - and remind the US of its own weakness. But there is also a basic reluctance to treat the non-Han neighbours as equals, people with their own history and cultures which, except for Vietnam, have never been subject to major Chinese influence.

    China's history of assuming superiority, most especially over those with darker skins, is long. Belief in eugenics and the need to protect and enhance Han genetic characteristics was strong in the Republican era and found echoes in the opinions and social policies of Singapore's Lee Kuan Yew. It has long been rejected in the West and was condemned under Mao Zedong. But it has been making a comeback on the mainland, where some academics find it hard to accept that modern man spread out of Africa and that China is thus not a separate and unique source of mankind.

    END.

    Hết
     
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...