Cá nược/Cá heo việt nam - Khám phá khoa học

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Một con mèo lười, 20 Tháng một 2020.

  1. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    124
    30. Cá Mập

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Loài cá mập "ngoài cỡ" này sẽ không cắn bạn đâu!

    Cá nhám phơi nắng là loài cá mập lớn thứ hai trên thế giới. Dù trông chúng có thể rất đồ sộ và hung tợn, nhưng đừng lo! Chúng chỉ ăn các loại nhuyễn thể tí hon thôi.
     
  2. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    124
    31. Cá nóc

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Chiếc tổ "ảo diệu" của loài cá nóc

    Chiếc tổ kì diệu này là do một tay loài cá nóc chấm bi sống ở biển Thái Bình Dương tạo nên. Những chi tiết đẹp mắt của tổ bao gồm những mảnh nhuyễn thể do cá nóc thu nhặt được, giúp chúng tồn tại trong môi trường khắc nghiệt.
     
  3. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    124
    32. Ngựa vằn @@

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Khi vệt vằn của ngựa không dùng để ngụy trang

    Những sọc đen trắng đặc trưng của loài ngựa vằn vốn không dùng để ngụy trang. Sự thật thú vị là chúng được dùng để.. đuổi muỗi tsetse và ruồi ngựa. Khi cơ thể đầy những sọc hai màu đan xen, các loài côn trùng này sẽ dễ hoa mắt và không định vị được cơ thể vật chủ để ký sinh.
     
  4. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    124
    33. Vua cá

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Chiều dài ấn tượng của Vua cá

    Loài quái vật biển này đã được phát hiện nhiều năm tại đảo Santa Catalina. Chiều dài của nó lên đến 5, 5m. Nhưng đây chưa nhằm nhò gì với kỷ lục loài cá có xương lớn nhất thế giới (11m).
     
  5. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    124
    34. Gấu Koala

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Vân tay của gấu Koala cực giống của con người

    Các nhà nghiên cứu tại Úc đã nhận ra rằng loài gấu Koala có cấu trúc vân tay y hệt loài người. Khi so sánh cả hai dấu vân tay trên kính hiển vi, họ phải rất khó khăn mới có thể phân biệt được đâu là của người, đâu là của Koala
     
  6. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    124
    35. Sự thật thú vị phần 1

    Bấm để xem
    Đóng lại
    +1

    [​IMG]

    +2

    [​IMG]

    +3

    [​IMG]

    +4

    [​IMG]

    +5

    [​IMG]
     
  7. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    124
    36. Những sự thật thú vị phần 2

    Bấm để xem
    Đóng lại
    +1

    [​IMG]

    +2

    [​IMG]

    +3

    [​IMG]

    +4

    [​IMG]

    +5

    [​IMG]
     
  8. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    124
    37. Những sự thật thú vị phần 3

    Bấm để xem
    Đóng lại
    +1

    [​IMG]



    +2

    [​IMG]



    +3



    [​IMG]



    +4

    [​IMG]



    +5

    [​IMG]



    +6

    [​IMG]
     
  9. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    124
    38. Cá Nược (Cá Heo Việt Nam)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cá nược (Orcaella brevirostris) là một loài động vật có vú thuộc họ Cá heo biển Delphinidae, sống ven bờ biển và cửa sông trong khu vực Đông Nam Á, được tìm thấy trên sông Irrawaddy tại Myanmar, sông Mahakam ở Indonesia, và sông Mê Kông tại Campuchia cũng như Việt Nam. Một số tài liệu gọi theo tên dịch từ tiếng Anh là cá heo Irrawaddy. Tuy nhiên, loài này có ở Việt Nam và được định danh tiếng Việt là cá nược hoặc cá nược Minh Hải.

    Phân loại

    Cá nược đã được Richard Owen xác định năm 1866 và là một trong hai loài của chi cá heo vây hếch (loài kia mới được công nhận năm 2005 là Cá heo vây hếch Úc). Nó có bề ngoài tương tự như cá voi trắng (Delphinapterus leucas). Nó đôi khi được liệt kê hoặc là trong họ chỉ chứa nó hoặc là trong họ Họ Kỳ lân biển (Monodontidae) hay phân họ Delphinapteridae.

    Hiện tại, đa số các nhà khoa học chấp nhận việc liệt kê nó trong họ Họ Cá heo mỏ (Delphinidae). Về mặt di truyền học, cá nược có quan hệ họ hàng gần với cá hổ kình (Orcinus orca, còn gọi là cá heo ki-le).

    Tên gọi khoa học brevirostris có nguồn gốc từ tiếng Latinh với ý nghĩa là "mỏ ngắn". Năm 2005, các phân tích bộ gen đã chỉ ra rằng Cá heo vây hếch Úc được tìm thấy ven bờ biển phía bắc Úc là loài thứ hai trong chi Orcaella.

    Miêu tả

    Loài này có cục mô lớn chứa nhiều chất béo ở trên trán, đầu tròn và tù. Mỏ của nó là không rõ ràng. Vây lưng ngắn, hình tam giác tù. Nó nằm ở khoảng cách khoảng 2/3 của sống lưng, tính từ mỏ xuống tới thùy đuôi. Các chân chèo dài và rộng bản. Nó có da sáng màu trên toàn bộ cơ thể- phần bụng trắng hơn so với phần lưng.

    Khi mới sinh ra, cá nược có chiều dài cơ thể khoảng 1 m (3, 3 ft) và cân nặng khoảng 10 kg. Khi trưởng thành nó đạt tới 2, 3 m (7, 5 ft) và nặng trên 130 kg. Tuổi thọ khoảng 30 năm.

    Cá nược bơi chậm. Nó chỉ nổi lên mặt nước và lộn nhào với sự nhấc thùy đuôi lên khỏi mặt nước khi lặn xuống sâu mà thôi. Cá nược phun nước từ miệng khi nó nhảy thẳng người lên mặt nước.

    Quần thể và phân bổ

    Trong tiếng Anh người ta gọi nó là cá heo [sông] Irrawaddy, nhưng nó không phải là cá heo sông thật sự mà là một loài cá heo biển sống ở ven bờ và đi vào trong các cửa sông, bao gồm các sông Hằng và Mê Kông cũng như sông Ayeyarwaddy (sông Irrawaddy) mà từ đó có tên gọi của nó. Khu vực sinh sống của chúng kéo dài từ vịnh Bengal tới Papua New Guinea và vùng biển phía bắc Úc.

    Đầu năm 2012, các nhà khoa học đã tìm thấy một quẩn thể gồm khoảng 20 con cá nược tại khu vực gần quần đảo Bà Lụa, thuộc Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang của Việt Nam.

    Khu vực bảo tồn cá nược trên sông Mê Kông

    Cá nược được đưa vào danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao từ năm 2004. Theo tính toán của chính phủ Campuchia, khoảng 155 tới 175 cá nược đang sống trong đoạn sông Mekong trên lãnh thổ Campuchia. Ngày 24 tháng 8 năm 2012 chính phủ Campuchia ra quyết định lập khu vực bảo tồn cá nược trên sông Mê Kông với chiều dài 180 km, nó trải dài từ tỉnh Kratie ở phía đông Campuchia tới biên giới với Lào. Người dân vẫn được phép câu cá trong khu bảo tồn, song chính phủ cấm sử dụng nhà nổi, lồng cá và lưới quét bởi chúng đe dọa mạng sống của cá nược.

    Quan hệ với con người

    Do cuộc sống ở vùng biển ven bờ nên cá nược dễ bị tổn thương trước các can thiệp từ phía con người hơn là các loài cá heo sông khác. Mối đe dọa trực tiếp đối với chúng là việc săn bắt để lấy mỡ. Là một loài được coi là nguy cấp, chúng được luật pháp bảo vệ trước tình trạng săn bắt, tuy nhiên, hiệu lực pháp lý có thể là không đảm bảo trên một đường bờ biển dài tới hàng chục ngàn ki-lô-mét. Việc mắc phải các lưới đánh cá cũng như các thương vong của cá nược do việc sử dụng chất nổ bừa bãi để đánh bắt cá là khá phổ biến ở Việt Nam và Thái Lan. Quần thể cá nược tại hồ Chilka (Ấn Độ) hiện nay ước tính chỉ còn khoảng 50 cá thể. Tại Myanma, cá nược còn tham gia trong việc đánh bắt cá với con người khi họ sử dụng các loại lưới quăng, bằng cách dẫn dắt cá về phía các ngư dân khi có tín hiệu âm thanh từ phía họ.

    IUCN liệt kê một số quần thể, bao gồm các quần thể ở sông Mahakam và Malampaya Sound là cực kỳ nguy cấp.

    Nguồn: Wikidepia

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...