Tổng hợp đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Sinh học có đáp án chi tiết - Phần 2

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lạc Hoa Lưu Thủy, 12 Tháng tư 2022.

  1. Lạc Hoa Lưu Thủy

    Bài viết:
    12
    Câu 1: Phân tử mARN có chiều dài 4488 ăngstron để cho 6 ribôxôm trượt không lặp lại. Tổng số axit amin đã được các phân tử tARN mang vào để giải mã là:

    A. 4362 axit amin

    B. 3426 axit amin

    C. 2346 axit amin

    D. 2634 axit amin

    Câu 2: Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên

    A. phân tử tARN

    B. mạch gốc của gen

    C. phân tử rARN

    D. phân tử mARN

    Câu 3: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở cấp độ:

    A. Phiên mã

    B. Sau phiên mã

    C. Trước phiên mã

    D. Dịch mã

    Câu 4: Có bao nhiêu trường hợp sau đây, gen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình? (Cho rằng đột biến không ảnh hưởng đến sức đống của cơ thể sinh vật)?

    (1). Đột biến lặn phát sinh trong nguyên phân

    (2). Đột biến phát sinh trong quá trình phân chia ti thể

    (3). Đột biến trội phát sinh trong quá trình hình thành giao tử

    (4). Đột biến trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của hợp tử

    (5). Đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X có ở giới dị giao tử

    A. 1

    B. 3

    C. 4

    D. 2

    Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là:

    A. ARN và protein

    B. ADN và protein histon

    C. ADN và tARN

    D. ADN và mARN

    Câu 6: Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:

    A. 2n - 1

    B. n + 1

    C. 2n + 1

    D. n – 1

    Câu 7: Bộ ba đổi mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là

    A. 3'XAU5'

    B. 3'AUG5'

    C. 5'AUG3'

    D. 5'XAU3'.

    Câu 8: Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo Menđen là do

    A. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

    B. Sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

    C. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

    D. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân

    Câu 9: Điều kiện cần để hai tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden là:

    A. Mỗi tính trạng do một gen quy định, các locut gеп quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và quá trình giảm phân xảy ra bình thường.

    B. Bố mẹ phải thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn.

    C. Số lượng con lai phải lớn.

    D. Các gen quy định tính trạng phải nằm trên NST thường

    Câu 10: Lúa mì hạt màu đỏ tự thụ phấn cho F1 phân tính gồm 149 đỏ + 10 trắng. Quy luật chi phối sự di truyền có thể là:

    A. Tương tác bổ sung.

    B. Tương tác cộng gộp

    C. Phân li Menđen

    D. Tương tác át chế.

    Câu 11: Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là

    A. 2.

    B. 8.

    C. 4.

    D. 6.

    Câu 12: Tính trạng có túm lông ở vành tai di truyền theo quy luật nào?

    A. Di truyền ngoài nhân

    B. Tương tác gen

    C. Theo dòng mẹ

    D. Liên kết với giới tính

    Câu 13: Thường biến là những biến đổi

    A. đồng loạt, không xác định, không di truyền.

    B. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền.

    C. đồng loạt, xác định, không di truyền.

    D. riêng lẻ, không xác định, di truyền

    Câu 14: Tính trạng nào ở người không chịu ảnh hưởng của môi trường ?

    A. Tính cách

    B. Màu da

    C. Nhóm máu

    D. Trí thông minh

    Câu 15: Khi nói về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen phát biểu nào sau đây là sai?

    A. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

    B. Kiểu hình của mỗi sinh vật do kiểu gen quy định và sẽ duy trì không đổi suốt đời cá thể.

    C. Nhiều yếu tố của môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen

    D. Một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.

    Câu 16: Thường biến là những biến đổi về

    A. Cấu trúc di truyền.

    B. Kiểu hình của cùng một kiểu gen.

    C. Bộ nhiễm sắc thể.

    D. Một số tính trạng.

    Câu 17: Các bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền theo quy luật nào?

    A. Di truyền ngoài nhân

    B. Tương tác gen

    C. Theo dòng mẹ

    D. Liên kết với giới tính

    Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về liên kết gen?

    A. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể đồng dạng liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong hợp chất của loài.

    B. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong hợp chất của loài.

    C. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội (n) của loài.

    D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết thường bằng số nhiễm sắc thể trong giao tử của loài.

    Câu 19: Ở một loài thực vật xét 2 cặp gen (A, a và B, b); trong kiểu gen có mặt cả 2 gen trội A và B quy định kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định kiểu hình hoa trắng. Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ tối đa trong loài là?

    A. 3

    B. 2

    C. 1

    D. 4

    Câu 20: Môi trường sống của sinh vật gồm có:

    A. Đất-nước-không khí

    B. Đất-nước-không khí-sinh vật

    C. Đất-nước-không khí-trên cạn

    D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật

    Câu 21: Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là

    A. Nước có nhiều khoáng hơn đất.

    B. Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước.

    C. Nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.

    D. Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.

    Câu 22: Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là

    A. Trên cạn

    B. Sinh vật

    C. Đất

    D. Nước

    Câu 23: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của

    A. quần thể qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường.

    B. quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định

    C. quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng quần xã diệt vong

    D. quần thể qua các giai đoạn, để đến cuối cùng có một quần thể không thay đổi qua thời gian.

    Câu 24: Nguyên nhân bên trong gây nên diễn thế sinh thái là:

    A. Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế.

    B. Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt.

    C. Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế.

    D. Sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.

    Câu 25: Khi loài ưu thế "tự đào huyệt chôn mình" thì loài nào sau đây chiếm vị trí của loài ưu thế?

    A. Loài đặc

    B. Loài thứ yếu

    C. Loài chủ chốt

    D. Loài đặc hữu

    Câu 26: Khi nói về diễn thế nguyên sinh nhận xét nào sau không đúng?

    A. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh các loài có tuổi thọ thấp, kích thước nhỏ thay thế dần các loài có tuổi thọ cao, kích thước lớn.

    B. Giới hạn của các nhân tố sinh thái ngày càng hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn.

    C. Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng.

    D. Số lượng loài trong quần xã ngày càng tăng, số cá thể của mỗi loài ngày càng giảm.

    Câu 27: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể gồm:

    A. Biến dị đột biến

    B. Di nhập gen.

    C. Biến dị tổ hợp.

    D. Cả A, B và C

    Câu 28: Theo quan điểm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa?

    A. Biến dị tổ hợp.

    B. Đột biến gen.

    C. Đột biến nhiễm sắc thể.

    D. Thường biến.

    Câu 29: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là

    A. biến dị tổ hợp.

    B. thường biến.

    C. đột biến gen tự nhiên.

    D. biến dị đột biến

    Câu 30: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có các nội dung:

    (1) Thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

    (2) Tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.

    (3) Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo hướng xác định. (4) Làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể.

    (5) Đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

    (6) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo nhiều hướng khác nhau. Số nội dung đúng là

    A. 3

    B. 4

    C. 1

    D. 2

    Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng về chọn lọc tự nhiên(CLTN) theo quan niệm hiện đại?

    A. CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động đối với cả quần thể

    B. CLTN thực chất là sự phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.

    C. CLTN chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.

    D. CLTN tác động gián tiếp lên kiểu hình từ đó làm biến đổi tần số alen của quần thể

    Câu 32: Cường độ ánh sáng tăng thì

    A. Ngừng quang hợp

    B. Quang hợp giảm

    C. Quang hợp tăng

    D. Quang hợp đạt mức cực đại

    Câu 33: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì?

    A. Cung cấp năng lượng chống chịu

    B. Tăng khả năng chống chịu

    C. Tạo ra các sản phẩm trung gian


    D. Miễn dịch cho cây

    Câu 34: Côn trùng hô hấp

    A. bằng mang

    B. qua bề mặt cơ thể

    C. bằng phổi

    D. bằng hệ thống ống khí

    Câu 35: cá, tôm, cua... hô hấp

    A. bằng mang

    B. qua bề mặt cơ thể

    C. bằng phổi

    D. bằng hệ thống ống khí

    Câu 36: Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống là?

    A. Quan hệ cạnh tranh.

    B. Quan hệ hỗ trợ.

    C. Quan hệ đối kháng.

    D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

    Câu 37: Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ

    A. hỗ trợ.

    B. cạnh tranh.

    C. cộng sinh.

    D. hợp tác

    Câu 38 Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người ?

    A. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh

    B. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên

    C. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến

    D. Tư vấn di truyền y học

    Câu 39: Bệnh phêninkêto niệu xảy ra do

    A. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin.

    B. Thừa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển tirôzin trong thức ăn thành phêninalanin.

    C. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển tirôzin trong thức ăn thành phêninalanin.

    D. Thừa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin.

    Câu 40: Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do

    A. đột biến cấu trúc trên NST thường.

    B. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin

    C. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin

    D. đột biến gen trên NST giới tính

    1 D - Số nuclêôtit của mARN là: rN = 4488 : 3,4 = 1320 Số chuỗi polipeptide tạo thành là 6 Số aa được mang vào để giải mã là (1320 : 3 – 1). 6 = 2634

    2 A - Bộ ba đối mã nằm trên phân tử tARN; bộ ba đối mã liên kết bổ sung với bộ ba mã hóa trên phân tử mARN.

    3 A - Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã.

    4 C - Các trường hợp đột biến biểu hiện ra kiểu hình là :(2),(3),(4),(5) Trường hợp (1) gen đột biến ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử

    5 B - Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là ADN và protein histon.

    6 A - Thể một nhiễm: 2n-1

    7 D - Axit amin mêtiônin được mã hóa bởi codon 5'AUG3'. Trên mARN là 5'AUG3' thì trên tARN, là anticôđon 3'UAX5'

    8 A - Theo Menđen cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản là sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Ở thời điểm đó, Menden chưa giải thích được học thuyết của mình bằng alen và NST.

    9 A- Điều kiện cần để hai tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden là:Mỗi tính trạng do một gen quy định, các locut gеп quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và quá trình giảm phân xảy ra bình thường.

    10B

    - P: hạt đỏ - tự thụ

    F1 : 15 đỏ : 1 trắng

    Do F1 có 16 tổ hợp lai

    → P cho 4 tổ hợp giao tử

    → P: AaBb

    → F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

    Do F1 : 15 đỏ : 1 trắng và P AaBb là đỏ

    → A-B- = A-bb = aaB- = đỏ và aabb = trắng

    Vậy qui luật chi phối ở đây là tương tác cộng gộp. có 4 alen lặn thì sẽ cho kiểu hình màu trắng

    11C - Số nhóm gen liên kết bằng số NST bộ đơn bội và bằng 4

    12D

    - Tật túm lông ở vành tai là do các gen lặn, nằm trên NST giới tính Y qui định

    → cơ chế di truyền là di truyền liên kết với giới tính

    13C - Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo một hướng xác định (phù hợp với ngoại cảnh tác động) đối với 1 nhóm cá thể cùng KG, cùng điều kiện sống. Thường biến không do những biến đổi của KG nên không di truyền.

    14C - Tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường là nhóm máu

    15B - Phát biểu sai là B vì kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc vào cả kiểu gen và điều kiện môi trường cơ thể đó sinh sống và có thể thay đổi trong đời sống cá thể.

    16B -

    17D - Các bệnh mù màu, máu khó đông là do các gen lặn, nằm trên NST giới tính X qui định → cơ chế di truyền là di truyền liên kết với giới tính

    18C - Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể đồng dạng liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong giao tử của loài (n).

    19D - Số kiểu gen của cây hoa đỏ là 4: AABB; AABb; AaBB; AaBb

    20 D

    21C - Nồng độ ôxi ở môi trường cạn là 21% cao hơn ở môi trường nước. Trường hợp bình thường, lượng oxy hòa tan bão hòa có trong nước ngọt chỉ tương đương với 1/20 hàm lượng khí oxy có trong không khí, trong nước mặn chiếm tỉ lệ càng ít

    22B - Vi khuẩn này sống cộng sinh trong cây họ Đậu, chúng có môi trường sống là sinh vật

    23B - Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định

    24C - Nguyên nhân bên trong gây diễn thế sinh thái là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế trong quần xã → biến đổi điều kiện của quần xã → tạo điều kiện làm biến đổi môi trường trong quần xã → diễn thế sinh thái

    25B - Khi loài ưu thế "tự đào huyệt chôn mình" thì loài thứ yếu sẽ thay thế loài ưu thế

    26A - Ý A sai vì: Trong quá trình diễn thế nguyên sinh các loài có tuổi thọ cao, kích thước lớn thay thế dần các loài có tuổi thọ thấp, kích thước nhỏ.

    27D

    28A - Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa theo quan điểm hiện đại là biến dị tổ hợp, còn nguyên liệu sơ cấp là đột biến gen.

    29D

    30D

    - Ý (2) sai vì: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình.

    - Ý (3) sai vì: CLTN là nhân tố thay đổi tần số alen , thành phần kiểu gen theo hướng xác định.

    - Ý (4) sai vì :CLTN không làm xuất hiện alen mới.

    - Ý (6) sai vì: khi môi trường thay đổi theo 1 hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo 1 hướng xác định.

    31A

    - A Đúng, CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động đối với cả quần thể

    - B sai, CLTN thực chất là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen

    - C sai vì CLTN chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chống lại alen trội

    - D- sai, theo quan niệm của tuyết tiến hóa hiện đại CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình từ đó gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể

    32 C

    33 C

    34 D

    35 A

    36 B - Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản... đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

    37 A - Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ hỗ trợ. Vì đây là hai cá thể cùng loài.

    38 B - Biện pháp không giúp bảo vệ vốn gen loài người là sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khỏe vị thành niên (chỉ bình ổn dân số)

    39 A - Bệnh Pheninkêto niệu: do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa phenin alanin thành tirozin (trên NST 12). Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin. Phenin alanin không được chuyển hóa nên ứ đọng trong máu, gây độc tế bào thần kinh

    40 B - Bệnh Pheninkêto niệu: do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa phenin alanin thành tirozin (trên NST 12). Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin. Phenin alanin không được chuyển hóa nên ứ đọng trong máu, gây độc tế bào thần kinh

     
    Dương2301Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...