Tản Văn Từ Vụ Việc Nam Sinh Tự Tử Đến Áp Lực Thi Cử - Khổ Qua Chan

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Khoquachan, 2 Tháng tư 2022.

  1. Khoquachan

    Bài viết:
    57
    Từ vụ việc nam sinh tự tử đến áp lực thi cử

    Thể loại: Tản văn

    Tác giả: Khổ qua chan

    Link thảo luận-góp ý: [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Của Khổ Qua Chan

    [​IMG]

    * * *

    Tự tử vì áp lực học hành không còn là vấn đề xa lạ với xã hội hiện nay nữa, đặc biệt ở những nước tiên tiến như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Vậy nguyên nhân những việc này từ đâu, từ bộ máy giáo dục cứng nhắc muốn đào tạo những con người toàn diện hay do chính bản thân học sinh không chịu được áp lực học hành.

    Đồng ý là áp lực là một phần giúp bản thân bản lĩnh hơn trong cuộc sống như kim cương vậy, nó phải trải qua nhiều áp lực mới thành viên kim cương đẹp đẽ. Từ những nguyên tử Carbon dưới áp lực vạn lần mới thành một viên kim cương đẹp đẽ. Nhưng cũng ít ai biết than chì cũng có cấu tạo từ carbon và ta có thể biến than chì thành kim cương và ngược lại nhưng có lẽ chưa ai dám làm điều ngược lại đó. Kim cương được tạo ra do áp lực cũng như áp lực thi cử vậy.

    Nhiều người nghĩ việc tạo ra nhiều áp lực thì sẽ biến một than chì yếu ớt thành một viên kim cương cứng rắn và lấp lánh. Nhưng có chắc biến than chì thành kim cương hay làm kim cương trở về thành than chì?

    Người ta đã ghi nhận nhiều vụ việc tự sát diễn ra ở học sinh do áp lực thi cử, điển hình là Nhật Bản hay Hàn Quốc. Vậy vấn đề ở đây là tạo ra nhiều cuộc thi có lợi hơn hay có hại cho học sinh sinh viên. Cái cách mà chúng ta đang làm có phải là để chọn lọc ra những "viên kim cương" hay càng ngày càng tạo ra "than chì". Áp lực tạo ra kim cương nhưng quá nhiều áp lực thì sẽ trở thành than chì. Việc phải lựa chọn áp lực như thế nào để tạo ra một viên kim cương là việc của chúng ta. Trường học là dạy cho học sinh cách để vào đời chứ không phải dạy bằng những bài kiểm tra, những cuộc thi cử vô nghĩa. Chúng ta không phải đào tạo ra những con mọt sách chỉ biết A, B, C, D mà tạo ra những con người có thể làm được việc cho xã hội. Việc một người có thành công hay không không phải do những bài kiểm tra làm nên con người mà đó là những thứ mà người đó cảm nhận chắt lọc ra mà thành. Không phủ nhận việc có thi cử thì học sinh mới có động lực học nhưng quá nhiều cuộc thi thì sao? Stress, áp lực tinh thần, khủng hoảng tâm lí. Cuộc đời của mỗi người không phải là một cuộc thi xem ai nhiều điểm hơn người đó thắng mà là ai đã sống tốt hơn, thoải mái hơn. Thi cử thực ra chỉ phản ánh một phần năng lực của học sinh chứ đâu thể phản ánh toàn diện. Cái giá trị cốt lõi của bài học, cái còn đọng lại sau mỗi tiết học mới là cái thứ cần bổ sung cho học sinh lúc này.

    Đào tạo thì phải đào tạo chuyên sâu chứ không phải tạo ra một người toàn diện. Trên đời này không ai toàn diện cả. Cả thầy cô và gia đình cũng vậy mà. Tại sao cứ phải bắt học sinh phải toàn diện trong khi chính bản thân thầy cô và ba mẹ còn chưa nắm bắt kịp kiến thức cứ nhân theo cấp số nhân mỗi ngày. Kiến thức thì bao la vô tận, chẳng nhẽ không kiểm tra được thì sẽ không làm được. Chỉ vì điểm kém trong một bài thi mà đánh giá rằng học sinh không thể giúp ích cho xã hội sau này.

    Lúc nào cũng đem cục than chì nhà mình so sánh với kim cương ngoài kia nhưng có chắc kim cương đó là kim cương thật hay chỉ là những kim cương nửa vời. Cuộc sống chỉ nhìn vào thành tích thì được gì. Thành tích có đổi được tiền ăn ba bữa không. Những bằng khen đó có giúp chúng ta kiếm sống hay không hay chỉ là mớ giấy lộn bán ve chai.

    Tất nhiên cũng không thể xem nhẹ được thành tích. Nếu bạn học ở một trường danh tiếng sẽ được đánh giá cao hơn trường tư nhưng thực chất kiến thức hai bên nhận được như nhau thôi. Chủ yếu là bạn phải chứng tỏ bản thân mình khi ra đời làm việc kìa với những kĩ năng bản thân tích lũy chứ không phải những con điểm trên trang giấy.

    Thời thế đã thay đổi rồi, có nhiều việc người ta đã không còn quá quan trọng bằng cấp nữa rồi. Tư duy mỗi ngày một tiến bộ sao ta cứ mãi suy nghĩ theo lối mòn.

    Vậy rốt cục chúng ta đi học để làm gì? Để thi lấy điểm cao hay để có kiến thức cốt lõi làm hành trang sau này? Thật là một câu hỏi đau đầu phải không!

    Lời cuối có lẽ tôi sẽ gửi cho em, người đã từ bỏ cuộc sống của mình vào ngày đầu tháng tư năm 2022

    16 tuổi, em còn quá trẻ để kiểm soát tâm lý của mình. Mà vào tuổi đó, những biến đổi về tâm lý khó mà kiểm soát được. Có nhiều nguyên nhân cho việc đó. Áp lực học hành, thi cử, giãn cách xã hội quá lâu cũng làm tâm lý bị đè nén.

    Covid này thật sự đáng sợ. Hơn hai năm khi nó xuất hiện, nó đã cướp mất sinh mạng của bao nhiêu người. Để lại hậu quả tâm lý vô cùng lớn. Tới bây giờ người ta chỉ cần nghe ho một tiếng thôi người ta cũng nghĩ là bị covid mà không quan tâm đến những bệnh khác.

    Con người ai cũng có những hố đen cảm xúc, những lúc bất lực với cuộc sống, những lúc muốn từ bỏ mọi thứ.

    Tôi có vẻ may mắn hơn em vì tôi có thể giữ được mình chứ không thì bây giờ tôi cũng không ngồi đây viết những dòng này.

    Từ nhỏ đến năm lớp 8, tôi nghĩ cuộc sống là một màu hồng đẹp đẽ cho đến khi tôi biết rạn nứt trong hôn nhân là gì. Năm lớp 8 đó, tâm hồn của tôi đã chết đi một lần rồi. Tôi đã từng nghĩ đến chuyện kết thúc cuộc sống của mình giống như em vậy nhưng tôi vẫn giữ mình ở giữa ranh giới đó cho đến bây giờ vẫn vậy. Khi khủng hoảng lúc mới ra trường, bản thân tôi lại chết thêm một lần nữa và không biết khi nào mới hồi sinh.

    Thực sự cuộc sống này rất khắc nghiệt, nó sẵn sàng nuốt trọn những kẻ không giữ vững bản thân vì sự sống và cái chết nó chỉ cách nhau một sợi chỉ. Nếu không kiểm soát được nó thì có lẻ đã có rất nhiều người như em rồi.

    Ở đây tôi không nói đến chuyện ai đúng ai sai cả. Em có suy nghĩ của riêng em khi quyết định chuyện đó. Ở xã hội này cũng vậy, tỉ lệ tự sát ở Nhật bản do áp lực học hành cũng tăng cao như vậy đó nên tôi không trách em.

    Có lẽ em đã nghĩ đúng khi lỗi ở bản thân em đã không thể tự kiểm soát cảm xúc của mình để cảm xúc thành một hố đen và nuốt trọn em trong đó.

    Giống như trong SAO vậy khi nghe tin chỉ cần vượt qua hết cấp độ thì có thể thoát ra nhưng không biết khi nào thoát ra khỏi trò chơi đã làm nhiều người bị đẩy vào những hố đen cảm xúc khác nhau và họ tự kết thúc cuộc đời của mình.

    Thôi thì gửi em ở thế giới bên kia, hy vọng em sẽ được hóa kiếp thành mây thành gió để không phải chịu thêm bất kì tổn thương nào nữa.

    Tôi ngày 2/4/2022 gửi đến em, chàng trai 16 tuổi đã từ bỏ cuộc sống của mình.

    Hết .​
     
    Mèo CacaoAlissa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 3 Tháng tư 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...