Nghị Luận Xã Hội Về Hiện Tượng Đời Sống Sự Quan Tâm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 19 Tháng hai 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đề bài: Bàn về một đức tính cần thiết của học sinh: Sự quan tâm.

    Bài làm

    Học sinh là những "chủ nhân tương lai" của đất nước. Nhưng để làm được điều đó học sinh không chỉ cần học tập, rèn luyện thể chất mà còn phải nâng cao phẩm chất. Nhất là khi trong xã hội hiện nay đất nước đang ngày càng phát triển nhưng đạo đức của con người nói chung và học sinh nói riêng đang dần đi xuống. Một trong những kĩ năng mà học sinh cần trau dồi thêm đó chính là sự quan tâm.

    Quan tâm là sự lắng nghe thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm giữa con người với nhau. Quan tâm biểu hiện qua những hành động cụ thể như động viên, chia sẻ với nhau lúc vui buồn, sẻ chia lúc khó khăn. Quan tâm thể hiện bản thân ta đang hướng sự chú ý, tình cảm, hành động đến mọi người hay mọi việc đang xảy ra xung quanh môi trường sống. Quan tâm không chỉ là trao nhau những giá trị vật chất mà cả tinh thần, tình cảm cao đẹp. Điều này thể hiện rõ qua sự việc năm nào đất nước ta cũng có hoạt động quyên góp, từ thiện, ủng hộ cho "miền Trung ruột thịt" luôn phải gánh những đợt thiên tai khủng khiếp. Sự quan tâm đó không chỉ là sự cho đi về mặt vật chất mà còn cho thấy tình cảm thiêng liêng của những người cùng một đất nước, dân tộc Việt Nam dành cho nhau.

    Giúp cho con người hiểu nhau hơn từ đó tạo nên mối quan hệ gần gũi, gắn bó, thân thiết hơn giữa con nguười với nhau. Quan tâm nhau từ những điều nhỏ nhặt, đơn giản nhất như trao nhau lời động viên, chia sẻ cũng giúp con người ta thêm phấn chấn hơn, có tinh thần vực dậy trong cuộc sống. Quan tâm, sẻ chia với nhau lúc buồn vui là rất cần thiết, lúc buồn được chia sẻ con người ta sẽ cảm thấy vơi bớt phần nào nỗi buồn, lúc vui được chia sẻ niềm vui sẽ được nhân lên. Biết quan tâm giúp đỡ nhau đúng lúc sẽ giúp con người vượt qua được những khó khăn, thử thách trong cuộc sống từ đó củng cố thêm lòng yêu cuộc sống của con người làm rạng rỡ truyền thống "thương người như thể thương thân" của dân tộc. Quan tâm cũng là sự lắng nghe, thấu hiểu từ đó thể hiện sự đồng cảm cho hoàn cảnh của mỗi người. Trong công việc, quan tâm giúp ta nắm được những thông tin, sở thích, tính cách khách hàng từ đó có những ý tưởng phù hợp. Biết quan tâm người khác bạn sẽ nhận được sự yêu quý, tin cậy từ họ vì bạn làm cho họ cảm thấy được yêu thương, trân trọng, chú ý tới. Học sinh trongh lớp biết quan tâm nhau tình cảm cả lớp thêm gắn bó, đoàn kết từ đó cùng giúp đỡ nhau nâng cao kết quả học tập.

    Nhưng thật đáng tiếc vì trong xã hội hiện nay học sinh lại chưa biết cách quan tâm mọi người xung quanh. Chúng ta không thích lắng nghe người khác nói mà thích tự nói để thể hiện bản thân hơn. Ngay trong một lớp học, các bạn ngồi cạnh nhau nhưng rất ít khi hỏi thăm, nói chuyện với nhau. Không chịu quan tâm họ chúng ta sẽ không biết vấn đề mà họ gặp phải để kịp thời động viên, an ủi, sẻ chia, giúp đỡ. Không chỉ không quan tâm đến bạn bè, nhiều học sinh còn không quan tâm đến gia đình mình, không quan tâm đến bố mẹ, anh chị em. Dần dần, tạo một khoảng cách ngay với chính những người thân thiết. Học sinh không quan tâm, xây dựng mối quan hệ cô trò tốt đẹp với giáo viên dẫn đến việc buổi học có phần gượng gạo, xa cách. Khi chính các học sinh có việc cần các thầy cô giáo giúp đỡ các bạn cũng khó mở lời vì cho rằng không quá thân với cô giáo. Trong lớp có những học sinh không được quan tâm cảm thấy buồn, tủi thân khi đi học. Bạn bè trong lớp không hiểu nhau khó xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thống nhất. Đối với những người thân thuộc như bố mẹ, bạn bè chúng ta còn chưa thể quan tâm vậy thì liệu chúng ta có thể quan tâm được đến những người bên ngoài xã hội. Thấy một người đang gặp khó khăn chúng ta cò giúp đỡ không hay mặc kệ bỏ đi.

    Nguyên nhân của những hành động vô tâm của học sinh bây giờ phải kể đến nhiều yếu tố. Đầu tiên, phải kể đến xã hội, xã hội phát triển nhiều thiết bị thông tin ra đời khiến cho đời sống của học sinh phong phú hơn. Các em đa số đều đắm chìm vào chiếc điện thoại di động mà không quan taam đến mọi việc xung quang. Những đoạn phim ảnh, âm nhạc học sinh nghe cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cảm xúc, suy nghĩ của các bạn. Tiếp theo, về phía nhà trương đa số vẫn chú trọng học các môn kiến thức ít chú ý đến kĩ năng của học sinh. Nhưng thật may mắn vì điều này đang dần được khắc phục nhiều trường học đã đưa thêm môn "kĩ năng sống" vào bài học để các em không chỉ học kiến thức mà còn phát triển toàn vẹn phẩm chất. Ngoài ra cũng do xã hội ngày càng rối ren nhiều khi chúng ta muốn giúp đỡ người khác nhưng lại sợ sẽ mang lại nguy hiểm cho chính mình. Nhiều khi, thấy một nhóm học sinh đang bắt nạt học sinh khác bạn đi qua thấy được nhưng lại không dám giúp đỡ vì sợ bạn kia sẽ đánh cả mình. Cũng phải kể đến cả suy nghĩ của con người khi luôn có tư tưởng "di truyền" nghĩ rằng việc này mình không làm thì sẽ có người khác làm.

    Để giúp học sinh trở thành người biết quan tâm điều quan trọng và tiên quyết là thay đổi tư tưởng của các em. Nhà trường cần tích cực đưqa thêm các bộ môn kĩ năng sống để giáo dục phẩm chất cho các em, giúp học sinh trở thành những con người tài đức vẹn toàn. Học sinh cũng cần tích cực tiếp thu các bài học có như vậy công cuộc dạy học mới trở nên suôn sẻ. Học sinh hãy học cách quan tâm từ những người thân máu mủ như ông bà, cha me, anh chị em trong nhà rồi đến bạn bè ùng lớp và rộng hơn là những người trong xã hội. Dù vậy sự quan tâm cần phải có chọn lọc, đúng cách bởi xã hội rối ren chúng ta cũng không biết chắc những điều mình làm cớ thực sự đúng không. Giờ đây có rất nhiều tổ chức lợi dụng những đứa trẻ lang thang, ăn xin tội nghiệp để tục lợi cá nhân. Chúng ta vì thấy chúng tội nghiệp nên cho chúng ít tiền nhưng lại không biết mình đang gián tiếp tiếp tay cho kẻ xấu. Quan tâm không chỉ là quan tâm đến những người xung quanh mà phải quan tâm đến cả cuộc sống của chính mình. Do nhịp sống hối hả của toàn xã hội công việc học tập bận rộn của mỗi học sinh gây ra những căng thẳng, áp lực cho chính họ. Mỗi học sịnh cần dành thời gian quan tâm đến chính bản thân mình xem mình cảm thấy thế nào, bản thân thật sự muốn gì và đang cố gắng vì điều gì? Tuổi học sinh vốn là độ tuổi đang phát triển mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tinh thần phải quan tâm thấu hiểu được chính bản thân mình thì mới có thể phát triển toàn diện. Nếu ngay cả bản thân mình còn chưa quan tâm, được thì còn quan tâm được ai nữa chứ.

    Tôi từng nghe một câu nói thế này "nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có trái tim con người". Điều này thật đúng vì sống trong xã hội vô tâm thì thật đáng sợ đến nhường nào. Liệu ai còn nhớ câu chuyện nam sinh người Việt bị một người nước ngoài hành hung dã man tại Nhật? Trong khi nạn nhân cố gắng van xin thì phần lớn những người chứng kiến chỉ đứng nhìn qyay phim, có những lời bình phẩm tục tĩu thậm chí hô hào cổ vũ. Có lẽ, chính sự vô tâm đó đã gián tiếp gây ra cái chết cho nam sinh kia. Sau đó có thể do một số người đã cảm thấy áy náy nên đã lên mạng xã hội viết vài lời chia buồn cho xong chuyện. Đây chỉ là một trong số nhiều câu chuyện đã xảy ra với sự vô tâm của con người. Chúng ta cho đi điều gì thì sẽ nhận lại điều đó nếu chúng ta cho đi những điều tốt đẹp thì sẽ nhận lại điều tốt đẹp. Nhưng nếu đã cho đi những điều không tốt đẹp thì sớm muộn gì cũng sẽ nhận lại chính những điều đó. Vậy tại sao chúng ta không xây dựng một xã hội đầy tình yêu thương mà sự quan tâm chính là cách để sưởi ấm trái tim mỗi người.

    Ngay từ khi còn là những học sinh chúng ta cần bồi dưỡng sự quan tâm đến mọi thứ. Bởi sự quan tâm trong cuộc sống là vô cùng quan trọng:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    HungNS, ThuyTrang, Hanho25251 người nữa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 9 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...