Cảm nhận của em về bài bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ - Văn 11

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi toicuatuoitre, 9 Tháng một 2022.

  1. toicuatuoitre

    Bài viết:
    65
    Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778 mất năm 1858 người làng Uy Viễn Huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh xuất thân trong một gia đình nề nếp Gia Phong mặc dù có tài nhưng ông theo đuổi nghiệp học khoa cử đến năm 42 tuổi mới đỗ đạt sau đó ông làm cho quan nhà Nguyễn Nhưng tính tình phóng khoáng thích tự do nên cuộc đời quan trường khá lận đận. Nguyễn Công Trứ là nhà nho yêu nước thương dân. Ông để lại khoảng 50 bài thơ, 60 bài ca trù và một bài phú nổi tiếng "hàn nho Phong vị phú" các sáng tác của ông chủ yếu viết bằng chữ Nôm.

    Bài ca Ngất Ngưởng thuộc thể hát nói nói, nói được sáng tác sau năm 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do. Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ Trứ ở giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm Đắng Cay của cuộc sống quan trường. Bài thơ là sự ý thức rất rõ Tài Năng và nhân cách sống của một nhà nho có tài có nhân cách.

    Ngất Ngưởng là một từ láy tượng hình vốn được dùng chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh bất ổn. Ở bài thơ này từ Ngất Ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự khác thường, coi thường dư luận. Ngoài nhan đề Từ Ngất Ngưởng được nhắc đi nhắc lại bốn lần ở bài thơ cụ thể là cuối các khổ thơ trở thành một biểu tượng cho một phong cách sống Phong cách sống thái độ sống thế tục một lối chơi ngông thách thức xung quanh trên cơ sở nhận thức rõ ràng Tài Năng và nhân cách cá nhân.

    Sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường, người ta đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa khiến cả chủ và tớ đều Ngất Ngưởng. Đi thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo "một đôi di". Rõ ràng trong bộ dạng từ bi Ông vẫn vương đầy nợ nần vẫn đeo bóng đằng sau mấy bóng Giai Nhân. Cốt cách của một khách tài tử, văn nhân chính là ở đó. Đó là lối sống và cách của một con người thích làm những chuyện ngược đời thể hiện thái độ sống và khát vọng tự do tự tại không bận tâm đến những lời lời khen chê những chuyện được mất Đó là một quan điểm sống triết lý sống phóng khoáng tự do thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường coi sự được mất là lẽ thường, ông đã ra khỏi phòng danh lợi để sống thảnh thơi tự do tự tại để hưởng mọi lạc thú cầm kỳ thi họa tử giai nhân giữa cuộc đời Trần Thế một cách thỏa thích.

    Nhà thơ đã vận dụng nghệ thuật tương phản, đặt những cái đối lập nhau để thể hiện thái độ Ngất Ngưởng của mình. Nhân vật trữ tình xuất hiện trong tác phẩm là một con người có cá tính ngông, Một con người đầy tự tin yêu thích cuộc sống tự do tự tại, coi thường danh lợi. Con người đấy tin vào tài năng, trí tuệ và tin tưởng và quan niệm sống của mình nên đã đã đã rất bản lĩnh vượt lên khỏi thói thường của cuộc đời để sống và làm điều mình thích. Nhưng Ngất Ngưởng đến đâu Ông vẫn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với cuộc đời. Vì thế sau những phút giây cao hứng, thả mình trong phóng túng cùng trời đất tự do tự tại, coi thường danh lợi. Ông vẫn không quên tự nhắc: "Nghĩa vua Tôi trọn vẹn đạo Sơ Trung" tư tưởng ấy không hề mâu thuẫn với cái Ngất Ngưởng của ông. Trên thực tế, Nguyễn Công Trứ là một lòng trung thành với triều đình, là một nhà nho có trách nhiệm với đất nước. Dù ham cuộc sống tự do phóng túng nhưng ông vẫn nhiệt tình thực hiện trách nhiệm quân thần.

    Cá tính sáng tạo của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở chỗ nhà thơ sử dụng khá nhiều khẩu ngữ trong bài thơ điều này tạo nên tính chất sống động gần gũi hóm hỉnh cho thể hát nói. Nói các từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ: Ông, tay, vào lồng, một đôi di, nực cười, phường, kìa núi lọ phau phau mây trắng.. cũng khắc họa rõ nét tâm hồn khoáng đạt và tự tin của tác giả.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...