Phú Quang, Người Nhạc Sĩ Tài Hoa Của Những Bản Tình Ca Không Bao Giờ Tắt -ts. Vũ Thị Minh Huyền

Thảo luận trong 'Showbiz' bắt đầu bởi Vũ Thị Minh Huyền, 8 Tháng mười hai 2021.

  1. Vũ Thị Minh Huyền

    Bài viết:
    12
    PHÚ QUANG, NGƯỜI NHẠC SĨ TÀI HOA CỦA NHỮNG BẢN TÌNH CA KHÔNG BAO GIỜ TẮT

    Tác giả: TS. Vũ Thị Minh Huyền

    Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

    Sáng ngày 08/12/2021, vào lúc 8h45, nhạc sĩ Phú Quang đã qua đời ở tuổi 72 sau gần hai năm nằm viện vì biến chứng bệnh tiểu đường.

    Nhạc sĩ Phú Quang là nhạc sĩ của những bản tình ca lãng mạn, ông đã dành trọn cả cuộc đời cho âm nhạc. Ông sở hữu kho tàng hơn 600 bài hát, đa số sáng tác viết về Hà Nội. Ông đã đưa vào chất tình, chất thơ của Hà Nội theo góc nhìn của mình, những ca khúc ấy không chỉ có sức sống nhất thời mà nó tồn tại mãi theo thời gian, khi lắng nghe giai điệu đẹp ấy, những ca khúc này vẫn không làm khán giả cảm thấy nó đã xưa cũ.

    Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều bản tình ca, ca khúc trữ tình viết về Hà Nội như: Em ơi Hà Nội phố, Đâu phải bởi mùa thu, Mơ về nơi xa lắm, Nỗi nhớ mùa đông, Im lặng đêm Hà Nội, Chiều phủ Tây Hồ, Biển nỗi nhớ và Em, Hà Nội ngày trở về, Lãng đãng chiều đông Hà Nội.. cùng với loạt giải thưởng danh giá.

    Nghe những ca khúc về Hà Nội của ông luôn khiến người yêu nhạc nhận ra những điều rất đặc trưng của Hà Nội, những mùi hương không thể tìm ở một nơi nào khác và luôn khiến khán giả cảm thấy bồi hồi. Hà Nội như một người tri kỷ rất nên thơ và thanh lịch trong âm nhạc của Phú Quang.

    Lúc sinh thời, ông nói mình chỉ sáng tác khi trái tim thực sự rung động. Ông đòi hỏi cao với các nghệ sĩ thể hiện tác phẩm của mình, không chấp nhận hát sai lời hoặc tự ý đổi lời. Những giọng ca gắn bó với ông bao gồm Ngọc Anh 3A, Thanh Lam, Đức Tuấn, Tấn Minh, Minh Chuyên.. Đây cũng là những gương mặt thường xuyên xuất hiện trong những đêm nhạc do ông tổ chức vào hai mùa xuân và mùa thu hàng năm.

    Phú Quang là một trong 37 tác giả được Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước đưa vào danh sách xét tặng giải thưởng Nhà nước (giải thưởng Hồ Chí Minh) với chùm ca khúc về Hà Nội bao gồm: Em ơi Hà Nội phố, Hà Nội ngày trở về, Chiều phủ Tây Hồ, Điều giản dị, khí nhạc: Solo Fute et orchestre (Tình yêu của biển ).

    Chẳng phải vô tình mà Phú Quang được mệnh danh là nhạc sĩ của Hà Nội, bởi những dấu ấn và phong vị Hà Thành in dấu đậm nét trong rất nhiều các sáng tác của ông. Đó là những góc nhỏ con đường, là thoáng heo may bất chợt, là mặt hồ sương trắng mùa đông, là cơn mưa rào đầu hạ.. Trong những sáng tác của Phú Quang, Hà Nội khiến ông khắc khoải với những ca từ không bao giờ cũ. Tất cả, tất cả đều mang hơi thở của một Hà Nội trong tâm tưởng, của một thời xa xôi.. Màu sắc âm nhạc trữ tình, tự sự và đoạn điệp khúc bùng nổ cảm xúc là một trong những đặc trưng Phú Quang.

    Nhắc đến Phú Quang, người ta còn dễ dàng hình dung ra một người nhạc sĩ luôn cặm cụi kiếm tìm thanh âm bên những phím dương cầm. Cây đàn piano đã trở thành một người bạn tri kỷ của ông trong suốt sự nghiệp âm nhạc của mình. Những sáng tác của ông cũng luôn ẩn hiện đâu đó thanh âm và cả hình ảnh của "người bạn tri kỷ" ấy: "Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ", "chờ em đường dương cầm khuya"..

    Chinh phục khán giả bằng tài năng và tâm huyết với nghề, sự ra đi của người nhạc sĩ tài hoa là sự mất mát lớn đối với âm nhạc Việt Nam và để lại niềm tiếc nuối trong lòng nhiều nghệ sĩ cũng như người yêu nhạc Phú Quang. Các ca khúc của Phú Quang sẽ còn cháy mãi trong trái tim người yêu nhạc bởi ông đã đi trọn sứ mệnh nghệ thuật của mình.
     
  2. Vũ Thị Minh Huyền

    Bài viết:
    12
    PHÚ QUANG, NGƯỜI NHẠC SĨ TÀI HOA CỦA NHỮNG BẢN TÌNH CA KHÔNG BAO GIỜ TẮT

    Tác giả: TS. Vũ Thị Minh Huyền

    Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

    Sáng ngày 08/12/2021, vào lúc 8h45, nhạc sĩ Phú Quang đã qua đời ở tuổi 72 sau gần hai năm nằm viện vì biến chứng bệnh tiểu đường.

    Nhạc sĩ Phú Quang là nhạc sĩ của những bản tình ca lãng mạn, ông đã dành trọn cả cuộc đời cho âm nhạc. Ông sở hữu kho tàng hơn 600 bài hát, đa số sáng tác viết về Hà Nội. Ông đã đưa vào chất tình, chất thơ của Hà Nội theo góc nhìn của mình, những ca khúc ấy không chỉ có sức sống nhất thời mà nó tồn tại mãi theo thời gian, khi lắng nghe giai điệu đẹp ấy, những ca khúc này vẫn không làm khán giả cảm thấy nó đã xưa cũ.

    Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều bản tình ca, ca khúc trữ tình viết về Hà Nội như: Em ơi Hà Nội phố, Đâu phải bởi mùa thu, Mơ về nơi xa lắm, Nỗi nhớ mùa đông, Im lặng đêm Hà Nội, Chiều phủ Tây Hồ, Biển nỗi nhớ và Em, Hà Nội ngày trở về, Lãng đãng chiều đông Hà Nội.. cùng với loạt giải thưởng danh giá.

    [​IMG]

    Nghe những ca khúc về Hà Nội của ông luôn khiến người yêu nhạc nhận ra những điều rất đặc trưng của Hà Nội, những mùi hương không thể tìm ở một nơi nào khác và luôn khiến khán giả cảm thấy bồi hồi. Hà Nội như một người tri kỷ rất nên thơ và thanh lịch trong âm nhạc của Phú Quang.

    Lúc sinh thời, ông nói mình chỉ sáng tác khi trái tim thực sự rung động. Ông đòi hỏi cao với các nghệ sĩ thể hiện tác phẩm của mình, không chấp nhận hát sai lời hoặc tự ý đổi lời. Những giọng ca gắn bó với ông bao gồm Ngọc Anh 3A, Thanh Lam, Đức Tuấn, Tấn Minh, Minh Chuyên.. Đây cũng là những gương mặt thường xuyên xuất hiện trong những đêm nhạc do ông tổ chức vào hai mùa xuân và mùa thu hàng năm.

    [​IMG]

    Phú Quang là một trong 37 tác giả được Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước đưa vào danh sách xét tặng giải thưởng Nhà nước (giải thưởng Hồ Chí Minh) với chùm ca khúc về Hà Nội bao gồm: Em ơi Hà Nội phố, Hà Nội ngày trở về, Chiều phủ Tây Hồ, Điều giản dị, khí nhạc: Solo Fute et orchestre (Tình yêu của biển ).

    Chẳng phải vô tình mà Phú Quang được mệnh danh là nhạc sĩ của Hà Nội, bởi những dấu ấn và phong vị Hà Thành in dấu đậm nét trong rất nhiều các sáng tác của ông. Đó là những góc nhỏ con đường, là thoáng heo may bất chợt, là mặt hồ sương trắng mùa đông, là cơn mưa rào đầu hạ.. Trong những sáng tác của Phú Quang, Hà Nội khiến ông khắc khoải với những ca từ không bao giờ cũ. Tất cả, tất cả đều mang hơi thở của một Hà Nội trong tâm tưởng, của một thời xa xôi.. Màu sắc âm nhạc trữ tình, tự sự và đoạn điệp khúc bùng nổ cảm xúc là một trong những đặc trưng Phú Quang.

    Nhắc đến Phú Quang, người ta còn dễ dàng hình dung ra một người nhạc sĩ luôn cặm cụi kiếm tìm thanh âm bên những phím dương cầm. Cây đàn piano đã trở thành một người bạn tri kỷ của ông trong suốt sự nghiệp âm nhạc của mình. Những sáng tác của ông cũng luôn ẩn hiện đâu đó thanh âm và cả hình ảnh của "người bạn tri kỷ" ấy: "Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ", "chờ em đường dương cầm khuya"..

    [​IMG]

    Chinh phục khán giả bằng tài năng và tâm huyết với nghề, sự ra đi của người nhạc sĩ tài hoa là sự mất mát lớn đối với âm nhạc Việt Nam và để lại niềm tiếc nuối trong lòng nhiều nghệ sĩ cũng như người yêu nhạc Phú Quang. Các ca khúc của Phú Quang sẽ còn cháy mãi trong trái tim người yêu nhạc bởi ông đã đi trọn sứ mệnh nghệ thuật của mình.
    [/QUOTE]
     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...