Chia sẻ Nhạc sỹ phú quang: Em mang trên ngực biển đầy

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi trinhvietbao2710, 18 Tháng tư 2020.

  1. trinhvietbao2710

    Bài viết:
    1
    Nói về Nhạc sỹ Phú Quang, bạn và tôi, hẳn đều biết lượng Fan hâm mộ ông rất lớn. Tôi thấy có nhiều đêm nhạc, vé bán siêu đắt nhưng chả bao giờ ế hàng, ghế trong Nhà hát lớn luôn lấp kín, người yêu nhạc ăn mặc sành điệu dự xem, điều mà người bán hàng như tôi luôn thèm khát. Phú Quang với "Dạ khúc", "Lãng đãng chiều đông Hà Nội".. cùng với các ca khúc khác, đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ, đặc biệt thế hệ chúng tôi, những chàng trai cô gái 7x. Giờ tôi và bạn quay về một ca khúc viết năm 1997. Ca khúc mở đầu thế này:

    "Đường phố trong anh mùa đông

    Sao áo em mùa hạ

    Áo màu xanh cuộn sóng

    Em mang trên ngực biển đầy"

    Giai điệu mở đầu như thế, có mùa đông và mùa hạ. Anh thì mùa đông, em lại mùa hạ hai đối cực, đối lập và tương phản nhau. Tôi nhớ đến cái lạnh giá và rét mướt của mùa đông, chỉ có gió rít buốt da, và nỗi buồn nẫu ruột. Mùa đông đôi khi tạo ra vết nứt trên mảnh ruộng, nó gợi sự suy nghĩ về sự cằn cỗi của tự nhiên, giống với sự già nua trong tâm hồn con người. Người đàn ông trong ca khúc của Phú Quang hẳn đã đi qua thăng trầm, nên anh tự nhận mình không còn tươi trẻ nữa.

    "Sao áo em mùa hạ"

    Phú Quang đặt ra câu hỏi "sao..". Thực ra tôi thấy ông sai sai gì đó! Nếu "em" ở đây là em già, thì câu hỏi của nhạc sỹ hoàn toàn đúng, ngược lại là em trẻ thì nghiễm nhiên ông đã sai lầm. Theo tôi thì cái "em" trong nhạc Phú Quang là em trẻ, nên mùa hạ trong em nó cứ sục sôi, cuốn hút và đầy ma mị. Bây giờ chị em ai chả thích áo mùa hạ, càng phơi phới, phúng phiếng, phơi bày.. thì càng có sức hút với người khác phái.

    "Áo màu xanh cuộn sóng

    Em mang trên ngực biển đầy"

    Nếu nói sóng thì phải đổ lỗi cho gió, vì không có gió làm sao có sóng phải không bạn? Ta bị chỉ định là "áo màu xanh", à thì ra sức sống ẩn mình trong cái xanh tươi ấy mà cuồn cuộn lên làm ta nhớ tới biển. Thời Phú Quang, nhạc sỹ nhìn nhận là "biển đầy", đầy tức là gì, là sắp tràn tôi thô thiển nghĩ như thế, nhưng thực ra đầy mang hàm nghĩa khác, đầy tức là căng, căng thẳng, sắp bung, chuẩn bị nứt..

    Thời Phú Quang, khoảnh khắc và không gian của ông như vậy, chứ thế hệ chúng tôi "biển đầy" hoàn toàn chưa đủ. Văn hóa phương Tây tràn vào, biển bây giờ mà đầy đặn, múp míp thì ở tầm thấp thôi. Biển giờ phải "sâu thăm thẳm" và "hut hút gió" mới là tiêu điểm để thu nhận ánh nhìn. Bạn đang cười vì tôi nói về biển. Nhưng xin khẳng khái mà nói với bạn thử một lần vào dạo các nhóm facebook mà xem, tôi nói sai, bạn cai sữa luôn cho tôi nhờ.

    "Ngày nào biển làm ta say

    Biển những ngày hè đẹp lắm"

    Từ cái "biển đầy" thu hút ánh nhìn, Phú Quang thừa nhận ông đã "say". Say thì nó vô cùng lắm, say rượu, say bia, say xyz.. cuối cùng kết thúc vẫn tỉnh. Thế với tôi là một may mắn lớn, vì ít gì cũng sẽ không sao. Nhưng thời đại giờ nó ác liệt hơn, tôi cam kết với bạn là không còn say được nữa, khi bạn chứng kiến "biển đầy" với tần suất lớn, thường xuyên, thường trực. Bạn sẽ "nghiện"!

    Nào thấy chưa, "nghiện" thì chỉ có nước đi cai thôi chứ không tỉnh lại như 'say' nhé. Tôi đồ rằng dù bạn có là người bản lĩnh, hòa hoa phong nhã mấy khi chứng kiến "biển đầy" sẽ không sao dứt ra được, chẳng thể lừng lững, lạnh lùng mà khước từ nổi đâu. Nó làm tôi nhớ tới cảnh chia ly trong thơ..

    "Người ra đi đầu không ngoảnh lại

    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"

    Ngày xưa khi bình luận về hai câu thơ này trong bài làm văn tôi mạnh dạn nói "bất lịch sự" trong cách hành xử. Cuối buổi học cô giáo gọi riêng tôi ra, xòe bài văn và phê bình tôi nghiêm khắc, tôi lí nhí xin lỗi cô để không bị phạt, nhưng trong lòng ấm ức lắm, vì mình viết theo cảm nhận cá nhân đâu có sai gì. Nhưng giờ tôi hối hận rồi vì tôi biết nếu không dứt khoát cái "biển đầy" ở đằng sau lưng được thì không làm sao lớn nổi.

    Mùa hạ thì vẫn mãi xanh, rực rỡ và đỏ lửa. Nhưng tôi giống ông Phú Quang, chỉ tại lòng mình là mùa đông, thầm mong ước:

    "Hãy để mùa hạ yên nghỉ"
     
    Hạ Quỳnh Lam thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...